Luận văn thạc sĩ lời nói trong báo phát thanh việt nam hiện nay

270 1.2K 11
Luận văn thạc sĩ lời nói trong báo phát thanh việt nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phát thanh là loại hình báo chí sử dụng ngôn ngữ âm thanh tổng hợp, bao gồm lời nói, tiếng động, âm nhạc, tác động trực tiếp vào thính giác của đối tượng tiếp nhận. Trong ba thành tố của ngôn ngữ phát thanh, lời nói đóng vai trò then chốt. Lời nói cung cấp thông tin, chuyên chở tư tưởng, khơi dậy cảm xúc, là cầu nối hữu hiệu giữa đài phát thanh và công chúng thính giả. Cũng như lời nói tự nhiên của con người, lời nói báo phát thanh được tạo thành từ ba yếu tố:từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm (mà đứng ở bình diện báo phát thanh, có thể gọi đại ý là ngôn từ vàcách đọc, nói trên sóng). Ba yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ, bình đẳng trong việc giúp lời nói thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền. Chúng đồng thời cũng là phương tiện cơ bản nhất để nhà báo sáng tạo tác phẩm. Bằng cách đan dệt ngôn từ thành câu, thành bài, bằng khả năng sử dụng giọng đọc, giọng nói truyền cảm, nhà báo phát thanh có thể vẽ lên trong tâm trí thính giả một thế giới hiện thực vô cùng sống động, phong phú, có thể đưa người nghe đến bất cứ nơi đâu, gặp gỡ bất kỳ ai... Sự khác biệt giữa cây bút phát thanh tài năng và cây bút bình thường có thể nằm ở cách dùng từ, đặt câu. Sự khác biệt giữa một giọng đọc tài năng và giọng đọc trung bình có thể nằm ở khả năng vận dụng các yếu tố tốc độ, cao độ, cường độ, trường độ, nhịp độ, âm sắc... Chính thế, mỗi nhà báo phát thanh cần nắm vững cách thức sử dụng từ vựng, ngữ pháp, nắm vững các thủ pháp đọc, nói trên sóng. Để giúp nhà báo thực hiện được điều đó, cần có những khảo sát, đánh giá thực tiễn một cách cụ thể, chính xác, từ đó, có những luận giải mang tính khoa học về cách thức nhà báo sử dụng lời nói phát thanh của những người làm công tác nghiên cứu. Trên phương diện lý thuyết, từ trước tới nay, ở Việt Nam, hầu như chưa có công trình nghiên cứu nào thật sự hoàn chỉnh về lời nói báo phát thanh. Vì vậy, những câu hỏi tưởng không mới, như: Nhà báo phát thanh Việt Nam hiện nay đang sử dụng lời nói như thế nào? Có vấn đề gì đang đặt ra từ thực trạng đó? Nhà báo nên sử dụng từ vựng phát thanh ra sao? Nên đặt câu như thế nào? Nên vận dụng các yếu tố tốc độ, cao độ, cường độ, trường độ... theo cách thức gì để có thể đọc, nói một cách truyền cảm, hấp dẫn trên sóng? đến nay vẫn chưa có lời giải đáp thỏa đáng. Điều này dẫn đến tình trạng, nhiều nhà báo còn chủ yếu viết, đọc, nói theo kinh nghiệm cá nhân. Có những cách viết, cách đọc, nói đúng, hấp dẫn. Nhưng cũng không ít trường hợp viết sai, đọc, nói vô hồn, vô cảm vẫn không bị phát hiện, không chỉnh sửa, thành ra, lâu dần, trở thành thói quen không tốt, ảnh hưởng đến hiệu quả thông tin. Hơn nữa, nó còn làm phương hại đến sự trong sáng, giàu đẹp của ngôn ngữ tiếng Việt.

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phát thanh là loại hình báo chí sử dụng ngôn ngữ âm thanh tổng hợp, bao gồm lời nói, tiếng động, âm nhạc, tác động trực tiếp vào thính giác của đối tượng tiếp nhận. Trong ba thành tố của ngôn ngữ phát thanh, lời nói đóng vai trò then chốt. Lời nói cung cấp thông tin, chuyên chở tư tưởng, khơi dậy cảm xúc, là cầu nối hữu hiệu giữa đài phát thanh và công chúng thính giả. Cũng như lời nói tự nhiên của con người, lời nói báo phát thanh được tạo thành từ ba yếu tố:từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm (mà đứng ở bình diện báo phát thanh, có thể gọi đại ý là ngôn từ vàcách đọc, nói trên sóng). Ba yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ, bình đẳng trong việc giúp lời nói thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền. Chúng đồng thời cũng là phương tiện cơ bản nhất để nhà báo sáng tạo tác phẩm. Bằng cách đan dệt ngôn từ thành câu, thành bài, bằng khả năng sử dụng giọng đọc, giọng nói truyền cảm, nhà báo phát thanh có thể vẽ lên trong tâm trí thính giả một thế giới hiện thực vô cùng sống động, phong phú, có thể đưa người nghe đến bất cứ nơi đâu, gặp gỡ bất kỳ ai Sự khác biệt giữa cây bút phát thanh tài năng và cây bút bình thường có thể nằm ở cách dùng từ, đặt câu. Sự khác biệt giữa một giọng đọc tài năng và giọng đọc trung bình có thể nằm ở khả năng vận dụng các yếu tố tốc độ, cao độ, cường độ, trường độ, nhịp độ, âm sắc Chính thế, mỗi nhà báo phát thanh cần nắm vững cách thức sử dụng từ vựng, ngữ pháp, nắm vững các thủ pháp đọc, nói trên sóng. Để giúp nhà báo thực hiện được điều đó, cần có những khảo sát, đánh giá thực tiễn một cách cụ thể, chính xác, từ đó, có những luận giải mang tính khoa học về cách thức nhà báo sử dụng lời nói phát thanh của những người làm công tác nghiên cứu. Trên phương diện lý thuyết, từ trước tới nay, ở Việt Nam, hầu như chưa có công trình nghiên cứu nào thật sự hoàn chỉnh về lời nói báo phát thanh. Vì vậy, những câu hỏi tưởng không mới, như: Nhà báo phát thanh Việt Nam hiện nay đang sử dụng lời nói như thế nào? Có vấn đề gì đang đặt ra từ thực trạng đó? Nhà báo nên sử dụng từ vựng phát thanh ra sao? Nên đặt câu như thế nào? Nên vận dụng các yếu tố tốc độ, cao độ, cường độ, trường độ theo cách thức gì để có thể đọc, nói một cách truyền cảm, hấp dẫn trên sóng? đến nay vẫn chưa có lời giải đáp thỏa đáng. Điều này dẫn đến tình trạng, nhiều nhà báo còn chủ yếu viết, đọc, nói theo kinh nghiệm cá nhân. Có những cách viết, cách đọc, nói đúng, hấp dẫn. Nhưng cũng không ít trường hợp viết sai, đọc, nói vô hồn, vô cảm vẫn không bị phát hiện, không chỉnh sửa, thành ra, lâu dần, trở thành thói quen không tốt, ảnh hưởng đến hiệu quả thông tin. Hơn nữa, nó còn làm phương hại đến sự trong sáng, giàu đẹp của ngôn ngữ tiếng Việt. Sự hạn chế trong sáng tạo ngôn từ và nghệ thuật đọc, nói trên sóng là một trong những rào cản lớn nhất đối với sự tiếp nhận của thính giả. Trước tình hình đó, việc khảo sát, phân tích, đánh giá một cách toàn diện thực trạng sử dụng lời nói tiếng Việt trên Đài phát thanh Việt Nam hiện nay - mà đại diện tiêu biểu nhất là Đài TNVN, từ đó, nêu ra những vấn đề còn tồn tại, đề xuất hướng giải quyết nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả lời nói phát thanh là một việc làm cần thiết. Đó là lý do để chúng tôi lựa chọn đề tài: “Lời nói trong báo phát thanh Việt Nam hiện nay” (Khảo sát các chương trình trên hệ VOV1, VOV2, VOVGT - Đài TNVN từ tháng 6/2008-6/2010) làm đề tài cho luận án Tiến sĩ chuyên ngành báo chí học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận án là đánh giá một cách toàn diện về cách thức sử dụng ngôn từ và cách đọc, nói của nhà báo phát thanh Việt Nam hiện nay. Từ đó, phát hiện những vấn đề đang đặt ra trong sử dụng, sáng tạo lời nói phát thanh, thảo luận hướng giải quyết những vấn đề đó nhằm giúp lời nói phát thanh đạt được hiệu quả giao tiếp tốt nhất. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đến mục đích nêu trên, luận án phải thực hiện những nhiệm vụ sau: - Làm sáng tỏ một số vấn đề lý thuyết liên quan đến lời nói và lời nói báo phát thanh trong thời điểm hiện nay. - Khảo sát, phân tích, đánh giá cách thức sử dụng lời nói báo phát thanh ở Đài TNVN trên hai phương diện: phương diện sử dụng ngôn từ và phương diện đọc, nói trên sóng. - Nêu lên những vấn đề đang đặt ra đối với việc sử dụng lời nói trong báo phát thanh Việt Nam hiện nay và hướng giải quyết những vấn đề đó. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu của luận án là lời nói trong báo phát thanh Việt Nam hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Trong thực tế, lời nói được thể hiện trên báo phát thanh bao gồm lời nói của phát thanh viên; lời nói của nhà báo; lời nói của cộng tác viên; lời nói của công chúng. Những lời nói của các đối tượng kể trên được thể hiện cả trong phát thanh qua Radio, phát thanh trên mạng Internetvà phát thanh có hình, nhưng nếu nghiên cứu về tất cả các dạng lời nói ở tất cả các phương thức sản xuất chương trình phát thanh hiện có ở nước ta thì sẽ rất rộng và phức tạp. Vì vậy, trong luận án này, chúng tôi chỉ nghiên cứu riêng về lời nói tiếng Việt của nhà báo phát thanh, được thể hiện trong các chương trình phát thanh qua radio – một dạng phát thanh phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay – đang được sử dụng ở các hệ VOV1, VOV2, VOVGT của Đài TNVN, từ tháng 6/2008 đến tháng 6/2010. 4. Giả thuyết nghiên cứu của luận án Hiện nay, trên Đài TNVN, nhà báo đang áp dụng những cách thức sáng tạo lời nói rất đa dạng, phong phú. Ở một chừng mực nhất định, hệ thống lời nói trong các chương trình phát thanh đã đáp ứng yêu cầu đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp. Tuy nhiên, do hạn chế nhất định về kiến thức ngôn ngữ và trình độ, năng lực chuyên môn của một bộ phận nhà báo, nên vẫn còn không ít tác phẩm vướng lỗi diễn đạt, lỗi thể hiện trên sóng. Thực trạng đó đang đặt ra những câu hỏi lớn cần giải quyết là: - Nên dùng từ trong phát thanh như thế nào? - Nên sử dụng câu phát thanh ra sao? - Nên xem phương thức thể hiện nào là chủ đạo trong các phương thức thể hiện trên sóng:đọc, đọc kết hợp với nói và nói?; hoặc nên kết hợp các phương thức này như thế nào? - Nên vận dụng các yếu tố thuộc ngữ điệu lời nói như tốc độ, cao độ, cường độ, trường độ, nhịp độ, âm sắc như thế nào để có thể đọc, nói truyền cảm? - Nên khai thác các phương tiện ngữ âm khác như: chất giọng, cách kết hợp giọng, cách ngừng lời, cách phát âm… trong các chương trình ra sao để đảm bảo lời nói đạt được hiệu quả cao nhất? 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu đề tài này là Chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về vai trò, chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc hoạt động của báo chí cách mạng. Đây chính là nền tảng phương pháp luận để tác giả dựa vào đó, đưa ra các luận điểm, kết luận về vai trò của lời nói báo phát thanh cũng như những nguyên tắc sử dụng lời nói của nhà báo phát thanh Việt Nam hiện nay. Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu đề tài này là lý luận báo chí và báo chí phát thanh; của Luật báo chí và những quy định về đạo đức nhà báo Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cũng kế thừa một số quan điểm lý thuyết về ngôn ngữ học nói chung và ngôn ngữ báo chí, ngôn ngữ báo phát thanh nói riêng. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: -Phương pháp nghiên cứu tư liệu: nghiên cứu một số sách, báo, tài liệu về ngôn ngữ học, ngôn ngữ báo chí, báo phát thanh, ngôn ngữ báo phát thanh để tìm kiếm những kiến thức lý thuyết phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài. Ngoài ra, chúng tôi đọc văn bản tác phẩm để lấy thêm các cứ liệu cần thiết cho việc phân tích cách thức sử dụng lời nói trong báo phát thanh. -Phương pháp phân tích, tổng hợp: Tổng số chương trình được chúng tôi chọn khảo sát là 60 chương trình, trong đó, mỗi chương trình có thể được khảo sát ở nhiều số phát sóng khác nhau ở thời điểm từ tháng 6/2008 đến 6/2010. Trong số các chương trình phát sóng được chọn khảo sát, chúng tôi lựa chọn 100.000 từ ở 12 thể loại và phi thể loại khác nhau để khảo sát về tỉ lệ sử dụng các lớp từ; lựa chọn 10.000 câu ở 39 chương trình khác nhau để khảo sát tỉ lệ sử dụng các yếu tố thuộc về câu; chọn 480 tin, bài ở 48 chương trình để nhận xét cách vận dụng ngữ điệu đọc, nói trên sóng; chọn 165.138 âm tiết để khảo sát tốc độ đọc, nói… Trên cơ sở các nguồn tư liệu đã có, chúng tôi phân tích, đánh giá cách thức sử dụng các yếu tố từ vựng, ngữ pháp, cách đọc, nói của nhà báo phát thanh, từ đó, đi đến những kết luận mang tính khoa học. -Phương pháp thống kê: Thống kê các lớp từ, thống kê số lượng câu, số lượng giọng nói, thống kê các dạng câu, tốc độ, trường độ các tiếng trong câu Sau đó, các số liệu này được xử lý bằng phần mềm xử lý thông tin định lượng SPSS nên kết quả thu về cụ thể, chính xác. -Phương pháp quan sát, miêu tả các hiện tượng ngữ âm: Quan sát trực tiếp cách phát âm của các nhà báo phát thanh để đưa ra một số nhận xét về cách đọc, cách nói của họ trên sóng. Ngoài ra, chúng tôi còn quan sát gián tiếp qua phương tiện kỹ thuật. Từ những chương trình phát thanh được phát sóng ở Đài TNVN trong vòng 2 năm, lời nói của nhà báo được ghi lại bằng phần mềm Cool Edit, dưới dạng các file Wave, sau đó được phân tích theo các thông số âm học như cao độ, cường độ, trường độ, tốc độ. Kết quả này được lấy làm dẫn chứng cho việc phân tích, đánh giá các phương tiện ngữ âm của lời nói. -Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn trực tiếp một số nhà báo, nhà quản lý ở Đài TNVN để tìm hiểu cách thức sáng tạo, sử dụng lời nói của họ. - Phương pháp điều tra ý kiến của nhà báo và thính giả bằng phiếu hỏi: Luận án sử dụng 40 phiếu thăm dò ý kiến các PTV, PV, BTV để biết ý kiến của họ về cách đọc, nói của các nhà báo Đài TNVN. Ngoài ra, chúng tôi phát 600 phiếu tham khảo ý kiến thính giả ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam để thu nhận những đánh giá cũng như nhu cầu của thính giả về lời nói trong báo phát thanh Việt Nam hiện nay. Trong phương pháp này, chúng tôi tiến hành lấy kết quả bằng cách sử dụng phần mềm xử lý thông tin định lượng SPSS. 6. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án Là luận án đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện về các khía cạnh của lời nói báo phát thanh, luận án có một số đóng góp mới như sau: Thứ nhất, luận án làm sáng tỏ những vấn đề mang tính lý luận về lời nói trong báo phát thanh Việt Nam hiện nay, như: Lời nói trong báo phát thanh hiện nay gồm những thành tố nào? Mối quan hệ giữa các thành tố đó ra sao? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến phương thức sáng tạo lời nói của nhà báo phát thanh hiện nay? Người làm phát thanh phải khai thác lời nói theo những yêu cầu gì để đảm bảo lời nói đạt được hiệu quả cao nhất? Công chúng hiện đại có nhu cầu và khả năng tiếp nhận lời nói báo phát thanh hiện nay như thế nào? Thứ hai, luận án trả lời được những câu hỏi về cách sử dụng từ vựng phát thanh, như: Từ vựng phát thanh được tạo nên bởi những lớp từ nào? Đặc điểm sử dụng các lớp từ đó của nhà báo phát thanh là gì? Trong các lớp từ của từ vựng phát thanh - lớp từ KN, lớp từ thuộc PCV, lớp từ THVPC, lớp từ được ĐDVPC - lớp từ nào được sử dụng phổ biến, lớp từ nào ít được sử dụng, lớp từ nào phù hợp và lớp từ nào chưa thực sự phù hợp với lời nói phát thanh? Từ thực tế khảo sát, luận án đề xuất cách thức sử dụng từ vựng phù hợp cho lời nói phát thanh. Thứ ba, luận án trả lời các câu hỏi về cách sử dụng câu cú của nhà báo phát thanh hiện nay như: Có những kiểu dạng câu nào được sử dụng trong lời nói phát thanh? Kiểu dạng câu nào phổ biến, kiểu dạng câu nào không phổ biến? Kiểu dạng câu nào phát huy được hiệu quả thông tin và kiểu dạng câu nào còn hạn chế, bất cập? Từ thực tế đó, luận án đề xuất cách thức khắc phục cách sử dụng câu chưa hợp lý. Thứ tư, về phương diện đọc, nói trên sóng, luận án làm sáng tỏ những khía cạnh như: Có bao nhiêu phương thức thể hiện lời nói trên sóng? Đặc điểm của mỗi phương thức thể hiện này là gì? Nhà báo phát thanh đang vận dụng các yếu tố ngữ điệu và các phương tiện ngữ âm khác như thế nào? Cũng trên cơ sở khảo sát, luận án nêu những vấn đề đang đặt ra trong việc đọc, nói và thảo luận về hướng giải quyết chúng. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 7.1. Ý nghĩa lý luận: Nếu được thực hiện thành công, luận án sẽ góp phần làm phong phú thêm kiến thức lý thuyết về phương thức sáng tạo ngôn từ và phương thức đọc, nói trên sóng phát thanh. Những kết quả của luận án còn là cơ sở cho các đề tài nghiên cứu tiếp theo về ngôn ngữ phát thanh, ví dụ: lời nói phát thanh cho đồng bào các dân tộc thiểu số; lời nói trên đài phát thanh địa phương; tiếng động, âm nhạc trên báo phát thanh; sử dụng ngôn ngữ phát thanh cho vùng nông thôn Việt Nam; lời nói của công chúng trong báo phát thanh 7.2. Ý nghĩa thực tiễn: Về mặt thực tiễn, luận án hy vọng sẽ là tài liệu tham khảo cho đội ngũ PV, BTV, PTV, người dẫn chương trình, các nhà quản lý ở các Đài phát thanh, giúp họ sáng tạo lời nói đạt chất lượng, hiệu quả cao hơn. Những vấn đề mà luận án nghiên cứu cũng như những kết quả thu được có thể còn giúp nhà báo truyền hình, những người làm công việc thuyết trình miệng có thêm kinh nghiệm nói năng, giao tiếp với công chúng. Ngoài ra, qua việc nghiên cứu cách sử dụng tiếng Việt, cách nói năng, giao tiếp trên phát thanh, cách rèn luyện phát âm , luận án còn có thể góp phần vào việc giữ gìn và phát triển sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt. Luận án còn có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy, học tập báo phát thanh ở bậc Đại học và sau Đại học. 8. Kết cấu Luận án Ngoài Mở đầu, Tổng quan nghiên cứu của đề tài, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Danh mục các công trình của tác giả có liên quan đến đề tài và Phụ lục, các nội dung chủ yếu của luận án được thể hiện trong 4 chương, 11 tiết, 200 trang. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Cho đến nay, chưa có tài liệu nào trực tiếp nghiên cứu về các vấn đề của lời nói báo phát thanh. Vì vậy, để có cơ sở xây dựng hệ thống lý thuyết về lời nói báo phát thanh, chúng tôi thấy cần thiết phải tiếp cận những kiến thức về ngôn ngữ học, ngôn ngữ báo chí và ngôn ngữ báo phát thanh. 1. Tài liệu về ngôn ngữ học Về vấn đề ngôn ngữ và lời nói cũng như mối quan hệ giữa ngôn ngữ và lời nói, các thành tố của lời nói… đã được các nhà ngôn ngữ học trong và ngoài nước bàn đến rất nhiều. F.de Saussure với những bài giảng của mình trong cuốn Giáo trình ngôn ngữ học đại cương[118] được giới ngôn ngữ học trên toàn thế giới công nhận là người đầu tiên đưa ra quan niệm mang tính khoa học về ngôn ngữ, lời nói và mối quan hệ giữa chúng. Ông cho rằng, ngôn ngữ và lời nói là hai sự vật hoàn toàn tách biệt nhau, nhưng lại có mối quan hệ khăng khít và giả định lẫn nhau. Trong luận án, chúng tôi lấy quan điểm của ông làm điểm tựa khi đề cập đến những vấn đề này. Cuốn Các bình diện của từ và từ tiếng Việt của Đỗ Hữu Châu [26] đã cung cấp cho chúng tôi những kiến thức cơ bản về từ - ở bình diện chức năng, bình diện ngữ nghĩa, ở phương thức cấu tạo từ, ở đặc điểm ngữ pháp của từ, ở các kiểu từ tiếng Việt và ranh giới từ trong tiếng Việt Giá trị tham khảo lớn nhất mà chúng tôi tiếp nhận được từ cuốn sách là phần nội dung về các kiểu từ tiếng Việt, trong đó, ông đưa ra các tiêu chí phân biệt từ ghép và cụm từ, từ ghép và ngữ cố định, từ phức lâm thời và dạng lời nói của từ tiếng Việt. Cũng về từ vựng, nhưng tác giả Nguyễn Tài Cẩn trong cuốn Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại [25] lại chuyên sâu về từ loại danh từ - một từ loại quan trọng nhất của tiếng Việt hiện đại. Cuốn sách giúp chúng tôi mở rộng tầm hiểu biết về các vấn đề: đặc điểm của từ loại danh từ, sự khác nhau giữa danh từ với các từ loại khác, khả năng kết hợp giữa danh từ với những từ loại khác, mối quan hệ giữa danh từ làm trung tâm và các từ phụ với nó, danh ngữ và đặc điểm cấu tạo của danh ngữ, các loại danh từ và cách sử dụng chúng, cách sử dụng những từ có ý nghĩa ngữ pháp để làm từ phụ cho danh từ và hiệu quả diễn đạt khi sử dụng chúng Cuốn Dẫn luận ngôn ngữ học của các tác giả Nguyễn Thiện Giáp (Chủ biên), Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết [64] bàn sâu về các lớp từ vựng. Tác giả khẳng định: từ vựng của ngôn ngữ nào đó bao gồm nhiều lớp hạng khác nhau. Theo tiêu chí phạm vi sử dụng, có lớp từ vựng toàn dân và từ vựng hạn chế về mặt xã hội và lãnh thổ; theo tiêu chí về vai trò của các từ trong quá trình giao tiếp, có từ vựng tích cực và từ vựng tiêu cực; theo tiêu chí về nguồn gốc của các từ, có từ bản ngữ và từ ngoại lai. Tác giả cũng đã trình bày một cách khái quát về đặc điểm của các lớp từ nói trên. Cũng có liên quan ít nhiều đến các vấn đề thuộc về các lớp từ vựng, trong cuốn Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt [141], khi trình bày về Phong cách KN tự nhiên tiếng Việt, tác giả Cù Đình Tú cũng đã chỉ ra: đặc điểm nổi bật trong sử dụng từ ngữ của phong cách KN tự nhiên là thiên về dùng những từ ngữ mang tính cụ thể giàu hình ảnh và sắc thái biểu cảm, là những thán từ, trợ từ, quán ngữ, những từ chứa đựng những sắc thái nghĩa mới hoặc từ địa phương, từ thô tục, từ nói tắt… Ngoài ra, khi trình bày về Phong cách ngôn ngữ gọt giũa tiếng Việt, tác giả cho rằng, đặc điểm sử dụng các phương tiện từ ngữ của phong cách gọt giũa là sử dụng lớp từ thuật ngữ khoa học, từ ngữ hành chính, từ ngữ chính trị, từ ngữ gọt giũa nói chung. Đặc biệt, trong khi trình bày về Phong cách ngôn ngữ văn chương, tác giả cho rằng, trong phong cách này, dung nạp toàn bộ các lớp từ vựng có trong phong cách KN và phong cách gọt giũa.Ngoài ra, còn có lớp từ khác, đó là lớp từ được tạo ra từ “chệch chuẩn mực”, tạo nên phong cách tác giả. Cuốn Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt [29], các tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến dành 25 trang để nói về Các lớp từ trong từ vựng. Theo đó, đứng ở tiêu chí về nguồn gốc, có lớp từ gốc Hán, từ ngữ gốc Ấn Âu; nếu phân lớp từ theo phạm vi sử dụng, có từ ngữ theo giới hạn phạm vi lãnh thổ, theo tầng lớp xã hội người; nếu theo tiêu chí giá trị tích cực và tiêu cực của từ ngữ, có lớp từ tích cực và lớp từ tiêu cực; nếu phân lớp từ ngữ theo phong cách chức năng, có lớp từ KN, lớp từ thuộc PCV và lớp từ ngữ THVPC. Các tác giả cũng đã đưa ra một số đặc điểm cơ bản của từng lớp từ. Tuy nhiên, vì các tác giả trình bày về nhiều lớp từ, nên mỗi lớp từ chỉ được đề cập ở cấp độ rất khái quát. Như vậy, từ ba cuốn Dẫn luận ngôn ngữ học, Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, chúng tôi đã có cơ sở để phân chia các lớp từ vựng phát thanh cũng như nhận diện được chính xác các đặc điểm của mỗi lớp từ vựng phát thanh. Ở bình diện ngữ pháp, tác giả Nguyễn Tài Cẩn trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt [25] đã trình bày có hệ thống hàng loạt vấn đề then chốt của ngữ pháp tiếng Việt, trong đó có việc trình bày cụ thể những vấn đề như: các loại tiếng, đặc trưng cơ bản của tiếng; từ ghép, từ đơn, tổ hợp từ, các dạng lâm thời của từ ghép; từ ghép nghĩa, từ láy âm, từ ngẫu hợp; các kiểu đoản ngữ, thành tố của đoản ngữ, danh ngữ, động ngữ… Những kiến thức này cũng là cơ sở giúp chúng tôi có thể phân định rõ ràng và đánh giá chính xác về các yếu tố ngữ pháp của lời nói phát thanh. Về vấn đề ngữ âm của ngôn ngữ học, cuốn Ngữ âm tiếng Việt của Đoàn Thiện Thuật [136] đã đưa ra khái niệm về Âm tiết và Các đặc trưng ngữ âm. Theo đó, âm tiết là đơn vị phát âm nhỏ nhất, là một khúc đoạn của lời nói có khả năng mang thanh điệu trọng âm và ngữ điệu. Liên quan đến vấn đề ngữ âm, ông trình bày về cấu tạo âm thanh trong hoạt động nói năng của con người, các đặc trưng thanh tính và âm sắc, đặc trưng cấu âm của các nguyên âm và phụ âm, trường độ của ngữ âm. Ở Chương 3, ông phân tích những nét khu biệt của thanh điệu, đồng thời khẳng định, 6 thanh điệu tiếng Việt có liên quan chặt chẽ đến âm vực cao, thấp của lời nói, chẳng hạn: âm vực cao là những thanh không dấu, hỏi, sắc; âm vực thấp là thanh huyền, ngã, nặng. Khi bàn về âm sắc trong tiếng Việt, ông đi đến kết luận: Hệ thống nguyên âm tiếng Việt có ba loại âm sắc: loại bổng, loại trầm vừa, loại trầm, và có bốn bậc âm lượng của các nguyên âm là: bậc cực lớn, bậc lớn vừa, bậc nhỏ vừa, bậc nhỏ. Cũng về vấn đề ngữ âm học, trong Phong cách học Tiếng Việt [88], tác giả Đinh Trọng Lạc đưa ra quan niệm về ngữ điệu: ngữ điệu là tập hợp của các yếu tố âm thanh: cao độ, trường độ, nhịp điệu, trọng âm, âm lượng, âm sắc Ông cũng khẳng định, ngữ điệu có vai trò quan trọng trong việc biểu đạt tình cảm, ý nghĩ và tâm trạng của lời nói. Muốn nói tốt, không chỉ phải biết suy nghĩ tốt, phát âm rõ mà còn phải kết hợp với ngữ điệu để người nghe có thể hiểu ngay, hiểu hết ý tác giả. Cuốn Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt [29], tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến cũng nêu khái niệm về ngữ điệu và 3 chức năng cơ bản của ngữ điệu, như: chức năng nối liền các bộ phận của lời nói lại với nhau, làm cho lời nói trở nên liền mạch; chức năng biểu hiện tính chất của các loại câu; chức năng biểu hiện những sắc thái cảm xúc đa dạng của lời nói. Tập trung bàn về các yếu tố ngữ điệu tiếng Việt, tác giả Đỗ Tiến Thắng trong cuốn Ngữ điệu tiếng Việt sơ khảo [130] cho rằng, ngữ điệu tiếng Việt bao gồm 4 yếu tố: cao độ, cường độ, trường độ, nhịp độ. Ông miêu tả, phân tích cụ thể từng loại ngữ điệu khác nhau: ngữ điệu cấu tạo, ngữ điệu mục đích, ngữ điệu tình thái, ngữ điệu hàm ý, ngữ điệu hành vi và ngữ điệu hội thoại. Trong mỗi kiểu ngữ điệu này, tác giả lại đi sâu vào phân tích ngữ điệu cho từng kiểu câu, chẳng hạn, câu trần thuật, câu hỏi và câu cầu khiến. Ngoài ra, trong sách, tác giả còn khảo sát vai trò của ngữ điệu trong các chức năng quan trọng nhất như: chức năng tạo câu, chức năng biểu cảm, chức năng lô gích và chức năng dụng học. Đây có thể xem là công trình nghiên cứu hoàn chỉnh đầu tiên ở Việt Nam về phương diện ngữ điệu tiếng Việt. Công trình nghiên cứu này cũng chính là “điểm tựa” quan trọng để chúng tôi mạnh dạn khảo sát các yếu tố ngữ điệu của lời nói phát thanh. Cuốn Phương pháp đọc diễn cảm do Hoàng Tuấn, Kim Lân dịch [142] đã dành 1 trang cho Ngữ điệu của lời nói. Theo đó, ngữ điệu là hệ thống âm thanh của câu nói chung, bao gồm: độ vang to, âm sắc, độ dài, chỗ nghỉ hơi, chỗ ngắt câu Ngoài những tài liệu nêu trên, chúng tôi còn tiếp cận với các tài liệu: Lỗi từ vựng và cách khắc phục của PGS. Hồ Lê, TS. Trần Thị Ngọc Lang, Tô Đình Nghĩa [90]; Phân tích diễn ngôn của các tác giả An Brown - George Yule [19], Tiếng Việt thực hành của tác giả Hoàng Anh (chủ biên), Phạm Văn Thấu [5]; Tiếng Việt thực hành của tác giả Bùi Minh Toàn, Lê A, Đỗ Việt Hùng [138];Tiếng Việt hiện đại của tác giả Nguyễn Văn Thành [129]; Ngữ pháp tiếng Việt của tác giả Diệp Quang Ban [12]; Những vấn đề ngôn ngữ học của nhiều tác giả, trong Kỉ yếu Hội nghị Khoa học 2005 của Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội [106]; Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt của nhiều tác giả [101]… hay một số bài viết về các vấn đề của ngôn ngữ và lời nói đăng trên tạp chí Ngôn ngữ (Viện ngôn ngữ học) từ 1995 đến nay (các tài liệu có trong Tài liệu tham khảo). 2. Tài liệu về ngôn ngữ báo chí Cho đến nay, những tài liệu chuyên về ngôn ngữ báo chí chưa nhiều, vì vậy, khi nghiên cứu vấn đề này, chúng tôi còn tiếp cận với những cuốn sách viết về tác phẩm báo chí hoặc vềnhững vấn đề chung của báo chí. Đó chẳng hạn là các cuốn: Nghệ thuật thông tin của Line Ross [117]; Cẩm nang MediaNet của Thomson Foundation, Bristish council [155]; Hướng dẫn cách viết báo của Jean Luc, Martin Lagardette [92]; Tường thuật và viết tin, sổ tay những điều cơ bản của Peter Eng, Jeff Hodson [61]; Bước vào nghề báocủa Leonard Ray Teel, Ron Taylor [128]; Cách viết một bài báo của Arnold Hoffmann, Karel Storkan [78]; Nghệ thuật phỏng vấn các nhà lãnh đạo của Samy Cohen [30]; Kỹ năng phỏng vấn dành cho các nhà báo của Sally Adams, Wynford Hicks [1]; Hướng dẫn cách biên tập của Michel Voriol [146] v.v. Trong mỗi cuốn sách, các tác giả dành từ vài trang đến hơn chục trang để nêu cách thức sử dụng từ ngữ. Chẳng hạn: dùng từ phải ngắn gọn, một ý duy nhất trong một câu, chính xác, đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, phong phú, hấp dẫn; về cú pháp, dùng những câu ngắn, một thông tin một câu, dùng cấu trúc đơn giản, dùng thì hiện tại, dùng cách nói thông dụng hàng ngày… Ở một bình diện khác, bình diện nghệ thuật diễn ngôn, Dale Carnegie trong cuốn Nghệ thuật nói trước công chúng [23] dù không bàn trực tiếp đến cách nói cho phát thanh hay truyền hình, nhưng tác giả cũng nhấn mạnh, muốn thu hút được người nghe, người nói cần thường xuyên thay đổi âm lượng của giọng, tốc độ, cường độ lời nói, và không quên dừng lại một chút trước và sau những ý quan trọng. Cũng bàn về nghệ thuật diễn thuyết, trong cuốn 10 bí quyết thành công của những diễn giả, MC tài năng nhất thế giới [63], Carmine Gallo nhấn mạnh: vấn đề không phải là giọng nói, mà là cách nói. Vì vậy, người nói cần chú ý đến kỹ thuật trình bày. Chẳng hạn, cần tạo giọng điệu riêng, điều chỉnh tốc độ; dừng để tạo ấn tượng; nhấn mạnh những từ khóa, phát âm rõ ràng. Ở Việt Nam, đề tài về ngôn ngữ báo chí nói chung, hoặc ngôn ngữ báo in, ngôn ngữ báo truyền hình, ngôn ngữ trong các thể loại cụ thể đã được các nhà nghiên cứu báo chí ít nhiều đề cập. Chẳng hạn: Cuốn Ngôn ngữ báo chí của tác giả Vũ Quang Hào [68], chúng tôi quan tâm đến những quan điểm về chuẩn mực ngôn ngữ báo chí và chệch chuẩn trong ngôn ngữ báo chí. Khi bàn về chức năng của phong cách chính luận, phong cách ngôn ngữ khoa học, phong cách ngôn ngữ hành chính, tác giả cũng trình bày đặc điểm sử dụng từ ngữ, ngữ pháp và cách diễn đạt cho từng phong cách cụ thể. Chẳng hạn, trong phong cách chính luận, tác giả cho rằng, đặc điểm nổi bật nhất là sự có mặt của lớp từ ngữ chính trị; trong một số văn bản chính luận, người ta có thể sử dụng những đơn vị từ vựng khẩu ngữ mang sắc thái biểu cảm, sử dụng thành ngữ, tục ngữ, ngạn ngữ. Bằng việc trình bày ngôn ngữ tên riêng trên báo chí; ngôn ngữ của thuật ngữ khoa học, danh pháp khoa học, ký hiệu khoa học, chữ tắt và số liệu trên báo chí; ngôn ngữ thông tin phi văn tự và ngôn ngữ ma- két của báo chí…, tác giả đã phân tích mặt hạn chế của nhà báo trong sử dụng các loại ngôn ngữ nêu trên, đồng thời, đưa ra khuyến nghị về cách sử dụng chúng. Đây cũng là những gợi ý bổ ích cho chúng tôi khi tìm hiểu về cách sử dụng ngôn từ trong lời nói phát thanh. Trong bài báo Một thảo luận về song giọng hay đa giọng trong phát thanh hiện đại [67], tác giả Vũ Quang Hào đã bước đầu thảo luận về ưu và nhược điểm của việc sử dụng song giọng hay đa giọng trong phát thanh hiện đại. Tác giả Nguyễn Tri Niên trong cuốn Ngôn ngữ báo chí [107] cho rằng, ngôn ngữ báo chí có đặc điểm: ngôn ngữ sự kiện, ngôn ngữ định lượng, ngôn ngữ của độ không xác định. Đồng thời, ông cũng phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa ngôn ngữ báo viết, ngôn ngữ báo phát thanh và ngôn ngữ báo truyền hình. Cuốn Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí [4] của TS. Hoàng Anh tập trung bàn về:đặc điểm của ngôn ngữ báo chí; sự kết hợp khuôn mẫu và biểu cảm trong ngôn ngữ báo chí; cách thức tạo giá trị biểu cảm trong ngôn ngữ báo chí; sự khác biệt giữa ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ báo chí; ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ tác giả…Về giải pháp để tăng tính biểu cảm trong ngôn ngữ báo chí, tác giả đã đề xuất sử dụng ngôn ngữ hội thoại; dùng từ vay mượn từ tiếng nước ngoài; dùng thuật ngữ; dùng từ địa phương; sử dụng chất liệu văn học; sử dụng thành ngữ, tục ngữ, danh ngôn; chơi chữ; dùng ẩn dụ, lỗi nói dựa, trích dẫn… Cũng tác giả Hoàng Anh, trong cuốn Những kỹ năng về sử dụng ngôn ngữ trong truyền thông đại chúng [8], cũng nêu những vấn đề đáng quan tâm về ngôn ngữ của người dẫn chương trình trò chơi trên truyền hình, cách sử dụng từ viết tắt, sử dụng số liệu trong ngôn ngữ báo chí. Tác giả Nguyễn Đức Dân trong Ngôn ngữ báo chí, những vấn đề cơ bản [35] xác định đặc điểm ngôn ngữ báo chí là tính chính xác, tính ngắn gọn, tính hấp dẫn. Đáng chú ý, ông khẳng định, phong cách [...]... về lời nói báo phát thanh Do đó, chương 1 cần làm sáng tỏ các vấn đề: - Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và lời nói - Mối quan hệ giữa lời nói trong báo phát thanh và ngôn ngữ báo phát thanh - Các thành tố của lời nói báo phát thanh và mối quan hệ giữa các thành tố đó - Những yếu tố ảnh hưởng đến phương thức sáng tạo lời nói của nhà báo phát thanh hiện nay - Yêu cầu đối với lời nói báo phát thanh hiện nay 1.1... phát thanh Quốc gia 1.2.3.2 Mối quan hệ giữa lời nói của nhà báo và ngôn ngữ báo phát thanh hiện nay Theo Bảng 1.2, có thể kết luận, trong phát thanh hiện nay, giữa 3 thành tố: lời nói, tiếng động, âm nhạc, lời nói – mà cụ thể là lời nói của nhà báo, vẫn là thành tố chủ đạo nhất, quan trọng nhất trong ngôn ngữ báo phát thanh Có thể vẽ mô hình để thấy mối quan hệ giữa lời nói - tiếng động- âm nhạc trong. .. cách nói hoặcđọc kết hợp với nói gần gũi, thân mật 1.3.3 Yêu cầu đối với lời nói trong báo phát thanh hiện nay 1.3.3.1 Những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến phương thức sáng tạo lời nói của nhà báo phát thanh hiện nay - Sự ra đời của các chương trình phát thanh hiện đại Ở Việt Nam, từ năm 1993, nhờ Dự án SIDA của Thụy Điển và các khóa tư vấn, tập huấn kỹ năng làm phát thanh trực tiếp, nhiều đài phát thanh. .. PHÁT THANH VIỆT NAM HIỆN NAY Nghiên cứu về lời nói trong báo phát thanh là một vấn đề còn khá mới mẻ và phức tạp Bởi vì, nó không chỉ liên quan đến kiến thức báo phát thanh, mà còn liên quan chặt chẽ tới những vấn đề thuộc địa hạt ngôn ngữ học Vì vậy, để khảo sát, phân tích được thực trạng sử dụng lời nói trong báo phát thanh Việt Nam hiện nay, đòi hỏi phải xác lập được hệ thống lý thuyết đúng đắn về lời. .. của ngôn ngữ phát thanh Thực tế cho thấy, lời nói của nhà báo- dù đứng một mình, không kèm tiếng động hay âm nhạc, vẫn thể hiện được tương đối đầy đủ những phẩm chất của ngôn ngữ phát thanh Trong những trường hợp đó, ngôn ngữ phát thanh và lời nói được coi là một 1.2.4 Các thành tố của lời nói báo phát thanh và mối quan hệ Cũng như cấu tạo của lời nói nói chung, cấu tạo của lời nói phát thanh gồm 3... Đài TNVN cũng chính là những vấn đề đang đặt ra đối với nhiều đài phát thanh địa phương ở Việt Nam hiện nay 1.3.2 Chủ thế của lời nói trong báo phát thanh hiện nay 1.3.2.1 Về các dạng chủ thể lời nói Trong báo phát thanh hiện đại, chủ thể lời nói rất đa dạng, bao gồm PV, BTV, PTV, cộng tác viên, khách mời và các nhân chứng Cụ thể: - Lời nói của phóng viên, biên tập viên PV là những người làm công tác... nói của nhà báo phát thanh Những kiến thức tham khảo từ các nhà nghiên cứu, những tìm tòi của bản thân sẽ là cơ sở cần thiết để chúng tôi đề xuất hệ thống lý thuyết về lời nói báo phát thanh, từ đó, đánh giá được thực trạng sử dụng lời nói, đề ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực sử dụng lời nói của nhà báo phát thanh Việt Nam hiện đại Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LỜI NÓI TRONG BÁO PHÁT... 26/10/2008) Chỉ vài câu nói giản dị trong sắc giọng cảm thông, chia sẻ, lời nói đã lắng sâu vào trái tim người nghe, đánh thức trách nhiệm và tinh thần tương thân tương ái 1.2.2 Quan niệm về lời nói trong báo phát thanh hiện nay Để hiểu rõ thế nào là lời nói báo phát thanh, cần thiết phải xác định một cách hiểu về ngôn ngữ báo báo phát thanh Theo quan điểm của chúng tôi, ngôn ngữ báo phát thanh là sự kết hợp... dạng âm thanh của những đối tượng tham gia vào hoạt động trao đổi thông tin trên sóng đài phát thanh với tư cách là cơ quan báo chí Trong luận án, chúng tôi tiếp cận nghiên cứu lời nói của nhà báo phát thanh, bởi đây là dạng lời nói chính yếu nhất trong các dạng lời nói trên sóng Do vậy, có thể hiểu, lời nói của nhà báo phát thanh là sản phẩm ngôn ngữ tồn tại dưới dạng âm thanh của nhà báo, được phát. .. thì hiện tại và thể chủ động; hãy viết rõ tất cả các từ, các con số, các chữ cái viết tắt để thuận cho người đọc … [46] và [97] Điều đó có nghĩa là, muốn có lời nói hay, nhà báo phải quan tâm đúng mức đến cả cách dùng từ, đặt câu, đến cách đọc, nói trên sóng 1.3 NHỮNG VẤN ĐỀ THỰC TIỄN VỀ LỜI NÓI TRONG BÁO PHÁT THANH VIỆT NAM HIỆN NAY 1.3.1 Sơ lược về diện mạo của báo phát thanh Việt Nam hiện nay Ở Việt . của luận án Đối tượng nghiên cứu của luận án là lời nói trong báo phát thanh Việt Nam hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Trong thực tế, lời nói được thể hiện trên báo phát thanh bao gồm lời nói. của lời nói báo phát thanh cũng như những nguyên tắc sử dụng lời nói của nhà báo phát thanh Việt Nam hiện nay. Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu đề tài này là lý luận báo chí và báo chí phát thanh; . nhất, luận án làm sáng tỏ những vấn đề mang tính lý luận về lời nói trong báo phát thanh Việt Nam hiện nay, như: Lời nói trong báo phát thanh hiện nay gồm những thành tố nào? Mối quan hệ giữa các

Ngày đăng: 26/01/2015, 16:15

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chương 1

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan