tiểu luận môn phân tích tài chính phân tích vốn cổ phần

27 592 2
tiểu luận môn phân tích tài chính phân tích vốn cổ phần

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CHƯƠNG 14 PHÂN TÍCH VỐN CỔ PHẦN GVHD : Nguyễn Thị Uyên Uyên SVTH : Nhóm 13 Lớp : Đêm 3_K22 Khoa : Tài Chính Doanh Nghiệp Hệ : Cao Học TP. Hồ Chí Minh, năm 2014 DANH SÁCH NHÓM 1. Nguyễn Thị Diễm 2. Nguyễn Thị Mai Hương 3. Nguyễn Thị Tuyết Nhung Chương 14: Phân tích vốn cổ phần MỤC LỤC Lời mở đầu …………………………………………………………………………1 I. Mục tiêu phân tích vốn cổ phần ……………………………………………… 2 II. Định giá cổ phần thông qua mô hình chiết khấu cổ tức………………… …….2 1. Mục tiêu………………………………………………………………………….2 2. Phương pháp và nội dung phân tích ……………………………………… 3 3. Một số lưu ý khi định giá cổ phiếu ……………………………… 9 III. Phương pháp định giá cổ phiếu theo hệ số giá trên thu nhập (P/E) ………… 10 1. Mục tiêu……………………………………………………………………… 10 2. Nội dung phân tích…………………………………………………………… 10 3. Ưu và nhược điểm của phương pháp định giá theo hệ số P/E………………….12 4. Sự thay đổi trong tỷ số P/E…………………………………………………… 12 5. Bình thường hóa thu nhập…………………………………………………… 13 6. Hệ số tăng trưởng bền vững……………………………………………………13 IV. Phân tích Dupont ….…………………………………………………………14 1. Khái niệm…………………………………………………………………… 14 2. Nguồn gốc mô hình…………………………………………………………….14 3. Ý nghĩa mô hình……………………………………………………………… 15 4. Các bước trong phân tích Dupont………………………………………………15 5. Mô hình…………………………………………………………………………15 6. Ưu, nhược điểm của mô hình………………………………………………… 18 V. Tái cấu trúc………………………………………………………………… 19 1. Mua bán và sáp nhập………………………………………………………… 20 2. Cải thiện lợi nhuận biên……………………………………………………… 23 3. Bán tài sản …………………………………………………………………… 24 Kết luận ………………………………………………………………………… 25 Chương 14: Phân tích vốn cổ phần Lời mở đầu Vốn chủ sở hữu là số vốn thuộc về sở hữu của chủ doanh nghiệp. Đối với một doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp gồm các bộ phận sau: Vốn góp ban đầu; lợi nhuận không chia; các quỹ của doanh nghiệp; tăng vốn bằng phát hành cổ phiếu mới. Vốn đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Trong phần này, chúng ta sẽ phân tích vốn cổ phần của một doanh nghiệp, cách thức định giá cổ phần của một công ty. Dựa trên những số liệu trong báo cáo tài chính, suất sinh lợi của các công ty có cùng mức độ rủi ro, chúng ta sẽ định giá cổ phiếu của một doanh nghiệp, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như đề ra các chiến lược tài chính, đầu tư, kinh doanh phù hợp. Nội dung của bài phân tích này gồm 5 phần: Phần I: Mục tiêu phân tích vốn cổ phần Phần II: Định giá cổ phiếu thông qua mô hình chiết khấu cổ tức Phần III: Chỉ số giá trên thu nhập (P/E) Phần IV: Công thức Dupont Phần V: Tái cấu trúc Kết luận 5 I. Mục tiêu phân tích vốn cổ phần Phân tích vốn cổ phần nhằm hiểu được cái gì quyết định giá trị cổ phiếu và xem xét cổ phiếu đã được định giá đúng hay chưa, từ đó đưa ra các chiến lược tài chính và đầu tư thích hợp trong từng thời kỳ (đối với nhà quản lý) và đưa ra các quyết định đầu tư sáng suốt (đối với nhà đầu tư). Ai cũng biết cổ phần mang rủi ro và một số cổ phần có rủi ro cao hơn các cổ phần khác. Các nhà đầu tư sẽ không bỏ vốn đầu tư vào cổ phiếu trừ khi suất sinh lợi kỳ vọng là tương ứng với mức rủi ro. Các nhà quản lý cũng cần hiểu rõ được cách định giá cổ phần để có thể xác định được giá trị cổ phiếu đến từ đâu, từ đó đưa ra các quyết định chính xác để làm tăng giá trị chủ sở hữu của các cổ đông. Khi nhà quản lý nhận thấy cổ phiếu của công ty đang được định giá cao nhà quản lý có thể phát hành thêm cổ phần. Trong trường hợp ngược lại, nếu giá cổ phiếu của công ty đang bị định giá thấp, công ty có thể đề ra kế hoạch mua lại cổ phiếu của chính mình. Như vậy, việc phân tích vốn cổ phần giúp chúng ta đánh giá được tình hình của doanh nghiệp, là cơ sở cho các tổ chức, cá nhân và nhà đầu tư ra quyết định đầu tư vào các loại chứng khoán do doanh nghiệp phát hành trên thị trường tài chính. Phân tích vốn cổ phần giúp các nhà quản lý đưa ra các quyết định tài chính và đầu tư phù hợp để làm tăng giá trị cho chủ sở hữu. Ngoài ra, phân tích vốn cổ phần để xác định giá trị doanh nghiệp, từ đó làm cơ sở cho các hoạt động sáp nhập, mua lại, hợp nhất, giải thể, thanh lý tài sản hay thành lập các liên doanh, cổ phần hóa… II. Định giá cổ phiếu thông qua mô hình chiết khấu cổ tức Trong phần này, chúng ta sử dụng mô hình chiết khấu cổ tức để định giá cổ phiếu. Mô hình chiết khấu cổ tức phản ánh mối quan hệ giữa cổ tức tương lai và giá cổ phiếu hiện tại, được xây dựng dựa trên nguyên tắc chiết khấu các dòng tiền (dòng thu nhập) trong tương lai về hiện tại theo một mức lãi suất chiết khấu phù hợp có tính đến rủi ro của doanh nghiệp. 1. Mục tiêu Mục tiêu của mô hình chiết khấu cổ tức là định giá cổ phiếu công ty dựa trên mức cổ tức, tỷ suất sinh lợi yêu cầu và tốc độ tăng trưởng cổ tức. Đánh giá suất sinh lợi kỳ vọng của cổ phiếu có tương ứng với mức rủi ro không, so sánh giá cổ phiếu của công ty với các cổ phiếu khác có cùng mức độ rủi ro, đánh giá cổ phiếu công ty có đang bị định 6 giá cao hoặc bị định giá thấp trên thị thường không, từ đó đưa ra các quyết định đầu tư và chiến lược tài chính phù hợp. 2. Phương pháp và nội dung phân tích 2.1. Phương pháp  Phương pháp chiết khấu: chiết khấu dòng cổ tức trong tương lai về hiện tại  Phương pháp so sánh: so sánh giá cổ phiếu của công ty với các cổ phiếu khác trên thị trường có cùng mức độ rủi ro. 2.2 Trình tự phân tích + Bước 1: Tính toán mức cổ tức của công ty ở hiện tại, xác định tỷ suất sinh lợi yêu cầu và dự báo tốc độ tăng trưởng cổ tức qua các năm, từ đó tính toán giá cổ phiếu của công ty dựa vào mô hình chiết khấu cổ tức. +Bước 2: So sánh giá cổ phiếu của công ty với các cổ phiếu có cùng mức độ rủi ro và với các đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành. + Bước 3: Đưa ra nhận định đánh giá về giá cổ phiếu của công ty, nguyên nhân cổ phiếu của công ty bị định giá cao hay thấp. + Bước 4: Đưa ra chiến lược tài chính, quyết định đầu tư phù hợp. 2.3 Nội dung phân tích Chúng ta sử dụng mô hình chiết khấu cổ tức để tính toán giá trị hiện tại của một cổ phiếu. Cổ đông nhận tiền từ công ty dưới dạng một dòng cổ tức. Do đó: PV(cổ phiếu) = PV(cổ tức kỳ vọng tương lai) Khi nhà đầu tư mua cổ phiếu, họ thường kỳ vọng nhận được cổ tức, nhưng họ còn hy vọng thu lãi vốn. Nhiều người cho rằng: “cổ tức không phải là nguồn lợi duy nhất cho người nắm giữ cổ phiếu. Giá cổ phiếu cũng có thể tăng. Tại sao những định giá không nên phản ánh tiềm năng của sự đánh giá này?”. Câu trả lời là không có bất cứ lý do nào khiến cho giá cổ phiếu tăng trong tương lai trừ khi cổ tức tăng. Trong trường hợp công ty không tăng trưởng thì không có lý do nào khiến cho người mua cổ phiếu phải trả nhiều tiền hơn cho loại cổ phiếu đó. Nếu tỷ lệ thanh toán cổ tức tăng trong cùng thời gian đó thì cổ phiếu sẽ có giá cao hơn trong tương lai so với ngày hôm nay. Người phân tích có thể kết hợp với sự kỳ vọng gia tăng cổ tức vào tính toán giá trị hiện tại để có thể tính được 7 giá cổ phiếu mà không phải quan tâm đến quyết định và đánh giá lại giá trị tương lai. Bây giờ, chúng ta sẽ đi vào phân tích công thức cụ thể. Tiền mà chủ sở hữu cổ phiếu thường kiếm được có hai dạng: (1) cổ tức và (2) lãi hay lỗ vốn. Giả sử: + giá hiện hành của một cổ phiếu là P 0 , + giá kỳ vọng vào cuối năm một là P 1 , + cổ tức kỳ vọng trên mỗi cổ phiếu là DIV 1 . Suất sinh lợi mà người đầu tư kỳ vọng từ cổ phiếu này trong năm tiếp theo được tính theo công thức: Suất sinh lợi kỳ vọng này của người đầu tư thường được gọi là suất huy động vốn của thị trường. Giả sử cổ phiếu công ty A đang bán với giá $100 mỗi cổ phần. Người đầu tư kỳ vọng sẽ nhận được $5 cổ tức trong năm tới. Họ còn kỳ vọng rằng cổ phiếu đó sẽ bán được $110 sau một năm. Như thế suất sinh lợi kỳ vọng của cổ đông là: r = = 15% Tương tự, nếu chúng ta có các dự báo của người đầu tư về cổ tức, giá, và suất sinh lợi kỳ vọng của những cổ phiếu có mức rủi ro tương đương khác, thì chúng ta có thể dự đoán giá hôm nay: Đối với công ty A, DIV 1 = 5 và P 1 = 110. Nếu r, suất sinh lợi kỳ vọng từ các chứng khoán có cùng rủi ro là 15 %, thì giá hôm nay sẽ là: P 0 = = 100 Nếu P 0 cao hơn $100 thì nhà đầu tư sẽ chuyển vốn sang các cổ phiếu khác và làm giá của cổ phiếu công ty A giảm xuống. Ngược lại, nếu P 0 thấp hơn $100, thì các nhà đầu tư sẽ đổ xô mua cổ phiếu công ty A, đẩy giá tăng lên $100. Như vậy, các chứng khoán có cùng mức độ rủi ro được định giá để tạo ra cùng một tỷ suất sinh lợi. Áp ụng công thức tính P 0 trong năm tiếp theo, giá cổ phiếu: Lúc này: 8 Suất sinh lợi kỳ vọng = r = Sử dụng công thức tương tự cho những năm sau đó, giả sử H là giai đoạn cuối cùng: Ví dụ: tính toán giá cổ phiếu của công ty Fledgling Electronics với nhiều cung thời gian khác nhau, giả định rằng cổ tức kỳ vọng sẽ gia tăng với tốc độ tích lũy là 10 phần trăm. Giá kỳ vọng P t cũng gia tăng với cùng tốc độ đó mỗi năm. Khi cung thời gian tăng dần, dòng cổ tức sẽ chiếm tỷ trọng lớn hơn trong giá trị hiện tại, nhưng tổng giá trị hiện tại của các cổ tức và giá cuối cùng vẫn luôn luôn bằng $100. Như chúng ta biết, các công ty cổ phần có đời sống vĩnh viễn (loại trừ các tai biến như phá sản hay bị mua lại). Khi H tiến đến vô cùng, thì giá trị hiện tại của giá cuối cùng sẽ tiến đến zero. Do đó, chúng ta có thể hoàn toàn bỏ qua giá cuối cùng và thể hiện giá hôm nay như là giá trị hiện tại của của một chuỗi vô tận của các cổ tức. Biểu thức thường dùng là: Khi thời gian càng dài, hiện giá của các dòng cổ tức tăng dần (phần không tô đen), giá trị hiện tại của giá tương lai giảm dần (phần tô đen) 9 Lưu ý: sẽ không đúng nếu nói rằng giá trị của một cổ phiếu bằng tổng dòng lợi nhuận chiết khấu trên mỗi cổ phiếu. Lợi nhuận (earnings) thường lớn hơn cổ tức bởi vì một phần của lợi nhuận được tái đầu tư vào nhà máy, thiết bị và vốn lưu động mới. Chiết khấu dòng lợi nhuận sẽ ghi nhận các lợi ích của khoản đầu tư đó (cổ tức cao hơn trong tương lai) nhưng lại bỏ sót sự hy sinh (cổ tức thấp hơn trong hiện tại). Công thức đúng là: giá trị cổ phiếu bằng giá trị chiết khấu của dòng cổ tức trên mỗi cổ phiếu. Trong thực tế các nhà đầu tư chia cổ phiếu thành hai loại: cổ phiếu tăng trưởng và cổ phiếu thu nhập. Bây giờ chúng ta sẽ đi vào tính toán giá của từng loại cổ phiếu cụ thể. Đối với các công ty không tăng trưởng: Nó không giữ lại thu nhập và chỉ tạo một dòng cổ tức không đổi. Tất cả lợi nhuận được chi trả thành cổ tức, suất sinh lợi kỳ vọng cũng bằng với lợi nhuận mỗi cổ phiếu chia cho giá cổ phiếu (tức hệ số lợi nhuận trên giá). Trong đó: - P: giá cổ phiếu hiện tại - DIV: mức cổ tức hiện tại - r: tỷ suất sinh lợi yêu cầu Đối với các công ty tăng trưởng: nhà phân tích chiết khấu các dòng cổ tức trong tương lai về mức giá hiện tại, giả sử công ty có tốc độ tăng trưởng đều g, khi đó: 10 Giá cổ phiếu: P = P = + +… + [...]... được sử dụng cực kỳ rộng rãi trong việc phân tích báo cáo tài chính đến những năm 1970 - 3 Ý nghĩa mô hình Mô hình Dupont dùng để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính Nhờ sự phân tích mối liên kết giữa các chỉ tiêu tài chính, nhà phân tích có thể phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định - Giúp nhà phân tích có thể nhận thức sâu hơn về nguồn... tương lai được chiết khấu về hiện tại với tỷ suất sinh lợi thích hợp Phân tích vốn cổ phần là cơ sở để những nhà đầu tư đưa ra các quyết định có nên đầu tư vào một cổ phiếu nào đó hay không Phân tích vốn cổ phần cũng giúp các nhà quản lý xác định được giá trị cổ phiếu đến từ đâu, từ đó đưa ra các chiến lược tài chính phù hợp Một cổ phiếu có thể tạm thời tăng lên hoặc giảm xuống một cách đột ngột nhưng... nhận biết giá trị của những tài sản trên bao gồm: -Bán tài sản để chuyển thành tiền mặt; -Đưa tài sản đó vào một công ty con riêng biệt sau đó lấy một phần công ty con đó đem ra cổ phần hóa để xác định giá trị thị trường cho phần còn lại; -Đưa phần tài sản đó vào một liên doanh nhất định, trong đó lãi suất đựơc phân phối cho cổ đông Kết luận Như vậy, giá trị của một cổ phần bằng tổng các khoản thanh... tư bị bỏ qua IV Phân tích Dupont 1 Khái niệm Mô hình Dupont là kỹ thuật phân tích tài chính bằng cách tách một tỷ số tổng hợp thành tích của chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau hay tách một chỉ tiêu thứ cấp thành nhiều chỉ tiêu sơ cấp 17 2 Nguồn gốc mô hình Mô hình phân tích tài chính Dupont được phát minh bởi F.Donaldson Brown, một kỹ sư điện người đã gia nhập bộ phận tài chính của công... giá cổ phiếu của công ty trên sàn giao dịch chứng khóan càng cao Khi phân tích ROE nếu chỉ xem xét lợi nhuận sau thuế với vốn chủ sở hữu bình quân thì thấy rằng ROE càng cao càng tốt, nhưng khi phân tích ROE thông qua mô hình Dupont thì không phải lúc nào cũng vậy vì có thể do ảnh hưởng của đòn bẫy tài chính, khi đó rủi ro tài chính sẽ lớn Do vậy, khi phân tích chỉ tiêu này cần kết hợp với cơ cấu vốn. .. chỉ số giá trên lợi nhuận là: Giá chứng khoán: $50 Thu nhập ròng cho cổ đông: $45.000.000 Cổ phần thường: 10.000.000 Thu nhập trên mỗi cổ phần = = $ 4,5 Tỷ số giá trên thu nhập = = 11,1 14 Ví dụ: Các dữ liệu tài chính thu thập cho công ty Vinamilk năm 2013 như sau Nội dung Thu nhập ròng cho cổ đông thường Cổ tức cho cổ đông thường Cổ phần phổ thông đang lưu hành Kỳ vọng tăng trưởng hàng năm trong lợi... với các công cụ tài chính ngắn hạn Nhưng các cổ đông thì lại mong muốn tiền của doanh nghiệp sẽ được dùng để mua lại cổ phần hoặc chi trả cổ tức 22 Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử và phát triển kinh tế, những tranh cãi về các vấn đề liên quan đến chính sách tài chính, chính sách hoạt động của công ty giữa các nhà quản lý và cổ đông đã cho thấy nhiều chiến thuật khác nhau như là: các cổ nhỏ lẻ liên... bình quân trên một cổ phần mà doanh nghiệp phải trả cho nhà đầu tư trong kỳ đó Tỷ số P/E = Trong đó: Giá thị trường (P) của cổ phiếu là giá mà tại đó cổ phiếu đang được mua bán ở thời điểm hiện tại; Thu nhập của mỗi cổ phiếu (EPS) là phần lợi nhuận ròng sau thuế mà công ty chia cho các cổ đông thường trong năm tài chính gần nhất Tỷ số P/E thấp thì có nghĩa là lợi nhuận trên một cổ phần của công ty càng... lời từ chính nguồn tài sản hoạt động của doanh nghiệp Tuy nhiên, khi phân tích hiệu quả của việc sử dụng tài sản mà ta chỉ phân tích mối quan hệ đơn thuần giữa lợi nhuận và tài sản thì điều đó chưa thể hiện được ý nghĩa của 18 chỉ tiêu này, tức là chưa biết đựơc ra nguyên nhân sâu xa gây ra sự biến động của nó, do đó ta sẽ phân tích chỉ tiêu này thông qua mô hình Dupont: Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản... doanh thu Mô hình phân tích Dupont được thể hiện qua sơ đồ sau: Mô hình phân tích tài chính Dupont ta thấy, số vòng quay tài sản càng cao, điều đó chứng tỏ rằng sức sản xuất tài sản của doanh nghiệp ngày càng lớn Do vậy làm cho ROA càng lớn, để nâng cao số vòng quay của tài sản, một mặt phải tăng quy mô về doanh thu thuần, mặt khác phải sử dụng tiết kiệm và hợp lý hơn cơ cấu của tổng tài sản Như vậy, . trên thị trường tài chính. Phân tích vốn cổ phần giúp các nhà quản lý đưa ra các quyết định tài chính và đầu tư phù hợp để làm tăng giá trị cho chủ sở hữu. Ngoài ra, phân tích vốn cổ phần để xác. này gồm 5 phần: Phần I: Mục tiêu phân tích vốn cổ phần Phần II: Định giá cổ phiếu thông qua mô hình chiết khấu cổ tức Phần III: Chỉ số giá trên thu nhập (P/E) Phần IV: Công thức Dupont Phần V:. thức Dupont Phần V: Tái cấu trúc Kết luận 5 I. Mục tiêu phân tích vốn cổ phần Phân tích vốn cổ phần nhằm hiểu được cái gì quyết định giá trị cổ phiếu và xem xét cổ phiếu đã được định giá đúng hay

Ngày đăng: 25/01/2015, 22:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan