Báo cáo đánh giá sách giáo khoa

16 850 3
Báo cáo đánh giá sách giáo khoa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD&ĐT PHÚ GIÁO TRƯỜNG THCS BÙI THỊ XUÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: /BC-THCSBTX Tân Long, ngày tháng 3 năm 2013 BÁO CÁO Kết quả đánh giá chương trình và sách giáo khoa A/ MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ GIÁO DỤC CẤP HỌC CỦA ĐỊA PHƯƠNG 1. Đặc điểm địa lí, dân cư của địa phương: Xã Tân Long là một xã thuộc Huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương; là một xã thuần nông, vùng sâu của tỉnh Bình Dương có trục đường liên xã chạy qua; Đời sống kinh tế của nhân dân đã từng bước đi lên, trình độ dân trí ngày càng phát triển. Những năm gần đây được UBND Huyện đánh giá rất cao và chọn một trong những xã của Huyện xây dựng nông thôn mới và có sự phát triển đồng đều trong các lỉnh vực kinh tế, văn hoá, đời sống xã hội; 2. Tình hình nhà trường: * Tổng số học sinh : 633 Hs/ 21 lớp. - Tổng số CB,GV,NV: 63 đ/c. + Trong đó: Ban giám hiệu là 3 đ/c; HCPV: 20 + Giáo viên trực tiếp dạy lớp: 40 * Về công tác quản lí, chỉ đạo và bồi dưỡng chuyên môn phục vụ đổi mới chương trình, SGK: - BGH nhà trường đã chỉ đạo nghiêm túc việc thực hiện các qui định về chuyên môn, về công tác thanh tra, kiểm tra; - Tổ chức chỉ đạo các tổ, nhóm sinh hoạt chuyên môn theo từng chủ đề như: tập trung tháo gỡ những điểm tắc và khó trong chương trình SGK mới để từ đó rút kinh nghiệm và thực hiện có hiệu quả các tiết dạy học trên lớp; - Chỉ đạo sâu sát, quan tâm tới công tác bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ CB,GV,NV. Tổ chức tốt cac đợt thao giảng, đúc rút và làm sáng kiến kinh nghiệm, B/ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA CỦA TỪNG MÔN HỌC: MÔN NGỮ VĂN 1/ Đánh giá chương trình môn Ngữ văn THCS: 1.1 Về ưu điểm: - Nhìn chung chương trình bộ môn Ngữ văn có nội dung sát với thực tiễn Việt Nam, thể hiện được tính hiện đại và cập nhật. Với nội dung kiến thức phong phú và đa dạng phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh từ lớp 6 đến lớp 9. Với yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ phù hợp với trình độ phát triển của học sinh; Chương trình bộ môn bộ môn Ngữ văn đã chú trọng tới sự cân đối giữa lý thuyết và bài tập thực hành đảm bảo chú trọng tới 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết của học sinh, từ đó phát huy được kỹ năng chủ động, sáng tạo của học sinh. 1 Nội dung chương trình da dạng các thể loại và được sắp xếp hợp lí theo kiểu đồng tâm, vòng tròn xoáy trôn ốc theo mức độ tăng dần, đi từ nhận thức lý tính đến việc phát triển năng lực tư duy cho học sinh; Mức độ quán triệt và sự thể hiện cụ thể trong chương trình đã thể hiện được định hướng đổi mới phương pháp dạy và học hiện nay. 1.2. Hạn chế: Bên cạnh những ưu điểm nói trên, chương trình bộ môn Ngữ văn còn có một số hạn chế như sau: - Đối với chương trình Ngữ văn lớp 6, phần văn học địa phương còn quá ít; - Chương trình Ngữ văn lớp 7 còn quá nặng đối với học sinh, đặc biệt là học sinh vùng nông thôn (Đối tượng HS trung bình và yếu còn nhiều). Đó là đưa văn học Trung đại, văn Nghị luận vào chương trình. Ở văn học Trung đại, một số bài thơ Đường quá khó đối với trình độ nhận thức của học sinh. - Đối với chương trình Ngữ văn 9: một số thể loại Nghị luận về tư tưởng đạo lí và Nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống chưa có tiết luyện tập để học sinh có cơ hội thực hành. 1.3. Những đề xuất để hoàn thiện chương trình: * Đối với lớp 6: Cần tăng thêm một số tiết cho phần chương trình địa phương. Đề nghị nên đưa văn bản "Bức thư của thủ lĩnh da đỏ" vào phần tự học có hướng dẫn hoặc phần đọc thêm để học sinh bước đầu tìm hiểu và làm quen với thể loại văn học này. Nên giảm một số bài (Ẩn dụ, hoán dụ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ) * Đối với lớp 7: Giảm một số bài thuộc văn học Trung đại, bao gồm các bài sau: + Tiết 26 - Văn bản "Sau phút chia ly", tiết 37 - Văn bản: "Cảm nghĩ trong đêm thanh tỉnh". + Tiết 31,32: Viết bài tập làm văn số 2, nên chuyển xuống sau tiết 36 và 40: Cách lập ý của bài văn biểu cảm và luyện nói. Văn biểu cảm về sự vật và con người. + Bài 12 - Tiết 50: Cách làm văn biểu cảm về tác phẩm văn học nên tăng thêm một tiết cho phù hợp với đối tượng học sinh trung bình. + Tiết 94: Chuyển đổi câu phủ định, nên có tài liệu cụ thể để tham khảo thêm. + Bài 26 - Tiết 101, nên tăng lên 2 tiết. * Đối với lớp 8: nên thay đổi dạy văn bản "Ông đồ" từ tiết 65 của tuần 17 sang tuần 19. * Đối với lớp 9: Nên giảm bài “Tiếng nói của văn nghệ” vì quá khó đối với học sinh. 2/ Đánh giá sách giáo khoa bộ môn Ngữ văn Cấp THCS: 2.1. Ưu điểm: - SGK bộ môn Ngữ văn từ lớp 6,7,8,9 phù hợp với trình độ nhận thức và tâm sinh lí của các đối tường học sinh. Từ dó, các em thực sự yêu quí môn học và coi SGK như một người bạn thân không thể thiếu được. Bên cạnh đó, SGK Ngữ văn THCS còn đảm bảo tính khoa học, có sự tích hợp giữa ba phân môn: Văn - Tiếng Việt - Tập làm văn, giúp học sinh có thể lĩnh hội kiến thức một cách rõ ràng. SGK từ lớp 6,7,8,9 mang tính sư phạm rõ rệt, giúp các em biết yêu ghét rạch ròi, biết sống tốt hơn và biết hướng tới cái chân, thiện, mĩ. - SGK Ngữ văn THCS được trình bày đẹp, trang nhã, khoa học, có sự kết hợp giữa kênh chữ và kênh hình một cách hài hoà. Giá cả phải chăng phù hợp với điều kiện kinh tế của người dân có mức thu nhập trung bình. 2 * Hạn chế: Phần chương trình Địa phương trong SGK Ngữ văn nói chung và SGK Ngữ văn 6 nói riêng chưa phong phú về nội dung. 2.2. Những đánh giá chung khái quát về chương trình, sách giáo khoa: * Ưu điểm: Nhìn chung, chương trình SGK vớí nội dung phong phú, đa dạng, thể hiện tính hiện đại, cập nhật và sát với thực tiễn Việt nam, mang tính giáo dục cao. - Nội dung chương trình, sách giáo khoa được sắp xếp và phát triển hợp lí các mạch kiến thức. Đảm bảo sự cân đối giữa lí thuyết và thực hành để phát triển các kĩ năng cần thiết cho học sinh. - Chương trình, sách giáo khoa Ngữ văn đã góp phần hỗ trợ cho giáo viên và học sinh đổi phương pháp dạy và học theo quan điểm tích hờp và tích cực. - Nội dung cũ chương trình, sách giáo khoa Ngữ văn phù hợp với lứa tuối của học sinh, với điều kiện về CSVC của nhà trường và thời lượng dạy và học. * Hạn chế: Phần chương trình Địa phương còn sơ sài. MÔN LỊCH SỬ 1/ Đánh giá chương trình môn Lịch sử THCS: 1.1 Về ưu điểm: Nội dung chương trình môn Lịch sử dã đảm bảo tốt mối quan hệ giữa lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới, mối quan hệ giữa lịch sử với các môn liên quan, đặc biệt là chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Mối quan hệ giữa quá khứ và hiện tại với triển vọng phát triển tương lai hợp với qui luật của xã hội loài người và dân tộc. 1.2. Hạn chế: So với chương trình cũ thì chương trình mới có nội dung nhiều hơn. Tuy nhiên, sự phân bố thời lượng khác nhau ở các khối lớp. Đặc biệt là lớp 9. Nội dung kiến thức nhiều, thời lượng ít, thực hành ôn tập cũng ít. 1.3. Những đề xuất hoàn thành chương trình môn Lịch sử THCS: Nên phân bố lại thời lượng cho lớp 9. 2/ Đánh giá sách giáo khoa Lịch sử 2.1. Ưu điểm: - Được biên soạn theo sự nối tiếp kế thừa của nhau. Vì vậy, đảm bảo được một số vấn đề sau: + Đảm bảo tính chính xác lịch sử, tính khoa học và hiện đại của lịch sử. + Sách đã cân đối nội dung sách giáo khoa giữa các bộ phận cấu thành của kênh hình, kênh chữ làm cho lịch sử được đánh giá khách quan hơn. + Các hệ thống câu hỏi, bài tập được biên soạn khoa học, đã tăng cường được tính thực hành, phát huy tính sáng tạo, tính tích cực của học sinh. 2.2. Nhược điểm: - Những khái niệm lịch sử còn mang tính chung chung, mang tính chất lí luận nên học sinh khó hiểu khi học. - Một số kênh hình minh hoạ còng mang tính trừu tượng. 3. Những đánh giá chung, khái quát về chương trình, sách giáo khoa Lịch sử THCS: 3.1. Ưu điểm: Nhìn chung, nội dung đáp ứng được những yêu cầu cơ bản sau: Tính hiện đại, tinh giảm, dễ hiểu, khoa học, sư phạm về nội dung và nghệ thuật trình bầy. Có tác dụng phát huy tính tích cực của học sinh, giúp học sinh cảm nhận về lịch sử một cách khách quan hơn thông qua các kênh hình. 3 3.2. Hạn chế: Các câu hỏi phân loại cho học sinh chưa cụ thể và rõ ràng. Một số kênh hình ở lớp 6 còn trừu tượng. Các tiết thực hành lịch sử còn ít. Riêng SGK lớp 9, một số bài quá dài: Bài 27, 28, 29. 4/ Những đề xuất, kiến nghị: - Một số kênh hình ở lớp 6 cần minh hoạ rõ ràng, cụ thể hơn. - Tăng cường tiết tổng hợp, làm bài tập thực hành và tiết ôn tập trước kiểm tra học kỳ ở lớp 9. - Cung cấp cho giá viên đồ dùng dạy học hiện đại hơn: như băng hình, video về các trận đánh, chiến dịch trong chương trình lịch sử lớp 9. - Cung cấp kinh phí cho học sinh đi tham quan các di tích lịch sử và các hiện vật tại bảo tàng; khu di tích lịch sử . . . MÔN ĐỊA LÝ 1/ Đánh giá chương trình môn Địa lý THCS: 1.1 Về ưu điểm: - Nội dung chương trình từ lớp 6 đến lớp 9 đã thể hiện được tính hiện đại, cập nhật, có hệ thống sát thực tiễn. Phù hợp với yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ và trình độ phát triển của học sinh. - Mạch kiến thức của chương trình được sắp xếp và phát triển hợp lí, đi từ nhận thức lí tính đến việc phát triển năng lực cho học sinh. - Nội dung chương trình thể hiện sự cân đối giữa lý thuyết và vận dụng thực hành. Học sinh được thực hành nhiều để rèn luyện, củng cố và hình thành các kĩ năng trong khi học Địa lý. - Nôi dung thể hiện sử đổi mới phương pháp dạy học. 1.2. Nhược điểm: - Đồ dùng để phục vụ cho quá trình dạy học chưa đầy đủ. 1.3. Những đề xuất để hoàn thiện chương trình: - Nhìn chung nội dung chương trình từ lớp 6 đến lớp 9 theo chúng tôi là hợp lí với thực tiễn dạy học ngày nay. Vì vậy, chúng tôi không có đề xuất gì thêm. 2. Những đánh giá chung sách giáo khoa Địa lý THCS. * Về nội dung của sách: Sách giáo khoa Địa lý từ lớp 6 đến lớp 9, kiến thức phong phú, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh thể hiện được mục tiêu, yêu cầu môn học. - Nội dung SGK thể hiện tính chính xác, hiện đại, có hệ thống, mang tính cập nhật. Trình tự sắp xếp nội dung phát triển hợp lý theo các mạch kiến thức. - Cấu trúc của sách gồm các bài lí thuyết và các bài thực hành. Hệ thống các bài này được bố trí hợp lí, hỗ trợ lẫn nhau. Các bài lí thuyết có nhiệm vụ trọng tâm là trang bị kiến thức mới cho học sinh. Các bài thực hành có nhiệm vụ chủ yếu rèn luyện kĩ năng cho học sinh. Đồng thời, góp phần củng cố, bổ sung kiến thức. - Cấu trúc của các bài học cho phép giáo viên tiến hành các giờ dạy dựa trên các hoạt động tích cực của thầy, của trò. * Về hình thức của cách trình bày: - Sách giáo khoa Địa lý thể hiện hài hoà trên cả kênh chữ và kênh hình. Đồng thời vẫn có các điểm nhấn mạnh, hấp dẫn cho học sinh. 4 - Các lược đồ trong sách được in màu, nội dung tương ứng với kênh chữ trong từng bài. Việc lựa chọn các nội dung lược đồ, các kí hiệu thể hiện rõ ý đồ về phương pháp của SGK nhằm khắc sâu kiến thức cơ bản, làm điểm tựa cho tư duy tổng hợp. - Trước mỗi bài lý thuyết, đều có một đoạn kênh chữ màu xanhg ợi mở những kiến thức quan trọng sẽ đề cập trong bài. Sau mỗi bài lý thuyết, các kiến thức cơ bảnđã học được tóm tắt lại tạo điều kiện cho học sinh nắm vững bài. - Thường sau mỗi bài có mục: Em có biết ? Nhằm giúp học sinh mở rộng, hiểu biết thêm về kiến thức Địa lý. 3. Những đánh giá chung, khái quát về chương trình sách giáo khoa Địa lý 3.1. Ưu điểm: - Sách giáo khoa Địa lý THCS có nội dung chương trình phù hợp với điều kiện thực tiễn dạy học ngày nay. - Kết quả đạt được khi dạy học theo chương trình SGK mới: + Giáo viên có trang thiết bị trong việc tổ chức hướng dẫn học sinh học tập đạt kết quả cao. + Học sinh phát huy được tính học tập tích cực, biết vận dụng lý thuyết vào quá trình thực hành, biết khai thác thông tin kiến thức qua kênh chữ, kênh hình. + Rèn luyện được các kĩ năng trong quá trình học Địa lý và giáo dục được tình yêu quê hương đất nước, bảo vệ môi trường. 3.1. Hạn chế: - Sách giáo khoa xuất bản giữa năm trước với năm sau chưa đồng bộ về màu sắc, đường nét trên kênh hình như: biểu đồ, lược đồ. MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 1/ Đánh giá chương trình môn giáo dục công dân THCS: 1.1 Về ưu điểm: - Chương trình giáo dục công dân THCS có nội dung phong phú phù hợp với thực tiễn, đề cập tới hai vấn đề lớn: giáo dục đạo đức và tìm hiểu một số qui định về pháp luật nước Việt Nam. - Chương trình sắp xếp hợp lý, các mạch kiến thức phù hợp với sự phát triển của lứa tuổi HS THCS. - Nội dung biên soạn theo chương trình tích hợp, giúp học sinh khám phá, chiếm lĩnh tri thức và kĩ năng mới trên cơ sở đó góp phần hình thành những phẩm chất nhân cách cho các em HS. - Học sinh nắm bắt được những qui định pháp luật của nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đối với con người phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. - Nội dung thể hiện được phương pháp dạy học tích cực. 1.2. Hạn chế: - Phân phối chương trình ở một số tiết GDCD lớp 9 chưa phù hợp như: Tiết 34: Ôn tập học kì II, nên chuyển thành tiết 33 và ngược lại. 1.3. Đề xuất: - Số tiết thực hành ngoại khoá còn ít, cấn tăng thêm 1 đến 2 tiết ngoại khoá. 1/ Đánh giá sách giáo khoa môn giáo dục công dân THCS: 1.1 Về ưu điểm: - Sách giáo khoa bộ môn GDCD THCS có nội dung kiến thức phong phú mang tính cập nhật sát với thực tiễn đối học sinh. 5 - Nội dung chia làm hai phần: Đạo đức và pháp luật. Phần kiến thức rõ ràng mang tính giáo dục cao. Mỗi bài đều có những câu chuyện, thông tin thực tế dể học sinh rút ra bài học. - Sách giáo khoa bộ môn GDCD THCS đưa ra nhiều dạng bài tập: bài tập vận dụng, bài tập phát hiện… Cuối sách là phần phụ lục để giúp HS chủ động sáng tạo trong kiến thức. - Hình thức và cách trình bày hài hoà có tranh ảnh minh hoạ cho bài học thu hút sự chú ý của học sinh. Giá cả sách hợp lý. 1.2 Về hạn chế: - Phần pháp luật đối với học sinh nông thôn các em ít có tài liệu tham khảo. Vì vậy, sách giáo khoa nên đưa nhiều điều luật, nghị định, hiến pháp để học sinh tham khảo. 1.3. Những đề xuất, kiến nghị: - Đề nghị tăng thêm giờ học ngoại khoá cho học sinh THCS (cung cáp kinh phí để mời chuyên viên pháp luật, tâm lí giáo dục nói chuyện với học sinh từ 1 đến 2 buổi trong năm học). 3. Những đánh giá chung, khái quát về chương trình sách giáo khoa giáo dục công dân THCS 3.1. Ưu điểm: - Nội dung chương trình SGK GDCD THCS tương đối hợp lý. - Kết quả đạt được khi dạy và học theo chương trình: Học sinh học tập tích cực, biết vạn dụng lí thuyết vào thực hành, nâng cao năng lực tư duy sáng tạo của học sinh. MÔN TOÁN HỌC 1/ Đánh giá chương trình môn Toán- THCS: 1.1 Về ưu điểm: - Kiến thức trình bày cơ bản có hệ thống, rõ ràng. Sắp xép mạch kiến thức hợp lí. - Kiến thức phù hợp với nhận thức và sự tiếp thu của học sinh, phù hợp với quĩ thời gian đã qui định. - Các kiến thức đảm bảo sự cân đối giữa lý thuyết và thực hành, vận dụng. - Nội dung đảm bảp tính thực tiễn và sư phạm, phù hợp với điều kiện - hoàn cảnh của xã hội. - Đảm bảo tính khoa học, tính chính xác, tính thống nhất tiếp nối kiến thức từ thấp đến cao trong từng phân môn và giữa các phân môn với nhau. - Đảm bảo tính cơ bản, tinh giản, vững chắc và thiết thực, trọng tâm. 1.2 Hạn chế: - Một số đơn vị kiến thức còn khó đối với học sinh trung bình trở xuống. 2/ Đánh giá Sách giáo khoa môn Toán - THCS: 1. Sách giáo khoa Toán 6: * Ưu điểm: - Nội dung kiến thức cơ bản, trình bày có hệ thống, sắp xếp và phát triển hợp lí mạch kiến thức đảm bảo cân dối giữa lí thuyết và thực hành, coi trọng yếu tố phương pháp. - Nội dung phù hợp với tâm lí lứa tuổi, gần gũi với đời sống. - Trình bày dễ đọc, dễ hiểu, các ví dụ phù hợp. - Kênh hình phát triển phù hợp nội dung kiến thức của bài học. * Hạn chế: 6 - Bài tập đưa ra chưa phong phú và đa dang: chủ yếu là bài tập tự luận, ít bài tập trắc nghiệm. * Những đề xuất: - Tên bài Số tiết theo phân phối chương trình hiện hành Đề xuất Số nguyên tố, hợp số… Hỗn sô… Tính chất cơ bản của phép nhân phân số Phép nhân hai số nguyên 2 2 1 2 1 (Đã học ở lớp 5) 2 (Đã học ở lớp 5) 2 (Khó) 3 (Khó) 2. Sách giáo khoa Toán 7: * Ưu điểm: - Kiến thức đảm bảo tính chính xác, khoa học, có hệ thống, mức độ thể hiện đúng mục tiêu, yêu cầu môn học cân đối giữa nội dung lí thuyết và yêu cầu thực hành, vận dụng. - Đảm bảo phát triển tiếp nối các kiến thức của các lớp dưới, phù hợp với sự tiếp thu kiến thức của họp sinh, với trình độ của giáo viên, với điều kiện CSVC của nhà trường. - Cấu trúc từng bài, chương, mục hợp lí thống nhất giữa kênh hình và kênh chữ. * Hạn chế: - Một số đơn vị kiến thức Hình học còn khó đối với học sinh trung bình trở xuống. * Những đề xuất: - Đối với học sinh yếu, kém không yêu cầu chứng minh các trường hợp bằng nhau của hai tam giác. - Các định lí trong môn Hình học 7 nên thừa nhận, không cần phải chứng minh, bởi vì kiến thức hình học khó, trừu tượng đối với học sinh lớp 7. 3. Sách giáo khoa Toán 8: * Ưu điểm: - Mạch kiến thức các chương, bài thống nhất. - Lưu lượng kiến thức vừa phải đủ nội dung chính xác cao. - Bài tập vừa phải, phù hợp với nhu cầu học tập. * Hạn chế: - Học sinh yếu, kém khó tiếp thu kiến thức, đặc biệt là hình. - Chưa có bài tập cho học sinh khá giỏi. * Những đề xuất: - Đưa nội dung: "Phân tích đa thức thành nhân tử" bằng vài phương pháp khác (thêm, bớt, tách hạng tử vào "Bài học thêm" của SGK nhằm nâng cao kiến thức cho học sinh khá giỏi. 4. Sách giáo khoa Toán 9: * Ưu điểm: - Kiến thức đảm bảo tính chính xác, khoa học, hiện đại có hệ thống, cơ bản thiết thực. 7 - Đảm bảo tính vừa sức với học sinh, vừa sứa với quĩ thời gian cho phép, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của xã hội và của các vùng miền. - Kiến thức đảm bảo sợ cân đối giữa lí thuyết và thực hành, vận dụng. * Hạn chế: - Bài "Cung chứa góc" khó đối với học sinh trung bình trở xuống ( nên bỏ ). - Với thời lượng 1 tiết thì bài "Hệ thức Vi-et - Ứng dụng" quá nhiều kiến thức. * Những đề xuất: - Phần luyện tập của bài “Hàm số y = ax 2 (a # 0)” không cần thiết, nên bỏ và tăng thời lượng của bài "Hệ thức Vi-et - ứng dụng" lên 2 tiết. - Kiến thức "Cung chứa góc" chuyển thành bài học thêm cho học sinh khá giỏi nghiên cứu. 3/ Đánh chung, khái quát chung về chương trình, sách giáo khoa Toán THCS: * Ưu điểm: - Kiến thức cơ bản, chính xác phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh. Học sinh dễ học, dễ tiếp thu và dễ vận dụng. - Hệ thống bài tập phong phú, đa dạng từ dễ đến khó. * Hạn chế: - Một số kiến thức còn khó đối với học sinh trung bình trở xuống. - Những thuận lợi khi sử dụng chương trình SGK mới: + Đối với giáo viên: Thuận lợi cho việc dạy của giáo viên. Vì nó có những gợi ý về phương pháp để thực hiện cách dạy học theo hướng tích cực hoá các hoạt động của học sinh. + Đối với học sinh: Học tập dễ dàng hơn, các em hứng thú trong các giờ học. Học sinh có thể tự học. MÔN VẬT LÝ 1/ Đánh giá chương trình môn Vật lý- THCS: * Về ưu điểm: - Kiến thức khoa học, chính xác, có hệ thống. - Nội dung chương trình phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh. - Sắp xếp mạch kiến thức hợp lý, lí thuyết và htực hành cân đối. - Mang tính hiện đại, cập nhật, thực tiễn. 2/ Đánh giá Sách giao khoa môn Vật lý- THCS: 2.1. Môn Vật lý 6: * Ưu điểm: -Kiến thức vừa phải, phù hợp với nhận thức và tiếp thu của học sinh, đảm bảo tính chính xác, khoa học, hiện đại có hệ thống. Hỗ trợ cho giáo viên và học sinh đổi mới cách hoạ, phương pháp dạy học, giúp học sinh tích cực, chủ động chiếm lĩnh kiến thức, thực hành và vận dụng kiến thức, các thí nghiệm rõ ràng, dễ hiểu, dễ nhớ. - Có sự thống nhất hình thức trình bày của từng chương, từng bài. - Mỗi chương có 3 phần (Trang mở đầu, phần chính, ôn tập), mỗi bài có 4 phần (Mở bài, nội dung bài học, nội dung ghi nhớ, nội dung đọc thêm). - Kênh chữ và kênh hình phù hợp với bài học, phù hợp với đặc trưng bộ môn. * Những kiến nghị: - Cần tăng thêm tiết bài tập của mỗi chương. 2.2. Môn Vật lý 7: 8 * Ưu điểm: - Kênh hình rõ ràng. Hệ thống câu hỏi, ngôn ngữ trong sáng rõ ràng, phù hợp với các đối tượng người học tạo hứng thú với các em. - SGK trình bày các kiến thức một cách có hệ thống theo từng chương, bài. * Hạn chế: - Kênh hình ở bài "Phản xạ âm, tiếng vang" chưa sát với thực tế hiểu biết xã hội của học sinh (Động Phong nha). * Đề xuất: - Bài "Phản xạ âm, tiếng vang" nên lấy nên lấy ví dụ thực tế hơn. 2.3. Môn Vật lý - 8: * Ưu điểm: - Trình bày kiến thức rõ ràng, cụ thể, học sinh dễ hiểu, dễ nhớ, dễ vận dụng, phù hợp với sự nhận thức của HS. - Nhiều kiến thức gắn liền với thực tế cuộc sống đang diễn ra xung quanh, kiến thức được trình thống nhất. Mỗi chương có: + Trang mở đầu ghi tên chương, hình minh hoạ, nội dung chính của chương. + Phần chính của chương: các bài học. + Phần câu hỏi và bài tập tổng kết chương: thể hiện ở 3 mức độ (ôn tập, vận dụng, giải trí). * Đề xuất: - Bài “Lực ma sát”, khái niệm lực ma sát nghỉ còn trừu tượng; tranh vẽ lực ma sát có lợi, có hại (H6.3b) chưa rõ, nội dung dài. 2.4. Môn Vật lý - 9: * Ưu điểm: - Trình bày kiến thức rõ ràng, cụ thể, học sinh dễ hiểu, dễ nhớ, dễ vận dụng, phù hợp với sự nhận thức của HS. - Các đơn vị kiến thức trình bày có hệ thống. - Các thí nghiệm dễ làm giúp HS xử lí thông tin thuận tiện, dễ chiếm lĩnh tri thức. * Hạn chế: - Kiến thức phần " Điện học" còn hơi nặng đối với học sinh từ trung bình trở xuống. * Đề xuất: - Giảm bớt nội dung của phần 2 “Sự chuyện hóa điện năng” – bài 13 vì nội dung quá dài 3/ Đánh chung, khái quát chung về chương trình, sách giáo khoa môn Vật lý THCS: - Kiến thức cơ bản, chính xác phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh. Học sinh dễ học, dễ tiếp thu và dễ vận dụng. - Hệ thống bài tập phong phú, đa dạng từ dễ đến khó. MÔN HOÁ HỌC 1/ Đánh giá chương trình môn Hoá học- THCS: Chương trình Hoá học lớp 8: * Về ưu điểm: Cung cấp cho HS hệ thống kiến thức phổ thông cơ bản, thiết thực ban đầu về Hoá học. + Hình thành cho HS một số kĩ năng cơ bản và thói quen làm việc khoa học. 9 + Nội dung chương trình phù hợp với mục tiêu của môn học. Chương trình đã có sự cân đối giữa lý thuyết, thực hành và vận. dụng. + Phần luyện tập, kiểm tra phù hợp với nhận thức của lứa tuổi học sinh. * Đề xuất: - Nên đưa vào dạy bài 32: “Phản ứng Oxi khử” vì nội dung này có liên quan đến các bài học tiếp theo. Chương trình môn Hoá 9: * Ưu điểm: - Đã tăng tiết luyện tập và thực hành, chú trọng rèn kĩ năng tự học, tự tìm hiểu, kĩ năng vận dụng thực hành trong cuộc sống. - Sau mỗi nội dung, điều có bài tập thực hành, luyện tập. * Nhược điểm: Một số bài còn dài, kiến thức trùng lập như bài 30- Chương III: Si lich, Công nghệ Si li cat. Bài này với mục đích giới thiệu sơ lược về hợp chất có phổ biến và quan trọng SiO 2 . Tuy nhiên, về Phi kim, các em đã được học về 2 nguyên tố phi kim C, Cl, nếu thêm nguyên tố thứ 3 này (Si) sẽ gây khó với HS, mặc dù kiến thức bài này là không khó. * Đề xuất: - Nội dung về "Silic, Silicat" nên chuyển sang phần đọc thêm ngoại khoá hoặc mục "Em có biết", dành thời gian để học sinh luyện tập thêm trong nội dung "Bảng tuần hoàn các nguyên tố Hoá học". 2/ Đánh giá Sách giao khoa môn Hoá học- THCS: * Ưu điểm: - SGK Hoá học 8,9 nhìn chung đảm bảo tính khoa học và sư phạm. - Nội dung sách đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu của chương trình Hoá học ở THCS. - Có sự cập nhất các kiến thức, thông tin mới, chính xác khoa học gây hứng thú choi HS. - Trong mỗi bài gồm 3, 4 tiểu mục. Mỗi tiểu mục thường gồm cấu trúc: Thí nghiệm hay quan sát hoặc những câu hỏi gợi ra những sự kiện trong thực tiễn đời sống, các kiến thức cũ có liên quan, tiếp đến là nhận xét và kết luận rút ra từ thí ngghiệm, quan sát hoặc câu trả lời của HS. Như vậy, cấu trúc SGK đã coi trọng tính thiết thực trên cơ sở đảm bảo tính cơ bản, khoa học, hiện đại, phù hợp đặc trưng bộ môn, coi trọng thực hành, thí nghiệm, luyện tập, tăng kênh hình, coi trọng việc phát triển tiềm lực trí tuệ cho HS. * Hạn chế: - Nội dung "Điều chế Hidro trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân nước" trong chương trình Hoá học 8 được đề cập nhiều lần, nhưng với hình vẽ khác nhau (Bài 27,33,36 - Hoá học 8). Do vậy dễ gây nhàm chán với HS học tốt, khó hiểu với HS trung bình. * Đề xuất: - Trong bài 33 chỉ nên giới thiệu qua, không cần đi sâu. Cần sử dụng 1 mẫu dụng cụ chung thống nhất. Còn các dụng cụ khác chỉ giới thiệu để HS biết trong 1 phần nhỏ nào đó của 1 bài. - Một số hình vẽ chưa chính xác về màu hoá chất so với thực tế: Ví dụ: Hình 1.1 (Hoá học 9 - Trang 4) vẽ màu của CuCl 2 (dd) là màu xanh da trời nhưng trong thực tế HS làm thí nghiệm lại chuyển ra màu xanh lá cây. 10 [...]... các tiết lí thuyết ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT Về chương trình: - Nội dung chương trình, sách giáo khoa mới hiện hành nhìn chung đã thể hiện được tính hiện đại, cập nhật sát với thực tiễn nước ta trong thời kì đổi mới và hội nhập - Các yêu cầu về kiến thức mà chương trình, sách giáo khoa hiện nay phần lớn là phù hợp với khả năng và trình độ của học sinh - Nội dung chương trình và sách giáo khoa lần này có sự... chú ý đúng mức tới yêu cầu thực hành, yêu cầu phát triển các kĩ năng của học sinh Về sách giáo khoa: - Sách giáo khoa hiện hành, xét về mức độ đã thể hiện đúng mục tiêu, yêu cầu của cấp học, phù hợp với đối tượng học sinh THCS - Nội dung kiến thức trong sách giáo khoa đều có tính chính xác Nơi nhận: − − Phòng GD&ĐT Phú Giáo; Lưu VT HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Văn Trung 16 ... chế của sách giáo khoa môn Sinh học THCS: - Một số hình vẽ chưa chính xác, khi HS so sánh dễ bị hiểu nhầm Cụ thể: hình 16.1: Sơ đồ cắt ngang của thân trưởng thành (Sinh học - 6- Bài 16 - Trang 51) Trên sơ đồ không vẽ "biểu bì" Do vậy khi so với hình 15.1 (Cấu tạo thân non) HS sẽ hiểu là thân trưởng thành không có lớp "biểu bì" ở vỏ 3/ Đánh chung, khái quát chung về chương trình, sách giáo khoa môn... SGK - Về khía cạnh kinh tế của sách: SGK Sinh học THCS nhìn chung là bộ sách có giá thành cao so với các bộ môn khác Hơn nữa, nhiều khi sách chỉ dùng được một lần, do nhiều HS khi học đã điền luôn nội dung (Sách để trống) vào các bảng biểu, chú thích hình vẽ trong SGK Vì vậy, các em sử dụng lại sách cũ sẽ không còn gía trị về mặt sử dụng bài tập MÔN TIẾNG ANH 1/ Đánh giá chương trình môn Tiếng Anh-... này thì ghi rõ loại bóng, cở bóng, trọng lượng … MÔN ÂM NHẠC 1/ Đánh giá chương trình môn Âm nhạc- THCS: - Chương trình âm nhạc từ lớp 6 đến lớp 9 rất khoa học, có tính sư phạm Đồng thời đáp ứng được yêu cầu giáo dục thẩm mĩ và năng khiếu ca hát cho các em HS - Nội dung phong phú, đa dạng Trong mỗi bài hát đều có tranh ảnh minh họa 2/ Đánh giá SGK môn Âm nhạc- THCS: * Ưu điểm: 14 - Nội dung SGK ÂM nhạc... phạm, biết phân biệt và cư xử tốt, biết giao tiếp bằng ngoại ngữ để hướng tới cái đẹp trong ngôn ngữ nói và viết - Giá cả của sách phải chăng, phù hợp với điều kiện kinh tế của người dân có mức thu nhập trung bình 3/ Những đánh giá chung, khái quát về chương trình, sách giáo khoa: 13 - Nhìn chung SGK với nội dung phong phú, đa dạng thể hiện rõ tính hiện đại, cấp nhật và sát với thực tế Việt Nam cũng... bao nhiêu? Trọng lượng bao nhiêu? Nên bỏ nội dung ném bóng này, vì không thiết thực cho kiểm tra, đánh giá tiêu chuẩn rèn luyện thân thể 3/ Những đánh giá chung khái quát về SGK Thể dục THCS: * Ưu điểm: - Nhìn chung SGK đi sâu, sát thực tế, dễ hiểu cho GV soạn giáo án và dạy học HS dễ học vì nó đảm bảo tính khoa học * Nhược điểm: - Chỉ dùng cho GV, không có SGK cho HS 4/ Những đề xuất kiến nghị: Bỏ nội... về hình thức màu sắc còn đơn giản, nên ngay từ đầu các em đã có tâm lí ngại học môn "khó" này 3/ Đánh chung, khái quát chung về chương trình, sách giáo khoa môn Hoá học THCS: * Ưu điểm: - Chương trình Hoá học THCS đã được xây dựng theo hướng: + Coi trọng tính thiết thực, trên cơ sở đảm bảo tính cơ bản, khoa học, hiện đại, đặc trưng bộ môn + Coi trong việc hình thành và phát triển năng lực trí tuệ của... chuyển sang nội dung khác học thì không đủ thời gian 2/ Đánh giá SGK: * Ưu điểm: - SGK phát huy được tính ưu điểm (Từ lớp 6 đến lớp 9) cơ bản và rõ ràng, đi sâu, đi sát với thực tế của từng môn hay nội dung học rất khoa học * Hạn chế của SGK: - Trong các nội dung, có nội dung ném bóng trúng đích: Lớp 6- Trang 90; Lớp 8Trang 129; Lớp - Trang 122 (Bảng đánh gía tiêu chuẩn rèn luyện thân thể) không ghi rõ... - Trong phân phối chương trình Hoá học 9: + Sau tiết 42 nên có bài kiểm tra 45 phút + Tiết kiểm tra viết (Tiết 48) nên để cuối chương IV (Sau bài 43) nhằm để kiểm tra đánh giá kiến thức của HS trong cả chương MÔN SINH HỌC 11 1/ Đánh giá chương trình môn Sinh học- THCS: * Về ưu điểm: - Chương trình môn Sinh học- THCS phù hợp với yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ với trình độ phát triển của HS, . khoá còn ít, cấn tăng thêm 1 đến 2 tiết ngoại khoá. 1/ Đánh giá sách giáo khoa môn giáo dục công dân THCS: 1.1 Về ưu điểm: - Sách giáo khoa bộ môn GDCD THCS có nội dung kiến thức phong phú mang. sinh. Về sách giáo khoa: - Sách giáo khoa hiện hành, xét về mức độ đã thể hiện đúng mục tiêu, yêu cầu của cấp học, phù hợp với đối tượng học sinh THCS. - Nội dung kiến thức trong sách giáo khoa. nay. Vì vậy, chúng tôi không có đề xuất gì thêm. 2. Những đánh giá chung sách giáo khoa Địa lý THCS. * Về nội dung của sách: Sách giáo khoa Địa lý từ lớp 6 đến lớp 9, kiến thức phong phú, phù

Ngày đăng: 25/01/2015, 08:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHÒNG GD&ĐT PHÚ GIÁO

  • TRƯỜNG THCS BÙI THỊ XUÂN

  • CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

  • Tân Long, ngày tháng 3 năm 2013

    • BÁO CÁO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan