tầm quan trọng của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) đối với sự phát triển doanh nghiệp

9 4.8K 91
tầm quan trọng của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) đối với sự phát triển doanh nghiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC HỌC PHẦN : QUẢN TRỊ HỌC Đề tài: Tầm quan trọng của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) đối với sự phát triển doanh nghiệp. GVHD: TS. Phan Thị Minh Châu Nhóm thực hiện: Nhóm 1_QTKD Ngày 2_K23 TP Hồ Chí Minh - Tháng 01 năm 2014 DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 1 N h ậ n x é t c ủ a G i ả n g v i ê n … … … … … … I. Lịch sử phát triển và khái niệm về trách nhiệm xã hội. 1. Lịch sử phát triển trách nhiệm xã hội. Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, ngay từ khi bắt đầu khởi nghiệp thì mục đích lợi nhuận là vấn đề doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Nhưng để doanh nghiệp phát triển bền vững, có thương hiệu và uy tín trên thị trường trong nước cũng như quốc tế thì các doanh nghiệp cần chú trọng tới việc xây dựng hình ảnh doanh nghiệp. Một trong những biện pháp hữu hiệu giúp xây dựng và quảng bá hình ảnh doanh nghiệp là việc thực hiện tốt CSR (Corporation Social Responsibility) của doanh nghiệp đó. Do vậy, song hành với quá trình phát triển sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp cần quan tâm đến việc thực hiện CSR. Có thể nói rằng, đến thời điểm này chưa có một định nghĩa thống nhất nào về CSR và chúng ta chỉ có thể tiếp cận vấn đề CSR bằng cách nhìn vào 02 lợi ích của nó, đó là lợi ích cho doanh nghiệp và lợi ích cho xã hội. Thêm vào đó, chúng ta cũng có thể nhìn vào các khoảng lợi ích tiềm năng trong doanh nghiệp và xã hội do CSR mang lại để có được cái nhìn tổng quan và sát thực nhất đối với vấn đề CSR. Người đầu tiên thực hiện CSR, có thể nói là ông Noris, CEO đầu tiên của công ty Control Data đã phác thảo những ý tưởng đầu tiên về CSR vào năm 1955. Theo Noris, các doanh nghiệp nên sử dụng tài năng và nguồn lực của mình nhằm đáp ứng những nhu cầu của xã hội. Ý tưởng này thể hiện sự kết nối và trách nhiệm của doanh nghiệp với cộng đồng. Tuy nhiên ông đã không thành công trong việc triển khai những ý tưởng của mình. United Way là người đã phát triển ý tưởng của Noris thành chiến lược thành công giúp doanh nghiệp gia tăng lợi thế cạnh tranh đồng thời phát triển cộng đồng lâu dài. 2. K hái niệm về trách nhiệm xã hội. Thuật ngữ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mới chính thức xuất hiện cách đây hơn 50 năm, khi H.R.Bowen công bố cuốn sách của mình với nhan đề “Trách nhiệm xã hội của doanh nhân” (Social Responsibilities of the Businessmen) (1953) nhằm mục đích tuyên truyền và kêu gọi người quản lý tài sản không làm tổn hại đến các quyền và lợi ích của người khác, kêu gọi lòng từ thiện nhằm bồi hoàn những thiệt hại do các doanh nghiệp làm tổn hại cho xã hội. Tuy nhiên, từ đó đến nay, thuật ngữ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đang được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Một số người xác định “trách nhiệm xã hội hàm ý nâng hành vi của doanh nghiệp lên một mức phù hợp với các quy phạm, giá trị và kỳ vọng xã hội đang phổ biến” (Prakash, Sethi, 1975: 58 – 64). Một số người khác hiểu “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm sự mong đợi của xã hội về kinh tế, luật pháp, đạo đức và lòng từ thiện đối với các tổ chức tại một thời điểm nhất định” (Archie. B Carroll, 1979), Trong những năm gần đây, người ta thường sử dụng định nghĩa của Nhóm phát triển kinh tế tư nhân của Ngân hàng thế giới về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Theo đó, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) được định nghĩa là: “sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững, hợp tác cùng người lao động, gia đinh họ, cộng đồng và xã hội nói chung để cải thiện chất lượng cuộc sống cho họ, sao cho vừa tốt cho doanh nghiệp vừa ích lợi cho phát triển". (NiGel Twose – Chuyên gia Ngân hàng thế giới). Thực hiện CSR là việc hòan trả lợi tức lại cho xã hội của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp phát triển bền vững là doanh nghiệp thực hiện tốt CSR, coi CSR là một chiến lược kinh doanh của mình. Còn theo theo Ủy ban thương mại thế giới về phát triển bền vững thì “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” là sự cam kết liên tục của doanh nghiệp thông qua hoạt động kinh doanh bằng cách cư xử có đạo đức và đóng góp và sự phát triển kinh tế trong khi cải thiện chất lương cuộc sống của lực lượng lao động và gia đình họ cũng như cộng đồng địa phương và toàn xã hội nói chung. Doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là một tổ chức thu lợi nhuận mà còn cần phải trở thành một phần của cộng đồng. Họ không chỉ thúc đẩy lợi ích của các cổ đông mà còn hướng tới lợi ích của tất các những bên hữu quan Như vậy, CSR là tổng thể các hoạt động mang tính cộng đồng như: sản xuất sản phẩm vệ sinh, an toàn, chất lượng tốt, thân thiện với môi trường, quan tâm đến đời sống Ngày nay, “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” ngày càng trở nên cần thiết hơn cả trong hoạt động của các doanh nghiệp. Những lợi ích có được từ các nguồn lực của cộng đồng đòi hỏi họ phải có những trách nhiệm nhất định đối với xã hội của mình như tư cách của một công dân. II. Các phương pháp thực hiện CRS hiện nay. Với mục tiêu của phát triển bền vững, việc thực hiện trách nhiệm của doanh nghiệp góp phần quan trọng vào chiến lược phát triển bền vững của xã hội. Mặt khác, khi tiếp cận trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, chúng ta cần tiếp cận cả trên phương diện đạo đức lẫn phương diện pháp lý. Chúng ta không nên chỉ hiểu trách nhiệm của doanh nghiệp ở khía cạnh đạo đức của chủ doanh nghiệp, ở công tác từ thiện của doanh nghiệp, mà cần hiểu cả ở khía cạnh pháp lý, tức thực thi trách nhiệm xã hội là một yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp. Hiện nay, có khá nhiều các quy định và tiêu chuẩn liên quan đến vấn đề này. Bên cạnh những SA8000, ISO14001, OHS AS18001, BSCI, WRAP được nhiều người biết tới ở Việt Nam, còn có một số lượng lớn các yêu cầu từ phía các nhà mua hàng từ thị trường Mỹ và Châu Âu (thường được gọi là Bộ quy tắc ứng xử) và những quy định kỹ thuật như REACH, RoHs, GS… Ngày 1 tháng 11 vừa qua, tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) đã chính thức cho ra mắt tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội ISO 26000.( ISO 26000 là một Tiêu chuẩn quốc tế của Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế (gọi tắt là ISO) đưa ra hướng dẫn về trách nhiệm xã hội. Nó sẽ được áp dụng cho các tổ chức ở mọi loại hình, cả ở lĩnh vực công cộng lẫn tư nhân, tại các nước phát triển và đang phát triển, cũng như các nền kinh tế chuyển đổi. Nó sẽ hỗ trợ họ trong nỗ lực thực hiện trách nhiệm xã hội theo yêu cầu ngày càng tăng của xã hội.) Đây thực sự là một mắt xích quan trọng giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tìm ra phương pháp chiến lược để tiếp cận với CSR ở thị trường Việt Nam. Việc kết hợp cả hai phương diện đạo đức và pháp lý là cơ sở quan trọng để đề xuất các giải pháp nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Qua đó, chúng tôi đưa ra một số công cụ cụ thể nhằm giúp doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thì nên tuân theo những chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên và phát triển cộng đồng như sau: * Nhóm 1: Thể hiện trách nhiệm bên ngoài doanh nghiệp. 1. Bảo vệ môi trường. 2. Đóng góp cho cộng đồng xã hội. 3. Thực hiện tốt trách nhiệm với nhà cung cấp. 4. Bảo đảm lợi ích và an toàn cho người tiêu dùng. * Nhóm 2: Thể hiện trách nhiệm bên trong doanh nghiệp. 1. Quan hệ tốt với người lao động. 2. Đảm bảo lợi ích cho cổ đông và người lao đông trong doanh nghiệp. Sự phân chia thành trách nhiệm bên ngoài và trách nhiệm bên trong chỉ có ý nghĩa tương đối và không thể nói trách nhiệm nào quan trọng hơn trách nhiệm nào. III. LỢI ÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN CRS Thực hiện tốt CSR đem lại cho doanh nghiệp rất nhiều thuận lợi: hình ảnh của doanh nghiệp được nâng cao, người lao động gắn bó và cống hiến hết mình cho doanh nghiệp, doanh nghiệp có ưu thế cạnh tranh hơn… 1. Hình ảnh của doanh nghiệp. Có đến 78% số doanh nghiệp được hỏi cho rằng khía cạnh thu được nhiều lợi ích nhất từ việc thực hiện CSR của doanh nghiệp là nâng cao được hình ảnh trong nghiệp trong cộng đồng. Thực vậy, khi doanh nghiệp thực hiện tốt CSR, không chỉ người tiêu dùng, mà cả cộng đồng biết đến doanh nghiệp với sự đánh giá cao về thương hiệu. 2.Thu hút nhân tài. Nguồn lao động giỏi, có năng lực là yếu tố quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Có một thực tế là, ở các nước đang phát triển, nguồn nhân lực được đào tạo có chất lượng cao không nhiều. Vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp là làm thế nào thu hút, giữ chân họ và phát huy hết khả năng của họ trong hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, việc thu hút và giữ được nhân viên có chuyên môn tốt là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, những doanh nghiệp trả lương thỏa đáng và công bằng, tạo cho nhân viên cơ hội đào tạo, có chế độ bảo hiểm y tế và môi trường làm việc sạch sẽ có khả năng thu hút và giữ được nguồn nhân lực có chất lượng cao. Trong chiến lược thực hiện CSR bên trong của doanh nghiệp có sự quan tâm đến an toàn lao động, đến đời sống của không chỉ cá nhân người lao động mà còn cả gia đình họ nữa; người lao động làm việc trong các doanh nghiệp này được đào tạo nâng cao về chuyên môn, được làm việc trong một môi trường hiện đại, thân thiện và an toàn. Chính vì thế, khối nhân sự tài năng này muốn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp và cống hiến hết mình cho doanh nghiệp, giảm tỷ lệ nhân viên thôi việc. 3. Giảm chi phí, tăng năng suất. Thực hiện trách nhiệm xã hội góp phần giảm chi phí và tăng năng suất. Một doanh nghiệp có thể tiết kiệm được chi phí sản xuất nhờ đầu tư, lắp đặt các thiết bị mới. Chẳng hạn, một doanh nghiệp sản xuất bao bì lớn của Ba Lan đã tiết kiệm được 12 triệu đô la Mỹ trong vòng 5 năm nhờ việc lắp đặt thiết bị mới, nhờ đó làm giảm 7% lượng nước sử dụng, 70% lượng chất thải nước và 87% chất thải khí. Chi phí sản xuất và năng suất lao động phụ thuộc chặt chẽ vào hệ thống quản lý nhân sự. Một hệ thống quản lý nhân sự hiệu quả cũng giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí và tăng năng suất lao động đáng kể. Chế độ lương, thưởng hợp lý, môi trường lao động sạch sẽ và an toàn, các cơ hội đào tạo và chế độ bảo hiểm y tế và giáo dục đều góp phần giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ, bỏ việc, do đó giảm chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới. Tất cả cái đó góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động. Ngoài ra, chúng tôi còn có chứng minh về số liệu cụ thể của việc thực hiện CSR của doanh nghiệp đối với người lao động Nguồn IPSOS 4. Tăng doanh thu. Thực hiện trách nhiệm xã hội góp phần tăng doanh thu. Mỗi doanh nghiệp đều đứng trên địa bàn nhất định. Do đó, việc đầu tư hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương có thể tạo ra một nguồn lao động tốt hơn, nguồn cung ứng rẻ và đáng tin cậy hơn và nhờ đó tăng doanh thu. Chẳng hạn, Công ty Hindustan Lever, một chi nhánh của tập đoàn Unilever tại Ấn Độ, vào đầu những năm 70 chỉ hoạt động được với 50% công suất do thiếu nguồn cung ứng sữa bò từ địa phương và do vậy, đã bị lỗ trầm trọng. Để giải quyết vấn đề này, công ty đã thiết lập một chương trình tổng thể giúp nông dân tăng sản lượng sữa bò. Chương trình này bao gồm đào tạo nông dân cách chăn nuôi, cải thiện cơ sở hạ tầng cơ bản và thành lập một ủy ban điều phối những nhà cung cấp địa phương. Nhờ đó, số lượng làng cung cấp sữa bò đã tăng từ 6 tới hơn 400, giúp cho công ty hoạt động hết công suất và đã trở thành một trong những chi nhánh kinh doanh lãi nhất tập đoàn. Ngoài ra, việc này còn được chứng mình bằng kết quả của cuộc khảo sát về việc quyết định mua hàng của khách hàng thông qua việc thực hiện CSR của doanh nghiệp: Nguồn IPSOS 5. Nâng cao giá trị của công ty Trách nhiệm xã hội có thể giúp doanh nghiệp tăng giá trị thương hiệu và uy tín đáng kể. Từ đó uy tín giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, hấp dẫn các đối tác, nhà đầu tư và người lao động. Trên thế giới, những công ty khổng lồ đang chi một khoản tiền rất lớn để trở thành hình mẫu kinh doanh lý tưởng. Chẳng hạn, hãng điện tử dân dụng Best Buy đã có chương trình tái chế sản phẩm; hãng cà phê nổi tiếng Starbucks đã và đang bắt tay vào các hoạt động cộng đồng; hãng nước khoáng nổi tiếng của Pháp Evian phân phối sản phẩm của mình trong những chai nước thân thiện với môi trường. Những tập đoàn đa quốc gia như The Body Shop (tập đoàn của Anh chuyên sản xuất các sản phẩm dưỡng da và tóc) và IKEA (tập đoàn kinh doanh đồ dùng nội thất của Thụy Điển) là những ví dụ điển hình. Cả hai công ty này đều nổi tiếng không chỉ vì các sản phẩm có chất lượng và giá cả hợp lý của mình, mà còn nổi tiếng là các doanh nghiệp có trách nhiệm đối với môi trường và xã hội. Tất cả những điều nói trên là cơ sở để luận chứng cho sự cần thiết phải thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.Với việc bắt đầu với những vấn đề cơ bản như môi trường và lao động. Việc tiết kiệm năng lượng và các tài nguyên khác giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí. Trong khi đó việc tạo dựng môi trường làm việc tốt, an toàn và bảo đảm sức khỏe cho người lao động sẽ giúp doanh nghiệp thu hút những nhân công có tay nghề cao, qua đó cải thiện hình ảnh của doanh nghiệp. Thực hiện CSR, doanh nghiệp sẽ chuyển từ thế bị động sang chủ động. Vì thế, hãy ngăn chặn những rủi ro và nắm lấy cơ hội bằng cách thực hiện những điều bạn nên làm ngay lúc này. Tóm lại, việc thực hiện CSR có thể mang lại nhiều lợi ích, trong đó quan trọng nhất là những lợi ích trực tiếp đối với doanh nghiệp và lợi ích cho quốc gia. + Ở cấp độ doanh nghiệp, CSR có thể góp phần nâng cao thương hiệu doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tăng thị phần và tạo thêm nhiều lợi nhuận hơn thông qua việc giúp doanh nghiệp tăng tính cạnh tranh. Trong một số trường hợp, CSR có thể đem lại hiệu suất lớn hơn (chẳng hạn như tiết kiệm được chi phí từ việc ứng dụng các kỹ thuật giảm thiểu chất thải, và điều này có thể giúp doanh nghiệp có được giá cả cạnh tranh hơn). Ngoài ra, CSR khuyến khích các doanh nghiệp đảm bảo môi trường làm việc tốt cho người lao động, bao gồm bảo hiểm xã hội, an toàn lao động, đối xử bình đẳng, chăm sóc sức khoẻ định kỳ, chính những điều này có thể giúp các doanh nghiệp giữ chân được người lao động có kỹ năng, tăng hiệu suất lao động và thậm chí thu hút thêm người lao động có trình độ. Tất cả những yếu tố này sẽ giúp các doanh nghiệp cạnh tranh hơn trong việc thu hút lao động. + Ở cấp độ quốc gia, CSR có thể góp phần xoá đói giảm nghèo thông qua những chương trình từ thiện do các doanh nghiệp thực hiện như đóng góp cho Quỹ vì người nghèo, Quỹ vì người tàn tật, v.v. Các chính sách về CSR trong bản thân các doanh nghiệp như đối xử bình đẳng giữa nam giới và nữ giới, với lao động cũ và mới cũng đem lại công bằng xã hội nói chung. Và một đóng góp quan trọng nữa của CSR ở cấp quốc gia là góp phần bảo vệ môi trường. Điều này được xem là một đóng góp rất quan trọng do tình trạng ô nhiễm môi trường hiện đang đe dọa cuộc sống con người hơn bao giờ hết và ngốn nhiều tiền của để xử lí vấn đề này. Để kết thúc đề tài, chúng tôi xin đưa ra kết quả khảo sát về ý kiến các doanh nghiệp có nên đóng góp nhiều cho xã hội hay không. Với kết quả này chúng tôi có thể tăng tính thuyết phục hơn trong việc khẳng định tầm quan trọng của CSR trong nền kinh tế hiện nay. Nguồn IPSOS . QUẢN TRỊ HỌC Đề tài: Tầm quan trọng của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) đối với sự phát triển doanh nghiệp. GVHD: TS. Phan Thị Minh Châu Nhóm thực hiện: Nhóm 1_QTKD Ngày. nghĩa của Nhóm phát triển kinh tế tư nhân của Ngân hàng thế giới về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Theo đó, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) được định nghĩa là: sự cam kết của doanh. trách nhiệm nhất định đối với xã hội của mình như tư cách của một công dân. II. Các phương pháp thực hiện CRS hiện nay. Với mục tiêu của phát triển bền vững, việc thực hiện trách nhiệm của doanh

Ngày đăng: 24/01/2015, 23:09

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan