Báo cáo thực tập tổng hợp tại Ngân Hàng TMCP Đại Dương

38 998 4
Báo cáo thực tập tổng hợp tại Ngân Hàng TMCP Đại Dương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sự hội nhập kinh tế quốc tế trong hơn 25 năm kể từ khi đổi mới đã có những chuyển biến tích cực tới toàn nền kinh tế nước ta, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, với sự ra đời và lớn mạnh của các ngân hàng thương mại Nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức tài chính tín dụng khác. Trong đó, ngân hàng thương mại cố phẩn Đại Dương – OceanBank là Ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu, giữ vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam. Để khẳng định vị thế của mình, Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương đã không ngừng mở rộng và nâng cấp các chi nhánh nhằm cung cấp dịch vụ tốt nhất đến với khách hàng. Sự phát triển không ngừng đó là tiền đề cho sự phát triển của Ngân hàng thương mại cố phần Đại Dương. Hội sở của Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương nằm tại tòa nhà Ocean, số 1 Trung Hòa, Cầu Giấy Hà Nội.

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS Hoàng Thị Thu Hà MỤC LỤC Trang SV: Mai Nguyễn Ngọc Hùng Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 52C Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS Hoàng Thị Thu Hà DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Trang SV: Mai Nguyễn Ngọc Hùng Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 52C Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS Hoàng Thị Thu Hà LỜI NÓI ĐẦU Sự hội nhập kinh tế quốc tế trong hơn 25 năm kể từ khi đổi mới đã có những chuyển biến tích cực tới toàn nền kinh tế nước ta, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, với sự ra đời và lớn mạnh của các ngân hàng thương mại Nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức tài chính tín dụng khác. Trong đó, ngân hàng thương mại cố phẩn Đại Dương – OceanBank là Ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu, giữ vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam. Để khẳng định vị thế của mình, Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương đã không ngừng mở rộng và nâng cấp các chi nhánh nhằm cung cấp dịch vụ tốt nhất đến với khách hàng. Sự phát triển không ngừng đó là tiền đề cho sự phát triển của Ngân hàng thương mại cố phần Đại Dương. Hội sở của Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương nằm tại tòa nhà Ocean, số 1 Trung Hòa, Cầu Giấy Hà Nội. Sau một thời gian thực tập tại Phòng Thẩm định cá nhân thuộc Trung tâm Thẩm định - Khối Thẩm định và Quản lý nợ - Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương, em đã hoàn thành bản báo cáo thực tập tổng hợp với những thông tin chung về sự hình thành,tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình đầu tư phát triển tại ngân hàng. Qua bản báo cáo này, em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới giảng viên hướng dẫn thực tập của em là Th.S Hoàng Thu Thị Hà, cùng các cô chú, anh chị làm việc tại Phòng Thẩm định cá nhân đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành bản báo cáo này! Báo cáo thực tập tổng hợp của em được cấu trúc thành 3 chương: Chương I: Tổng quan về Ngân Hàng TMCP Đại Dương. Chương II: Thực trạng thực trạng hoạt động đầu tư phát triển và quản lý hoạt động đầu tư phát triển tại Ngân Hàng TMCP Đại Dương Chương III: Một số giải pháp tăng cường hoạt động đầu tư phát triển và quản lý hoạt động đầu tư phát triển tại ngân hàng trong thời gian tới. SV: Mai Nguyễn Ngọc Hùng 3 Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 52C Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS Hoàng Thị Thu Hà CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI DƯƠNG 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Đại Dương (Ocean Bank) Ngân hàng TMCP Đại Dương tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông thôn Hải Hưng được thành lập vào năm 1993 theo Quyết định số 257/QĐ – NH ngày 30/12/1993, giấy phép số 0048/QĐ – NH ngày 30/12/1993 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Kế thừa truyền thống và kinh nghiệm trong 14 năm hoạt động của Ngân hàng TMCP Nông thôn Hải Hưng, năm 2007 là năm đầu tiên OceanBank hoạt động theo mô hình ngân hàng TMCP đô thị theo Quyết định số 104/QĐ – NHNN ngày 09/01/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thành lập năm 1993 và chuyển đổi mô hình hoạt động từ năm 2007, với những nỗ lực không ngừng của đội ngũ nhân sự và quyết tâm của những người quản trị ngân hàng, OceanBank đã ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên thị trường tài chính ngân hàng cũng như từng bước gây dựng được niềm tin vững bền trong lòng công chúng.Từ một ngân hàng với vốn điều lệ 300 triệu đồng, năm 2012, OceanBank có vốn điều lệ là 4000 tỷ đồng, thiết lập quan hệ đại lý với hơn 300 ngân hàng lớn trên thế giới. Hiện ngân hàng được đánh giá là một trong những ngân hàng có cấu trúc tài chính lành mạnh, an toàn nhất trong hệ thống ngân hàng. Với hệ thống mạng lưới phát triển sâu rộng - 21 chi nhánh và trên 100 điểm giao dịch trong hệ thống, đội ngũ hơn 2000 CBNV, OceanBank cung cấp cho khách hàng các sản phẩm, dịch vụ tài chính ngân hàng đa năng, hiện đại và hiệu quả, phù hợp với nhu cầu và đặc điểm cư dân, kinh tế vùng miền. Không chỉ cung cấp các dịch vụ ngân hàng truyền thống, OceanBank đẩy mạnh phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử, tạo ra các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật công nghệ cao, bảo mật cho các nhóm khách hàng doanh nghiệp và cá nhân. Đây là những bước đi vững chắc của OceanBank trong việc phấn đấu mục tiêu nằm trong Top 5 Ngân hàng hàng đầu Việt Nam có số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử và doanh số giao dịch qua kênh ngân hàng điện tử chiếm tỷ trọng cao nhất trong tương lai, áp dụng những giải pháp công nghệ hàng đầu trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Xác định sự phát triển phải gắn liền với lợi ích chung của xã hội, OceanBank luôn tích cực tham gia các hoạt động xã hội từ thiện: triển khai chương trình từ thiện "Nguồn sáng", chữa và phẫu thuật các bệnh về mắt có khả năng gây mù cho người nghèo trên toàn quốc, tài trợ xây dựng trường, trạm y tế, tài trợ từ thiện cho cháu Trần Danh Tùng phẫu thuật do mắc hội chứng Apert, tặng quà cho trẻ em nghèo… SV: Mai Nguyễn Ngọc Hùng 4 Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 52C Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS Hoàng Thị Thu Hà Với các giá trị tạo ra cho khách hàng, cổ đông, xã hội , OceanBank đã giành được nhiều danh hiệu, giải thưởng, bằng khen của các tổ chức trong nước và quốc tế cho tập thể và cá nhân xuất sắc của ngân hàng, như Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam, Ngân hàng bán lẻ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam do tạp chí Global Banking & Finance Review trao tặng; Giải thưởng STP (Straight – Through – Processing) dành cho ngân hàng thanh toán đạt chuẩn cao do Wells Fargo trao tặng; Top 100 Ngân hàng có Bảng cân đối kế toán mạnh nhất Khu vực Châu Á Thái Bình Dương; Top 500 Ngân hàng Lớn nhất Khu vực Châu Á Thái Bình Dương; Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (VNR500); Top 200 doanh nghiệp đóng thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất… Thành công của OceanBank được kết tinh từ nhiều yếu tố. Đó là sự nhất quán từ việc xây dựng đường lối, chính sách đến việc thực thi kế hoạch, là sự quyết tâm theo đuổi chiến lược kinh doanh lấy mục tiêu phát triển bền vững làm trọng tâm, là sự chủ động trong công tác quản trị, là sự đoàn kết của tập thể cán bộ nhân viên. Và chắc chắn, vị thế của OceanBank có được ngày hôm nay không thể được xây đắp nếu không có sự đồng hành của cổ đông, nhà đầu tư và khách hàng. Kiên định thực hiện mục tiêu, OceanBank sẽ tiếp tục nỗ lực phấn đấu trở thành Ngân hàng sáng tạo nhất, quản lý tốt nhất và được khách hàng đánh giá là ngân hàng "hướng về khách hàng" tốt nhất trong toàn ngành bằng việc nâng cao các sản phẩm dịch vụ, tăng cường hợp tác với các tập đoàn lớn trong và ngoài nước, tích cực đồng hành cùng các doanh nghiệp, chú trọng công tác quản lý đào tạo và phát triển nhân sự, không ngừng ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin để đảm bảo hoạt động ổn định và an toàn của hệ thống. SV: Mai Nguyễn Ngọc Hùng 5 Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 52C Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS Hoàng Thị Thu Hà 1.2. Cơ cấu tổ chức của OceanBank. 1.2.1. Sơ đồ tổ chức của OceanBank Sơ đồ 1.1: Tổ chức của OceanBank SV: Mai Nguyễn Ngọc Hùng 6 Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 52C Đại hội đồng cổ đông Khối Nguồn vốn Khối tài chính & kế hoạch Khối quản trị rủi ro Khối phát triển mạng lưới Khối đầu tư tài chính Khối thẩm định và quản lý nợ Khối KHDN Khối Marketing Khối KHCN Ứng dụng & PT CNghệ NH Ban điều hành Hội đồng quản trị Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS Hoàng Thị Thu Hà OceanBank được gồm có 10 Khối chính, bao gồm: Khối Marketing; Khối Khách hàng cá nhân; Khối Ứng dụng và phát triển công nghệ Ngân hàng; Khối Khách hàng doanh nghiệp; Khối Thẩm định và quản lý nợ; Khối đầu tư tài chính; Khối Phát triển mạng lưới; Khối Quản trị rủi ro; Khối Tài chính & kế hoạch; Khối Nguồn vốn. 1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các khối; phòng ban Đại hội đồng cổ đông: Tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh qua một năm tài chính; biểu quyết về chiến lược và các kế hoạch phát triển Ngân hàng trong những năm tới; và/hoặc giải quyết những vấn đề quan trọng khác liên quan đến đường lối phát triển Ngân hàng. Bầu Chủ tịch hội đồng quản trị mới khi Chủ tịch hội đồng quản trị cũ đã hết nhiệm kì. Hội đồng quản trị: Quyết định các chiến lược và kế hoạch phát triển Ngân hàng sau khi được Đại hội đồng cổ đông biểu quyết thông qua; Bổ nhiệm và bãi miễn thành viên trong Ban điều hành; Giám sát và chỉ đạo các thành viên trong Ban điều hành thực hiện công việc hàng ngày của Ngân hàng. Ban điều hành: Trực tiếp thực hiện các chiến lược và kế hoạch phát triển Ngân hàng. Trực tiếp điều hành các Khối trong Ngân hàng hoàn thành công việc được Hội đồng quản trị đề ra. Khối Marketing: Quảng bá sản phẩm của Ngân hàng, đồng thời nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới cho Ngân hàng. Khối Khách hàng cá nhân: Thực hiện các hoạt động tín dụng, cung cấp các dịch vụ cho đối tượng khách hàng là Cá Nhân. Khối Ứng dụng và Phát triển công nghệ Ngân hàng: Ứng dụng các công nghệ ngân hàng sẵn có trên thế giới; đồng thời nghiên cứ và phát triển công nghệ riêng cho OceanBank. Khối Khách hàng Doanh nghiệp: Thực hiện các hoạt động tín dụng, cung cấp các dịch vụ cho đối tượng khách hàng là Doanh Nghiệp. Khối thẩm định và quản lý nợ: Thẩm định lại các dự án vay vốn của các đối tượng khách hàng cá nhân cũng như khách hàng doanh nghiệp; đồng thời quản lý chặt chẽ các khoản nợ hiện có tại ngân hàng, tránh tình trạng nợ xấu không thể thu hồi. Khối Đầu tư tài chính: Cung cấp các dịch vụ đầu tư tài chính cho khách hàng, cũng như trự tiếp đầu tư nhằm mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Khối Phát triển mạng lưới: Nghiên cứu, phát triển mạng lưới của Ngân hàng. Đưa Ngân hàng thành một trong những Ngân hàng có mạng lưới phát triển vững mạnh. Khối Quản trị rủi ro: Phân tích rủi ro mà Ngân hàng có thể gặp phải trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh của Ngân hàng; từ đó đưa ra các giải pháp những hạn chế nhằm giảm thiểu những rủi ro đó. SV: Mai Nguyễn Ngọc Hùng 7 Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 52C Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS Hoàng Thị Thu Hà Khối Tài chính & kế hoạch: Đưa ra các biện pháp nhằm dự báo và kiểm soát tài chính trong năm của Ngân hàng, đồng thời nghiên cứu đưa ra các chính sách về tài chính & kế toán. Khối Nguồn vốn: Cân đối vốn và thực hiện các giao dịch nội bộ Ngân hàng; đồng thời thu hút vốn từ thị trường liên ngân hàng và các tổ chức kinh tế khác. 1.3. Khái quát các hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng TMCP Đại Dương. Oceanbank hiện triển khai tất cả các nghiệp vụ Ngân hàng đa năng, hiện đại như Bảo lãnh phát hành trái phiếu, kinh doanh ngoại hối, các sản phẩm cho vay và huy động vốn… Oceanbank cung cấp đa dạng các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng doanh nghiệp gồm: dịch vụ tín dụng, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, dịch vụ bảo lãnh, thanh toán trong và ngoài nước, dịch vụ kinh doanh ngoại tệ Các sản phẩm bán lẻ của Ngân hàng: tiết kiệm, tín dụng, thanh toán, bảo lãnh, dịch vụ tài khoản chuyển tiền, xác định năng lực tài chính, dịch vụ kinh doanh ngoại tệ…Dịch vụ Thẻ, Home Banking, Internet Banking, Mobile Banking … là bước đột phá công nghệ thanh toán của Oceanbank. Các hoạt động kinh doanh chính của Oceanbank: • Kinh doanh tiền tệ, huy động vốn để cho vay; • Kinh doanh vàng bạc đá quý, ngoại tệ khi Ngân hàng Nhà nước cho phép; • Kinh doanh các dịch vụ thanh toán chi trả tiền nhanh đối với khách hàng; • Ủy thác và nhận ủy thác vốn để cho vay; • Làm đại lý thu đổi ngoại hối cho các tổ chức tín dụng khác; • Kinh doanh vàng theo quy định hiện hành của Pháp luật; • Hoạt động cung ứng các dịch vụ ngoại hối. SV: Mai Nguyễn Ngọc Hùng 8 Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 52C Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS Hoàng Thị Thu Hà CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI OCEANBANK 2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của OceanBank giai đoạn 2010 – 2013 2.1.1. Công tác huy động vốn Trong những năm qua. OceanBank đã xây dựng nhiều sản phẩm và chính sách hấp dẫn thu hút khách hàng nên số dư huy động thị trường 1 không ngừng gia tăng. OceanBank đã đẩy mạnh phát triển nguồn vốn dưới nhiều hình thức khác nhau để phục vụ cho tiện ích của khách hàng như phát hành kỳ phiếu. tiết kiệm với lãi suất nhiều kỳ hạn. trả lãi trước. trả lãi sau. tiết kiệm dự thưởng đồng thời với những món gửi lớn chi nhánh đến tận nhà thu. thực hiện tuyên truyền…kết hợp với các hoạt động thanh toán quốc tế. mua bán ngoại tệ ngân hàng thu hút được lượng lớn tiền gửi thanh toán của các công ty. Do đó tổng nguồn vốn huy động các năm đều tăng trưởng dương. Đạt kết quả cao và hoàn thành kế hoạch đề ra. Điều đó được thể hiện thông qua bảng tổng kết kết quả công tác huy động vốn sau: Bảng 2.1: Hoạt động huy động vốn của OceanBank Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2011 2012 2013 Tổng vốn huy động Tỷ đồng 50,427 57,378 59,398 58,790 Tốc độ tăng trưởng so với năm trước % 13.78% 3.5% 5.2% Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh OceanBank giai đoạn 2010-2013 Từ bảng số liệu trên. có thể thấy kết thúc giai đoạn 2010 - 2013. tổng huy động đã tăng từ 50,427 tỷ đồng vào năm 2010 đến 58,790 tỷ đồng (tăng 16.58%). Năm 2011, tổng vốn huy động tăng mạnh do tình hình kinh tế khó khăn. hoạt động đầu tư mang nhiều rủi ro; tiền nhàn rỗi không được tiếp tục tái đầu tư nên buộc phải lựa chọn phương án gửi tại ngân hàng dù lãi suất tiền gửi đã giảm. Tới giai đoạn 2012-2013. nền kinh tế dần phục hồi. hoạt động đầu tư và kinh doanh dần đi vào ổn định nên việc huy động tiền gửi năm 2013 đã giảm so với năm 2012 nhưng giảm không đáng kể. Có được nguồn vốn huy động lớn như vậy là nhờ việc áp dụng nhiều hình thức khuyến khích khách hàng gửi tiền vào ngân hàng như tiết kiệm dự thưởng. gửi tiết kiệm với lãi suất ưu đãi. Thêm đó là những dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt. mang đến sự thoải mái và tin cậy cho khách hàng khi gửi tiền. 2.1.1.1. Huy động vốn theo khách hàng Đối với các thị trường huy động vốn của OceanBank ta có thể thấy được: Tại thị trường 1, nguồn vốn huy động được của Ngân hàng phần lớn là từ dân cư và các tổ chức kinh tế (TCKT). Lượng tiền gửi từ các TCKT thường lớn nhưng tính ổn định SV: Mai Nguyễn Ngọc Hùng 9 Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 52C Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS Hoàng Thị Thu Hà không cao và thời gian gửi thường ngắn. Một số hợp đồng tiền gửi lãi suất cao còn chiếm tỷ trọng lớn. Nguồn vốn này dễ dàng bị suy giảm mạnh khi các TCKT rút tiền để phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Trái ngược với nguồn tiền này, nguồn vốn huy động từ dân cư tuy không nhiều song vẫn tăng đều mang lại sự ổn định trong công tác huy động vốn của ngân hàng. Nguyên nhân là do trong thời gian qua, nền kinh tế trong nước cũng như trên thế giới không ổn định các hoạt động đầu tư và kinh doanh trong hộ dân cư không mang lại hiệu quả, rủi ro cao buộc người dân phải tìm giải pháp gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi. Dù lãi suất không cao. Còn ở thị trường 2 (thị trường liên ngân hàng), Ngân hàng vẫn chú trọng việc huy động vốn từ thị trường này. Song việc huy động chỉ ở mức độ cầm chừng nhất định. Điều đó được thể hiện dưới bảng sau: Bảng 2.2 Huy động vốn của OceanBank theo khách hàng Đơn vị : Tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Tổng vốn huy động 50,427 100 57,378 100 59,398 100 58,790 100 Huy động từ thị trường 1 35,254 69.91 38,590 67.26 43,240 72.80 45,540 77.46 - Huy động dân cư 3,105 8.81 6,921 17.93 10,906 25.22 14,532 31.91 - Huy động TCKT 32,149 91.19 31,669 82.07 32,334 74.78 31,008 69.09 Huy động từ thị trường 2 15,173 30.09 18,788 32.74 16,158 27.20 13,250 22.53 Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh OceanBank giai đoạn 2010-2013 Dựa vào bảng trên ta có thể thấy được: Huy động vốn từ thị trường 1 vẫn là nguồn huy động chính của ngân hàng. Mặc dù tổng vốn huy động trong giai đoạn 2010-2013 tăng giảm không đều song nguồn vốn huy động từ thị trường 1 lại không hề giảm, tăng đều trong các năm ( từ 35,254 tỷ đồng năm 2010 lên tới 45,540 tỷ đồng năm 2013, tăng 29.17%). Trong đó, việc huy động vốn từ dân cư trong thị trường 1 tăng từ 3,105 tỷ đồng năm 2010 (chiếm 8.81% vốn huy động từ thị trường 1) lên 14,532 tỷ đồng năm 2013 (chiếm 31.91% vốn huy động từ thì trường 1); Đối với vốn huy động từ các TCKT, không có sự thay đổi nhiều về lượng vốn, song tỷ trọng của nó trong thị trường 1 lại giảm vô cùng mạnh. Cụ thể: Huy động từ TCKT chiếm 91.19% năm 2010 xuống chỉ còn 69.09% năm 2013. Từ đó, ta có thể thấy được hiệu quả của SV: Mai Nguyễn Ngọc Hùng 10 Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 52C [...]... 19 Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 52C Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS Hoàng Thị Thu Hà ngày 30/12/1993 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam • Căn cứ Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam V/v ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng; • Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Đại Dương kỳ họp lần thứ V •... Tư 52C Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS Hoàng Thị Thu Hà CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI NGÂN HÀNG TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1 Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Đại Dương trong thời gian tới 3.1.1 Định hướng phát triển chung Chiến lược của OceanBank giai đoạn 2011 – 2015 tầm nhìn 2020 là: - Trở thành một ngân hàng được... chính xác và đầy đủ Do thông tin chủ yếu là từ khách hàng cung cấp, các nguồn thông tin rất khó trong SV: Mai Nguyễn Ngọc Hùng 30 Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 52C Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS Hoàng Thị Thu Hà việc tìm kiếm, xác thực, một phần là vì mất nhiều thời gian, chi phí SV: Mai Nguyễn Ngọc Hùng 31 Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 52C Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS Hoàng Thị Thu Hà  Về chất lượng đội ngũ... 2.3.2 Quy trình thẩm định các dự án vay vốn tại ngân hàng Quy trình thẩm định các dự án vay vốn tại OceanBank thỏa mãn các bước của sơ sơ đồ dưới đây SV: Mai Nguyễn Ngọc Hùng 20 Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 52C Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS Hoàng Thị Thu Hà Sơ đồ 2.1 Quy trình thẩm định và cho vay tại OceanBank Bước 1: Phòng khách hàng nhận hồ sơ từ phía khách hàng Sau đó chuyển hồ sơ đó cho bộ phận quản... dùng một phần cho hoạt động đầu tư phát triển và có thể gia tăng theo sự phát triển của hệ thống ngân hàng SV: Mai Nguyễn Ngọc Hùng 15 Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 52C Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS Hoàng Thị Thu Hà Bảng 2.7: Nguồn vốn Đầu tư phát triển tại Ngân hàng giai đoạn 2010 – 2013 (Đơn vị: tỷ đồng) Năm Tổng vốn đầu tư 2010 7,920 2011 9,507 2012 9,241 2013 9,562 - Vốn chủ sở hữu 4,087 4,644 4,485... vay vốn đầu tư trung và dài hạn tại OceanBank giai đoạn 2010 - 2013 Đơn vị: tỷ đồng 2010 Chỉ tiêu Tổng số dự án được thẩm định Số dự án 2011 Số tiền 254 SV: Mai Nguyễn Ngọc Hùng 6,889 Số dự án 412 Số tiền 14,769 28 2012 Số dự án 235 Số tiền 6,916 2013 Số dự án 210 Số tiền 5,658 Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 52C Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS Hoàng Thị Thu Hà Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh OceanBank... xấu luôn . 52C Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS Hoàng Thị Thu Hà CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI DƯƠNG 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Đại Dương (Ocean Bank) Ngân hàng. giúp đỡ em hoàn thành bản báo cáo này! Báo cáo thực tập tổng hợp của em được cấu trúc thành 3 chương: Chương I: Tổng quan về Ngân Hàng TMCP Đại Dương. Chương II: Thực trạng thực trạng hoạt động đầu. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS Hoàng Thị Thu Hà MỤC LỤC Trang SV: Mai Nguyễn Ngọc Hùng Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 52C Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS Hoàng Thị Thu

Ngày đăng: 27/01/2015, 15:46

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Đại Dương (Ocean Bank)

  • 1.2. Cơ cấu tổ chức của OceanBank.

    • 1.2.1. Sơ đồ tổ chức của OceanBank

    • 1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các khối; phòng ban

    • 1.3. Khái quát các hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng TMCP Đại Dương.

    • 2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của OceanBank giai đoạn 2010 – 2013

      • 2.1.1. Công tác huy động vốn

      • 2.1.2. Hoạt động tín dụng

      • 2.1.3 Các hoạt động khác

      • 2.1.2 Kết quả kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Đại Dương giai đoạn 2010 – 2013.

      • 2.2. Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển tại Ngân hàng TMCP Đại Dương giai đoạn 2010 – 2013.

        • 2.2.1. Nguồn vốn cho đầu tư phát triển

        • 2.2.2 Đầu tư Tài sản cố định

        • 2.2.3 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực

        • 2.2.4. Đầu tư phát triển mạng lưới giao dịch

        • 2.2.5. Đầu tư phát triển sản phẩm dịch vụ

        • 2.2.6 Đầu tư cho hoạt động Marketing

        • 2.3 Thực trạng công tác thẩm định dự án vay vốn tại ngân hàng TMCP Đại Dương giai đoạn 2010 – 2013.

          • 2.3.1 Mục đích và căn cứ thẩm định:

          • 2.3.2 Quy trình thẩm định các dự án vay vốn tại ngân hàng

          • 2.3.3. Phương pháp thẩm định

          • 2.3.4. Nội dung thẩm định

          • 2.4 Đánh giá hoạt động đầu tư phát triển và quản lý hoạt động đầu tư phát triển tại ngân hàng TMCP Đại Dương.

            • 2.4.1 Kết quả đạt được

            • 2.4.2 Các hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan