Chương trình địa phương. Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

9 5K 5
Chương trình địa phương. Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trường THCS Lương Thế Vinh BÀI DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP HUYỆN( Năm học 2012- 2013) Giáo viên thực hiện: Vũ Thị Thanh Nga Ngày soạn: 23/3/2013 Ngày dạy: 26/3/2013 Tiết 145: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (Phần Tập Làm Văn) NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ I. Mức độ cần đạt: 1. Kiến thức: - Củng cố lại những kiến thức cơ bản về kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. - Tạo lập được văn bản nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. - Những kiến thức về kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. - Những bài thơ đáng chú ý ở địa phương. - KNS : Giao tiếp, ra quyết định, đàm thoại, làm chủ thời gian. 2. Kĩ năng: - Nhận xét, đánh giá về một đoạn thơ, bài thơ thực tế ở địa phương. - Làm một bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ với những nhận xét, đánh giá riêng của mình. 3. Thái độ: - Tự ý thức việc tìm hiểu các tác phẩm thơ của địa phương, từ đó làm bài nghị luận với cảm nhận chính xác của cá nhân mình. - Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước. II. Chuẩn bị - GV: Gíao án Tài liệu chương trình địa phương, những tác phẩm thơ thuộc địa phương, tranh ảnh tác giả và tranh minh họa, máy chiếu - HS: Tài liệu chương trình địa phương, bài soạn, bảng phụ ghi dàn bài tự chọn. III. Hoạt động lên lớp: 1. Ổn định lớp 2. Bài cũ: GV: Yêu cầu học sinh quan sát lên máy chiếu đọc và chọn câu đúng. Thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ? A. Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy. B. Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung của bài thơ C. Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nghệ thuật của bài thơ. D. Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày cảm xúc của mình về nội dung, nghệ thuật của bài thơ. - Đáp án: Câu A 3. Bài mới: HĐ của thầy và trò ND ghi bảng * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh thi tìm tên tác giả mà em biết viết về tỉnh, huyện xã mình đang sinh sống GV: Yêu cầu lớp chia thành 2 nhóm thảo luận trong 3 phút, tìm tên các tác giả thuộc nhà thơ, nhà văn, nhà báo thuộc tỉnh Gia Lai sau đó thi đọc trong vòng một phút. HS: Thảo luận trong 3 phút, sau 3 phút các nhóm sẽ thi nhau đọc tên các tác giả, sau một phút nhóm thắng được cả lớp và cô tuyên dương. * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh chơi trò chơi xem hình mô phỏng đoán tên tác phẩm và nêu tên tác giả trong tác phẩm đó GV: Yêu cầu cả lớp quan sát lên máy chiếu và xem hình thứ nhất cho biết hình mô phỏng những hàng thông này nói về bài thơ nào đã học và tên tác giả của bài thơ đó là ai? HS: Xung phong trả lời, lớp nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét tuyên dương bạn trả lời đúng. ( Khoảng Trời có ô- Phạm Đức Long) GV: Tiếp tục cho học sinh xem hình thứ 2 Em hãy cho cô biết hình mô phỏng này nói về bài thơ nào đã học, em hãy nêu tên tác giả đó? HS: Xung phong trả lời. Lớp nhận xét, giáo viên nhận xét đó là bài “Những bà mẹ Tây Nguyên” của Thu Loan GV: Tiếp tục cho học sinh quan sát tranh thứ 3 và nêu tên tác phẩm, tác giả của bài thơ có liên quan đến những hình ảnh này? HS: Xung phong trả lời, lớp nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét và cho học sinh xem tác phẩm, hình tác giả. GV: Yêu cầu học sinh quan sát bức tranh cuối cùng và cho biết bức tranh này có hình ảnh thân thuộc trong bài thơ nào? Tác giả là ai? HS: Xung phong trả lời, lớp nhận xét, bổ sung. GV: nhận xét và cho học sinh xem tên bài cũng như ảnh tác giả. GV: Tuyên dương cả lớp đã tích cực trong việc chơi trò chơi. * Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm một bài thơ của nhà thơ Gia Lai mà em đã được học, đọc GV: Yêu cầu học sinh Chọn một bài thơ của các nhà thơ Gia Lai mà em đã được học hoặc được đọc, cảm nhận và suy nghĩ của em về bài thơ ấy. HS: Các nhóm tự chọn bài thơ yêu thích - GV: Yêu cầu học sinh nhóm 1 đọc bài thơ của nhóm mình đã chọn. Gíao viên ghi đề bài của học sinh lên bảng. GV? Đề bài trên thuộc dạng nghị luận nào? HS: - Dạng đề : Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. GV: Yêu cầu nhóm 1 đọc bài thơ mình đã chọn HS: Đọc bài thơ đã chọn. GV? Em hãy nêu nội dung chính của bài thơ vừa đọc? HS: Nêu nội dung của bài, lớp nhận xét, bổ sung. GV? Nghệ thuật của bài thơ có gì đặc sắc? HS: Nêu nghệ thuật của bài thơ GV: Tiếp tục yêu cầu nhóm 2 nêu đề của bài đã chọn. GV ghi bảng. GV? Đề bài thuộc dạng nghị luận nào? - HS: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. GV: yêu cầu một học sinh đọc bài thơ của nhóm mình. GV? Hãy nêu nội dung chính của bài thơ mà em đã chọn? GV? Em hãy nêu nghệ thuật đặc sắc của bài thơ? HS: Xung phong trả lời, lớp nhận xét, bổ sung. GV: Yêu cầu học sinh làm dàn bài đại cương theo dàn bài gợi ý GV: Yêu cầu cả lớp quan sát trên máy chiếu và đọc dàn bài đại cương 1/ Mở bài: Giới thiệu bài thơ, nêu khái quát cảm nhận về tác phẩm. 2/ Thân bài: Lần lượt trình bày nhận xét, đánh giá của bản thân về gía trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ (tâm trạng trữ tình, hình tượng nghệ thuật, ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu ) 3/ Kết bài: Tổng kết cái hay, cái đẹp của bài thơ, ý nghĩa của bài thơ. HS: Quan sát và đọc dàn bài GV: Yêu cầu lớp chia thành 2 tổ * Tổ 1: Làm dàn bài nhóm mình đã chọn bằng cách - Nhóm 1 tổ 1: Thảo luận lập dàn ý phần mở bài. - Nhóm 2 tổ 1: Thảo luận lập dàn ý phần nội dung của I. Đề bài: Chọn một bài thơ của các nhà thơ Gia Lai mà em đã được học hoặc được đọc, cảm nhận và suy nghĩ của em về bài thơ ấy. II. Cách làm 1. Mỗi nhóm tự chọn một bài thơ 2. Làm dàn bài đại cương thân bài - Nhóm 3 tổ 1: Thảo luận lập dàn ý phần nghệ thuật của thân bài - Nhóm 4: Thảo luận dàn ý phần kết bài. Thời gian thảo luận trong 8 phút, nhóm nào xong trước lên bảng dán trước theo trình tự MB,TB,KB. * Tổ 2: Thảo luận nhóm lập dàn bài đã chọn dựa trên dàn bài gợi ý cách thức thảo luận chia nhóm tương tự như tổ 1 HS: Thảo luận theo nhóm và lên bảng dán phần thảo luận của nhóm mình. GV: Yêu cầu 1 học sinh đọc toàn bộ dàn bài của tổ 1, cả lớp quan sát bổ sung. GV nhận xét, yêu cầu học sinh chỉ ra những luận điểm chính trong phần thân bài. Nhận xét chung toàn bài. GV: Tiếp tục yêu cầu một học sinh tổ hai đọc toàn bộ dàn bài của tổ 2, cả lớp quan sát bổ sung. GV nhận xét, yêu cầu học sinh chỉ ra những luận điểm chính trong phần thân bài. Nhận xét chung toàn bài. GV: Nhận xét, bổ sung phần dàn bài của học sinh. GV: Trước khi viết bài, để thay đổi không khí lớp học các em hãy quan sát trên máy chiếu một số bức tranh đẹp của huyện nhà và tỉnh Gia lai GV: Bên cạnh những bài thơ bài văn, bài báo sáng tác ca ngợi con người và cảnh vật ở địa phương mình, còn có những bài hát ca ngợi vẻ đẹp của địa phương chúng ta, em hãy hát một đoạn trong bài hát “ Đôi mắt Plâyku” của Nguyễn Cường, cô hát một đoạn trong bài đêm xoang Tây Nguyên nhạc Văn Chừng một bạn hát Krông Pa một khúc ca nhạc Văn Chừng - 2 học sinh và cô hát 3 đoạn trong hai bài, lớp và cô vỗ tay tuyên dương hai bạn. * Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh viết bài, đọc bài viết và sửa chữa. GV: Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ theo đề bài đã chọn * Đề của nhóm thứ nhất - Nhóm 1: Viết phần mở bài - Nhóm 2 viết phần thân bài - Nhóm 3 viết phần kết bài * Đề nhóm thứ hai chia tương tự như nhóm thứ nhất. GV: Yêu cầu viết trong 10 phút trong bảng phụ HS: Viết bài theo nhóm, sau 10 phút đọc bài làm của III. Luyện tập 1. Viết bài 2. Đọc bài làm nhóm mình, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét, bổ sung. GV: Khái quát lại bài, yêu cầu học sinh quan sát máy chiếu hướng dẫn tự học 4. Hướng dẫn tự học: - Trên cơ sở đã làm viết một bài văn hoàn chỉnh. - Sưu tầm một số bài thơ do các tác giả là thành viên của Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai sáng tác hoặc các nhà thơ Việt Nam viết về Gia Lai. - Sưu tầm một số bài phê bình văn học được đăng báo, tạp chí của trung ương và địa phương trong thời gian gần đây. - Soạn bài: “ Biên Bản”. Nắm được bố cục ba phần của biên bản, viết được một biên bản sự vụ hoặc hội nghị. ĐÊM HỘI LÀNG TÂY NGUYÊN (Nguyễn Đức Long) đêm tay cồng này gạo cồng chiêng tay chiêng này muối giục vầng trăng lên ngả ngớn thịt nướng giục ngọn lửa thiêng ngả nghiêng rượu cần giục rượu cần dậy men lửa cháy thâu đêm này nhịp cồng chiêng giục ngọn lửa thiêng rượu chảy thâu đêm nhịp chân vấn vít bùng cháy hát múa thâu đêm bàn chân cuồng nhiệt giục núi rừng tiếng hú đêm chiêng thức dậy gọi trăng ngiêng giục bàn chân về hồng hoang tiền sử hội làng tây nguyên xoay ơ người say ngây ngất bàn tay linh hồn hồn quay lăn lóc nắm bàn tay ơ ai buôn làng vào hội thần giàng nhớ ai trống cái mời gọi đừng lú tìm ai! bưng, bưng, bưng đừng quên làng xa con đường về hội làng gần con đường vào hội đêm không ngủ cành cây ngọn cỏ rần rật hơi xuân TỰ NHỦ Đ.Minh Lãng đãng mờ sương Pleiku màu tím Con đường phố hạ Phủ đầy rêu xanh Lãng đãng mờ sương Pleiku ngày nhớ Phương trời xứ lạ Em có buồn không?! Sương sớm trời lạnh, Nơi xa ấm lòng Sương sớm trời lạnh, Nơi xa ấm lòng! NHỚ CHA Người ta say giấc mơ nồng Còn con thao thức tím lòng nhớ cha. Cha ơi! cha đã đi xa Vườn cây héo hắt khóm hoa bạc màu Cá lờ đờ giữa ao sâu Bờ tre lẽ bóng u sầu nhớ mong. Cha ơi, cha có biết không Vắng cha, xám ngắt trời hồng hôm xưa Trời buồn vần vũ cơn mưa Gió sầu gió lặng trời trưa nóng hầm. Mẹ con nén lệ khóc ngầm Thương cha, mẹ chỉ âm thầm nuôi con Thương bờ vai mẹ gầy còm Oằn lưng gồng gánh cả đàn con thơ Ngày đêm lặn lội thân cò "Bến sông quãng vắng" lần mò nuôi con. Cha đi về với nước non Mẹ còn ở lại héo mòn giấc mơ Cha đi con trẻ bơ vơ Để cây rả gốc làm thơ lạc vần. Ước gì nơi ấy thật gần Để cha về lại một lần nữa thôi Đốt hương con lạy đất trời Cho con, cho mẹ trọn đời bên cha. - Nhà thơ: Hoàng Thanh Hương- Với bài thơ Miên man, ru mùa đông ngậm ngùi, mùa em- ngày em. - Hương đình: Trịnh Đào Chiến: Bão giá, Ngậm ngùi nay, tháng mười, mười một giờ - Thu Loan: - Hương Đình, Thu Loan, Văn Công Hùng (Văn học), Ngọc Tường, Lê Xuân Hoan (Âm nhạc), Trần Phong, Huy Tịnh, Phạm Dực, Hồ Anh Tiến, Trần Văn Hùng (Hùng Hoa Lư) (nhiếp ảnh), Lê Hùng, Hồ Xuân Thu, Trần Quang Lực, Lê Nguyễn Thảo My (Mỹ thuật), Y Brơm, Xuân La, Quang Tâm (múa) Như Nguyễn Văn Chung, Phạm Thế Bộ, Lê Nguyễn Thảo Vy, Nguyễn Văn Vinh, Nguyễn Thị Hòa Hiệp, Trịnh Quốc Huy, Nguyễn Tuấn Cường, Nguyễn Thiện Đức,Ngô Thị Thanh Vân, Văn Công Hùng , Quốc Thành , Ngọc Cảnh Về tác phẩm, một loạt các nhà văn ra sách như “lục bát”, Hương Đình với “Góc núi”, một trường ca, Thu Loan với “Đêm không trăng” tái bản, với tập truyện ngắn "Cọp lửa sông Ba", "Thì thầm với anh", tập truyện ngắn Ngoài ra các nhà văn ở Gia Lai năm vừa qua cũng chiếm lĩnh ĐÔI MẮT PLEIKU Sáng tác: Nguyễn Cường o0o Em đẹp thế Pleiku ơi, Trái tim tôi muốn vỡ tan rồi. Không dám nhìn vào đôi mắt ấy, đôi mắt Pleiku - Biển Hồ đầy. Có hàng thông xanh trong đôi mắt em, Có dòng Sê San trong đôi mắt em, Có hương rượu cần say men, say men, Có ngọn lửa nào đang nhen, chơi vơi. Em đẹp thế Pleiku ơi, Trái tim tôi muốn vỡ tan rồi. Không dám nhìn vào đôi mắt ấy, đôi mắt Pleiku - Biển Hồ đầy. Có hàng thông xanh trong đôi mắt em, Có dòng Sê San trong đôi mắt em, Có hương rượu cần say men, say men, Có ngọn lửa nào đang nhen, chơi vơi. Em đẹp thế Pleiku ơi, Trái tim tôi muốn vỡ tan rồi. Không dám nhìn vào đôi mắt ấy, đôi mắt Pleiku - Biển Hồ đầy. Có hàng thông xanh trong đôi mắt em, Có dòng Sê San trong đôi mắt em, Có hương rượu cần say men, say men, Có ngọn lửa nào đang nhen, chơi vơi. Em đẹp thế Pleiku ơi, Trái tim tôi muốn vỡ tan rồi. Không dám nhìn vào đôi mắt ấy, đôi mắt Pleiku - Biển Hồ đầy. . về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy. B. Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung của bài thơ C. Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Văn) NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ I. Mức độ cần đạt: 1. Kiến thức: - Củng cố lại những kiến thức cơ bản về kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. - Tạo lập được văn bản nghị luận về một. chủ thời gian. 2. Kĩ năng: - Nhận xét, đánh giá về một đoạn thơ, bài thơ thực tế ở địa phương. - Làm một bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ với những nhận xét, đánh giá riêng của mình. 3.

Ngày đăng: 25/01/2015, 06:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan