đánh giá hiện trạng kỹ thuật và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển bền vững nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei boone, 1931) tại huyện hoằng hóa tỉnh thanh hóa

55 768 2
đánh giá hiện trạng kỹ thuật và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển bền vững nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei boone, 1931) tại huyện hoằng hóa tỉnh thanh hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CAM ĐOAN Những nội dung trong luận văn là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo, T.S. Nguyễn Văn Minh. Mọi tham khảo dùng trong luận văn được trích dẫn rõ ràng và chưa được công bố. Mọi sao chép không hợp lệ tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả Đinh Xuân Ánh LỜI CẢM ƠN Sau hai năm học tập và nghiên cứu, luận văn tốt nghiệp cao học đã được hoàn thành. Có được bản luận văn này, tác giả xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn và sâu sắc tới Trường Đại học Nha Trang, khoa Sau Đại học, Viện nghiên cứu Hải sản Hải Phòng và các thầy cô giáo Trường Đại học Nha Trang đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt kiến thức khoa học chuyên ngành nuôi trồng thủy sản cho bản thân tác giả trong hai năm qua. Đặc biệt tác giả bày tỏ sự tri ân tới thầy giáo–TS. Nguyễn Văn Minh đã tận tụy trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng kỹ thuật và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển bền vững nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) tại huyện Hoằng Hóa tỉnh Thanh Hóa”. Xin chân thành cảm ơn các cơ quan đơn vị: UBND huyện Hoằng Hóa, Phòng NN&PTNT, Phòng Tài nguyên môi trường, UBND 2 xã Hoằng Phụ, Hoằng Yến và bà con nuôi tôm đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tác giả thu thập số liệu cũng như những tài liệu liên qua tới đề tài tốt nghiệp. Xin cảm ơn và ghi nhận công sức đóng góp của các đồng nghiệp đơn vị nơi tác giả công tác, đặc biệt là sự quan tâm động viên khuyến khích từ phía gia đình, người thân cũng như sự cảm thông sâu sắc trong quá trình học tập và nghiên cứu của tác giả. Một lần nữa tác giả xin chân thành cảm ơn các đơn vị liên quan và cá nhân hết lòng quan tâm tới sự nghiệp đào tạo đội ngũ ngành nuôi trồng thủy sản. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp, phê bình của quý thầy cô, các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp để tác giả thành công trên bước đường học tập và công tác. Xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AHPNS Acute hepatopancreatic necrosis Syndrome GAP Good Aquaculture Practices IMNV Infectious myonecrosis Virus KHKT Khoa học kỹ thuật NTTS Nuôi trồng thủy sản NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn FAO Food and Agriculture Organization of the United Nations QĐ Quyết định QCCT Quảng canh cải tiến UBND Ủy ban nhân dân TP Thành phố TC Thâm canh TNMT Tài nguyên môi trường TSV Taura Syndrome Virus WSSV White Spot Syndrome Virus. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang DANH MỤC CÁC HÌNH trang ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Thanh Hóa là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, cách Hà Nội 150 km về phía Nam, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.560 km. Vùng ven biển Thanh Hóa có 110.665 ha, chiếm 9.95% diện tích toàn tỉnh, địa hình tương đối bằng phẳng. Chạy dọc theo bờ biển là các cửa sông và vùng đất cát ven biển có độ cao trung bình 3-6m, có bãi tắm Sầm Sơn nổi tiếng, có những vùng đất đai rộng lớn thuận lợi cho việc phát triển các khu công nghiệp, dịch vụ kinh tế biển. Thanh Hóa nằm trong vùng nhiệt đới khí hậu gió mùa, có 4 mùa rõ rệt, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.600-2.300 mm, mỗi năm có khoảng 90-120 ngày mưa, độ ẩm khoảng 85%. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 24 o C, chế độ nhật triều, biên độ thủy triều dao động từ 1-3 m. Toàn tỉnh có 102 km bờ biển, 7 cửa lạch trong đó có 5 cửa lạch chính và 2 cửa lạch nhỏ tạo cho Thanh Hóa hàng chục ngàn ha bãi bồi, mặt nước có khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản. Hoằng Hóa là một huyện ven biển nằm ở phía đông của tỉnh Thanh Hóa với 12 km bờ biển và 2 cửa lạch ăn sâu vào đất liền (Lạch Hới và Lạch Trường), nối liền lạch Hới và lạch Trường là dòng sông Cung đã tạo cho Hoằng Hóa hơn 2.000 ha mặt nước lợ, trong đó gần 2.000 ha có thể sử dụng cho nuôi trồng thủy sản nước lợ. Là huyện có nghề nuôi trồng thủy sản lâu đời và có phong trào nuôi trồng thủy sản mạnh của tỉnh Thanh Hóa, Hoằng Hóa đã đóng góp một phần không nhỏ sản lượng NTTS cho chế biến xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Sản lượng NTTS của huyện ngày càng tăng năm sau luôn cao hơn năm trước, theo thống kê của Phòng NN & PTNT từ năm 2001 đến năm 2011 sản lượng thủy sản tăng đều hàng năm từ 3,7- 5,2%/năm. Tuy nhiên trong những năm gần đây nghề nuôi trồng thủy sản nói chung và nghề nuôi tôm sú nói riêng đã gặp nhiều rủi ro do dịch bệnh gây ra (bệnh đỏ thân đốm trắng, bệnh đầu vàng, do ô nhiễm môi trường ) dẫn đến năng suất, sản lượng nuôi giảm, nhiều hộ nuôi trồng thua lỗ gây tâm lý hoang mang đến bộ phận nhân dân làm nghề nuôi tôm. Trước tình hình đó UBND huyện đã chỉ đạo công tác nuôi trồng thủy sản nuôi theo hướng đa đối tượng nuôi, đa canh, đa thời vụ đảm bảo nghề nuôi trồng phát triển bền vững và giảm thiểu rủi ro cho người nuôi tôm. Thực hiện sự chỉ đạo của UBND huyện, một số diện tích nuôi tôm sú(Panaeus monodon) năng suất thấp đã được khuyến khích chuyển sang mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng(Panaeus vannamei) cho năng suất cao. Với diện 1 tích 1,5 ha nuôi thử nghiệm năm 2009 đã tăng lên 20 ha vào năm 2012. Để nghề nuôi tôm thẻ chân trắng từng bước được mở rộng về diện tích và nâng cao năng suất, sản lượng thì việc đánh giá tổng quan về hiện trạng kỹ thuật để có chính sách phát triển và quy hoạch vùng nuôi một cách hợp lý nhằm đưa nghề nuôi trồng thủy sản của huyện Hoằng Hóa phát triển theo hướng bền vững tương xứng với tiềm năng lợi thế của vùng là việc làm cần thiết. Xuất phát từ thực trạng đó em chọn đề tài:“Đánh giá hiện trạng kỹ thuật và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển bền vững nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) tại huyện Hoằng Hóa tỉnh Thanh Hóa”. 2. Mục tiêu đề tài - Đánh giá hiện trạng kinh tế - xã hội, hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Hoằng Hóa – Thanh Hóa. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nghề nuôi tôm thẻ chân trắng nhằm đề xuất các giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi đối tượng này tại huyện Hoằng Hóa. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Đề tài thực hiện sẽ cung cấp thông tin có hệ thống về hiện trạng kỹ thuật nghề nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Hoằng Hóa. Thông qua việc phân tích hiện trạng, đánh giá những thuận lợi, khó khăn nhằm đưa ra những giải pháp về kỹ thuật và quản lý phù hợp để phát triển bền vững nghề nuôi tôm thẻ chân trắng, nâng cao kết quả sản xuất giảm thiểu rủi ro trong nghề nuôi tôm. 2 CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới Tôm thẻ chân trắng được nuôi vào khoảng thập niên 80 của thế kỷ trước. Đến năm 1992, chúng đã được nuôi phổ biến trên thế giới, nhưng chủ yếu tập trung ở các nước Nam Mỹ. Khi đó nhiều nước Châu Á đã tìm cách hạn chế phát triển tôm thẻ chân trắng do sợ lây bệnh cho tôm sú. Cho đến năm 2003 thì các nước châu Á bắt đầu nuôi đối tượng này và sản lượng tôm thẻ chân trắng trên thế giới đạt khoảng 1 triệu tấn, từ đó sản lượng tôm liên tục tăng nhanh qua các năm, đến năm 2010 sản lượng tôm đạt khoảng 2,7 triệu tấn[33]. Các nước nuôi tôm thẻ chân trắng chủ yếu trên thế giới gồm Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Brazil, Ecuador, Mexico, Venezuela, Honduras, Guatemala, Nicaragua, Belize, Việt Nam, Malaysia, Peru, Colombia, Costa Rica, Panama, El Salvador, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Philippines, Campuchia, Suriname, Saint Kitts, Jamaica, Cuba, Cộng hòa Dominica, Bahamas[28]. Trong đó Trung Quốc có sản lượng cao nhất thế giới đạt khoảng 1,3 triệu tấn vào năm 2012 [31]. Trên thế giới, sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng đứng thứ hai sau tôm sú, nhưng ở châu Mỹ sản lượng tôm thẻ chân trắng đứng hàng đầu, đạt 86.000 tấn(năm 1990); 132.000 tấn(năm 1992); 191.000 tấn(năm 1998), gần 200.000 tấn vào năm 1999 [33]. Sản lượng tôm thẻ chân trắng tăng liên tục qua các năm, đến năm 2010 sản lượng tôm thẻ chân trắng đạt 2,7 triệu tấn[28], năm 2012 sản lượng tôm thẻ chân trắng đạt khoảng 4 triệu tấn[36] và dự kiến tăng lên 6 triệu tấn vào năm 2015[31]. Việc khoanh vùng nuôi tôm thẻ chân trắng khép kín và sự phát triển của đàn tôm giống chọn lọc và thuần hóa đã đưa tôm thẻ chân trắng trở thành đối tượng quan tâm lớn của ngành nuôi tôm thời kỳ hiện nay. Trên phạm vi toàn cầu, đối tượng tôm thẻ chân trắng chiếm 70% sản lượng tôm trên thế giới. Ở châu Á, trong giai đoạn 2001- 2006 tôm sú chỉ duy trì ở một sản lượng nhất định thì tôm thẻ chân trắng đã nhảy vọt từ 200 nghìn tấn (năm 1999) lên 1,5-1,6 triệu tấn(năm 2006) và đạt 1,8 triệu tấn vào năm 2009 [30]. Đặc biệt việc gia tăng nhanh sản lượng tôm chân trắng là do các nước đã sản xuất được tôm bố mẹ sạch bệnh và áp dụng các biện pháp khoa học, công nghệ nâng cao năng suất, sản lượng tôm nuôi. Ở Thái Lan trong năm 2004 sản lượng tôm thẻ chân trắng đạt 300.000 tấn, chiếm tỷ lệ cao trong sản xuất tôm biển với sản lượng xấp xỉ 80%. Khảo sát tại Thái Lan cho 3 thấy, nước này đã chuyển sang nuôi tôm chân trắng thế hệ thứ 7 sạch bệnh. Người nuôi tôm ở Thái Lan đã nuôi thành công tôm thẻ chân trắng cỡ lớn (vượt tôm sú) có ưu thế vượt trội về năng suất (đạt 25-30 tấn/ha/vụ), lợi nhuận thu được gấp 2-3 lần so với tôm sú. Sản lượng tôm nuôi của Thái Lan năm 2008 đạt 533.000 tấn (gồm 160.000 tấn tôm sú và 373.000 tấn tôm thẻ chân trắng)[29]. Còn tại Philippines, Bộ Nông nghiệp nước này cũng đã dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu và nuôi tôm thẻ chân trắng ở nước này sau những nghiên cứu kỹ lưỡng việc nuôi tôm thẻ chân trắng hiệu quả cao, lại không đe dọa môi trường, góp phần đa dạng sinh học, đa dạng các loài tôm nuôi tại địa phương. Tôm thẻ chân trắng được thế giới công nhận là một trong ba loài tôm he có ưu điểm, có thể nuôi theo hình thức là thâm canh và siêu thâm canh. Dự kiến sản lượng tôm thẻ chân trắng đạt sản lượng khoảng 6 triệu tấn vào năm 2015[31]. 1.2. Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam Trong những năm gần đây nuôi trồng thủy sản Việt Nam có bước phát triển vượt bậc cả về diện tích, sản lượng và giá trị kinh tế. Thể hiện rõ trong tốc độ phát triển này là kim ngạch xuất khẩu thủy sản liên tục tăng. Năm 2004 kim ngạch thủy sản xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD, đến năm 2006 đạt 2,6 tỷ USD và trong năm 2007, sản lượng thủy sản cả nước đạt 3,9 triệu tấn, trong đó khai thác đạt 1,95 triệu tấn, nuôi trồng thủy sản đạt 1,95 triệu tấn, với kim ngạch xuất khẩu đạt 3,75 tỷ USD[1]. Xuất khẩu thuỷ sản tăng trưởng liên tục với tốc độ từ 8-10%/năm kể từ năm 1995. Năm 2011 kim ngạch đạt mức ấn tượng với hơn 6,11 tỉ USD, tăng 21,5% so với cùng kỳ năm trước. Điều này đã đưa Việt Nam thành một trong 10 quốc gia xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới[20].Trong đó tôm thẻ chân trắng gần đây đã góp phần quan trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Tôm thẻ chân trắng được đưa vào Việt Nam năm 2001 và được nuôi thử nghiệm tại 3 công ty: Công ty Duyên Hải (Bạc Liêu), Công ty Việt Mỹ (Quảng Ninh) và công ty Asia Hawaii (Phú Yên)[31]. Vào thời điểm đó nước ta hạn chế phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng vì sợ lây bệnh cho tôm sú. Đến năm 2006, Bộ thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) ban hành công văn số: 475/TS-NTTS về việc phát triển nuôi tôm chân trắng tại các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình Thuận, nhưng vẫn chưa cho phép nuôi đối tượng này tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đầu năm 2008, thị trường thế giới có xu hướng tiêu thụ mạnh mặt hàng tôm thẻ chân trắng của Thái Lan, Trung Quốc…và sản phẩm tôm sú nuôi của Việt Nam bị cạnh tranh mạnh, hiệu 4 [...]... Litopenaeus Loài : Litopenaeus vannamei Boone, 1931 Tôm thẻ chân trắng có tên tiếng Anh là Whiteleg shrimp 2.2 Nội dung nghiên cứu Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu: Đánh giá hiện trạng kỹ thuật và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển bền vững nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) tại huyện Hoằng Hóa tỉnh Thanh Hóa Điều tra hiện trạng kinh tế - xã hội Tình... phương Tiềm năng phát triển nghề nuôi tôm Điều tra hiện trạng kỹ thuật Công tác quản lý kỹ thuật và nguồn nhân lực Hệ thống công trình Hình thức nuôi 2.3 Phương pháp điều tra thu thập số liệu Đề xuất giải pháp 2.3.1 Chọn địa điểm nghiên cứu Giải pháp ngắn hạn Giải pháp dài hạn 21 Mùa vụ nuôi Kỹ thuật thả giống, quản lý, chăm sóc, phòng trị bệnh Hai xã có diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng được chọn làm... dụng nuôi trồng thủy sản đến năm 2015 Hiện nay có 1.425,3 ha đã đưa vào nuôi chiếm 64,5% diện tích có khả năng nuôi trồng thủy sản toàn huyện Vụ nuôi tôm xuân hè năm 2009, tại xã Hoằng Phụ đã đưa vào nuôi thử nghiệm 1,5 ha tôm thẻ chân trắng trên cát và cho kết quả khả quan, năng suất đạt được 4,5 tấn/ha Từ kết quả đó diện tích đưa vào nuôi tôm thẻ chân trắng được tăng đều qua mỗi năm, diện tích nuôi tôm. .. tôm thẻ chân trắng Nghề nuôi tôm thẻ chân trắng là một nghề mới, mức thu nhập từ nghề nuôi này rất cao nhưng tiềm ẩn rủi ro Trước khi chuyển sang nuôi chuyên canh tôm thẻ chân trắng, đa phần họ là những người nuôi trồng thủy sản tổng hợp Các thành viên trong gia đình phải thay nhau làm các nghề để tăng thu nhập Qua kết quả điều tra ở các đầm nuôi, số lao động tham gia nuôi tôm chủ yếu là nam giới và. .. tôm thẻ chân trắng công nghiệp trên vùng triều được phát triển mở rộng và lên 20 ha vào năm 2013 Sự phát triển chậm chạp của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng chưa tương xứng với tiềm năng diện tích của vùng, nó chỉ chiếm 1,4% diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện, nguyên nhân đầu tư cho nghề nuôi tôm thẻ quá cao trong khi đa phần nông dân còn nghèo và sự vào cuộc của chính quyền để thúc đẩy nghề nuôi tôm. .. thải Đối với khu nuôi tôm công nghiệp Hoằng Phụ đã thành lập được Hợp tác xã nuôi trồng thủy sản, có hệ thống mương cấp và thoát riêng biệt Tuy nhiên, do các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng trong cùng khu với nuôi tôm sú nên các hộ đang phải dùng chung và lẫn lộn với nhau Những hộ nuôi tôm sú chủ yếu nuôi theo hình thức bán thâm canh và xen canh tôm cua trong khi đó các nuôi tôm thẻ chân trắng nuôi theo hình... với tôm thẻ chân trắng nhưng sản lượng lại ít hơn 10.000 tấn Giá trị xuất khẩu mặt hàng tôm trong 11 tháng của năm là 2,5 tỉ đô la Mỹ, tăng 33% so với cùng kỳ, trong đó, kim ngạch xuất khẩu tôm thẻ chân trắng đạt hơn 1,2 tỉ đô la Mỹ, tôm sú là hơn 1,1 tỉ đô la Mỹ, còn lại là các mặt hàng tôm khác Dự kiến đến năm 2015 sản lượng tôm thẻ chân trắng đạt khoảng 449.500 tấn[31] Hiện nay tôm thẻ chân trắng. .. 86 Hoằng Ngọc 190 Hoằng Đông 178 Hoằng Phụ 30 260 Hoằng Yến 20 376 Hoằng Hà 105 Hoằng Đạt 58 Hoằng Đạo 85 Hoằng Thắng 15,5 Hoằng Xuyên 10 Hoằng Phúc 13,5 Hoằng Đức 9 Hoằng Đại 8 13 Hoằng Trường 10 10 20 Tổng cộng (ha) 922 940 278 70 2.210 (Nguồn: Báo cáo định hướng nuôi trồng thủy sản UBND huyện Hoằng Hóa, 2010) 1.6.6.4 Sản lượng nuôi trồng thủy sản của huyện Hoằng Hóa Diện tích nuôi trồng thủy sản. .. tra nguồn gốc tôm giống của 2 xã Hoằng Phụ và Hoằng Yến thì có đến 80% số hộ thả nguồn giống của Công ty thủy sản Việt Mỹ-Bình Thuận, chỉ có 20% số hộ thả giống của Công ty CP Việt Nam Chính vì vậy, việc sản xuất giống tôm thẻ chân trắng tại chỗ cung cấp cho các hộ nuôi là yêu cầu cần thiết Để giải quyết vấn đề này cần phải nâng cao năng lực cho các trại sản xuất giống tôm thẻ chân trắng Tôm giống vận... nuôi tôm tập trung xã Hoằng Phong, các dự án sản xuất tôm giống, dự án liên kết 4 nhà Các dự án làm đường giao thông, hệ thống điện lưới phục vụ nuôi tôm công nghiệp Tổng số vốn đầu tư cho nuôi trồng thủy sản ven biển huyện Hoằng Hóa từ 2002 đến 2011 là 39.004.900.000 đồng Nguồn vốn này quá ít so với tiềm năng đầu tư phát triển của vùng 3.2 Hiện trạng kỹ thuật nghề nuôi tôm thẻ chân trắng 3.2.1 Hệ thống . xuất và phát triển bền vững nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) tại huyện Hoằng Hóa tỉnh Thanh Hóa . 2. Mục tiêu đề tài - Đánh giá hiện trạng kinh tế - xã hội, hiện. hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Hoằng Hóa – Thanh Hóa. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nghề nuôi tôm thẻ chân trắng nhằm đề xuất các giải. pháp nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển bền vững nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) tại huyện Hoằng Hóa tỉnh Thanh Hóa . Xin chân thành cảm ơn các cơ quan đơn

Ngày đăng: 27/01/2015, 14:08

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan