tiểu luận môn lập trình mạng nâng cao viết chương trình cho hệ đa server với csdl gắn bó cho phép đăng ký tua du lịch từ xa với phương án lý tưởng

20 674 1
tiểu luận môn lập trình mạng nâng cao viết chương trình cho hệ đa server với csdl gắn bó cho phép đăng ký tua du lịch từ xa với phương án lý tưởng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MÔN: LẬP TRÌNH MẠNG NÂNG CAO ĐĂNG KÝ TUA DU LỊCH ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN LẬP TRÌNH MẠNG NÂNG CAO ĐỀ TÀI: 1.>Tên đề tài: Hãy viết chương trình cho hệ đa Server với CSDL gắn bó cho phép đăng ký tua du lịch từ xa với phương án lý tưởng. 2.>Xây dựng hệ thống 3 server và CSDL 3.>Xây dựng chương trình Client thực hiện đăng ký trong điều kiện đảm bảo gắn bó thông tin 4.>Chống “trùng” và chống “ảo” SINH VIÊN : NGUYỄN TÙNG SINH LỚP : KHMT K16 GVHD : PGS.TS LÊ VĂN SƠN ĐÀ NẴNG, 5/2012 Lời mở đầu Nguyễn Tùng Sinh Trang 1 MÔN: LẬP TRÌNH MẠNG NÂNG CAO ĐĂNG KÝ TUA DU LỊCH Ngày nay, công nghệ mạng máy tính và Internet đã phát triển mạnh, không những cho chúng ta khai thác: Nguồn tài nguyên là những kho tư liệu về các lĩnh vực, Mà còn có thể triển khai các hệ thống thông tin giải quyết những công việc đặt ra trong hoạt động thường ngày. Đối với các hệ thông tin lớn, cơ sở dữ liệu không chỉ được lưu trữ và quản lý bởi các server độc lập mà thường được phân tán trên nhiều server và phân bổ ở các vị trí địa lý khác nhau. Hệ thống cho phép xử lý đa truy cập đồng thời cho phép đăng ký từ xa. Một trong những lợi ích của việc phân tán dữ liệu như vậy là nhằm chia yêu cầu xử lý dữ liệu cho nhiều máy nhằm tăng năng lực xử lý thông tin của hệ thống. Môn học Lập Trình Mạng dưới sự giảng dạy của thầy giáo PGS.TS. Lê Văn Sơn, Lớp Cao Học KHMT K16 đã hiểu thêm tầm quan trọng của vấn đề của môn học. Vì vậy Tôi đã chọn tiểu luận: 1. Xây dựng hệ thống 3 server và CSDL 2. Xây dựng chương trình Client thực hiện đăng ký trong điều kiện đảm bảo gắn bó thông tin 3. Chống “trùng” và chống “ảo” Tiểu luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong thầy và các bạn học viên trong lớp cao học KHMT khóa 16 tận tình chỉ bảo và đóng góp ý kiến. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn những kiến thức quý giá mà thầy PGS. TS. Lê Văn Sơn đã tận tình dạy bảo và hướng dẫn tiểu luận này. Học viên thực hiện báo cáo: Nguyễn Tùng Sinh Nguyễn Tùng Sinh Trang 2 MÔN: LẬP TRÌNH MẠNG NÂNG CAO ĐĂNG KÝ TUA DU LỊCH CHƯƠNG I: CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO ỨNG DỤNG I. Yêu cầu của chương trình : Một công ty du lịch có 3 trung tâm lớn đặt tại: Hà Nội, T.p Hồ Chí Minh, và Đà Nẵng, phục vụ cho việc tiếp nhận đăng ký và tổ chức các tua du lịch. Công ty quyết định xây dựng một hệ thống ứng dụng cho phép đăng ký tua du lịch từ xa với 3 Server đặt tại trung tâm trên, các Server đều tổ chức một cơ sở dữ liệu riêng. Tuy nhiên cấu trúc dữ liệu và dịch vụ của các server thì giống nhau. Với cơ sở hạ tầng về mạng và thiết bị hệ thống hoạt động lý tưởng. Yêu cầu đặt ra là cần xây dựng hệ 3 server với Cơ sở dữ liệu “gắn bó”. Trước tiên, ta giả sử rằng hệ thống viễn thông với đường truyền mà thông qua đó các thông điệp được gửi và nhận có độ ổn định ở mức chấp nhận được và khả năng hoạt động của các bộ vi xử lý với độ tin cậy cao. Các đối tượng khác nhau của hệ được liên hệ với nhau bởi tập hợp các quan hệ gọi là các ràng buộc toàn vẹn. Trạng thái của hệ thỏa mãn một tập các ràng buộc toàn vẹn gọi là trạng thái gắn bó. Để xây dựng được một hệ đảm bảo tính gắn bó thông tin, ta tìm hiểu kỹ hơn về giao dịch I.1 Khái niệm giao dịch: Giao dịch là một đơn vị tính toán nhất quán và đáng tin cậy. Vì thế về mặt trực quan, một giao dịch nhận một CSDL, thực hiện một hành động trên CSDL và sinh ra một bản CSDL mới, gây ra một dịch chuyển trạng thái. Điều này tương tự như điều mà câu vấn tin thực hiện, ngoại trừ trường hợp nếu CSDL nhất quán trước khi thực hiện giao dịch thì cũng sẽ nhất quán vào lúc kết thúc, cho dù : (1) giao dịch có thể thực hiện đồng thời với những giao dịch khác. (2) có xảy ra sự cố trong lúc thực hiện giao dịch. I.2 Các tính chất của giao dịch: Các khía cạnh nhất quán và khả tín của giao dich là do 4 tính chất: tính nguyên tử (atomicity), tính nhất quán (consistency), tính biệt lập (isolation) và tính bền vững; và thường được gọi chung là tính chất ACID của giao dịch. 1.1 Tính nguyên tử: Nguyễn Tùng Sinh Trang 3 MÔN: LẬP TRÌNH MẠNG NÂNG CAO ĐĂNG KÝ TUA DU LỊCH Tính nguyên tử liên quan đến sự kiện là một giao dịch được xử lý như một đơn vị hoạt tác. Chính vì thế mà các hành động của giao dịch, hoặc tất cả đều hoàn tất hoặc không một hành động nào hoàn tất. 1.2 Tính nhất quán: Tính nhất quán của một giao dịch chỉ đơn giản là tính đúng đắn của nó. Nói cách khác, một giao dịch là một chương trình đúng đắn, ánh xạ CSDL từ trạng thái nhất quán này sang trạng thái nhất quán khác 1.3 Tính biệt lập: Biệt lập là tính chất của các giao dịch, đòi hỏi mỗi giao dịch phải luôn nhìn thấy CSDL nhất quán. Nói cách khác, một giao dịch đang thực thi không thể làm lộ ra các kết quả của nó cho những giao dịch khác đang cùng hoạt động trước khi nó ủy thác. 1.4 Tính bền vững: Tính bền vững muốn nói đến tính chất của giao dịch, đảm bảo rằng một khi giao dịch ủy thác, kết quả của nó được duy trì cố định và không bị xóa ra khỏi CSDL. I.3 Các loại giao dịch: I.3.1 Giao dịch phẳng: Giao dịch phẳng có một khởi điểm duy nhất (Begin_transaction) và một điểm kết thúc duy nhất (End_transaction). I.3.2 Giao dịch lồng: Đây là một mô hình giao dịch cho phép một giao dịch gồm chứa những giao dịch khác với điểm bắt đầu và ủy thác riêng của chúng. Những giao dịch như thế được gọi là giao dịch lồng (nested transaction). Những giao dịch được đặt vào trong giao dịch khác thường được gọi là giao dịch con. Các giao dịch lồng đã được chú ý như một khái niệm giao dịch tổng quát hơn. Mức độ lồng nói chung là để ngỏ, cho phép các giao dịch con cũng có thể có các giao dịch lồng. Tính tổng quát này có ích trong các lĩnh vực ứng Nguyễn Tùng Sinh Trang 4 MÔN: LẬP TRÌNH MẠNG NÂNG CAO ĐĂNG KÝ TUA DU LỊCH dụng mà ở đó các giao dịch phức tạp hơn so với việc xử lý dữ liệu truyền thống. Giao dịch lồng có thể phân loại thành: kiểu lồng đóng (closed nesting) và kiểu lồng mở (open nesting) do các đặc trưng kết thúc của chúng. Các giao dịch lồng đóng ủy thác theo lối từ dưới lên đến gốc. Vì thế một giao dịch con lồng bắt đầu sau cha và hoàn tất trước nó, và việc ủy thác giao dịch con phụ thuộc vào việc ủy thác của giao dịch cha. Ngữ nghĩa của những giao dịch này cưỡng chế tính nguyên tử tại mức trên cùng. Kiểu lồng mở nới lỏng sự hạn chế về tính nguyên tử của của các giao dịch lồng đóng. Vì thế một giao dịch lồng mở cho phép bên ngoài giao dịch thấy được các kết quả một phần của nó. Ưu điểm của các giao dịch lồng biểu hiện qua những điểm sau: trước tiên, chúng cung cấp một mức độ đồng thời cao cho các giao dịch. Vì một giao dịch có chứa đựng một số giao dịch khác, tính đồng thời là cao hơn ngay bên trong một giao dịch. Thí dụ nếu giao dịch đăng ký tua du lịch được cài đặt như giao dịch phẳng, rất có thể chúng ta không truy xuất được các mẫu tin về tour cụ thể nào đó cùng một lúc. Nói cách khác, nếu một công ty du lịch đưa ra giao dịch đăng ký một tua du lịch, bất kỳ một giao dịch đồng thời khác muốn truy xuất tua đó đều phải đợi cho đến khi kết thúc giao dịch đầu tiên mà trong đó nó gồm cả các công việc đặt phòng khách sạn và mướn xe ngoài việc tua. Tuy nhiên, một cài đặt lồng sẽ cho phép giao dịch thứ hai truy xuất dữ liệu về tua ngay khi giao dịch con Tour của giao dịch đăng ký tua du lịch thứ nhất hoàn tất. Nói cách khác, chúng ta có thể thực hiện một mức đồng bộ hóa chi tiết hơn giữa các giao dịch đồng thời. Ưu điểm thứ hai của giao dịch lồng là khả năng khôi phục. Chúng ta có thể khôi phục một cách độc lập cho mỗi giao dịch con sau khi gặp sự cố. Điều này hạn chế những tổn hại một phần trong các giao dịch nhỏ khiến chi phí khôi phục thấp hơn. Trong một giao dịch phẳng, nếu một thao tác nào bị thất bại, toàn bộ giao dịch đều bị hủy bỏ và khởi động lại, còn trong một giao dịch lồng, nếu một thao tác thất bại, chỉ giao dịch con chứa thao tác đó cần phải hủy bỏ và khởi động lại. Nguyễn Tùng Sinh Trang 5 MÔN: LẬP TRÌNH MẠNG NÂNG CAO ĐĂNG KÝ TUA DU LỊCH Nhằm duy trì tính chất nguyên tử và tính chất bền vững của các giao dịch phân tán, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một số thuật toán, trong đó có giải thuật hai pha tuyến tính (linear 2PC) (cũng được gọi là nghi thức 2PC lồng)[Gray, 1979] I. 4. Giải thuật hai pha tuyến tính: Chúng ta giả thiết rằng, tại vị trí nguồn của giao dịch một tiến trình thực hiện các thao tác của nó, tiến trình này được gọi là điều phối viên (Coordinator). Điều phối viên trao đổi với các thành viên (Participant) tại những vị trí có tham gia vào việc thực hiện các thao tác của giao dịch. Có một thứ tự giữa các vị trí trong hệ thống dành cho việc giao tiếp. Chúng ta hãy giả thiết rằng thứ tự giữa các vị trí có tham gia vào việc thực hiện một giao dịch là 1, 2,…, N với điều phối viên là vị trí đầu tiên trong thứ tự này. Nghi thức 2PC được cài đặt bằng cách trong pha đầu tiên truyền tới [ tính từ điều phối viên (số 1) đến N] và trong pha thứ hai truyền ngược từ N về điều phối viên. Thuật toán 2PC tuyến tính hoạt động theo cách sau: Điều phối viên gửi thông báo prepare đến thành viên 2. Nếu thành viên 2 chưa sẵn sàng ủy thác giao dịch, nó gửi thông báo biểu quyết hủy bỏ vote-abort (VA) và giao dịch bị hủy tại thời điểm này (hủy bỏ đơn phương của 2). Ngược lại nếu thành viên 2 đồng ý ủy thác, nó gửi thông báo vote-commit(VC) cho thành viên 3 rồi chuyển sang trạng thái READY. Quá trình này tiếp tục cho đến khi một biểu quyết ủy thác đến được thành viên N. Đến đây kết thúc pha đầu tiên. Nếu N quyết định ủy thác, nó gửi cho thành viên N-1 thông báo global-commit (GC); bằng không, nó gửi một thông báo toàn cục global-abort(GA). Theo đó các thành viên sẽ chuyển sang trạng thái thích hợp (COMMIT hoặc ABORT) và làm lan truyền thông báo trở về điều phối viên. Thuật toán được mô tả trong hình 1: Nguyễn Tùng Sinh Trang 6 1 2 3 4 5 N prepare VC/VA VC/VA VC/VA VC/VA GC/GA GC/GA GC/GA GC/GA GC/GA Pha 1 Pha 2 MÔN: LẬP TRÌNH MẠNG NÂNG CAO ĐĂNG KÝ TUA DU LỊCH Hình 1: Cấu trúc giao tiếp 2PC tuyến tính VC: vote-commmit; VA: vote-abort; GC: global commit; GA: global-abort II. Dự kiến mô hình khai thác ứng dụng : Hiện tại công ty đã có hệ thống mạng hoạt động ổn định, kết nối giữa các trung tâm đến các đại lý (clients). Với nhiệm vụ phát triển hệ thống được đặt hàng như trên của công ty. Tôi dự kiến mô hình khai thác của hệ thống như sau: III. Hướng giải quyết bài toán: Các yêu cầu đặt ra của bài toán đòi hỏi việc phát triển hệ thống phải dựa trên cơ sở lý thuyết về lập trình mạng cho ứng dụng và hệ cơ sở dữ liệu phân tán.  Vận dụng mô hình lý thuyết về hệ phân tán :  Hệ tin học phân tán (Distributed System) là hệ thống xử lý thông tin bao gồm nhiều bộ xử lý hoặc bộ vi xử lý nằm tại các vị trí khác nhau được liên kết với nhau thông qua phương tiện viễn thông dưới sự điều khiển thống nhất của một hệ điều hành.  đặc điểm của hệ: • Không dùng chung hoặc chia sẻ bộ nhớ; • Không sử dụng chung đồng hồ xung nhịp; • Chúng liên lạc với nhau thông qua mạng truyền thông. Nguyễn Tùng Sinh Trang 7 Xem dữ liệu tua (tourlist) Đăng ký tua cho khách huỷ đăng ký tua cho khách Xoá bớt tua Thêm Tua mới Đại lý (client) Trung tâm (admin) Biểu đồ mô tả quan hệ giữa các tác nhân và các use case của hệ thống. MÔN: LẬP TRÌNH MẠNG NÂNG CAO ĐĂNG KÝ TUA DU LỊCH • Mỗi hệ xử lý có bộ xử lý, bộ nhớ riêng .  Ứng dụng của hệ: Một trong những tư tưởng lớn của các hệ phân tán là phân tán hóa các quá trình xử lý thông tin và thực hiện các công việc đó trên các trạm xa nhau. Đó là cơ sở để xây dựng các hệ ứng dụng lớn như thương mại điện tử, giáo dục điện tử, chính phủ điện tử. . .  Vấn đề đặt ra cho ứng dụng: Trong tìm kiếm mô hình vận dụng, Tôi nhận thấy tính tương tự của vấn đề đặt ra cho ứng dụng với Bài toán kinh điển “Bãi để xe ô tô” được giải quyết khá hoàn chỉnh trong lý thuyết của Hệ tin học phân tán. - Tài nguyên của hệ là số lượng đặt chỗ trên các tua - SV - server với điều hành của trung tâm điều phối việc đặt chổ - KH - có thể đăng ký tua hoặc huỷ việc đặt tua thông qua các đại lý Việc đồng bộ hoá CSDL đăng ký tua tại các server có độ trễ nhất định và điều đó dẫn đến tình huống : - Trên thực tế, dữ liệu server nào đó cho biết không còn chỗ trống về một tua nào đó nữa, trong khi trên 1 server khác lại vừa mới có một số khách huỷ tua mà chưa cập nhật cho các server khác (ảo). Cũng có thể diễn ra trường hợp là cùng một lúc các server giải quyết đăng ký vào cùng một tua chỉ còn một chỗ trống (trùng) cũng do thiếu gắn bó thông tin  Lập trình phân tán với Java:  Một số vấn đề về ngôn ngữ Java Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của Internet, ngôn ngữ Java được nhắc đến khá nhiều trong các đề án Tin học. Java không còn chỉ là ngôn ngữ mà được phát triển như một công nghệ với các công cụ như J2SE, J2EE, J2ME, v.v Công nghệ Java được tổ chức thành các lĩnh vực chính như: • J2SE (Core/Desktop) • J2EE (Enterprise/Server) • J2ME (Mobile/Wireless) • Java Card • Java Web Services Nguyễn Tùng Sinh Trang 8 MÔN: LẬP TRÌNH MẠNG NÂNG CAO ĐĂNG KÝ TUA DU LỊCH • XML • Other Java Technologies Bộ phận cấu thành của Java bao gồm: • Ngôn ngữ lập trình Java • Máy ảo Java – Java Virtual Machine (JVM), hay còn gọi là bộ thông dịch Java. • Thư viện phần mềm API (Application Programming Interface) và GUI (Graphical User Interface) Tính uyển chuyển của ngôn ngữ Java thể hiện qua việc chương trình biên dịch Java chuyển đổi chương trình nguồn Java thành mã đối tượng, gọi là mã byte (bytecodes) - tập tin có tên quy ước với phần mở rộng là .class. Sau đó, máy ảo Java có trên máy điều khiển để thực thi. Bytecode là mã trung gian được tạo ra bởi chương trình biên dịch Java. Mã máy chỉ thực hiện trên máy tính mà nó được biên dịch, trong khi bytecode có thể thực hiện trên bất kỳ hệ thống máy tính nào có trình điều khiển Java. Ngoài ra, tính uyển chuyển làm tăng khả năng tái sử dụng các lớp được tạo ra; các lớp cho phép thực hiện kỹ thuật kết nối động (dynamic binding) khi chương trình thực thi. Nguyễn Tùng Sinh Trang 9 MÔN: LẬP TRÌNH MẠNG NÂNG CAO ĐĂNG KÝ TUA DU LỊCH  Kiến trúc và kỹ thuật RMI: Ứng dụng phân tán trong Java thông qua cơ chế RMI (Remote Method Invocation) thực chất là sự kết hợp nhiều đối tượng đang tồn tại trên các máy khác nhau để giải quyết vấn đề. Đối tượng này sử dụng hàm của đối tượng khác ở xa để thực thi công việc. Khi đó việc gọi thực thi đối tượng ở xa cũng giống như gọi đối tượng địa phương. Để làm được điều này, ứng dụng phân tán RMI dùng bộ phận đăng ký dịch vụ (registry) để quản lý hoạt động của các đối tượng trên mạng. Khi đó thông qua bộ phận đăng ký này, máy ảo Java đóng vai trò server sẽ liên kết với đối tượng ở xa (remote object). Client tìm đến đối tượng ở xa thông qua tên đã đăng ký với bộ phận đăng ký server này. Bộ phận đăng ký dịch vụ được thiết lập mặc định ở cổng 1099 thông qua rmiregistry, có trong bộ công cụ phát triển Java (J2SDK). Vị trí của hệ thống RMI trong ứng dụng phân tán được mô tả như hình dưới. Trong đó các chương trình client và server trao đổi với nhau qua cầu nối của hệ thống RMI. Nguyễn Tùng Sinh Trang 10 RMI Registry RMI Client RMI Server [...]... Trang 12 MÔN: LẬP TRÌNH MẠNG NÂNG CAO ĐĂNG KÝ TUA DU LỊCH Ví dụ từ client với Web browser, chúng ta có thể truy cập đến những server khác nhau như: • Server chứa cơ sở dữ liệu (Database server) , • Server quản trị Web (Web server) , • Server chứa chương trình ứng dụng (Application server) Trong các Server kể trên, Server quản trị cơ sở dữ liệu đóng vai trò hết sức quan trọng Hầu hết các hệ thống thông... Oracle, v.v trong việc xây dựng các hệ thống thông tin đa tầng Nguyễn Tùng Sinh Trang 15 MÔN: LẬP TRÌNH MẠNG NÂNG CAO ĐĂNG KÝ TUA DU LỊCH CHƯƠNG II: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH Hệ thống gồm nhiều Server chứa các chương trình và cơ sở dữ liệu tại các Server như sau: - Server 1: Lưu trữ database về Tour, file database là Tour gồm hai bảng Tour, DangKy, DangKy_DichVu - Server 2: Lưu trữ database về Hotel,... liệu từ các chương trình Client 2 Module MGT nhận dữ liệu từ Client và thành lập danh sách di chuyển, sau đó chuyển danh sách cho module MXL 3 MXL mở ra một giao dịch, thực hiện truy vấn dữ liệu ngay trên cơ sở dữ liệu cục bộ của mình Sau khi kết thúc truy vấn, MXL gửi danh sách di chuyển đến Server kế tiếp trong hệ thống đa server Nguyễn Tùng Sinh Trang 16 MÔN: LẬP TRÌNH MẠNG NÂNG CAO ĐĂNG KÝ TUA DU LỊCH... hình lý thuyết về hệ phân tán : 7  Lập trình phân tán với Java: 8  Kiến trúc và kỹ thuật RMI: 10  Kết nối và truy cập cơ sở dữ liệu : .12 CHƯƠNG II: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH 16 NỘI DUNG GIẢI THUẬT DANH SÁCH DI CHUYỂN: 16 KẾT LUẬN 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO .20 Nguyễn Tùng Sinh Trang 19 MÔN: LẬP TRÌNH MẠNG NÂNG CAO ĐĂNG KÝ TUA DU LỊCH...MÔN: LẬP TRÌNH MẠNG NÂNG CAO ĐĂNG KÝ TUA DU LỊCH Kiến trúc của hệ thống RMI bao gồm các tầng như sau: +Tầng ứng dụng: bao gồm ứng dụng server và client - Server: • Hiện thực giao diện remote mà client dùng • Xuất (Exports) đối tượng mà các phương thức của nó được triệu gọi từ xa (bằng cách tạo lớp là UnicastRemoteObject) • Đăng ký chính nó với độ đăng ký RMI - Client: • Nhận... người lập trình phải có tư duy và khả năng và nắm bắt kịp thời các công nghệ ứng dụng trong lập trình mạng Qua quá trình nghiên cứu bài giảng của PGS.TS Lê Văn Sơn và các tài liệu liên quan, áp dụng thực hiện tiểu luận, bản thân Tôi được hiểu thêm bản chất của hệ tin học phân tán, cơ chế hoạt động của hệ thống đa server, cơ chế triệu gọi từ xa, tư duy lập trình mạng, Nội dung nghiên cứu của đề tài... null cho MGT 7 MGT nhận được danh sách kết quả và xử lý dựa trên danh sách kết quả Nguyễn Tùng Sinh Trang 17 MÔN: LẬP TRÌNH MẠNG NÂNG CAO ĐĂNG KÝ TUA DU LỊCH KẾT LUẬN Một trong các tiêu chí đặt ra trong việc phát triển các chương trình ứng dụng hiện nay, là phải hoạt động hiệu quả trên môi trường mạng, đáp ứng được các yêu cầu của đối tượng sử dụng Đòi hỏi các nhà thiết kế hệ thống, người lập trình. .. cứu của đề tài cũng có thể mở rộng dụng cho nhiều bài toán đặt ra trong thực tế phục vụ việc thiết kế và xây dựng các hệ thống giao tiếp điện tử như: đăng ký đào tạo qua mạng, quản lý hoạt động kinh doanh qua mạng, đăng ký công tác qua mạng, Do một số hạn chế của bản thân: Lần đầu tiếp cận với kỹ thuật lập trình mạng, bị chi phối bởi tư duy lập trình thủ tục cho ứng dụng trên máy đơn Nên kết quả nghiên... được đăng ký bởi bộ đăng ký rmiregistry như sau: – Máy ảo Java (JVM) trên máy server dùng hàm bind() hoặc rebind() của lớp Naming để đăng ký với rmiregistry – Chương trình client dùng hàm Naming.lookup() để yêu cầu bộ đăng ký cho biết tham chiếu đến đối tượng – Bộ đăng ký rmiregistry trả về tham chiếu đối tượng tồn tại trên máy server – Trên cơ sở tham chiếu của đối tượng do hàm lookup() trả về, chương. .. với các hành vi cần sử dụng Giao diện này được đặt trên cả client và server Giao diện này có thể là Remote hay Serializable Nguyễn Tùng Sinh Trang 11 MÔN: LẬP TRÌNH MẠNG NÂNG CAO – ĐĂNG KÝ TUA DU LỊCH Hiện thực nội dung của giao diện ở trên trong một lớp cụ thể đặt ở server – Sử dụng tiện ích rmic của JDK để tạo các lớp Stub đặt trên client và Skeleton trên server – Xây dựng lớp để thực hiện trên server, . trình cho hệ đa Server với CSDL gắn bó cho phép đăng ký tua du lịch từ xa với phương án lý tưởng. 2.>Xây dựng hệ thống 3 server và CSDL 3.>Xây dựng chương trình Client thực hiện đăng ký trong. MÔN: LẬP TRÌNH MẠNG NÂNG CAO ĐĂNG KÝ TUA DU LỊCH ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN LẬP TRÌNH MẠNG NÂNG CAO ĐỀ TÀI: 1.>Tên đề tài: Hãy viết chương trình cho. quan hệ giữa các tác nhân và các use case của hệ thống. MÔN: LẬP TRÌNH MẠNG NÂNG CAO ĐĂNG KÝ TUA DU LỊCH • Mỗi hệ xử lý có bộ xử lý, bộ nhớ riêng .  Ứng dụng của hệ: Một trong những tư tưởng

Ngày đăng: 31/01/2015, 22:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan