Vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột trong dạy học môn sinh học THCS

195 6.5K 9
Vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột trong dạy học môn sinh học THCS

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 NGUYỄN VINH HIỂN NGÔ VĂN HƢNG - NGUYỄN THỊ HOA Vận dụng Phƣơng pháp “Bàn tay nặn bột” Trong dạy học môn Sinh học THCS Hà Nội, Tháng 12 năm 2011 2 LỜI NÓI ĐẦU 3 MỤC LỤC Trang Lời nói đầu 2 Mục lục 3 Phần 1. Những vấn đề chung 7 1.1. Phƣơng pháp "LAMAP"  7 1.1.1. Giới thiệu chung về phƣơng pháp "Bàn tay nặn bột" 7 1.1.2. Một số vấn đề về sử dụng phƣơng pháp "Bàn tay nặn bột" trong dạy học môn Sinh học ở trƣờng THCS 7 1.2. Các bƣớc của tiến trình dạy học môn  24 THCS theo phƣơng pháp "LAMAP" 1.3. Sử dụng vở thí nghiệm của HS trong phƣơng pháp "LAMAP" 40 1.4. Tiến trình sƣ phạm của các hoạt động nghiên cứu khoa học theo các bƣớc của phƣơng pháp "Bàn tay nặn bột" 46 Phần 2: Tổ chức hoạt động dạy học theo phƣơng pháp 48 "Bàn tay nặn bột" môn Sinh học THCS 2.1. Dạy học theo phƣơng pháp "Bàn tay nặn bột" Sinh học lớp 6 48 2.2. Dạy học theo phƣơng pháp "Bàn tay nặn bột" Sinh học lớp 7 61 2.3. Dạy học theo phƣơng pháp "Bàn tay nặn bột" Sinh học lớp 8 66 2.4. Dạy học theo phƣơng pháp "Bàn tay nặn bột" Sinh học lớp 9 76 Phần 3: Một số bài soạn theo phƣơng pháp "Bàn tay nặn bột" 88 Phụ lục 130 Tài liệu tham khảo 194 4 Phần 1: Những vấn đề chung 1.1. Phƣơng pháp "Bàn tay nặn bột" trong dạy học Sinh học ở trường THCS 1.1.1. Giới thiệu chung về phƣơng pháp "Bàn tay nặn bột" 1.1.1.1. Phƣơng pháp "Bàn tay nặn bột là gì" ? "La main à la pâte" "Bàn tay nặn bột" (tiếng Pháp: "La main à la pâte" ; tiếng Anh: Hand on) là một phƣơng pháp dạy học tích cực dựa trên thí nghiệm nghiên cứu, áp dụng cho việc giảng dạy các môn khoa học tự nhiên. "Bàn tay nặn bột" (BTNB) chú trọng đến việc hình thành kiến thức cho học sinh bằng các thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề đƣợc đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra… Với một vấn đề khoa học đặt ra, học sinh có thể đặt ra các câu hỏi, các giả thuyết từ những hiểu biết ban đầu, tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu để kiểm chứng và đƣa ra những kết luận phù hợp thông qua thảo luận, so sánh, phân tích, tổng hợp kiến thức. Cũng nhƣ các phƣơng pháp dạy học tích cực khác, BTNB luôn coi học sinh là trung tâm của quá trình nhận thức, chính các em là ngƣời tìm ra câu trả lời và lĩnh hội kiến thức dƣới sự giúp đỡ của giáo viên. Mục tiêu của BTNB là tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá, yêu và say mê khoa học của học sinh. Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, BTNB còn chú ý nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho học sinh. 5 1.1.1.2. Phƣơng pháp "Bàn tay nặn bột trên thế giới" - BTNB đƣợc sáng lập vào năm 1995 bởi Giáo sƣ Georges Charpak (đạt giải Nobel Vật lý năm 1992). - Năm 1998, Viện hàn lâm khoa học Pháp soạn thảo và công bố 10 nguyên tắc của BTNB, đƣợc coi là hiến chƣơng của phƣơng pháp dạy học tích cực này. - Năm 2001, đƣợc sự bảo trợ của Viện hàn lâm khoa học Pháp, một mạng lƣới các chuyên gia nghiên cứu về BTNB đƣợc thành lập với mục đích trao đổi kinh nghiệm, củng cố và phát triển BTNB. - BTNB đã có mặt nhiều nơi trên thế giới từ các nƣớc đang phát triển đến các nƣớc phát triển có nền giáo dục tiên tiến: Mỹ, Pháp, Đức, Canada, Mexico, Brazil, Trung Quốc, Philipin, Iran, Việt Nam… 10 nguyên tắc của Bàn tay nặn bột Tiến trình sƣ phạm. 1. HS quan sát một sự vật hay một hiện tƣợng của thế giới thực tại, gần gũi với đời sống, dễ cảm nhận và các em sẽ thực hành trên những cái đó. 2. Trong quá trình tìm hiểu, HS lập luận, bảo vệ ý kiến của mình, đƣa ra tập thể thảo luận những ý nghĩ và những kết luận cá nhân, từ đó có những hiểu biết mà chỉ những hoạt động, thao tác riêng lẻ không đủ tạo nên. 3. Những hoạt động do GV đề xuất cho HS đƣợc tổ chức theo tiến trình sƣ phạm nhằm nâng cao dần mức độ học tập. Các hoạt động này làm cho các chƣơng trình học tập đƣợc nâng cao lên và dành cho HS một phần tự chủ khá lớn. 4. Cần một lƣợng tối thiểu là 2 giờ/tuần trong nhiều tuần liền cho một đề tài. Sự liên tục của các hoạt động và những phƣơng pháp giáo dục đƣợc đảm bảo trong suốt thời gian học tập. 5. HS bắt buộc có mỗi em một quyển vở thực hành do chính các em ghi chép theo cách thức và ngôn ngữ của chính các em. 6 6. Mục tiêu chính là sự chiếm lĩnh dần dần của HS các khái niệm khoa học và kĩ thuật đƣợc thực hành, kèm theo là sự củng cố ngôn ngữ viết và nói. Những đối tƣợng tham gia. 7. Các gia đình và/hoặc khu phố đƣợc khuyến khích thực hiện các công việc của lớp học. 8. Ở địa phƣơng, các đối tác khoa học (trƣờng Đại học, Cao đẳng, Viện nghiên cứu, ) giúp các hoạt động của lớp theo khả năng của mình. 9. Ở địa phƣơng, các Viện Đào tạo giáo viên (Trƣờng cao đẳng sƣ phạm, đại học sƣ phạm) giúp các GV kinh nghiệm và phƣơng pháp giảng dạy. 10. GV có thể tìm thấy trên Internet các website có nội dung về những môđun (bài học) đã đƣợc thực hiện, những ý tƣởng về các hoạt động, những giải đáp thắc mắc. Họ cũng có thể tham gia những hoạt động tập thể bằng trao đổi với các đồng nghiệp, với các nhà sƣ phạm và với các nhà khoa học. GV là ngƣời chịu trách nhiệm giáo dục và đề xuất những hoạt động của lớp mình phụ trách. 1.1.1.3. Triển khai "Bàn tay nặn bột" tại Việt Nam - Tại thời điểm BTNB mới đƣợc ra đời và khởi xƣớng ở Pháp, cha đẻ của nó, giáo sƣ Georges Charpak đã đƣợc Giáo sư Trần Thanh Vân-Chủ tịch hội Gặp gỡ Việt Nam (Rencontres du Vietnam) mời đến Tp Hồ Chí Minh trong một hội thảo quốc tế lớn về Vật lý. Tại đây GS. G.Charpak đã cam kết phát triển BTNB trong các trƣờng học tại Việt Nam. 1998-1999: 2 giáo viên đầu tiên của Việt Nam đã đƣợc Hội Gặp gỡ Việt Nam tạo điều kiện sang Pháp học tập và nghiên cứu về BTNB. 1999: NXB Giáo dục đã xuất bản lần đầu tiên cuốn sách "Bàn tay nặn bột" nguyên bản tiếng Pháp của G. Charpak đƣợc dịch ra tiếng Việt bởi Đinh Ngọc Lân. 2001: BTNB đã đƣợc phổ biến cho sinh viên khoa Sƣ phạm Tiểu học-ĐHSP Hà Nội I và đƣợc áp dụng thí điểm tại trƣờng tiểu học Đoàn Thị Điểm (Hà Nội), 7 trƣờng Herman Gmeiner Hà Nội và trƣờng thực hành Nguyễn Tất Thành (thuộc ĐHSP Hà Nội I). - Từ đó đến nay, dƣới sự giúp đỡ của Hội Gặp gỡ Việt Nam các lớp tập huấn hè về BTNB đã đƣợc triển khai cho các giáo viên cốt cán và các cán bộ quản lý tại nhiều địa phƣơng trong toàn quốc. Đây là một chƣơng trình trong quan hệ hợp tác văn hoá-giáo dục song phƣơng Pháp-Việt. 2002-2003 ĐHSP Hà Nội 70 học viên 2003-2004 ĐHSP Hà Nội 78 học viên 2004-2005 ĐHSP Hà Nội 67 học viên 2005-2006 Tỉnh Đồng Nai 83 học viên 2006-2007 ĐHSP Hà Nội 22 học viên 2006-2007 ĐHSP Hà Nội 92 học viên 2007-2008 Trƣờng Hermann Gmeiner Gò Vấp (Tp HCM): 63 học viên 2008-2009 Trƣờng Hermann Gmeiner Đà Nẵng : 75 học viên Trƣờng Đại học Quảng Bình: 35 học viên 2009-2010: Hội thảo dành cho CBQL Tiểu học toàn thành phố Đà Nẵng: 82 học viên. Tập huấn cho giáo viên Tiểu học tỉnh Nghệ An: 88 học viên Tập huấn dành cho giảng viên (tập huấn viên) Việt Nam (tại thành phố Vinh- Nghệ An): 08 học viên. 2010-2011: (tổ chức ở Huế và Qui Nhơn, tháng 8/2011) Hội thảo dành cho CBQL Tiểu học và THCS toàn thành phố Huế. Tập huấn cho giáo viên Tiểu học, THCS tỉnh TTHuế, Hà Nội, Hải Phòng, Ninh Bình. Tập huấn cho giáo viên Tiểu học, THCS tỉnh Bình Định. 1.1.2. Một số vấn đề về sử dụng phƣơng pháp "Bàn tay nặn bột" trong dạy học môn Sinh học ở trƣờng THCS Sinh học là một khoa học thực nghiệm. Các kiến thức sinh học cần đƣợc hình thành bằng phương pháp quan sát và phương pháp thí nghiệm. Một số phần chƣơng trình sinh học ở THCS mang tính khái quát, trừu tƣợng khá cao ở 8 cấp vi mô hoặc vĩ mô, cho nên trong một số trƣờng hợp phải hƣớng dẫn HS lĩnh hội bằng tƣ duy trừu tƣợng (phân tích, tổng hợp, so sánh, vận dụng kiến thức lí thuyết đã học ), dựa vào các thí nghiệm mô phỏng, các sơ đồ khái quát và các bảng so sánh. Quan sát và thí nghiệm là các phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản của khoa học tự nhiện, của các môn khoa học thực nghiệm, trong đó có sinh học. Sinh học là một khoa học đã và sẽ không thể phát triển đƣợc nếu không có quan sát, thí nghiệm. Quan sát và thí nghiệm đã tạo khả năng cho các nhà khoa học phát hiện và khai thác các sự kiện, hiện tƣợng mới, xác định những quy luật mới, rút ra những kết luận khoa học và tìm cách vận dụng vào thực tiễn. Đối với quá trình dạy học các môn khoa học tự nhiên, khoa học thực nghiệm, quan sát và thí nghiệm cũng là phƣơng pháp làm việc của học sinh (HS), nhƣng với HS những bài tập quan sát hoặc các thí nghiệm đƣợc giáo viên (GV) trình bày hay do chính các em tiến hành một cách độc lập (thực hành quan sát, thí nghiệm của HS) dƣới sự tổ chức, hƣớng dẫn của GV thƣờng để giải quyết những vấn đề đã biết trong khoa học, rút ra những kết luận cũng đã biết tuy vậy đối với các em HS vẫn là mới. Thông qua quan sát, thí nghiệm, bằng các thao tác tƣ duy phân tích, tổng hợp, trừu tƣợng hóa và khái quát hóa giúp các em xây dựng các khái niệm. Bằng cách đó các em nắm kiến thức một cách vững chắc và giúp cho tƣ duy phát triển. Quan sát và thí nghiệm đòi hỏi phải có những thiết bị dạy học nhƣ tranh ảnh, mô hình, các mẫu vật tự nhiên và các phƣơng tiện thiết bị phục vụ cho việc tiến hành các thí nghiệm. Quan sát và thí nghiệm không chỉ cho phép HS lĩnh hội tri thức một cách sâu sắc, vững chắc mà còn tạo cho các em một động lực bên trong, thúc đẩy các em thêm hăng say học tập. Phƣơng pháp thực nghiệm 9 Hiểu một cách đơn giản, thực nghiệm là quá trình làm thử và quan sát, kiểm tra những gì diễn ra một cách có hệ thống theo một công thức hoặc mô hình đã định trƣớc. Đặc điểm cơ bản của thực nghiệm là sự điều khiển và can thiệp có chủ định và có kế hoạch của ngƣời nghiên cứu vào đối tƣợng và hiện tƣợng nghiên cứu. Qua thực nghiệm góp phần làm sáng tỏ những yếu tố tác động tới nhân tố và đối tƣợng nghiên cứu khác nhau.  - Thực nghiệm trong điều kiện tự nhiên: Không thay đổi lớn điều kiện giảng dạy - huấn luyện, nhóm thực nghiệm không biết mình đang tham gia vào thí nghiệm. - Thực nghiệm chọn mẫu: Đƣợc biểu thị bằng sự thay đổi lớn điều kiện giảng dạy - huấn luyện, cho phép cô lập hiện tƣợng nghiên cứu với những ảnh hƣởng phụ (không cần thiết). - Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm: Phƣơng pháp đƣợc tiến hành trong các phòng thí nghiệm, các điều kiện đều đƣợc tiêu chuẩn hoá nghiêm ngặt, cho phép biệt lập hiện tƣợng nghiên cứu với ảnh hƣởng của điều kiện ngoại cảnh. Phƣơng pháp này còn gọi là phƣơng pháp thí nghiệm. Cách tiến hành thực nghiệm: a. Thiết lập dự kiến, xây dựng các giả thiết khoa học trƣớc khi tổ chức quá trình thực nghiệm. b. Cần có dự kiến hệ thống chuẩn đánh giá, xác định phƣơng tiện và cách thức đánh giá (nhƣ test kiểm tra) nhằm so sánh sự biến đổi trƣớc và sau thực nghiệm. c. Lựa chọn mẫu thực nghiệm, nhóm mẫu phải tiêu biểu cho cả lớp đối tƣợng nghiên cứu. Nếu có nhóm thực nghiệm và đối chứng, phải kiểm tra ban đầu để khẳng định tính tƣơng đƣơng đó. d. Tiến hành các bƣớc thực nghiệm thận trọng đối với mục tiêu mà giả thiết đề ra. Phải theo dõi sát sao các diễn biến một cách khách quan của quá 10 trình thực nghiệm, ghi chép dầy đủ, tỉ mỉ, chính xác các số liệu thông qua thực nghiệm. e. Xử lý kết quả nghiên cứu. Các kết quả thực nghiệm phải đƣợc xử lý thận trọng bằng toán thống kê hay máy tính để khẳng định mối liên hệ của các biến số trong quá trình nghiên cứu. Phƣơng pháp kiểm tra Là phƣơng pháp nghiên cứu nhờ vào hệ thống bài thử (còn gọi là bài tập kiểm tra - Test) đƣợc tiêu chuẩn hoá về nội dung, hình thức và đƣợc thực tiễn thừa nhận nhằm đánh giá các khả năng khác nhau của đối tƣợng nghiên cứu. Phƣơng pháp quan sát Là phƣơng pháp nhận thức về đối tƣợng nghiên cứu mà không làm ảnh hƣởng đến đối tƣợng nghiên cứu. Nói cách khác, thông qua quan sát đối tƣợng nghiên cứu, ta có thông tin để trên cơ sở đó tiến hành các bƣớc tìm tòi và khám phá tiếp theo. Quan sát quan trọng hơn nhìn (có những cảm giác thị giác). Quan sát quan trọng hơn chú ý (xác định các cảm giác thị giác). Quan sát là: - Tìm câu trả lời cho câu hỏi. - Nhận thức bằng tất cả các giác quan ngay cả khi sự nhìn thấy chiếm ƣu thế. - Tổ chức sự nghiên cứu một cách chặt chẽ và có phƣơng pháp. - Xác lập các mối quan hệ bằng cách so sánh với các mô hình, những hiểu biết và các đối tƣợng khác. - Sự dụng các phƣơng tiện để quan sát (Kính lúp, kính hiển vi, ống nhòm…). - Có thái độ khoa học: tò mò, chặt chẽ, khách quan, thiếu sự phán đoán giá trị  Quan sát đƣợc sử dụng để: - Giải quyết vấn đề - Miêu tả - Xác định đối tƣợng [...]... Sau đây là sự cụ thể hoá vận dụng một trong các kiểu dạy học tích cực là phƣơng pháp Bàn tay nặn bột trong chƣơng trình môn Sinh học ở THCS 1.1.3 Những điểm cần chú ý khi vận dụng phƣơng pháp "Bàn tay nặn bột" Bàn tay nặn bột khuyến cáo một tiến trình ƣu tiên cho xây dựng những tri thức (hiểu biết, kiến thức) bằng khai thác, thực nghiệm và thảo luận Đó là sự thực hành khoa học bằng hành động, hỏi... cứu Vận dụng các phƣơng pháp trên trong dạy học sinh học THCS nhằm: - Phát triển các phƣơng pháp tích cực: công tác độc lập, hoạt động quan sát, thí nghiệm, thảo luận trong nhóm nhỏ, đặc biệt là mở rộng, nâng cao trình độ vận dụng kiểu dạy học đặt và giải quyết vấn đề - Dạy phƣơng pháp học, đặc biệt là tự học Tăng cƣờng năng lực làm việc với SGK và tài liệu tham khảo, rèn luyện năng lực tự học - Với môn. .. của mình Để tổ chức trong lớp học một sự giao tiếp bằng lời bổ ích, ngƣời giáo viên phải: - tạo thuận lợi cho các cuộc trao đổi và những cuộc tiếp xúc tập thể mà ở đó học sinh có thể trao đổi với nhau đƣợc dễ dàng - tổ chức (khi hoạt động đã sẵn sàng) hoạt động theo nhóm Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu từng bƣớc trong tiến trình dạy học Sinh học THCS theo phƣơng pháp Bàn tay nặn bột 1.2.1 Bƣớc 1 - Đƣa... niệm do một học sinh đƣa ra hoặc thậm chí là sự giải thích rút ra từ lịch sử khoa học Ví dụ : Có phải các ngôi sao đƣợc treo trên vòm trời? Về viết Các câu hỏi tự phát: Tiếp theo một tình huống khởi động nhƣ em của một học sinh trong lớp vừa đƣợc sinh ra, các học sinh hoặc giáo viên đặt ra câu hỏi “Em bé đƣợc sinh ra nhƣ thế nào?” Học sinh viết tất cả các câu hỏi xung quanh chủ đề này Học sinh trả lời... niệm do một học sinh đƣa ra hoặc thậm chí là sự giải thích rút ra từ lịch sử khoa học Ví dụ : Có phải các ngôi sao đƣợc treo trên vòm trời? Về viết Các câu hỏi tự phát: Tiếp theo một tình huống khởi động nhƣ em của một học sinh trong lớp vừa đƣợc sinh ra, các học sinh hoặc giáo viên đặt ra câu hỏi “Em bé đƣợc sinh ra nhƣ thế nào?” Học sinh viết tất cả các câu hỏi xung quanh chủ đề này Học sinh trả lời... khảo, rèn luyện năng lực tự học - Với môn sinh học, phƣơng tiện dạy học rất quan trọng đối với việc thực hiện các phƣơng pháp dạy học tích cực Theo hƣớng phát triển các phƣơng pháp tích cực, cần sử dụng đồ dùng dạy học nhƣ là nguồn dẫn tới kiến thức mới bằng con đƣờng khám phá (từ những biểu tƣợng ban đầu của HS, qua so sánh rút ra những vấn đề khoa học sinh học cần tìm hiểu, đề xuất giả thuyết, tiến... khoa học (các kiến thức và thực hành) và học sinh - là ngƣời đàm phán với học sinh những thay đổi nhận thức liên quan với những câu hỏi đƣợc xử lí, với các thiết bị thực nghiệm thích đáng, với mô hình giải thích hợp lí,… - đảm bảo sự đón trƣớc và giải quyết các xung đột nhận thức - hành động bên cạnh với mỗi học sinh cũng nhƣ với mỗi nhóm học sinh và cả lớp 23 1.2 Các bƣớc của tiến trình dạy học môn Sinh. .. thức sinh học trong bài học) Cần bổ sung những tranh, bản trong phản ánh các sơ đồ minh hoạ các tổ chức sống, các quá trình phát triển ở cấp vi mô và vĩ mô Cần xây dựng những băng hình, đĩa CD, phần mềm dạy học tạo thuận lợi cho giáo viên giảng dạy 14 những cấu trúc, đặc biệt những cơ chế hay quá trình sống ở cấp tế bào, phân tử và các cấp trên cơ thể Nguyên tắc - "Bàn tay nặn bột" không càn có dụng. .. phƣơng pháp khoa học Dần dần thực tế sẽ đƣợc thừa nhận và các giả định khác bị bác bỏ Những định hƣớng trên sẽ góp phần đào tạo những con ngƣời năng động, sáng tạo, dễ thích ứng trong cuộc sống lao động sau này Nhƣ vậy, phƣơng pháp "Bàn tay nặn bột" không chỉ là phƣơng tiện để chuyển tải nội dung mà còn đƣợc coi nhƣ một thành phần học vấn Rèn luyện phƣơng pháp học đƣợc coi nhƣ một mục tiêu dạy học Sau... sinh cũng nhƣ với mỗi nhóm học sinh và cả lớp 23 1.2 Các bƣớc của tiến trình dạy học môn Sinh học ở trường THCS theo phƣơng pháp "Bàn tay nặn bột" Bàn tay nặn bột khuyến cáo một tiến trình ƣu tiên cho xây dựng những tri thức (hiểu biết, kiến thức) bằng khai thác, thực nghiệm và thảo luận Đó là sự thực hành khoa học bằng hành động, hỏi đáp, tìm tòi, thực nghiệm, xây dựng tập thể chứ không phải phát biểu . động dạy học theo phƣơng pháp 48 " ;Bàn tay nặn bột& quot; môn Sinh học THCS 2.1. Dạy học theo phƣơng pháp " ;Bàn tay nặn bột& quot; Sinh học lớp 6 48 2.2. Dạy học theo phƣơng pháp " ;Bàn. " ;Bàn tay nặn bột& quot; Sinh học lớp 7 61 2.3. Dạy học theo phƣơng pháp " ;Bàn tay nặn bột& quot; Sinh học lớp 8 66 2.4. Dạy học theo phƣơng pháp " ;Bàn tay nặn bột& quot; Sinh học lớp. hoá vận dụng một trong các kiểu dạy học tích cực là phƣơng pháp Bàn tay nặn bột trong chƣơng trình môn Sinh học ở THCS. 1.1.3. Những điểm cần chú ý khi vận dụng phƣơng pháp " ;Bàn tay nặn

Ngày đăng: 24/01/2015, 10:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan