tiểu luận môn phân tích tài chính lập báo cáo tài chính và phân tích

48 1.8K 13
tiểu luận môn phân tích tài chính lập báo cáo tài chính và phân tích

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC Danh sách nhóm 6 • Nguyễn Quang Hưởng • Lê Thị Thanh Huyền • Trần Thị Ánh Thơ 1 Chương 2: Lập báo cáo tài chính và Phân tích I. QUY ĐỊNH VỀ LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH Các nội dung cần báo cáo tài chính trong doanh nghiệp • Tài sản. • Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. • Doanh thu, thu nhập khác, chi phí kinh doanh và chi phí khác. • Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh. • Thuế và các khoản nộp Nhà nước. • Tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế toán. • Các luồng tiền. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn phải cung cấp đầy đủ các thông tin khác trong “Bản thuyết minh báo cáo tài chính” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các báo cáo tài chính tổng hợp và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày báo cáo tài chính. 1. Trách nhiệm lập và trình bày báo cáo tài chính của doanh nghiệp Tất cả các doanh nghiệp thuộc các ngành, các thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày báo cáo tài chính năm. Các công ty, Tổng công ty có các đơn vị kế toán trực thuộc, ngoài việc phải lập báo cáo tài chính năm của công ty, Tổng công ty còn phải lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm dựa trên báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán trực thuộc công ty, Tổng công ty. Đối với doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán còn phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ. Các doanh nghiệp khác nếu tự nguyện lập báo cáo tài chính giữa niên độ thì được lựa chọn dạng đầy đủ hoặc tóm lược. Đối với Tổng công ty nhà nước và doanh nghiệp nhà nước có các đơn vị kế toán trực thuộc còn phải lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ. Công ty mẹ và tập đoàn phải lập báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ và báo cáo tài chính hợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm theo quy định tại Nghị định số 2 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ. Ngoài ra còn phải lập báo cáo tài chính hợp nhất sau khi hợp nhất kinh doanh theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 11 “Hợp nhất kinh doanh” 2. Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính Các kế toán viên khi lập báo cáo tài chính đều phải tuân thủ theo một nguyên tắc nhất đinh và cách trình bày hợp lý. Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính: Thứ nhất là các báo cáo tài chính phải trình bày trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp; Thứ hai là các báo cáo tài chính phải phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện không chỉ đơn thuần phản ánh hình thức hợp pháp của chúng; Thứ ba là các báo cáo tài chính phải trình bày khách quan, không thiên vị; Thứ tư là các báo cáo tài chính phải tuân thủ nguyên tắc thận trọng; Thứ năm là các báo cáo tài chính phải trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu. Việc lập báo cáo tài chính phải căn cứ vào số liệu sau khi khoá sổ kế toán. Báo cáo tài chính phải được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán. Báo cáo tài chính phải được người lập, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán ký, đóng dấu của đơn vị. Việc thuyết minh báo cáo tài chính phải căn cứ vào yêu cầu trình bày thông tin quy định trong các chuẩn mực kế toán. Các thông tin trọng yếu phải được giải trình để giúp người đọc hiểu đúng thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21 – “Trình bày báo cáo tài chính”. Cơ sở dồn tích Các giao dịch, các sự kiện và mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi nhận vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của kỳ kế toán liên quan tại thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực thu, thực chi tiền hoặc tương đương tiền. Báo cáo tài chính được lập trên cơ sở dồn tích phải phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai. 3 Hoạt động liên tục Khi lập và trình bày báo cáo tài chính, Giám đốc (hoặc người đứng đầu) doanh nghiệp cần phải đánh giá về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, trừ khi doanh nghiệp có ý định cũng như buộc phải ngừng hoạt động, hoặc phải thu hẹp đáng kể qui mô hoạt động của mình. Khi đánh giá, nếu Giám đốc (hoặc người đứng đầu) doanh nghiệp biết được có những điều không chắc chắn liên quan đến các sự kiện hoặc các điều kiện có thể gây ra sự nghi ngờ lớn về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp thì những điều không chắc chắn đó cần được nêu rõ. Nếu báo cáo tài chính không được lập trên cơ sở hoạt động liên tục, thì sự kiện này cần được nêu rõ, cùng với cơ sở dùng để lập báo cáo tài chính và lý do khiến cho doanh nghiệp không được coi là đang hoạt động liên tục. Để đánh giá khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp, Giám đốc (hoặc người đứng đầu) doanh nghiệp cần phải xem xét đến mọi thông tin có thể dự đoán được tối thiểu trong vòng 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán. Nhất quán Việc trình bày và phân loại các khoản mục trong báo cáo tài chính phải nhất quán từ niên độ này sang niên độ khác, trừ khi: a) Có sự thay đổi đáng kể về bản chất các hoạt động của doanh nghiệp hoặc khi xem xét lại việc trình bày báo cáo tài chính cho thấy rằng cần phải thay đổi để có thể trình bày một cách hợp lý hơn các giao dịch và các sự kiện; hoặc b) Một chuẩn mực kế toán khác yêu cầu có sự thay đổi trong việc trình bày. Doanh nghiệp có thể trình bày báo cáo tài chính theo một cách khác khi mua sắm hoặc thanh lý lớn các tài sản, hoặc khi xem xét lại cách trình bày báo cáo tài chính. Việc thay đổi cách trình bày báo cáo tài chính chỉ được thực hiện khi cấu trúc trình bày mới sẽ được duy trì lâu dài trong tương lai hoặc nếu lợi ích của cách trình bày mới được xác định rõ ràng. Khi có thay đổi, thì doanh nghiệp phải phân loại lại các thông tin mang tính so sánh cho phù hợp với các quy định của đoạn 30 và phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính. Trọng yếu và tập hợp Từng khoản mục trọng yếu phải được trình bày riêng biệt trong báo cáo tài chính. Các khoản mục không trọng yếu thì không phải trình bày riêng rẽ mà được tập hợp vào 4 những khoản mục có cùng tính chất hoặc chức năng. Khi trình bày báo cáo tài chính, một thông tin được coi là trọng yếu nếu không trình bày hoặc trình bày thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính. Tính trọng yếu phụ thuộc vào quy mô và tính chất của các khoản mục được đánh giá trong các tình huống cụ thể nếu các khoản mục này không được trình bày riêng biệt. Để xác định một khoản mục hay một tập hợp các khoản mục là trọng yếu phải đánh giá tính chất và quy mô của chúng. Tuỳ theo các tình huống cụ thể, tính chất hoặc quy mô của từng khoản mục có thể là nhân tố quyết định tính trọng yếu. Ví dụ, các tài sản riêng lẻ có cùng tính chất và chức năng được tập hợp vào một khoản mục, kể cả khi giá trị của khoản mục là rất lớn. Tuy nhiên, các khoản mục quan trọng có tính chất hoặc chức năng khác nhau phải được trình bày một cách riêng rẽ. Nếu một khoản mục không mang tính trọng yếu, thì nó được tập hợp với các khoản đầu mục khác có cùng tính chất hoặc chức năng trong báo cáo tài chính hoặc trình bày trong phần thuyết minh báo cáo tài chính. Tuy nhiên, có những khoản mục không được coi là trọng yếu để có thể được trình bày riêng biệt trên báo cáo tài chính, nhưng lại được coi là trọng yếu để phải trình bày riêng biệt trong phần thuyết minh báo cáo tài chính. Theo nguyên tắc trọng yếu, doanh nghiệp không nhất thiết phải tuân thủ các quy định về trình bày báo cáo tài chính của các chuẩn mực kế toán cụ thể nếu các thông tin đó không có tính trọng yếu. Bù trừ Các khoản mục tài sản và nợ phải trả trình bày trên báo cáo tài chính không được bù trừ, trừ khi một chuẩn mực kế toán khác quy định hoặc cho phép bù trừ . Các khoản mục doanh thu, thu nhập khác và chi phí chỉ được bù trừ khi: a) Được quy định tại một chuẩn mực kế toán khác; hoặc b) Các khoản lãi, lỗ và các chi phí liên quan phát sinh từ các giao dịch và các sự kiện giống nhau hoặc tương tự và không có tính trọng yếu. Các khoản này cần được tập hợp lại với nhau phù hợp với quy định của đoạn 21. Các tài sản và nợ phải trả, các khoản thu nhập và chi phí có tính trọng yếu phải được báo cáo riêng biệt. Việc bù trừ các số liệu trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hoặc Bảng cân đối kế toán, ngoại trừ trường hợp việc bù trừ này phản ánh bản 5 chất của giao dịch hoặc sự kiện, sẽ không cho phép người sử dụng hiểu được các giao dịch hoặc sự kiện được thực hiện và dự tính được các luồng tiền trong tương lai của doanh nghiệp. Chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” quy định doanh thu phải được đánh giá theo giá trị hợp lý của những khoản đã thu hoặc có thể thu được, trừ đi tất cả các khoản giảm trừ doanh thu. Trong hoạt động kinh doanh thông thường, doanh nghiệp thực hiện những giao dịch khác không làm phát sinh doanh thu, nhưng có liên quan đến các hoạt động chính làm phát sinh doanh thu. Kết quả của các giao dịch này sẽ được trình bày bằng cách khấu trừ các khoản chi phí có liên quan phát sinh trong một giao dịch vào khoản thu nhập tương ứng, nếu cách trình bày này phản ánh đúng bản chất của các giao dịch hoặc sự kiện đó. Chẳng hạn như : a) Lãi và lỗ phát sinh trong việc thanh lý các tài sản cố định và đầu tư dài hạn, được trình bày bằng cách khấu trừ giá trị ghi sổ của tài sản và các khoản chi phí thanh lý có liên quan vào giá bán tài sản; b) Các khoản chi phí được hoàn lại theo thoả thuận hợp đồng với bên thứ ba (ví dụ hợp đồng cho thuê lại hoặc thầu lại) được trình bày theo giá trị thuần sau khi đã khấu trừ đi khoản được hoàn trả tương ứng; Các khoản lãi và lỗ phát sinh từ một nhóm các giao dịch tương tự sẽ được hạch toán theo giá trị thuần, ví dụ các khoản lãi và lỗ chênh lệch tỷ giá, lãi và lỗ phát sinh từ mua, bán các công cụ tài chính vì mục đích thương mại. Tuy nhiên, các khoản lãi và lỗ này cần được trình bày riêng biệt nếu quy mô, tính chất hoặc tác động của chúng yêu cầu phải được trình bày riêng biệt theo qui định của Chuẩn mực “Lãi, lỗ thuần trong kỳ, các sai sót cơ bản và các thay đổi trong chính sách kế toán”. Có thể so sánh Các thông tin bằng số liệu trong báo cáo tài chính nhằm để so sánh giữa các kỳ kế toán phải được trình bày tương ứng với các thông tin bằng số liệu trong báo cáo tài chính của kỳ trước. Các thông tin so sánh cần phải bao gồm cả các thông tin diễn giải bằng lời nếu điều này là cần thiết giúp cho những người sử dụng hiểu rõ được báo cáo tài chính của kỳ hiện tại. Khi thay đổi cách trình bày hoặc cách phân loại các khoản mục trong báo cáo tài chính, thì phải phân loại lại các số liệu so sánh (trừ khi việc này không thể thực hiện được) nhằm đảm bảo khả năng so sánh với kỳ hiện tại, và phải trình bày tính chất, số liệu 6 và lý do việc phân loại lại. Nếu không thể thực hiện được việc phân loại lại các số liệu tương ứng mang tính so sánh thì doanh nghiệp cần phải nêu rõ lý do và tính chất của những thay đổi nếu việc phân loại lại các số liệu được thực hiện. Trường hợp không thể phân loại lại các thông tin mang tính so sánh để so sánh với kỳ hiện tại, như trường hợp mà cách thức thu thập các số liệu trong các kỳ trước đây. không cho phép thực hiện việc phân loại lại để tạo ra những thông tin so sánh, thì doanh nghiệp cần phải trình bày tính chất của các điều chỉnh lẽ ra cần phải thực hiện đối với các thông tin số liệu mang tính so sánh. Chuẩn mực “Lãi, lỗ thuần trong kỳ, các sai sót cơ bản và các thay đổi trong chính sách kế toán" đưa ra quy định về các điều chỉnh cần thực hiện đối với các thông tin mang tính so sánh trong trường hợp các thay đổi về chính sách kế toán được áp dụng cho các kỳ trước. II. MÔI TRƯỜNG LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH Vấn đề nắm bắt được các nhân tố tác động đến bản chất và nội dung của hệ thống các báo cáo tài chính để đánh giá đúng các thông tin kế toán tài chính trình bày trong đó là rất quan trọng trong phân tích tài chính. Do đó, trong môi trường lập báo cáo tài chính các nhân tố chủ yếu đó là: các quy tắc, chuẩn mực kế toán; động cơ quản trị; cơ chế giám và tuân thủ, cơ quan quản lý và các nguồn thông tin khác. 1. Các quy tắc và chuẩn mực kế toán: Hệ thống chuẩn mực kế toán hiện nay của Việt Nam có khoảng 30 chuẩn mực, được soạn thảo và ban hành bởi Bộ tài chính. Việc một nhà phân tích cần nắm các quy tắc, chuẩn mực là yếu tố quan trọng giúp một bài phân tích đạt hiệu quả cao hơn. Dưới đây là một số nguyên tắc cơ bản của kế toán Việt Nam và yêu cầu cơ bản đối với một người kế toán. • Một số nguyên tắc cơ bản của kế toán Việt Nam o Cơ sở dồn tích o Hoạt động Liên tục o Giá gốc. o Phù hợp o Nhất quán o Thận trọng. o Trọng yếu • Yêu cầu cơ bản đối với một người kế toán 7 Trung thực: Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo trên cơ sở các bằng chứng đầyđủ, khách quan và đúng với thực tế về hiện trạng, bản chất nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tếphát sinh. Khách quan: Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo đúng với thực tế, không bị xuyêntạc, không bị bóp méo Đầy đủ: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến kỳ kế toán phải được ghi chép và báo cáođầy đủ, không bị bỏ sót. Kịp thời: Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo kịp thời, đúng hoặc trước thời hạnquy định, không được chậm trễ. Dễ hiểu: Các thông tin và số liệu kế toán trình bày trong báo cáo tài chính phải rõ ràng, dễ hiểu đối vớingười sử dụng. Người sử dụng ở đây được hiểu là người có hiểu biết về kinh doanh, về kinh tế, tàichính, kế toán ở mức trung bình. Thông tin về những vấn đề phức tạp trong báo cáo tài chính phảiđược giải trình trong phần thuyết minh Có thể so sánh: Các thông tin và số liệu kế toán giữa các kỳ kế toán trong một doanh nghiệp và giữa các doanhnghiệp chỉ có thể so sánh được khi tính toán và trình bày nhất quán. Trường hợp không nhất quán thìphải giải trình trong phần thuyết minh để người sử dụng báo cáo tài chính có thể so sánh thông tingiữa các kỳ kế toán, giữa các doanh nghiệp hoặc giữa thông tin thực hiện với thông tin dự toán, kếhoạch. Yêu cầu kế toán quy định tại các phần nói trên phải được thực hiện đồng thời. Ví dụ: Yêu cầu trung thực đã bao hàm yêu cầu khách quan; yêu cầu kịp thời nhưng phải đầy đủ, dễ hiểu và có thể so sánh được. • Các nguyên tắc quan trọng trong kế toán đối với nhà phân tích: Kế toán kép: kiểm soát chức năng ghi chép giúp hỗ trợ phân tích BCTC vì nó giúp tái lập các giao dịch kinh doanh. Chi phí lịch sử: giá trị của một tài sản được ghi nhận dựa theo giá gốc. Khi tiến hành phân tích thì CP lịch sử thể hiện ưu điểm có tính khách quan, tuy nhiên nhược điểm của nó là không phản ánh được giá trị hiện thời của tài sản trong hầu hết các trường hợp. Kế toán dồn tích: doanh thu được ghi nhận khi thực hiện và chi phí. Công bố đầy đủ: đối với nhà phân tích thì nguyên tắc này khá quan trọng, bởi vì Nhà phân tích phải dựa vào các thông tin trên bản BCTC để hiểu rõ hơn các con số trên BCTC và tái lập chúng theo mục tiêu phân tích. 8 Tính trọng yếu: đối với bất kỳ bản BCTC nào, mối quan tâm của những người đọc là liệu những người lập BCTC và các kiểm toán viên có né tránh công bố các thông tin không mong muốn ko. Ví dụ: một thông tin ko có tính trọng yếu nếu không được đưa vào BCTC thì các kiểm toán viên vẫn có thể đưa ra quyết định chấp nhận toàn phần, nhưng thông tin đó lại ảnh hưởng tới quyết định của nhà đầu tư thì nó có thể gây thiệt hại đối với NĐT. Tính bảo thủ: khi người lập BCTC có quan điểm kém lạc quan nhất trong điều kiện không chắc chắn. Ví dụ: Chỉ ghi nhận ghi doanh thu khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được tiền, ghi nhận chi phí khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí. Tuy nhiên, khi phân tích tín dụng thì tính bảo thủ lại làm tăng thêm biên an toàn. Đối với một số người sử dụng thì tính bảo thủ được coi như là dấu hiệu của chất lượng thu nhập cao. 2. Nhà quản trị Trong môi trường lập BCTC thì nhà quản trị cũng đóng một vai trò quan trọng. NQT có thể tác động trực tiếp và gián tiếp tới BCTC. • Tác động trực tiếp: NQT là người kiểm soát cuối cùng đối với tính minh bạch của hệ thống kế toán và các số liệu kế toán để hình thành nên BCTC. Ví dụ: tùy theo mục đích cụ thể Nhà quản trị có thể điều chỉnh số liệu kế toán để làm đẹp hoặc quản lý thu nhập của các BCTC. • Tác động gián tiếp: NQT tác động tới tiến trình thiết lập chuẩn mực kế toán. 3. Cơ chế giám sát và thực thi Cơ chế giám sát và thực thi bảo đảm tính tin cậy và minh bạch của hệ thống báo cáo tài chính và được thực hiện bởi Ủy ban chứng khoán nhà nước, các tổ chức kiểm toán độc lập… Ủy ban chứng khoán: Cơ quan này đóng vai trò linh hoạt trong việc giám sát và thực thi các chuẩn mực kế toán. Tất cả các công ty đại chúng phải nộp báo cáo tài chính được kiểm toán cho Ủy ban chứng khoán Khi phân tích báo cáo tài chính, nhà phân tích cần lưu ý xem công ty cần phân tích có bị xử phạt bởi Ủy ban chứng khoán hay không và vi phạm về vấn đề gì. Trên thực tế, việc vi phạm trải đều từ hiểu sai các chuẩn mực cho đến gian lận và bóp méo số liệu, các công ty vi phạm có thể bị buộc làm lại báo cáo hoặc thậm chí bị phạt. Xem xét tiền sử của công ty với Ủy ban chứng khoán rất cần thiết khi phân tích, nhất là khi đánh giá chất lượng thu nhập. 9 Kiểm toán: kiểm toán độc lập là một cơ chế quan trọng giúp đảm bảo chất lượng và tính tin cậy của báo cáo tài chính. BCTC của tất cả các công ty đại chúng phải được kiểm toán bởi một kế toán công chứng độc lập. Chuyên viên phân tích nên xem xét lịch sử kiểm toán, bao gồm tất cả những thay đổi kiểm toán. Hoặc điều tra xem công ty kiểm toán có tham gia cung cấp dịch vụ tư vấn cho công ty hay không. Giám sát công ty: Một nhà phân tích khi phân tích BCTC cần xem xét công ty có hệ thống kiểm soát nội bộ không, thành phần ra sao, cơ chế như thế nào, hoạt động có tốt không… Sự kiện tụng: Một công ty có nguy cơ tranh chấp cũng khiến các nhà quản trị có trách nhiệm hơn trong việc công bố các báo cáo. 4. Các nguồn thông tin thay thế • Thông tin kinh tế, ngành và công ty: cũng được các nhà phân tích sử dụng để dự báo về công ty. Ví dụ: sự thay đổi của các chỉ số vĩ mô có thể tác động đến thị trường chứng khoán, hay sự thay đổi của dữ liệu doanh thu ngành, và các thông tin về công ty như: chia tách, sáp nhập, thay đổi quản lý, công ty kiểm toán. • Các công bố tự nguyện: Các nhà quản trị tự nguyện công bố các tin tức quan trọng khi họ tin rằng kỳ vọng thị trường khác biệt với họ. Một động cơ khác là họ muốn điều khiển các kỳ vọng của thị trường về gần với mục đích mà họ mong muốn. • Trung gian thông tin: bao gồm cácchuyên gia phân tích, các tờ báo đầu tư, các nhà tư vấn, các nhà xếp hạng tín nhiệm giúp cung cấp thông tin hữu ích cho việc ra quyết định. Trung gian thông tin tạo ra giá trị bằng việc xử lý và tổng hợp các thông tin thô và đa dạng về một công ty và cho ra một hình thức báo cáo hữu ích dùng cho các quyết định kinh doanh. Trung gian thông tin có thể hoạt động ít nhất một trong 4 chức năng sau: Thu thập thông tin: Việc này liên quan đến vấn đề nghiên cứu và thu thập thông tin về các công ty mà hiện chưa có ngay tức khắc được. Diễn giải thông tin: khả năng phán đoán các sự kiện kinh tế vẫn chưa phản ánh vào trong các số liệu kế toán để đưa ra một báo cáo nghiên cứu đầu tư hay một nhận định. Phân tích triển vọng: phân tích công ty và phân tích báo cáo tài chính để đưa ra các dự báo về thu nhập , dòng tiền và xếp hạng tín nhiệm nợ. Các khuyến nghị: Đưa ra những khuyến nghị cụ thể như khuyến nghị mua/bán cổ phiếu hay trái phiếu. 10 [...]... dẫn tới kết quả khác nhau của báo cáo tài chính - Mục đích, đối tượng mà người lập báo cáo hướng tới (nhà quản trị, nhà đầu tư, nhà tài trợ) mà việc lập báo cáo sẽ có những sai lệch với tình hình thực tế của doanh nghiệp - Tính chủ quan của người lập báo cáo - Mặt khác, phân tích kế toán đòi hỏi người thực hiện phải có kiến thức về kế toán Trong trường hợp các nhà phân tích thiếu những kiến thức này thì... báo cáo tài chính Các dự báo, báo cáo và khuyến nghị của chuyên gia phân tích cùng với những nguồn thông tin khác là đối thủ cạnh tranh của thông tin kế toán Các giới hạn của thông tin báo cáo tài chính là: Tính đúng lúc: Thông tin thực tế không phản ánh ngay tức thì vào BCTC Tính thường xuyên: Các BCTC chỉ được công bố định kỳ, thường là mỗi quý Tính hướng về tương lai: BCTC chỉ chứa đựng các dự báo. .. trong bảng cân đối kế toán 1.1 Tiền và tương đương tiền Tiền và các khoản tương đương tiền là chỉ tiêu tài sản có tính thanh khoản cao nhất trong phần tài sản của bảng cân đối kế toán Thanh khoản là yếu tố rất quan trọng đối với tình hình tài chính của một công ty và rất quan trọng trong phân tích báo cáo tài chính Nhà phân tích cần tính toán có bao nhiêu phần trăm tài sản ngắn hạn của DN có tính thanh... về tính liêm chính không? Cũng cần thiết xem xét các động cơ quản lý thu 29 nhập và tìm kiếm các mẫu hình nhất quán của nó Nhà phân tích cần đánh giá chất lượng của các ban công bố thông tin của công ty Mặc dù các báo cáo công bố không thể thay thế cho các báo cáo tài chính tốt, nhưng các bản công bố chi tiết sắp tới có thể làm giảm bớt sự yếu kém trong các báo cáo tài chính (4) Nhận dạng và đánh giá... vỡ các quy tắc kế toán, như thuê hoạt động tài chính và chứng khoán các khoản phải thu  Các khoản chi phí xảy ra một lần được lặp lại và điều chỉnh thường xuyên 3.2 Điều chỉnh các báo cáo tài chính: Một số điều chỉnh phổ biến đối với báo cáo tài chính bao gồm:  Vốn hóa các khoản thuê hoạt động dài hạn, với những điều chỉnh đến cả bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập  Ghi nhận chi phí ESO (quyền... toán gây ra đối với các báo các tài chính, trên cở sở đó thực hiện một số biện pháp xử lý, điều chỉnh cần thiết nhằm tăng cường tính hiệu quả, chính xác của nguồn thông tin hỗ trợ cho phân tích tài chính  Tìm ra các nguyên nhân gây sai lệch báo cáo tài chính giúp nhà quản trị đưa ra những quyết định phù hợp với tình hình thực tế của công ty 1 Nhu cầu phân tích kế toán: Kế toán dồn tích cải thiện kế toán... trọng trong phân tích báo cáo tài chính Trước khi kết luận một công ty đang quản lý thu nhập hay không, một nhà phân tích cần kiểm tra các điều sau:  Động cơ quản lý thu nhập: Thu nhập sẽ không bị quản lý trừ khi có các động cơ quản lý chúng Chúng ta đã thảo luận một số động cơ và một phân tích nên xem xét chúng  Danh tiếng và lịch sử ban quản lý: Đánh giá danh tiếng và tính liêm chính của ban quan... thông tin định tính dựa trên các báo cáo tài chính định lượng là khác nhau, một vài người sử dụng sẽ muốn thực hiện quyết định kinh doanh mà không phân tích các báo cáo định lượng 11 Chúng ta xem xét thông tin kế toán tài chính phản ánh tốt như thế nào đến việc giải thích giá cổ phiếu trong hoạt động phân tích tài chính Hình 2.1 theo dõi khả năng về thu nhập và giá trị sổ sách có thể giải thích khoảng... phần và tăng nợ cần nhiều loại dữ liệu có tính tin cậy và sự phù hợp khác nhau Các dữ liệu này bao gồm thông tin về điều kiện kinh tế và xu hướng ngành, cũng như thông về tài sản vô hình như tính trung thực và động cơ thúc đẩy của nhà quản trị Báo cáo tài chính là các chỉ số đo lường được của thành quả và điều kiện tài chính trong quá khứ Mặc dù dự quan trọng của thông tin định tính dựa trên các báo cáo. .. lần như sửa chữa tài sản hư hỏng, và chi phí tái cấu trúc  Vốn hóa R & D nếu cần thiết  Ghi nhận tình trạng kinh tế của các kế hoạch phúc lợi hưu bổng trên bảng cân đối kế toán  Xóa bỏ các tác động của nợ thuế phải trả và các tài sản từ bảng cân đối kế toán VI.CÁC GIAN LẬN VÀ SAI SÓT CỦA KẾ TOÁN ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGUỒN THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH Trong quá trình lập báo cáo tài chính, các công ty . Ánh Thơ 1 Chương 2: Lập báo cáo tài chính và Phân tích I. QUY ĐỊNH VỀ LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH Các nội dung cần báo cáo tài chính trong doanh nghiệp • Tài sản. • Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. •. ngoài việc phải lập báo cáo tài chính năm của công ty, Tổng công ty còn phải lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm dựa trên báo cáo tài chính của các. tắc lập và trình bày báo cáo tài chính Các kế toán viên khi lập báo cáo tài chính đều phải tuân thủ theo một nguyên tắc nhất đinh và cách trình bày hợp lý. Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài

Ngày đăng: 25/01/2015, 22:27

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I. QUY ĐỊNH VỀ LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH

    • 1. Trách nhiệm lập và trình bày báo cáo tài chính của doanh nghiệp

    • 2. Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính

    • II. MÔI TRƯỜNG LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH

      • 1. Các quy tắc và chuẩn mực kế toán:

      • 2. Nhà quản trị

      • 3. Cơ chế giám sát và thực thi

      • 4. Các nguồn thông tin thay thế

      • III. MỤC ĐÍCH CỦA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH

        • 1. Các mục tiêu của kế toán tài chính

        • 2. Chất lượng mong muốn của thông tin kế toán

        • 3. Sự phù hợp của thông tin kế toán tài chính

        • 4. Những giới hạn của thông tin báo cáo tài chính

        • IV. KẾ TOÁN DỒN TÍCH

          • 1. Khuôn khổ kế toán dồn tích

          • 2. Sự thích hợp và hạn chế của kế toán dồn tích

          • 3. Các hàm ý của kế toán dồn tích

          • V. PHÂN TÍCH KẾ TOÁN

            • 1. Nhu cầu phân tích kế toán:

            • 2. Quản lý thu nhập

            • 3. Tiến trình phân tích kế toán

            • VI. CÁC GIAN LẬN VÀ SAI SÓT CỦA KẾ TOÁN ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGUỒN THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

              • 1. Khoản mục có khả năng bị bóp méo, gian lận trong bảng cân đối kế toán.

                • 1.1. Tiền và tương đương tiền

                • 1.2. Các khoản đầu tư chứng khoán

                • 1.3. Các khoản phải thu và dự phòng nợ phải thu khó đòi

                • 1.4. Hàng tồn kho

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan