tiểu luận chăn nuôi chuyên khoa thực trạng chăn nuôi lợn ở việt nam

11 4.4K 7
tiểu luận chăn nuôi chuyên khoa thực trạng chăn nuôi lợn ở việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I.ĐẶT VẤN ĐỀ. Ở Việt Nam chăn nuôi lợn từ lâu đời và trở thành một nghề truyền thống của nông dân Việt Nam,tuy nhiên trình độ chăn nuôi lạc hậu cùng việc sử dụng các giống nguyên thủy sức sản xuất thấp nên năng suất không cao chăn nuôi lợn ở việt nam chỉ thực sự phát triển từ những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XXI.Trong thời gian gần đây do tình hình diễn biến phức tạp cùng với khó khăn của chăn nuôi trong thời gian khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm cho số ượng của cả nước bị giảm nhẹ,tuy nhiên việc nâng cao cao chất lượng giống và kỹ thuật chăn nuôi đảm bảo năng suất và sản lượng thịt có xu hướng tăng lên. Chăn nuôi lợn ở Việt Nam đóng vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống chăn nuôi.Lợn là loại gia súc được nuôi nhiều và cung cấp lượng thực phẩm lớn nhất cho con người.Việt Nam là một trong những quốc gia có nền chăn nuôi chưa phát triển,năng suất chăn nuôi và chất lượng sản phẩm không cao.Kết quả này một phần là do điều kiện tự nhiên nhưng quan trọng hơn là do quy trình kỹ thuật chăn nuôi còn hạn chế hơn nứa các giống lợn được sử dụng cho chăn nuôi có khả năng sản xuất và chất lượng sản phẩm chưa cao.Từ những thực tế trên mà tôi thực hiện đề tài:Thực trạng chăn nuôi lợn ở việt nam” II.NỘI DUNG. 2.1.Tổng số đầu lợn từ năm 2005-2007 Năm 2005 2006 2007 Đầulợn(Triệucon) 27.4 26.9 26.6 2.2.Cơ cấu giống. 2.2.1- Giống lợn nội: -Lợn ỉ: Là giống lợn nuôi phổ biến ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, lông màu đen, chậm lớn, lợn thịt nuôi đến 10 tháng tuổi, có khi 1 năm tuổi mới đạt 50-60kg. Lợn lưng võng, bụng xệ, chân thấp và thô, má xệ, cổ có nhiều ngấn nhăn, tỷ lệ mỡ cao: 42-44%, tỷ lệ nạc thấp: 33-34%. Thời gian nuôi càng dài, lợn càng béo và chi phí tới 5-7 đơn vị thức ăn cho 1kg tăng trọng. - Lợn móng cái: Là giống lợn miền Duyên Hải, gốc ở Móng Cái-Quảng Ninh. Đầu đen có đốm trắng ở trán, mình có vết trắng lan hình yên ngựa; Dáng thấp, lưng yếu và hơi võng, bụng xệ, má bệu, ở cổ có nhiều ngấn. Khả năng sinh sản 10-15 con/ổ, cao hơn lợn ỉ và tăng trọng cúng nhanh hơn. Lợn nuôi thịt 10 tháng tuổi đạt 60-75kg; Do đó, trong những năm gần đây đã hình thành xu thế dùng lợn Móng Cái thay lợn ỉ ở một số tỉnh. Chất lượng thịt giống như ở lợn ỉ, tỷ lệ nạc thấp 34-35%, tỷ lệ mỡ cao 41-42%, chi phí 5-6 đơn vị thức ăn cho 1kg tăng trọng. Nói chung, giống lợn ỉ và lợn móng cái là giống hướng mỡ, nuôi thiẹt những giống lợn này không thể có tỷ lệ nạc cao, cần được cải tạo. 2.2.2- Giống lợn ngoại: - Lợn Ioocsai: Là giống lợn ngoại có mặt rất sớm ở Việt Nam (1936) thích nghi trên diện rộng ở nước ta. Hiện nay nhóm này có lợn Ioocsai Cu Ba, Ioocsai Nhật, Ioocsai Bỉ lợn DE, đều là giống lợn trắng, tai đứng, hướng nạc mỡ. Lợn có thân hình gọn, lưng thẳng, đầu và chân thanh; lợn thích nghi với điều kiện nuôi của Việt Nam, tăng trọng nhanh, nuôi thịt 6-7 tháng tuổi đạt 95-100kg, tỷ lệ nạc 51-52%, chi phí 4,0-4,5 đơn vị thức ăn cho 1kg tăng trọng. Dùng lợn đực giống Ioocsai cho lai kinh tế với lợn nái ỉ và móng cái, lợn lai rất dễ nuôi, chóng lớn, tỷ lệ nạc ở lợn lai nuôi thịt đạt 40-41%. - Lợn Landrat: Còn gọi là lợn Đan Mạch, là giống lợn trắng tai cúp, mình dài hơn lợn Ioocsai, đầu, chân thanh mảnh và chắc, mông xuôi, thể hiện rõ theo hướng nạc. Lợn tăng trọng nhanh, nuôi thịt 6 tháng tuổi đạt 100kg, có tỷ lệ nạc cao hơn tất cả những giống lợn hiện có: 56-57%, chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng hết khoảng 3,8-4,2đơn vị. Với tỷ lệ nạc trên, chỉ cần 2,2-2,4kg thịt lợn hơi ta đã có 1kg thịt nạc loại 1 xuất khẩu. Dùng lợn đực giống Landrat cho lai kinh tế với lợn ỉ và lợn móng cái, lợn lai nuôi thịt có tỷ lệ nạc 42- 43%, cao hơn cặp lai Ioocsai x ỉ và cặp Ioocsai x móng cái. - Lợn Duroc: Là giống lợn hướng nạc, gốc Hoa Kỳ, nhập vào Việt Nam những năm 69-70 từ Cu Ba. Lợn có lông da màu đỏ, thân hình vững chắc, lớn nhanh, nuôi thịt đạt 100kg lúc 143-172 ngày tuổi, độ dày mỡ lưng 17-28mm. Nhược điểm; Sinh sản thấp, lợn con khó nuôi; do đó không nuôi thuần rộng rãi ở Việt Nam mà chỉ nuôi dùng trong lai kinh tế lợn thịt. - Lợn Hamsai: Là giống lợn hướng nạc, gốc Hoa Kỳ nhập vào Việt Nam từ Cu Ba. Lợn lông màu đen, có vành đai trắng bao quanh mình sau xương bả vai. Thân dài, to. Nuôi thịt ở các nước chăn nuôi phát triển đạt 200kg lúc 145-165 ngày tuổi; Nuôi ở Việt Nam, khả năng sinh sản không cao, không nuôi được trong sản xuất. Trong 4 giống lợn ngoại kể trên, 2 giống lợn Ioocsai và Landrat là được nuôi trong sản xuất ở cả 2 miền đất nước, 2 giống còn lại hiện chỉ có số lượng ít dùng cho lai kinh tế với lợn ngoại để tạo con lai ngoại x ngoại nuôi thịt đạt tỷ lệ nạc cao. 2.2.3- Giống lợn cải tiến: Những giống lợn nôi như ỉ, móng cái,… không đáp ứng được yêu cầu nuôi lợn thịt có tỷ lệ nạc cao, do đó một số giống lợn cải tiến được hình thành và nuôi phổ biến trong sản xuất như: Lợn DBI-81, lợn trắng Phú Khánh, lợn Trắng Thuộc Nhiêu (được nuôi chủ yếu ở các tỉnh miền Nam). 2.2.4- Lợn lai thương phẩm: Là những lợn chỉ nuôi để giết thịt, khôngnuôi làm giống. Trong các nhóm lợn lai này, tỷ lệ nạc đã đạt được trên 40%, tuỳ theo mức độ lai và các giống dùng để lai. Hiện nay ta đã có những cặp lai sau đây, có thể áp dụng trong các điều kiện cụ thể khác nhau để có lợn con nuôi thịt đạt tỷ lệ nạc mong muốn. - Cặp lợn lai 2 máu: Có 2 giống lợn khác nhau tham gia, đây là lợn lai kinh ế đơn giản, có 2 công thức có thể áp dụng: + Dùnglợn nái địa phương cho lai với lợn đực giống Ioocsai hoặc DE, con lai nuôi thịt 8-10 tháng tuổi đạt 85-100kg, tỷ lệ nạc đạt 40-41%. + Dùng lợn nái địa phương cho lai với lợn đực giống Landrat, con lai nuôi thịt8-10 tháng tuổi đạt 85-100kg, tỷ lệ nạc 41-43%. Giống lợn nái địa phương thường dùng lai kinh tế để có lợn lai nuôi thịt là các giống: ỉ, lợn mẹo, lợn mường khương, móng cái, lợn lang hồng, lợn ba xuyên,…Dùng phổ biến nhất ở đồng bằng Sông Hồng có 2 giống lợn chính là lợn ỉ và lợn móng cái, trong 2 giống này, dùng giống lợn móng cái làm nền cho lai kinh tế với các giống lợn ngoại cho năng suất sinh sản, sinh trưởng và chất lượng thịt thường cao hơn so với lai với lợn ỉ và các giống lợn nội khác. - Cặp lợn lai 3 máu: Là lợn lai kinh tế phức tạp, có 3 giống tham gia. Trong trường hợp này đàn lợn nái nền có thể là lợn nái lai F1, hoặc lợn nái thuộc cac giống cải tiến. cho lai hai nhóm này với đực giống Lan drat, con lai có máu 2 giống lợn nội tham gia, trong đó giống lợn Landrat chiếm 50%. Lợn lai nuôi thịt giết mổ ở 7-8 tháng tuổi có thể đạt 95-100 kg với chi phí 4,2-4,5 đơn vị thức ăn cho 1 kg tăng trọng, tỷ lệ nạc 44-49%, đây là cặp lai có thể nuôi rộng rãi ở nhiều vùng của đất nước. - Cặp lai lợn ngoại với lợn ngoại: Trong các cặp lai này, người ta thường dùng lợn nái Yoocsai làm nền cho lai với đực giống DE,Durok hoặc dùng nái giống Yoocsai De, Durik làm nền cho lai với đực giống Landrat, con lai nuôi thịt chóng lớn, 6-7 tháng tuổi đạt khoảng 100 kg, chi phí 3,8-4,2 đơn vị thức ăn cho 1kg tăng trọng, tỷ lệ nạc 52-57%. Lợn lai ở tất cả các cặp lai đều có lông màu trắng, tròn mình, lưng thẳng, bụng thon, mông xuôi, chân và đầu thanh. Nếu được nuôi dưỡng tốt và đúng kỹ thuật có thể đạt được những yêu cầu về chất lượng sản phẩm, đáp ứng thị hiếu của tiêu dùng và lưu thông xuất khẩu. 2.3.Tình hình sử dụng thức ăn. Hầu hết các trại heo hiện nay sử dụng thức ăn hỗn hợp khô dạng viên (pellet) hoặc dạng bột (mash). Một số nơi có cho ăn thêm rau xanh (rau muống, rau lang, cỏ voi) nhưng chủ yếu là cho heo nái khô và nái mang thai.Trong thức ăn hỗn hợp thì nguồn cung cấp năng lượng chính là cám gạo, bắp, khoai mì. Các nguồn khác như cám mì, phụ phẩm của chế biến khoai mì (bột ngang, bột vàng). Nguồn cung protein là bột cá, khô dầu đậu nành. Một số phụ phẩm khác như khô dầu phộng, xác dừa cũng được sử dụng tùy vùng và tùy theo giá Vitamin và vi khoáng được bổ sung trong các premix. Các kháng sinh được đưa thêm trong thức ăn cho heo nhỏ (dưới 35 kg). Thường một số chất hỗ trợ tăng trưởng (growth promotant) như olaquindox, carbadox, zinc bacitracin, Colistin cũng được đưa vào thức ăn, nhất là của heo nhỏ để hỗ trợ tăng trưởng đồng thời hạn chế tiêu chảy. Ở châu Âu sau năm 2006 sẽ cấm tất cả các loại kháng sinh cho vào thức ăn thường xuyên. Để phòng tiêu chảy cho heo con, người ta dùng giải pháp acid hữu cơ (Acidifer) để phòng bệnh. Tiêu chuẩn ăn: Tiêu chuẩn ăn là nhu cầu về các chất dinh dưỡng của thú được tính bằng đơn vị trọng lượng trong một ngày đêm hoặc tính bằng phần trăm trong thức ăn hỗn hợp. Thí dụ: tiêu chuẩn ăn trong một ngày của bò thịt nặng 300 kg, tăng trọng 800g/ngày là 15 kg chất khô, 2 kg protein thô, v.v ; tiêu chuẩn ăn của gà thịt 4 tuần tuổi ăn tự do là 3200 Kcal ME/kg TĂ, 18% protein, 0.9% calcium, v.v trong thức ăn hỗn hợp. Khẩu phần ăn:Khẩu phần ăn là khối lượng các loại thức ăn cung cấp cho thú để thỏa mãn tiêu chuẩn ăn đã đề ra. Khẩu phần ăn được tính bằng trọng lượng trong một ngày đêm hoặc tỷ lệ phần trăm trong thức ăn hỗn hợp. Thí dụ: khẩu phần ăn của bò thịt nặng 300 kg trong một ngày đêm là 32 kg cỏ voi tươi, 1,8 kg cám gạo v.v để đáp ứng tiêu chuẩn ăn đã nêu ở trên; hoặc khẩu phần (công thức thức ăn) của gà thịt 4 tuần tuổi sẽ là 45% bắp, 12% cám, 24% khô dầu đậu nành v.v Thông thường tiêu chuẩn và khẩu phần ăn của các thú lớn (trâu, bò, ngựa, dê) được tính bằng kg trong ngày đêm vì số lượng ít và chủng loại khá đơn giản; trong khi ở các thú nhỏ (heo, gà, vịt, cút, v.v ) thì được tính bằng tỷ lệ phần trăm trong thức ăn hỗn hợp vì mặc dù thú cần số lượng tương đối nhỏ nhưng cần thiết cung cấp một khẩu phần khá đa dạng về chủng loại để làm tăng giá trị sinh học các dưỡng chất trong khẩu phần (quan niệm này không nhất thiết phải tuân thủ trong điều kiện dinh dưỡng hiện đại nhưng việc tính toán theo tỷ lệ phần trăm vẫn thuận lợi hơn nên vẫn được chấp nhận trong lý thuyết và thực tiễn). Mặc dù tính toán theo tỷ lệ%, nhưng người ta vẫn luôn luôn chú ý lượng ăn được của thú để điều chỉnh tỷ lệ% các chất dinh dưỡng cho phù hợp nhu cầu sinh lý và sản xuất của thú. 2.4.Những thuận lợi và khó khăn trong chăn nuôi lợn ở việt nam. 2.4.1.Thuận lợi. Với sự gia tăng sản lượng lương thực, tạo nguồn nguyên liệu dồi dào cho chăn nuôi, từ nhu cầu tiêu dùng sản phẩm chăn nuôi trong nước và tốc độ đô thị hoá, sự ra đời của các khu công nghiệp cũng như lợi thế về vị trí địa lý là nằm ngay gần thị trường nhập khẩu thịt lớn nhất thế giới như Nhật Bản Đặc biệt, một số nước và khu vực lãnh thổ ở châu Á đang giảm đầu tư phát triển chăn nuôi mà tăng nhu cầu nhập khẩu như Đài Loan, Hàn Quốc Mặc dù vậy, ngành chăn nuôi đang phải đối mặt với không ít thách thức. 2.4.2.Khó khăn. Hiện nay chúng ta có 3,8 triệu heo nái mỗi năm sản xuất 26 triệu heo thịt, tương đương 2,2 triệu tấn thịt heo. Trong đó 50% số heo được sản xuất từ quy mô nhỏ hộ gia đình chăn nuôi theo phýõng thức tận dụng, 40% từ quy mô trung bình thâm canh hoặc bán thâm canh và chỉ có 10% từ quy mô trang trại theo phương thức công nghiệp. Hệ thống chăn nuôi heo trong thực tiễn nước ta cũng tồn tại 3 phýõng thức khác nhau bao gồm: Chăn nuôi heo nái sinh sản để bán heo con cai sữa, chăn nuôi heo thịt không tự túc con giống và chăn nuôi heo thịt tự túc con giống. Phýõng thức chăn nuôi thứ nhất và thứ ba thường chuyển dịch lẫn nhau. Vì trong trýờng hợp không bán được heo con cai sữa, người chăn nuôi phải tiếp tục nuôi cho đến ngày xuất chuồng. Phương thức chăn nuôi thứ 2 có ýu thế là có thể dự báo thị trýờng và chủ động về thời gian đầu vào, có thể bỏ trống chuồng khi không thuận lợi, không bị rủi ro cho chi phí nuôi heo nái, tuy nhiên khó khăn là không chủ động nguồn con giống. Quá trình dịch chuyển quy mô đàn trong chăn nuôi heo ở nước ta sẽ xảy ra tương tự với các nýớc phát triển. Biến đổi nhanh và mạnh mẽ nhất vẫn là khu vực các gia trại chăn nuôi quy mô trung bình. Do tác động của giá cả, dịch bệnh, sức ép ngýời tiêu dùng đòi hỏi loại hình này cần phải thay đổi quy mô, tăng đầu tý khoa học kỹ thuật để có thể tồn tại. Hoặc thay đổi phương thức sản xuất bằng cách chuyển từ chăn nuôi heo thịt tự túc con giống sang chăn nuôi heo thịt không tự túc con giống quy mô lớn với hình thức gia công trong một chuỗi sản xuất. Hoặc chuyển hýớng sang sử dụng nguồn giống heo địa phương đểsản xuất các sản phẩm thịt heo chất lượng cao bằng phương pháp nuôi thâm canh có kiểm soát chặt chẽ. Do vậy đòi hỏi mạnh mẽ từ phía ngýời chăn nuôi ở đây là xác định tính đặc thù về mặt chất lượng thịt của các giống heo địa phương. Tổ chức chọn lọc, nhân giống và thương mại sản phẩm thịt heo địa phương. Chăn nuôi quy mô nhỏ hộ gia đình theo phương thức tận dụng vẫn còn tồn tại và ít chịu tác động rủi ro của đầu vào, tuy nhiên khả năng tham gia thị trường của sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực này sẽ giảm mạnh do lợi nhuận của thống lái (chi phí thu gom, vận chuyển, kiểm dịch và chất lýợng). Thị trường tiêu thụ sản phẩm từ hộ chăn nuôi nhỏ chủ yếu là tại chỗ thông qua hệ thống chợ nông thôn. Mỗi khi kinh tế nông thôn chýa phát triển, thì chăn nuôi nhỏ vẫn là nguồn cung cấp thực phẩm chính. Gia nhập WTO sẽ tạo cõ hội lớn về việc làm, thu hút một lượng lớn lao động khỏi khu vực nông thôn sẽ làm giảm đáng kể lýợng thực phẩm tiêu thụ tại chợ nông thôn, đồng thời cũng giảm số hộ chăn nuôi theo phýõng thức tận dụng do giảm cõ học về dân số. Tuy nhiên nếu quá trình công nghiệp hoá và thu hút lao động nông thôn chậm so với chuyển dịch cõ cấu thì đây lại là yếu tố bất lợi trong kinh tế nông thôn. Chăn nuôi công nghiệp bằng các giống cao sản nhập ngoại là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng cho các thành phố lớn hiện nay và người tiêu dùng cả nước cũng nhý xuất khẩu trong tương lai. Khả năng phát triển và chuyển dịch theo hướng chăn nuôi heo công nghiệp của nước ta trước mắt phụ thuộc rất lớn vào thị trường của các thành phố lớn và có thể đây là thị trường cạnh tranh khốc liệt sau khi VN gia nhập WTO. Trong đó chúng ta đang gặp phải 2 yếu tố bất lợi chính là giá cả và vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là dịch bệnh lở mồm long móng và hoóc môn kích thích sinh trýởng trong chăn nuôi. Để giữ vững thị trường, tạo đà cho quá trình chuyển dịch sang nền chăn nuôi công nghiệp bền vững cần phải có sự nỗ lực mạnh mẽ của tất cả các nhà chăn nuôi heo và cõ quan quản lý Nhà nước. Tuy nhiên cần thấy rằng việc gia nhập WTO không có nghĩa là bất kỳ ai, nhập khẩu với số lượng bao nhiêu và bán với bất kỳ giá nào cũng được. Tại sao tại Nhật Bản 4 đô la Mỹ/1kg gạo giá bán lẻ, 300 đô la Mỹ/con heo 100kg giá tại cổng trại (gấp 2 lần giá tại Mỹ) và nhiều mặt hàng nông sản khác với giá rất cao, nhýng trong nhiều năm qua Nhật Bản chỉ nhập đủ số lượng nông sản thiếu hụt từ sản xuất trong nước. Tại sao thịt bò Kobe với giá cao ngất mà không có một loại thịt bò nhập khẩu nào có thể thay thế, phải chăng tính đặc thù riêng của giống địa phương mà người Nhật đã nghiên cứu, phát triển và thýõng mại được sản phẩm thịt bò Kobe trong nhiều năm qua. 2.5.Một số giải pháp và chủ trương. 2.5.1. Tạo cơ sở thức ăn cho lợn: Các tỉnh phải chỉ đạo các hợp tác xã xây dựng kế hoạch cân đối chăn nuôi với trồng trọt, kiên quyết dành 15% đất để* trồng các loại cây làm thức ăn cho gia súc và phải chấp hành nghiêm chỉnh những quy định về quản lý, sử dụng đất này trong Thông tư số 291-TTgngày 19-05-1978 của Thủ tướng Chính phủ. Ngay từ vụ mùa sắp tới và đông xuân 1979 – 1980, các huyện đồng bằng và trung du dành 15% đất cho chăn nuôi, vùng vành đai thực phẩm có thể dành tới 30 – 40%, các huyện miền núi cố gắng dành ít nhất 10% đất cho chăn nuôi. Các hợp tác xã sử dụng số thức ăn trên đất phần trăm này để tổ chức chăn nuôi lợn tập trung và giao cho gia đình xã viên nuôi lợn cho hợp tác xã (ngoài số lợn mà gia đình phải thường xuyên nuôi theo kế hoạch) và nộp sản phẩm chăn nuôi cho hợp tác xã theo định mức quy định. Ủy ban nhân dân và ngành nông nghiệp các tỉnh, huyện phải hướng dẫn kiểm tra việc dành đất cho chăn nuôi và sử dụng thức ăn sản xuất ra để phát triển chăn nuôi. Hàng năm hợp tác xã có kế hoạch phát triển chăn nuôi bao nhiêu thì dành đất sản xuất đủ thức ăn cho chăn nuôi bấy nhiêu.Để có một khối lượng thức ăn đầu tư ban đầu cho ngành nông nghiệp và ngành ngoại thương tổ chức chăn nuôi lợn xuất khẩu, trong hai năm 1979 và 1980, Nhà nước cho nhập một số ngô, cao lương… đủ để làm vốn quay vòng xuất khẩu lợn và nhập khẩu thức ăn gia súc.Ủy ban Kế hoạch Nhà nước chủ trì cùng Bộ Nông nghiệp, Bộ Ngoại thương bàn kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện chủ trương này ngay trong năm 1979.Ở những vùng có điều kiện, có thể tổ chức công ty chăn nuôi xuất khẩu để đảm nhiệm việc sản xuất kinh doanh lợn xuất khẩu. Bộ Nông nghiệp và các địa phương phải đẩy mạnh việc chế biến thức ăn gia súc theo lối công nghiệp; khẩn trương tổ chức những nông trường chuyên trồng cây thức ăn gia súc để giải quyết đủ nguyên liệu cho các xí nghiệp thức ăn gia súc hoạt động hết công suất Trong những năm trước mắt ngoài số thức ăn cấp cho chăn nuôi quốc doanh. Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và Bộ Lương thực và Thực phẩm cần khoanh một số vùng màu tập trung để ngành nông nghiệp tổ chức thu mua hoa màu làm nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc. Các tỉnh phải giúp các hợp tác xã mở rộng việc chế biến thức ăn gia súc. Xây dựng những cơ sở chế biến thức ăn cho từng cụm 5, 7 hợp tác xã do huyện chỉ đạo và hướng dẫn.Thống nhất việc quản lý, bảo quản, chế biến và phân phối thức ăn gia súc vào ngành nông nghiệp. Tất cả các ngành có những phụ phẩm công, nông nghiệp có thể dùng làm thức ăn gia súc, đều phải giao nộp cho ngành nông nghiệp theo chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước để chế biến thành thức ăn hỗn hợp, phân phối cho các cơ sở chăn nuôi. Ngành hải sản phải tận thu cá vụn và các phụ phẩm công nghiệp chế biến hải sản để chế biến thành bột cá cho chăn nuôi, đồng thời ở những nơi ngành hải sản không có điều kiện thu mua hết số cá vụn thì ngành nông nghiệp cần phối hợp với ngành hải sản, tổ chức thu mua hết số cá vụn này để chế biến thành thức ăn gia súc.Ủy ban Kế hoạch Nhà nước chủ trì cùng với các Bộ Nông nghiệp, Bộ Lương thực và Thực phẩm, Bộ Hải sản, Bộ Nội thương, Bộ Ngoại thương bàn kế hoạch thực hiện chủ trương nói trên. Bộ Nông nghiệp cần tích cực chuẩn bị mọi điều kiện để có thể tiếp nhận các nguồn thức ăn của các ngành giao cho vào đầu năm 1980. 2.5.2. Về giống lợn: Để có đủ lợn con giống đáp ứng yêu cầu phát triển chăn nuôi lợn với tốc độ nhanh, Bộ Nông nghiệp và các tỉnh phải có kế hoạch tăng nhanh đàn lợn nái cả về số lượng và chất lượng. Tổ chức gây thêm nhiều lợn nái đồng thời chọn lọc, nuôi dưỡng tốt để tăng số lứa đẻ trong một năm, tăng số con nuôi sống trong mỗi lứa. Địa phương nào cũng phải có kế hoạch sản xuất lợn con giống cân đối với kế hoạch chăn nuôi, trước mắt phải tự giải quyết đủ lợn con giống trong từng huyện, tiến tới tự giải quyết đủ trong từng hợp tác xã và có kế hoạch cải tạo giống lợn xấu bằng cách tổ chức bình tuyển,chọnlọcgiống lợn địa phương và phát triển các giống lợn lai, giống lợn mới có năng suất cao. Phải gây nuôi đủ lợn đực giống tốt, đồng thời mở rộng diện thụ tinh nhân tạo lợn sớm nâng tỷ trọng đàn lợn lai và lợn ngoại chiếm ít nhất 40% tổng số lợn.Bộ Nông nghiệp cần có kế hoạch củng cố và hoàn chỉnh hệ thống trại giống lợn từ trung ương đến cơ sở. Phải đảm bảo mọi điều kiện cần thiết, nhất là thức ăn để phát huy tác dụng của các trại giống trong việc cải tạo dần đàn lợn giống của ta ngày càng có phẩm chất tốt và năng suất cao. 2.5.3. Về thú y:Trong những năm tới, phải phấn đấu hạn chế và giảm tới mức thấp nhất sự thiệt hại về dịch bệnh. Tiêu diệt bệnh dịch tả lợn, hạn chế bệnh dịch đóng dấu, tụ huyết trùng và các bệnh ký sinh trùng của lợn.Bộ Nông nghiệp phải tăng cường hệ thống thú y từ trung ương đến cơ sở, nhanh chóng mở rộng mạng lưới thú y dân lập ở tất cả các huyện. 2.5.4. Về chính sách: Đối với chăn nuôi quốc doanh:Các nông trường chăn nuôi phải có kế hoạch sản xuất thức ăn và giao nộp thịt cho Nhà nước theo chỉ tiêu kế hoạch.Sau khi đã tận dụng hết khả năng sản xuất thức ăn để chăn nuôi lợn, nếu xét thấy còn có điều kiện chăn nuôi được nhiều hơn thì Nhà nước sẽ giao thêm thức ăn để nông trường sản xuất con giống hoặc lợn thịt giao nộp cho Nhà nước theo định mức quy định.Nếu nông trường giao nộp định mức kế hoạch thì phần thịt vượt kế hoạch được tính theo giá khuyến khích. Đối với chăn nuôi của hợp tác xã.Ruộng đất thực sự dành cho chăn nuôi của hợp tác xã không tính vào diện tích phải bán lương thực cho Nhà nước, nhưng phải làm nhiệm vụ bán thịt cho Nhà nước. Thuế Nông nghiệp trên đất dành cho chăn nuôi được nộp bằng tiền.Hợp tác xã phải sử dụng toàn bộ sản phẩm trên đất phần trăm này vào mục đích chăn nuôi và bán lợn thịt cho Nhà nước theo định mức hợp lý ổn định cho mỗi hécta đất dành cho chăn nuôi.Nhà nước thu mua theo hợp đồng kinh tế hai chiều 90% số lợn thịt chăn nuôi theo kế hoạch, trong đó 50% mua theo giá chỉ đạo, 40% mua theo giá khuyến khích. Đối với chăn nuôi của gia đình nông dân:Nhà nước thu mua theo hợp đồng kinh tế hai chiều 50% số lợn thịt chăn nuôi theo kế hoạch với giá chỉ đạo. Đối với phần còn lại, nông dân được sử dụng hoặc trao đổi với thị trường, nếu bán cho Nhà nước thì được trả theo giá khuyến khích và được mua thêm một số hàng công nghiệp.Ổn định mức bán lợn thịt cho Nhà nước theo kế hoạch giao cho hợp tác xã và gia đình nông dân trong từng kế hoạch 5 năm, bắt đầu từ năm 1980.Những địa phương có cơ sở chăn nuôi quốc doanh và tập thể phát triển mạnh mẽ, đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch được giao thì có thể giảm bớt số lợn thịt thu mua của gia đình nông dân.Giá chỉ đạo vẫn như cũ, giá khuyến khích hiện nay tính tăng 50% so với giá chỉ đạo. Đối với những người nuôi lợn nái, lợn đực giống:Nhà nước khuyến khích nông dân phát triển chăn nuôi lợn sinh sản.Người nuôi lợn nái bán lợn con giống theo kế hoạch điều hòa của địa phương thì được tính như bán lợn thịt cho Nhà nước theo kế hoạch. Cứ mỗi kilôgam lợn con giống được tính bằng 1,2 đến 1,5 kilôgam lợn thịt và được hợp tác xã bán hỗ trợ cho từ 1 đến 2 kilôgam thức ăn tinh, trích ở số thức ăn ở đất phần trăm dành cho chăn nuôi. Nếu là lợn lai kinh tế hay lợn ngoại thì đượctính cao hơn một ít.Người nuôi lợn đực giống theo kế hoạch của địa phương được miễn bán lợn thịt cho Nhà nước và hàng năm được hợp tác xã bán hỗ trợ cho một số thức ăn ngang với số thức ăn bình quân bán cho người nuôi lợn nái.Những gia đình nuôi lợn nái và lợn đực giống nếu không có điều kiện nuôi lợn thịt thì được hợp tác xã bán cho từ 5 đến 10 kilôgam thịt mỗi năm, lấy ở số thịt mà hợp tác xã tính cho người nuôi lợn thịt có nhận lợn con do hợp tác xã điều hòa. 2.5.6.Giải pháp về chuồng trại Để tiết kiệm đất cho sản xuất nông nghiệp ở những vùng sản xuất nông nghiệp cần áp dụng kỹ thuật chuồng trại mới. Ví dụ: với diện tích 195m2 có thể nuôi dược 10 lợn nái và 180 lợn thịt năm, an toàn dịch bệnh cao, chăm sóc và quản lý nhẹ nhàng; giảm tỷ lệ hao hụt; tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn. Xin giới thiệu mô hình chăn nuôi 10 nái và 180 lợn thịt/năm ở Sơn Tịnh, Quảng Ngãi. 2.5.7.Giải pháp về kỹ thuật: Ngày nay nhiều tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi lợn trên thế giới và trong nước đã được áp dựng ở Việt Nam như. Chọn lọc và lai tạo ra những đàn lợn thịt có mỡ dắt trong thịt từ 2 - 4% giúp thịt lợn có vị thơm, độ mềm và ngon. Nâng cao tỷ lệ nạc, giảm mỡ, giảm chi phí thức ăn. Tăng khả năng tăng trọng; giảm thời gian nuôi thịt; tăng số con sống trong một lứa Sử dụng các sản phẩm từ dược thảo thay kháng sinh, tăng sức đề kháng và thức ăn tăng chất lượng thịt (hương thảo). Loại thức ăn hỗ trợ để lợn nái đồng loạt lên giống đạt 80% sau cai sữa lợn con 7 - 10 ngày và tăng số con bình quân 0,5 con/1ứa. Thức ăn cho lợn con đạt 31 kg/con lúc 70 ngày tuổi; thức ăn cho lợn con theo mẹ và tập ăn giúp cai sữa sớm cho lợn con lúc 7 - 10 ngày tuổi để tăng 2,5 lứa đẻ/nái/năm. Những tiến bộ kỹ thuật này đã giúp ngành chăn nuôi lợn phát triển cả về số và chất lượng. 2.5.8.Giải pháp về chuồng trại Để tiết kiệm đất cho sản xuất nông nghiệp ở những vùng sản xuất nông nghiệp cần áp dụng kỹ thuật chuồng trại mới. Ví dụ: với diện tích 195m2 có thể nuôi dược 10 lợn nái và 180 lợn thịt năm, an toàn dịch bệnh cao, chăm sóc và quản lý nhẹ nhàng; giảm tỷ lệ hao hụt; tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn. Xin giới thiệu mô hình chăn nuôi 10 nái và 180 lợn thịt/năm ở Sơn Tịnh, Quảng Ngãi. 2.5.9.Giải pháp về tổ chức sản xuất ngành hàng trong chăn nuôi lợn hàng hóa Khi tổ chức chăn nuôi lợn hàng hóa cần có đầu ra ổn định, các địa phương cần tổ chức sản xuất theo chuỗi ngành hàng dọc "Từ chăn nuôi -> giết mổ sạch - > thị trường” theo chuỗi dọc này người chăn nuôi, các cơ sở giết mồ, người phân phối đều yên tâm về số và chất lượng sản phẩm kể cả giá cả mua bán khi họ liên kết lại với nhau. Từng loại công việc sẽ liên kết theo chuỗi ngang giữa các nhà chăn nuôi; giữa các nhà giết mổ và giữa các nhà phân phối tiêu thụ sản phẩm trong các hợp tác xã kiểu mới thông qua sự phát triển các hiệp hội chuyên môn nhằm ổn định sản xuất, bảo vệ quyền lợi cho người sản xuất và người tiêu dùng. II.KẾT LUẬN: Thông qua những nội dung trên cho ta thấy chăn nuôi lợn ở việt nam là rất quan trọng và cần thiết là nguồn cung cấp sản lượng thịt chủ yếu cho bữa ăn hàng ngày của người dân.Trong những năm qua các nhà chăn nuôi lợn đã rất nỗ lực nghiên cứu để cải tiến các giống lợn có năng suất cao,thời gian sinh trưởng thời gian ngắn sử dụng rộng rãi với các nguồn thức ăn tốt,đặc biệt là kết hợp các đặc điểm tốt của vật nuôi bằng các biện pháp lai giống mà họ đã tạo ra nhiều tổ hợp vật nuôi có chất lượng thịt và thân thịt cao,có khả năng kháng bệnh làm cho nền chăn nuôi lợn ở việt nam trở nên đa dạng và phong phú hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO. [...]... http://webcache.googleusercontent.com/search? q=cache:iCtHc6g8mEgJ:tailieu.vn/view-document/san-xuat-thuc-an-tu-che-cho-lon-dathieu-qua-cao.165365.html%3Flang %3Den+NGUON+THUC+AN+CHO+LON&cd=10&hl=vi&ct=clnk&gl=vn 3.giáo trình chăn nuôi chuyên khoa 4 http://cucchannuoi.gov.vn/?index=h&id=1039 . thấp, lợn con khó nuôi; do đó không nuôi thuần rộng rãi ở Việt Nam mà chỉ nuôi dùng trong lai kinh tế lợn thịt. - Lợn Hamsai: Là giống lợn hướng nạc, gốc Hoa Kỳ nhập vào Việt Nam từ Cu Ba. Lợn. kỹ thuật chăn nuôi đảm bảo năng suất và sản lượng thịt có xu hướng tăng lên. Chăn nuôi lợn ở Việt Nam đóng vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống chăn nuôi. Lợn là loại gia súc được nuôi nhiều. thuật chăn nuôi còn hạn chế hơn nứa các giống lợn được sử dụng cho chăn nuôi có khả năng sản xuất và chất lượng sản phẩm chưa cao.Từ những thực tế trên mà tôi thực hiện đề tài :Thực trạng chăn nuôi

Ngày đăng: 24/01/2015, 09:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan