chính sách đánh thuế và bỏ đánh thuế với nhập khẩu sữa ở việt nam

22 2.6K 5
chính sách đánh thuế và bỏ đánh thuế với nhập khẩu sữa ở việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC MỤC LỤC 1 I. Đặt vấn đề 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài: 2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: 3 1.3. Phạm vi nghiên cứu: 3 1.4. Phương pháp thu thập thông tin: 3 1.5. Phương pháp phân tích: 3 II. Cơ sở lý luận của chính sách đánh thuế, bỏ thuế nhập khẩu 4 2.1. Khái niệm: 4 2.2. Đặc điểm của chính sách nhập khẩu : 5 2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến thuế nhập khẩu: 6 2.4. Tác động của chính sách đánh thuế, bỏ đánh thuế nhập khẩu: 7 2.4.1.Tác động của chính sách đánh thuế: 7 2.4.2. Tác động của chính sách bỏ thuế nhập khẩu 9 III. Thực tiễn Chính sách đánh, bỏ thuế Nhập khẩu sữa ở Việt Nam 10 3.1. Đặc điểm chính sách đánh thuế , bỏ thuế ở Việt Nam: 10 3.1.1. Tình hình nhập khẩu sữa của Việt Nam 11 3.1.2. Đặc điểm của thuế nhập khẩu sữa ở Vịêt Nam: 12 3.2. Thực tiễn chính sách 13 3.3. Tác động của chính sách đánh thuế và bỏ đánh thuế nhập khẩu sữa ở Việt Nam 15 3.3.1.Tác động của chính sách đánh thuế nhập khẩu sữa 15 3.3.2. Tác động của chính sách bỏ đánh thuế nhập khẩu sữa 17 3.4. Phân tích và nhận xét: 18 IV. Kết Luận 20 4.1. Kết luận : 20 4.2. Một số kiến nghị : 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO 22 I. Đặt vấn đề ChÝnh s¸ch ®¸nh thuÕ, bá ®¸nh thuÕ nhËp khÈu s÷a Nhãm 5_KT50A 1.1. Tính cấp thiết của đề tài: Sữa là một loại sản phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho con người như P, Mg, K, vitamin D, vitamin A….có tầm quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể, đặc biệt sữa và các chế phẩm từ sữa là nguồn cung cấp Ca dồi dào nhất. Từ trẻ em mới sinh ra đến các cụ già, ai cũng có nhu cầu dùng sữa hàng ngày để đảm bảo cho cơ thể phát triển khoẻ mạnh. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi bò sữa là một ngành còn khá mới mẻ ở Việt Nam, sản lượng sữa sản xuất ra còn ít, trung bình chỉ có khoảng 2,9kg/người/năm, trong khi con số này là 38kg/người/năm ở Đài Loan (theo PGS-TS Nguyễn Đăng Vang- 2008), và ở các nước như Hà Lan hay Mĩ thì còn lớn hơn thế nữa. Để đảm bảo nhu cầu ngày càng tăng của người dân, đồng thời thực hiện mục tiêu nâng cao về thể lực và trí lực cho người dân Việt Nam thì Chính phủ phải tiến hành nhập khẩu sữa. Một khi đã thiết lập quan hệ thương mại quốc tế, giữa các quốc gia thì nảy sinh rất nhiều vấn đề và mỗi quốc gia đều phải biết cách tự bảo vệ mình, chính sách thuế là một công cụ phổ biến và có hiệu quả mà các quốc gia thường sử dụng để hạn chế tác động từ bên ngoài đồng thời nó cũng tạo nguồn thu cho chính phủ, đặc biệt là các nước đang phát triển thì nguồn thu này chiếm một tỷ lệ khá lớn trong cơ cấu ngân sách quốc gia. Có thể nói thuế nhập khẩu hoàn thành cả chức năng tài chính và chức năng bảo hộ, xu hướng ở các quốc gia, các khu vực trên thế giới hiện nay là giảm thuế nhập khẩu. Mỗi chính sách ban ra đều có tác động nhiều chiều đến nhiều vấn đề về cả kinh tế - xã hội - môi trường, và khó có thể nhận biêt được những tác động tích cực, tiêu cực của nó, chính sách thuế nhập khẩu sữa cũng không nằm ngoài xu thế đó. Với một nước mà đến 80% sản lượng sữa được nhập từ nước ngoài thì càng chịu nhiều tác động hơn. Xuất phát từ thực tiễn đó chúng tôi tiến hành tìm hiểu đề tài: "Chính sách đánh thuế và bỏ đánh thuế với nhập khẩu sữa ở Việt Nam" 2 ChÝnh s¸ch ®¸nh thuÕ, bá ®¸nh thuÕ nhËp khÈu s÷a Nhãm 5_KT50A 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: - Tìm hiểu đặc điểm của chính sách thuế nhập khẩu, những tác động của việc đánh thúê và bỏ đánh thuế đến đến nền kinh tế, người sản xuất, người tiêu dùng, an sinh xã hội và sự dịch chuyển nguồn lực. - Tìm hiểu đặc điểm, thực tiễn chính sách thuế nhập khẩu sữa ở Việt Nam và những tác động của chính sách đánh thuế, bỏ đánh thuế nhập khẩu sữa đến nông nghiệp, nền kinh tế, người sản xuẩt, người tiêu dùng, an sinh xã hội và sự dịch chuyển nguồn lực. - Phân tích chính sách đánh thuế và bỏ đánh thuế nhập khẩu sữa và đưa ra một số kiến nghị. 1.3. Phạm vi nghiên cứu: - Thời gian: Từ năm 2005 - 2008 - Không gian: Tìm hiểu tình hình ở Việt Nam và tham khảo các nước trên thế giới. 1.4. Phương pháp thu thập thông tin: Thông tin thứ cấp: Sách giáo trình, các tài liệu trên mạng Internet 1.5. Phương pháp phân tích: - Sử dụng mô hình để phân tích - Phân tích hệ thống - So sánh trong trường hợp có áp dụng và không áp dụng chính sách. 3 ChÝnh s¸ch ®¸nh thuÕ, bá ®¸nh thuÕ nhËp khÈu s÷a Nhãm 5_KT50A II. Cơ sở lý luận của chính sách đánh thuế, bỏ thuế nhập khẩu 2.1. Khái niệm: - Thuế quan là loại thuế đánh vào hàng hoá dịch vụ khi chúng được chuyển qua biên giới quốc gia. - Thuế nhập khẩu là loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài. - Phương pháp tính thuế: + Thuế quan tính theo lượng (thuế tuyệt đối), là loại thuế được tính theo một đơn vị vật chất của hàng hoá nhập khẩu P t = P 0 + t Trong đó: P t: là gía hàng hoá sau khi nhập khẩu T = Q. t P 0 : Giá nhập khẩu t : Thuế tính theo đơn vị hàng hoá ( thuế suất) T: Số thuế phải nộp Q: Lượng hàng hóa phải nộp Tính thuế theo cách này đơn giản và không phụ thuộc vào sự biến động của giá cả hàng hoá nhập khẩu trên thị trường. Tuy nhiên, nó không công bằng giữa hàng hóa giá rẻ và hàng hoá đắt tiền. + Thuế nhập khẩu tính theo giá trị: Là loại thuế quan được tính theo tỷ lệ % giá trị hàng hoá nhập khẩu P t = P 0 + P 0 .t = P 0 (1+t) T = P t . Q hoặc T = P 0 (1+t).Q Trong đó: P t : Giá hàng hóa sau khi nhập khẩu có thuế P 0 : Giá nhập khẩu chưa có thuế t: Tỷ lệ % thuế đánh vào giá hàng hoá (thuế suất) Tính theo phương pháp này có ưu điểm là luôn duy trì được mức bảo hộ đối với sản xuất trong nước, bất chấp lạm phát biến động như thế nào. Tuy nhiên, theo cách này phức tạp hơn và tổng số thuế phụ thuộc vào giá cả của hàng hoá. 4 ChÝnh s¸ch ®¸nh thuÕ, bá ®¸nh thuÕ nhËp khÈu s÷a Nhãm 5_KT50A + Thuế quan hỗn hợp là loại thuế kết hợp cả hai hình thức trên, vừa tính theo một tỷ lệ (%) so với gía trị hàng hoá, vừa cộng với mức thuế tính theo một đơn vị vật chất của hàng hoá. 2.2. Đặc điểm của chính sách nhập khẩu : - Thuế quan nhập khẩu hoàn thành cả chức năng tài chính và chức năng bảo hộ. - Thuế quan nhập khẩu xuất hiện sớm và ngày nay tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong chính sách thương mại quốc tế của các nước. - Thuế quan nhập khẩu là một công cụ chính sách của chính phủ và được sử dụng nhằm đạt được những mục tiêu nhất định, trong đó các mục tiêu cơ bản nhất là: + Bảo vệ sản xuất trong nước khỏi sự cạnh tranh từ bên ngoài + Tạo ra nguồn thu nhập quan trọng của chính phủ. Thực tế ở nhiều nước đang phát triển, nguồn thu đó chiếm một tỷ trọng rất lớn trong ngân sách quốc gia, bởi ở các nước này nguồn thu từ thuế thu nhập hoặc các hoạt động kinh tế khác thường rất hạn chế do nền kinh tế nghèo nàn, thu nhập thấp, hệ thống thuế kém phát triển, trong khi đó việc thu thuế xuất nhập khẩu tỏ ra thuận lợi và chi phí thấp hơn nhiều. Chính vì vậy áp dụng các chính sách đánh thuế nhập khẩu là để tạo thêm nguồn tiền cho ngân sách nhà nước nhằm giải quyết các vấn đề phát triển trong nước. + Thuế nhập khẩu thúc đẩy sản xuất và tạo công ăn việc làm. Việc đánh thuế mặt hàng nhập khẩu nào đó dẫn đến gia tăng sản xuất thay thế nhập khẩu trong nước, từ đó tạo thêm công ăn việc làm và thu nhập. Điều đó sẽ có lợi nếu như trong nước có thất nghiêp. Còn nếu không cơ cấu sản xuất sẽ bị ảnh hưởng: sản xuất gia tăng trong các ngành thay thế nhập khẩu, dẫn đến phải di chuyển nguồn lực từ các ngành khác, đang hoạt động có hiệu quả hơn trong điều kiện thương mại tự do sang các ngành kém hiệu quả và phải được bảo hộ. Ngoài ra, do nhập khẩu giảm nên thất nghiệp nước ngoài gia tăng, thu nhập nước ngoài giảm sút khiến cho xuất khẩu của quốc gia trở nên khó khăn hơn. Từ đó dẫn đến thất nghiệp trong các ngành sản xuất xuất khẩu và điều này giảm bớt ý nghĩa của việc tạo thêm việc làm trong các ngành thay thế nhập khẩu. + Thuế quan cải thiện cán cân thanh toán, thuế quan bảo hộ làm giảm nhập khẩu, từ đó cải thiện cán cân thanh toán. Tuy nhiên, một khi thuế quan làm tăng giá hàng nhập khẩu thì nguồn lực từ các ngành sản xuất khác, có thể bao gồm cả ngành xuất khẩu, sẽ đổ về ngành sản xuất thay thế nhập khẩu, và do vậy làm giảm lượng 5 ChÝnh s¸ch ®¸nh thuÕ, bá ®¸nh thuÕ nhËp khÈu s÷a Nhãm 5_KT50A hàng hóa dành cho xuất khẩu. Nếu trường hợp đó xảy ra thì sự cải thiện trong cán cân thanh toán có thể không thực hiện được. + Thuế quan chống bán phá giá và trung hòa tác động của trợ cấp nước ngoài. Bán phá giá là trường hợp một nước bán hàng hóa của mình ra nước ngoài với mức giá thấp hơn giá nội địa của hàng hóa đó. Để chống lại, quốc gia nhập khẩu có thể áp dụng mức thuế chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu để loại trừ ưu thế về giá của nhà sản xuất nước ngoài trên thị trường nội địa. 2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến thuế nhập khẩu: - Các cam kết của các tổ chức quốc tế mà quốc gia tham gia: Mỗi tổ chức quốc tế khi thành lập ra đều có những hiệp định và cam kết chung đảm bảo lợi ích cho tất cả các thành viên tham gia nhằm tạo nên một khối bền vững, thống nhất, các thành viên bình đẳng với nhau và hợp tác cùng có lợi. Bất cứ quốc gia nào muốn tham gia thì phải đáp ứng được các yêu cầu của tổ chức và phải tuân thủ các luật lệ của tổ chức. Để thực hiện thành công AFTA, các nước Asean đã ký hiệp định về việc thực hiện CEPT( chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung - common effective preferential Tariff scheme): cắt giảm thuế quan và phi thuế quan giữa các thành viên. - Mặt hàng nhập khẩu: Ngày nay, khi trình độ công nghệ kỹ thuật phát triển như vũ bảo thì vô vàn các loại hàng hoá được tạo ra, mỗi loại hàng hoá có một tính năng nhất định và có vai trò khác nhau tuỳ vào nền văn hoá của mỗi dân tộc, một số mặt hàng được xem là bình thường và được chấp nhận ở dân tộc này nhưng lại bị loại bỏ ở dân tộc khác. Nếu mặt hàng nào được nhà nước khưyến khích hoặc cho phép sử dụng thì thì được nhập khẩu và có thể giảm hoặc miễn thuế, ngược lại mặt hàng nào bị hạn chế hoặc cấm sử dụng thì sẽ bị đánh thuế cao và có thể bị cấm nhập khẩu. - Các mục tiêu, chính sách của Chính phủ: Nếu Chính phủ có chính sách phát triển sản xuất trong nước thay thế cho nhập khẩu nhằm đảm bảo sự ổn định của kinh tế quốc gia khỏi sự tác động của các biến động nền kinh tê thế giới và tạo công ăn việc làm cho lao động trong nước… thì sẽ thực hiện đánh thuế nhập khẩu cao các sản phẩm cùng loại của nước ngoài. Ví dụ Nhật Bản bảo hộ ngành sản xuất gạo bằng cách mua gạo cho nông dân Nhật với giá cao sau đó đem vào thành phố bán cho cư dân với giá tương đương với giá thế giới. 6 ChÝnh s¸ch ®¸nh thuÕ, bá ®¸nh thuÕ nhËp khÈu s÷a Nhãm 5_KT50A Ngoài ra nếu Quốc gia muốn trả đũa các biện pháp hạn chế thương mại do các quốc gia khác tiến hành hay muốn tăng nguồn thu cho chính phủ thì sẽ tăng mức thuế nhập khẩu đến một mức nhất định. Tuy nhiên, nếu mặt hàng nhập khẩu là loại sản phẩm tốt, Nhà nước muốn khuyến khích nhiều người sử dụng nhưng trong nước không có lợi thế về sản xuất nó thì Chính Phủ sẽ giảm thuế nhập khẩu để người dân mua được nó với giá rẻ. Như vậy, tuỳ vào từng chính sách, mục tiêu của chính phủ mà sẽ có chính sách đánh thuế, giảm hay bỏ thuế đối với từng mặt hàng nhập khẩu. - Nguồn tài nguyên trong nước: Mỗi quốc gia sẽ có một lợi thế riêng về một số loại tài nguyên nhất định, từ đó mà có lợi thế về sản xuất một số mặt hàng nhất định, trong khi đó nhu cầu tiêu dùng của con người là vô hạn, khi kinh tế - xã hội càng phát triển thì những nhu cấu đó càng đòi hỏi cao hơn một quốc gia sản xuất thì không thể đáp ứng được. Vì thế, yêu cầu các nước phải nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài. Ngoài ra nếu muốn bảo vệ nguồn tài nguyên trong nước thì một số nước giàu thường đi mua tài nguyên với giá rẻ ở nước ngoài còn dự trữ nguồn tài nguyên trong nước. Do đó thuế nhập khẩu sẽ được giảm. Nhật Bản là một điển hình trong vấn đề này, tuy Nhật sử dụng gỗ rất nhiều, và rừng của họ cũng phong phú nhưng họ không khai thác mà đi mua gỗ ở nước ngoài về sản xuất. 2.4. Tác động của chính sách đánh thuế, bỏ đánh thuế nhập khẩu: 2.4.1.Tác động của chính sách đánh thuế: 7 Pd Pw S D Q1 a b d Q3 Q4 Q2 e f P Q c ChÝnh s¸ch ®¸nh thuÕ, bá ®¸nh thuÕ nhËp khÈu s÷a Nhãm 5_KT50A Đường S: Đường cung hàng hoá A Đường D: Đường cầu hàng hoá A Pw : Giá thế giới trong trường hợp không có thuế Pd: Giá thế giới trong điều kiện đánh thuế nhập khẩu. Khi đánh thuế nhập khẩu, người sản xuất trong nước được lợi nhưng người tiêu dùng bị thiệt hại vì nó làm giá trong nước cao hơn giá thế giới. Đồ thị này chỉ ra tác động của thuế nhập khẩu: Khi thực hiện thương mại tự do cân bằng thị trường như sau: người tiêu dùng muốn mua một số lượng Q4 ở mức giá thế giới trong khi những nhà sản xuất trong nước chỉ sản xuất một số lượng Q1 ở mức giá thế giới. Bằng cách nhập khẩu phần thiếu hụt (chênh lệch giữa Q4 và Q1) ở mức giá thế giới, người tiêu dùng có thể thoả mãn toàn bộ nhu cầu ở mức giá này. Khi có thuế nhập khẩu cân bằng thị trường như sau: giá trong nước bị tăng lên cao hơn giá sữa thế giới kích thích những nhà sản xuất trong nước sản suất thêm, đẩy sản lượng sản xuất trong nước từ Q1 lên Q2. Tuy nhiên do giá tăng nên cầu của người tiêu dùng giảm từ Q4 xuống Q3. Rõ ràng việc giá bị đẩy lên cao đã làm cho người tiêu dùng phải trả thêm một khoản tiền bằng diện tích của hình (a + b + d) để mua số lượng Q3. Khoản trả thêm này một phần (bằng diện tích hình d) được chuyển cho chính phủ dưới dạng thuế nhập khẩu thu được, một phần (bằng diện tích hình a) được chuyển thành lợi nhuận của nhà sản xuất trong nước do vậy hai phần này không làm thiệt hại lợi ích tổng thể của quốc gia. Tuy nhiên phần diện tích hình b đã bị mất trắng, đây chính là tổn thất của xã hội để chi phí cho sự yếu kém của những nhà sản xuất trong nước. Diện tích hình c lại là một tổn thất nữa khi độ thoả dụng của người tiêu dùng bị giảm sút: thay vì có thể tiêu thụ lượng Q4 sữa, do có thuế nhập khẩu họ chỉ có thể tiêu dùng Q3 mà thôi. Tóm lại, thuế nhập khẩu dẫn đến cả thu nhập chuyển giao từ người tiêu dùng sang chính phủ và nhà sản xuất trong nước đồng thời gây tổn thất lợi ích ròng của toàn xã hội (diện tích hình b + c) hay an sinh xã hội giảm. Do những tác động ấy, nó 8 ChÝnh s¸ch ®¸nh thuÕ, bá ®¸nh thuÕ nhËp khÈu s÷a Nhãm 5_KT50A khuyến khích sản xuất phi hiệu quả trong nước, làm cho người tiêu dùng giảm sút độ thoả dụng do phải tiêu dùng ít đi nhưng nó tạo ra nguồn thu cho chính phủ. Đồng thời với việc an sinh xã hội giảm thì dịch chuyển tài nguyên trong nước cũng giảm. Khi đánh thuế nhập khẩu, giá trong nước cao hơn giá thế giới nên các nhà sản xuất trong nước mở rộng quy mô sản xuất từ Q1 lên Q2 nên nguồn lực cần sử dụng thêm là diện tích hình (b+e) nhưng bên cạnh đó người tiêu dùng lại giảm tiêu dùng từ Q4 xuống Q3 nên giảm chi phí tiêu dùng (c+f). Kết quả chung chi phí tăng thêm phần diện tích (b+c). Bảng tóm tắt tác động của chính sách đánh thuế nhập khẩu An sinh xã hội Chuyển dịch tài nguyên TD tiêu dùng giảm a+b+c+d Nguồn lực sử dụng thêm b+e TD sản xuất tăng a Giảm chi phí tiêu dùng c+f Tăng ngân sách thu từ thuế d Kết quả chung(giảm) -(b+c) Kết quả chung (Cp thêm) -(b+c) 2.4.2. Tác động của chính sách bỏ thuế nhập khẩu 9 Pd Pw S D Qs a b Qd Qe d e P Q c ChÝnh s¸ch ®¸nh thuÕ, bá ®¸nh thuÕ nhËp khÈu s÷a Nhãm 5_KT50A An sinh xã hội Chuyển dịch tài nguyên TD tiêu dùng tăng (được) a+b+c Tiết kiệm tài nguyên tr.nước(đc ) b+d TD sản xuất giảm (mất) a Tăng thặng dư TD(được) c Tăng chi tiêu ngoại tệ của CP d+e Kết quả chung (được) b+c Kết quả chung (được) b+c Khi bỏ thuế nhập khẩu cân bằng thị trường như sau : giá trong nước chuyển thành giá thế giới, làm cho cầu của người tiêu dùng tăng từ Qe lên Qd trong khi các nhà sản xuất trong nước lại thu hẹp quy mô sản xuất từ Qe xuống Qs, nguồn cung trong nước giảm trong khi đó cầu lại tăng dẫn tới tình trạng dư cầu và phải nhập khẩu lượng Qd-Qs. Việc giảm giá từ Pd xuống Pw làm cho thặng dư của người tiêu dùng tăng, họ chỉ phải trả lượng tiền (a+b+c) đã mua được lượng sản phẩm Qd với mức giá bằng giá thế giới. Phần diện tích người tiêu dùng phải trả này một phần (dt hình a) được chuyển thành lợi nhuận của các nhà sản xuất trong nước, còn lại diện tích hình (b+c) xã hội được lợi nên kết quả chung bỏ đánh thuế nhập khẩu làm cho an sinh xã hội tăng. Do các nhà sản xuất trong nước thu hẹp quy mô sản xuất từ Qe xuống Qd nên tiết kiệm được nguồn tài nguyên trong nước (b+d), và bên cạnh đó độ thoả dụng của người tiêu dùng tăng (c): thay vì chỉ có thể tiêu dùng ở mức Qe, do không có thuế nhập khẩu họ có thể tiêu dùng ở mức Qd. Để có thể tiêu dùng ở mức Qd người tiêu dùng phải tăng chi tiêu của mình thêm (d+e). Kết quả chung, chuyển dịch tài nguyên trong nước tăng (b+c). Tóm lại, chính sách bỏ đánh thuế của chính phủ làm cho an sinh xã hội và chuyển dịch tài nguyên trong nước đều tăng lên. Nếu chính phủ không bỏ thuế nhập khẩu, giá trong nước cao hơn giá thế giới sẽ kích thích tình trạng buôn lậu. III. Thực tiễn Chính sách đánh, bỏ thuế Nhập khẩu sữa ở Việt Nam 3.1. Đặc điểm chính sách đánh thuế , bỏ thuế ở Việt Nam: 10 [...]... trẻ em được dùng sữa, Chính phủ đã có nhiều đợt cắt giảm thúê nhập khẩu sữa trong năm 2007 Hiện nay, mức thuế nhập khẩu sữa Việt Nam đã thấp hơn cả mức thuế cam kết khi gia nhập WTO 3.2 Thực tiễn chính sách Sữa không phải là ngành thế mạnh nên Việt Nam phải nhập khẩu đến 80% sản lượng sữa tiêu dùng, vì thế giá sữa trong nước phụ thuộc nhiều vào giá sữa thế giới và thuế nhập khẩu sữa Giá sữa trên thế giới... hạ xuống chỉ có 10% Còn đối với sữa thành phẩm, mức cam kết là 25% thì hiện đã áp dụng 15% Như vậy là còn đi sớm và thấp hơn cả mức đã cam kết Và đó cũng là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp nhập sữa ngoại tràn lan như hiện nay 3.3 Tác động của chính sách đánh thuế và bỏ đánh thuế nhập khẩu sữa ở Việt Nam 3.3.1.Tác động của chính sách đánh thuế nhập khẩu sữa Một chính sách khi ra đời không hoàn toàn... hình nhập khẩu sữa của Việt Nam Sản lượng sữa nhập khẩu của Vịêt Nam rất lớn và ngày càng tăng, theo số liệu thống kê, tổng kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa tháng 4/2008 đạt 37.009.662 USD, nâng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa cả nước 4 tháng đầu năm 2008 lên 183.081.089 USD, tăng 10 lần về kim ngạch xuất khẩu và tăng 48% về kim ngạch nhập khẩu so với cùng kỳ năm 2007 Nguồn sữa. .. trưởng Bộ Tài chính đã giảm từ 30 đến 60% thuế nhập khẩu so với mức thuế hiện hành trước đó của nhiều mặt hàng sữa Sữa và kem chưa cô đặc sẽ có mức thuế mới 10%, thay cho thuế suất 20% hiện hành Sữa và kem đã cô đặc sẽ có 3 mức 5%, 7% và 15%, thuế nhập khẩu áp dụng hiện nay tương ứng là 10%, 15% và 30% Đối với các sản phẩm buttermilk, sữa đông, sữa chua, mức thuế mới sẽ là 15% so với mức thuế cũ là 30%... nguồn thu từ thuế nhập khẩu sữa cũng góp một phần không nhỏ trong cơ cấu thu nhập quốc gia Nước ta là một nước đang phát triển, nền kinh tế còn nghèo nàn, thu nhập thấp, hệ thống thuế kém phát triển nên chính sách đánh thuế nhập khẩu, trong đó có thuế nhập khẩu sữa sẽ tạo nguồn tiền cho ngân sách nhà nước nhằm giải quyết các vấn đề quốc gia Viêc đánh thuế nhập khẩu làm cho lượng sữa nhập khẩu giảm, từ... suất thuế nhập khẩu để áp dụng hạn ngạch thuế quan với các mặt hàng: sữa và kem chưa cô đặc, chưa hoặc đã pha thêm đường và chất ngọt khác Trong năm 2005 có sự thay đổi về chính sách nhập khẩu sữa từ nhập tự do sang bãi bỏ thuế suất và áp dụng quota do theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản lượng sữa của Việt Nam đáp ứng chưa được 15% nhu cầu của dân chúng và phải nhập khẩu 85%... của chính sách bỏ đánh thuế nhập khẩu sữa * Tới nền kinh tế: Về cơ bản, việc bỏ đánh thuế nhập khẩu đối với mặt hàng sữa là có lợi đối với một quốc gia vì nó làm tăng an sinh xã hội và chuyển dịch tài nguyên trong nước Nó phù hợp với cam kết khi VN gia nhập WTO Trong điều kiện nước ta hiện nay, khi mà nguồn nguyên liệu sữa tươi trong nước chưa đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất chế biến thì việc bỏ đánh thuế. .. 5_KT50A liệu bột sữa nhập khẩu Do đó, nếu giảm thuế nhập khẩu sữa bột nguyên liệu cũng không gây bất cứ ảnh hưởng gì đến người chăn nuôi bò sữa Những năm gần đây, do thị trường sữa trên thế giới biến động mạnh, giá sữa tăng đẩy giá sữa nhập khẩu của Việt Nam cũng tăng theo Khi đó, thuế nhập khẩu sữa càng trở thành gánh nặng cho các nhà chế biến sữa và người chịu thiệt thòi chính là người tiêu dùng,... phẩm chứa sữa cũng nằm trong phương án điều chỉnh thuế nhập khẩu và giữ ở 2 mức 10%, 15% thay cho thuế đang phải chịu là 20% và 30% Riêng sữa tươi, mức thuế mới được giảm từ 40% xuống còn 20% Đến tháng 10, Thuế nhập khẩu nhóm hàng sữa được điều chỉnh giảm một nửa, theo Quyết định 86/2007/QĐ-BTC về qui định tạm thời mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng trong Biểu thuế nhập khẩu ưu... hay thuế VAT Trong so sánh với các dạng đánh thuế khác, thuế nhập khẩu thường là dễ thu hơn Xu hướng dỡ bỏ thuế quan và xúc tiến tự do thương mại cũng bị cho là có ảnh hưởng tiêu cực tới các quốc gia đang phát triển do các quốc gia này gặp nhiều khó khăn hơn trong việc thay thế thuế quan bằng các nguồn thu khác, khi so với các quốc gia đã phát triển trong đó có Việt Nam Ngoài ra, việc đánh thuế nhập khẩu . động của chính sách đánh thuế và bỏ đánh thuế nhập khẩu sữa ở Việt Nam 15 3.3.1.Tác động của chính sách đánh thuế nhập khẩu sữa 15 3.3.2. Tác động của chính sách bỏ đánh thuế nhập khẩu sữa 17 3.4 sách đánh thuế, bỏ đánh thuế nhập khẩu: 7 2.4.1.Tác động của chính sách đánh thuế: 7 2.4.2. Tác động của chính sách bỏ thuế nhập khẩu 9 III. Thực tiễn Chính sách đánh, bỏ thuế Nhập khẩu sữa ở Việt. Việt Nam 10 3.1. Đặc điểm chính sách đánh thuế , bỏ thuế ở Việt Nam: 10 3.1.1. Tình hình nhập khẩu sữa của Việt Nam 11 3.1.2. Đặc điểm của thuế nhập khẩu sữa ở Vịêt Nam: 12 3.2. Thực tiễn chính sách

Ngày đăng: 24/01/2015, 12:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan