ĐỀ THI NGỮ VĂN HKII CÓ MA TRẬN ĐÁP ÁN

4 1.3K 7
ĐỀ THI NGỮ VĂN  HKII CÓ MA TRẬN ĐÁP ÁN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD&ĐT PHÚ THIỆN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HKII NĂM HỌC 2012- 2013 Trường PTDT BT MÔN : NGỮ VĂN 7 THCS Nguyễn Bá Ngọc Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cấp độ thấp Cấp độ cao 111. Văn - Tục ngữ - Tinh thần yêu nước của ND ta. - Ý nghĩa văn chương. - Thơ Đường - Cảnh khuya, Rằm tháng giêng - Nhận biết nội dung, nghệ thuật và phương thức biểu đạt VB - Nội dung của tục ngữ. Số câu: Số điểm: Tỉ lệ : Số câu: 4 Số điểm:1 Tỉ lệ :10% Số câu: 1 Số điểm:0.25 Tỉ lệ : 2.5% Số câu: 5 Số điểm:1.25 Tỉ lệ :12.5% 2.Tiếng Việt - Rút gọn câu - Thêm trạng ngữ cho câu - Câu đặc biệt - Chuyển đổi câu - Liệt kê - Các dấu câu - Nhận biết phép liệt kê , câu đặc biệt - Nhận diện, phân biệt được kiểu câu bị động - Vận dụng kiến thức trạng ngữ ,dấu câu viết đoạn văn Số câu: Số điểm: Tỉ lệ : Số câu: 2 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ : 5% Số câu: 1 Số điểm:0.25 Tỉ lệ :2.5 % Số câu: 2 Số điểm:3 Tỉ lệ :30 % Số câu: 5 Số điểm:3.75 Tỉ lệ :37.5% 3. Tập làm văn Văn nghị luận - Viết bài nghị luận giải thích Số câu: Số điểm: Tỉ lệ : Số câu:1 Số điểm:5 Tỉ lệ :50% Số câu:1 Số điểm:5 Tỉ lệ :50% Tổng số câu : Tổng số điểm : Tỉ lệ : Số câu: 6 Số điểm:1.5 Tỉ lệ :15% Số câu: 2 Số điểm:0.5 Tỉ lệ : 5% Số câu: 2 Số điểm:3 Tỉ lệ :30% Số câu:1 Số điểm:5 Tỉ lệ :50% Số câu: 10 Số điểm:10 Tỉ lệ :100% PHÒNG GD&ĐT PHÚ THIỆN Trường PTDT BT THCS Nguyễn Bá Ngọc Họ và tên: ……………………………………… Lớp : ……… ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2012 – 2013 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 Thời gian làm bài: 90 phút Điểm Lời phê của giáo viên I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (2 điểm) Đọc và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng. Câu 1: 1.Bài thơ Xa ngắm thác núi Lư của tác giả nào? A.Đỗ Phủ C.Tương Như B.Lí Bạch D.Trương Kế Câu 2: Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? A. Tự sự. B. Nghị luận. C. Miêu tả. D. Biểu cảm. Câu 3 Câu 6: Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì ? A. Cuộc sống lao đông của con người B. Tình yêu lao động của con người C. Lòng yêu thương và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài D. Do lực lượng thần thánh tạo ra Câu 4: 7.Hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng riêng được chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác ở đâu? A.Việt Bắc C.Tây Bắc B. Thủ đô Hà Nội D.Nghệ An Câu 5: Câu tục ngữ “Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.” được đúc rút từ hiện tượng gì? A. Trông trăng đoán thời tiết. B. Nhìn mây đoán thời tiết. C. Nhìn thời gian đoán thời tiết. D. Trông sao đoán thời tiết. Câu 6: Câu đặc biệt (câu in đậm) sau: “Đoàn người nhốn nháo lên. Tiếng reo. Tiếng vỗ tay.”dùng để: A. Bộc lộ cảm xúc. B. Nêu thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc. C. Liệt kê, thông báo về sự tồn tại sự vật, hiện tượng. D. Gọi đáp. Câu 7: Trong các câu sau, câu nào sử dụng phép liệt kê? a. An đi học mang theo bút. b. An đi học mang theo nào là bút chì, bút mực, thước, sách, vở. c. An đi học mang theo rất nhiều đồ dùng học tập d. An đi học phải chuẩn bị nhiều đồ dùng học tập. Câu 8: Câu: Em được mọi người yêu mến. thuộc kiểu câu nào? A. Câu chủ động. B. Câu đặc biệt. C. Câu rút gọn. D. Câu bị động. II/ TỰ LUẬN: ( 8 điểm) Câu 1: Viết đoạn văn ngắn có sử dụng câu có thành phần trạng ngữ chỉ nơi chốn, chỉ thời gian. (gạch chân các trạng ngữ và nói rõ thuộc trạng ngữ nào) (2điểm) Câu 2: Nêu công dụng của dấu gạch ngang. Cho một ví dụ về một trong các công dụng đó. (1điểm) Câu 3 .Hãy giải thích câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”. (5 điểm) HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KI II NĂM HỌC 2012-2013 MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM : (2 điểm) Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A B C A D C B D II/ PHẦN TỰ LUẬN : (8 ĐIỂM) Câu1 (2 điểm) Yêu cầu: Học sinh viết được đoạn văn có các câu chứa các thành phần trạng ngữ: thời gian, nơi chốn.(1 điểm) - Đặt và xác định đúng mỗi loại cho 0,5 điểm. Câu 2: ( 1 điểm) Yêu cầu: Học sinh nêu đầy đủ công dụng của dấu gạch ngang: - Đặt giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu. - Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê. - Nối các từ nằm trong một liên danh. + Trình bày đúng mỗi ý cho 0,25 điểm + Cho ví dụ đúng 0,25 điểm Câu 3: (5 điểm) A- Yêu cầu về kiến thức: + Về kiểu bài: Viết đúng kiểu bài nghị luận (giải thích) + Về nội dung: Cần thể hiện được các ý sau: + “Uống nước” : có ý nghĩa chỉ những người thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh do người khác làm ra (bao gồm các giá trị về vật chất hoặc tinh thần). + “Nguồn”: có ý nghĩa chỉ những người làm ra những thành quả đó. + Ý nghĩa khái quát của tục ngữ : Khi hưởng thụ, thừa hưởng một thành quả nào đó, chúng ta phải biết ơn, đền ơn những người đã đem lại những thành quả đó. Đó là lời khuyên, lời nhắc nhở của cha ông ta về thái độ sống của tất cả những ai đã và đang thừa hưởng thành quả, công lao của người đi trước. - Tại sao “uống nước” phải “ nhớ nguồn”? + Trong thiên nhiên và xã hội không có sự vật nào không có nguồn gốc, trong cuộc sống không có thành quả nào không do sức lao động tạo nên. + Lòng biết ơn là một tình cảm đẹp xuất phát từ ý thức ghi nhớ công lao của người đã làm nên những thành quả phục vụ nhu cầu cuộc sống . - Nhớ nguồn ta phải làm gì ? + Phải hiểu biết, tri ân, gìn giữ, phát huy các thành quả của người làm ra chúng. - Liên hệ: - Nhấn mạnh giá trị thực tế của câu tục ngữ , nhất là trong tình hình đạo đức ngày nay. - Rút ra bài học cho bản thân: Nhớ ơn dưỡng dục, sinh thành của cha mẹ, công ơn dạy dỗ của thầy cô… B- Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách lập luận giải thích một vấn đề - Sử dụng lí lẽ và dẫn chứng hợp lí, có sức thuyết phục. - Bố cục bài viết mạch lạc, rõ ràng. - Lời văn trong sáng. - Hạn chế mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt. C- BIỂU ĐIỂM - Điểm 5: + Bài viết thể hiện được khá đầy đủ yêu cầu của đáp án. Có sự sáng tạo trong cách lập ý. + Cách lập luận chặt chẽ, thuyết phục. + Văn viết rõ ràng, trôi chảy. + Ít mắc lỗi chính tả. - Điểm 4: + Bố cục rõ ràng. + Biết cách lập luận giải thích. Làm rõ được vấn đề cần giải thích. + Mắc khoảng ba, bốn lỗi chính tả và diễn đạt. - Điểm 2-3: + Cơ bản đã biết cách lập luận giải thích. Còn đôi chỗ lập luận chưa chặt chẽ, thuyết phục. + Cách giải thích chưa thật rõ ràng, chuẩn xác. + Văn viết còn lủng củng. + Mắc 5-8 lỗi chính tả và diễn đạt. - Điểm 1: + Chưa nắm cách làm bài nghị luận. + Bài làm quá sơ sài. + Mắc quá nhiều lỗi chính tả và diễn đạt. - Điểm 0: + Bài làm hoàn toàn lạc đề hoặc bỏ trống. . GD&ĐT PHÚ THI N MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HKII NĂM HỌC 2012- 2013 Trường PTDT BT MÔN : NGỮ VĂN 7 THCS Nguyễn Bá Ngọc Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cấp độ thấp Cấp độ cao 111. Văn - Tục ngữ . LUẬN: ( 8 điểm) Câu 1: Viết đoạn văn ngắn có sử dụng câu có thành phần trạng ngữ chỉ nơi chốn, chỉ thời gian. (gạch chân các trạng ngữ và nói rõ thuộc trạng ngữ nào) (2điểm) Câu 2: Nêu công. lượng thần thánh tạo ra Câu 4: 7.Hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng riêng được chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác ở đâu? A.Việt Bắc C.Tây Bắc B. Thủ đô Hà Nội D.Nghệ An Câu 5: Câu tục ngữ “Mau sao thì

Ngày đăng: 29/01/2015, 07:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan