các giải pháp bảo đảm an ninh lương thực cho người dân nông thôn huyện miền núi kỳ sơn,tỉnh nghệ an

7 647 0
các giải pháp bảo đảm an ninh lương thực cho người dân nông thôn huyện miền núi kỳ sơn,tỉnh nghệ an

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

I. Tính cấp thiết của đề tài Vấn đề an ninh lương thực được đảng và nhà nước luôn đặc biệt quan tâm,chỉ đảo,nhằm đảm bảo an ninh lương thực cho người dân trước mắt và lâu dài. john Duxon, Aidan Gulliver và david Gibbon đã nghiên cứu và chỉ ra rằng "những nông dân nhỏ tạo ra một số lượng lớn lương thực của các nước đang phát triển nhung họ vẫn nghèo hơn các tầng lớp nhân dân khác và chưa được đảm bảo đủ nhu cầu lương thực hàng ngày cho gia đình họ" .dặc biệt những nông dân sống ở vùng sâu vùng xa, vùng đồi núi có địa hình khó khăn, cơ sở vật chất thiếu thốn, sản xuất kém hiệu quả cuộc sống càng trở lên nghèo đói hơn. Đó chưa nói đến khả năng tiếp cận về y tế, giáo dục,và các dịch vụ văn hoá xã hội khác của người dân nơi đây còn rất hạn chế.Do đó vấn đề an ninh lương thực của các tỉnh miền núi nước ta luôn là một trong những vấn đề được quan tâm trước tiên khi bàn về phương hướng phát triển của vùng. Bước vào thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, vấn đề an ninh lương thực của vùng được đắt ra cấp bách. Chính vì vậy, chúng ta cần có những giải pháp bảo đảm an ninh lương thực, và tăng thu nhập cho người dân nghèo vùng sâu vùng xa là rất cần thiết. Ở vùng núi nước ta, sản xuất nông nghiệp chủ trên đất dốc, các sườn núi, sự sói mòn và rửa trôi mạnh nên đất đai kém màu mỡ nên việc sản xuất nông nghiệp rất khó khăn, không những vậy họ còn gặp rủi do rất lớn về thị trường tiêu thụ sản phẩm.Mặt khác còn thiếu vốn đầu tư,thiếu khoa học kĩ thuật và luôn gặp phải dịch hại như chim, chuột, sâu bệnh gây mất mùa và thất thu nghiêm trọng. Đây cũng là nguyên nhân gây đói nghèo của người dân huyện miền núi huyện kỳ sơn,nghệ An. Để góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho người dân miền núi chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài:" Các giải pháp bảo đảm an ninh lương thực cho người dân nông thôn huyện miền núi Kỳ Sơn,tỉnh Nghệ An " II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU. 1.Mục tiêu chung: đánh giá những kết quả đạt được từ đó phát hiện ra những thuận lợi ,khó khăn và đề xuất những giải pháp đảm bảo an ninh lương thực cho dân tộc miền núi huyện kỳ sơn, tỉnh nghệ an. 2.Mục tiêu riêng:Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về đảm bảo an ninh lương thực ở huyện kỳ Sơn,Nghệ An.Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề an ninh lương thực. Đề xuất những các phương hướng, giải pháp. III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 1.Đối tượng nghiên cứu: Các đồng bào dân tộc ở nông thôn,miền núi huyện kỳ sơn,nghệ an. 2.Phạm vi nghiên cứu: 1 -Về nội dung:Nghiên cứu các khía cạnh liên quan đến an ninh lương thực,từ đó đề ra các giải pháp đảm bảo an ninh lương thực ở huyện kỳ sơn,Nghệ an. -Thời gian nghiên cứu:a +Số liệu: năm 2007-2009 +Đề xuất giải pháp giai đoạn:2008-2020 IV.CƠ SỞ LÝ LUẬN: -Khái niệm an ninh lương thực:Là một trạng thái mà không lúc nào con người bị đói,nghĩa là họ đủ các chất dinh dưỡng cho một cuộc sống hiệu quả,hoạt bát và khoẻ mạnh, đủ lương thực cho xã hội không ai bị đói. - nông dân:Nghĩa là những người lao cư trú ở nông thôn tham gia sản xuất nông nghiệp,người dân chủ yếu sống bằng nghề ruộng vườn,sau đó đến các ngành nghề mà tư liệu sản xuất chính là đất đai. V. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU: -Điều kiện địa hình: Kỳ Sơn chủ yếu là núi, trong đó có nhiều dãy núi cao, hiểm trở. Dãy Puxailaileng thuộc xã Na Ngoi có đỉnh cao 2.711m, là ngọn núi cao nhất của Nghệ An và cả hệ Trường Sơn. Ngoài ra, trên địa bàn huyện cũng có nhiều đỉnh núi cao khác như Pu Soong (2.365m), Pu Tông (2.345m), Pu Long (2.176m), Hệ thống sông suối chảy qua Kỳ Sơn khá dày đặc gồm dòng sông Cả với hai nhánh phụ là Nặm Nơn và Nặm Mộ dài khoảng 125km, diện tích lưu vực khoảng 1 nghìn km2 và hàng trăm khe suối lớn nhỏ như: khe Nằn, khe Chảo, Huổi Pà, Nhinh, Huồi Giảng, Ca Nhăn, Đây vừa là những khó khăn, song cũng là tiềm năng để phát triển thuỷ điện vừa và nhỏ. -Lãnh thổ và dân cư: Theo phòng thống kê thuộc UBND Huyện Kỳ Sơn năm 2007 thì Huyện Kỳ Sơn có diện tích 2.094,84 km2, với dân số là 65.881 người. Với đa phần là thuộc các bộ tộc Lào-Thái. Người Kinh (Việt) chiếm một tỷ lệ nhỏ sống tập trung tại Trị trấn Mường Xén. Người Khơmú và người Mông đến Kỳ Sơn muộn hơn so với người Thái, cách đây khoảng 300 năm, chủ yếu di cư từ Lào sang và sống ở vùng núi rẻo giữa và rẻo cao. Còn người Việt, chỉ tập trung tại thị trấn Mường Xén sau năm 1954 và đến nay vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ so với các dân tộc khác trong huyện. -Dân tộc: Kỳ sơn hiện có 5 dân tộc sinh sống gồm người Thái,Khơ mú,Mông,Hoa,người kinh.Trong số này, đồng bào dân tộc mông trước đây vẫn quen vơi tập quán trồng cây thuồc phiện-loại cây cung cấp nguồn thu nhập chính cho họ,diện tích trồng có khi lên đến 3000 ha khiến kỳ sơn trở thànhthủ phủ của cây thuốc phiện,một điểm nóng về trồng và buôn bán ma tuý ở thời điểm trước năm 1996. -Kinh tế: Là huyện vùng cao, Kỳ Sơn có tiềm năng lớn về phát triển kinh tế rừng. Toàn huyện có 59 nghìn ha rừng, chiếm 28% diện tích tự nhiên với nhiều loại động thực vật phong phú và quý hiếm. Riêng về thực vật đã phát 2 hiện được 12 họ gồm gần 150 loại cây có giá trị kinh tế cao. Trong đó có nhiều loại gỗ quý như: đinh, lim, sến, táu, mật gội, nếp, lát mọc xen kẽ hoặc thành những quần thể diện tích rộng, trữ lượng gỗ lớn. Ngoài ra, rừng còn cho nhiều loại nứa, méc, song, giang, đặc biệt là cây quế và cánh kiến. Bên cạnh đó, các loại dược liệu quý mọc tự nhiên như: ngũ gia bì, sa nhân, đẳng sâm, thiên nhiên kiện., cùng một số cây đặc sản mọc tự nhiên ở Na Ngoi, Mường Típ, Tây Sơn, đã tạo nên giá trị to lớn của các loại lâm sản phi gỗ. Rừng Kỳ Sơn có nhiều loại thú quý sống lâu đời, đã trở thành hiếm không chỉ ở Việt Nam mà cả nhiều nước trên thế giới như sóc bay, lợn rừng, sơn dương, báo, Thêm nữa, Kỳ Sơn còn có nhiều khoáng sản có giá trị như mỏ than đá ở Nậm Cắn, mỏ đồng ở Phuxanbu với trữ lượng khá lớn.Kỳ Sơn có đường biên giới với nước bạn Lào dài 192 km, ba hướng bắc, tây và nam giáp 3 tỉnh (Hủa Phăn, Xiêng Khoảng, Pôlykhămxay) và 5 huyện của Lào. Phía đông giáp với huyện Tương Dương. Nhìn trên bản đồ, Kỳ Sơn có một thế đứng đặc biệt, cao vút, nhưng vững chãi, khó khăn nhưng bám trụ, tựa như bản lĩnh, khí chất của con người nơi đây. Do những điều kiện đặc thù như vậy, huyện có nhiều khó khăn hơn thuận lợi để phát triển kinh tế. Nhưng bằng sự nỗ lực, Kỳ Sơn đã làm nên thành tích đáng kể.Vùng đất biên giới, tiềm năng và thách thức. Kỳ Sơn cũng có lợi thế nhất định trong phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch với cửa khẩu Nậm Cắn và quốc lộ 7 - một đầu mối giao thông quan trọng kết nối các huyện Tây Nam Nghệ An với một số tỉnh nước bạn Lào.Bên cạnh những điều kiện thuận lợi, Kỳ Sơn cũng có những khó khăn riêng trong phát triển kinh tế. Cấu tạo bề mặt phức tạp, núi non chia cắt thành nhiều tiểu vùng khác nhau. Với độ dốc lớn, trung bình 350m. VI.ThỰC TRẠNG: -Một số kết quả đạt được: Với sự quyết tâm, quyết liệt trong chỉ đạo; đồng thời tạo ra mô hình kinh tế mới hiệu quả, bây giờ Kỳ Sơn không còn cây thuốc phiện, thay vào đó là nhiều sản phẩm được khắp nơi biết đến như chè Tuyết Shan, mận Tam Hoa, đào Úc, hoa ly, bò giàng, cánh kiến đỏ, Kỳ Sơn cơ bản đảm bảo được nguồn lương thực tại chỗ với gần 1.000 héc ta lúa. Chăn nuôi gia súc tăng bình quân 4%/năm, riêng đàn bò tăng 10%, đưa tổng đàn bò trong toàn huyện đạt 31.000 con, đàn trâu đạt 4.500 con. Công tác khoanh nuôi, chăm sóc và bảo vệ rừng với khoảng 30.000 héc ta/năm cũng góp phần tích cực vào công tác xóa đói, giảm nghèo của địa phương. Đặc biệt, với việc tiếp cận các kiến thức về khuyến nông, khuyến lâm, các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhiều hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số đã có nhiều thay đổi từ trong suy nghĩ đến cách làm, ứng dụng để làm kinh tế vườn nhà, trang trại. Đã có nhiều hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số có thu nhập từ mô hình kinh tế tổng hợp chăn nuôi, trồng cây ăn quả, trồng chè đạt từ 10 đến trên 20 triệu đồng/năm.Song song với kinh tế phát triển, hạ tầng cơ sở cũng có những bước đột phá mới. Hiện có 19/21 xã có đường ô tô vào trung 3 tâm suốt cả 4 mùa; có tới 60% thôn bản có đường giao thông mà phương tiện xe máy, xe đạp đi lại được (trước đây chủ yếu chỉ đi bằng lối mòn trên đồi, trên núi). Các công trình phục vụ dân sinh cũng được đầu tư khá toàn diện, với 159/189 bản có công trình phục vụ nước sinh hoạt; xây dựng 30 trường học cao tầng (số trường còn lại được xây dựng kiên cố nhà cấp 4) tỉ lệ dùng nước sạch tăng lên đáng kể. -Thuận lợi: Với sự kết hợp giữa phòng nông nghiệp và PTNT cùng với các tổ chức,dự án khác đã giúp người dân thay đổi trong phương thức sản xuất nâng cao hiểu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích ,một số xã tăng thêm vụ xuân trong năm ,nhiều nơi đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng,mùa vụ đưa nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất,nhất là tiến bộ về giống cây trồng,vật nuôi.Cơ cấu cây trồng vật nuôi ,mùa vụ có sự chuyển biến phù hợp với điều kiện sinh thái của từng xã và sản xuất hàng hoá,hình thành nhiều mô hình kinh tế hộ,kinh tế trang trại phát triển chăn nuôi,kể cả trong vung đồng bào dân tộc mông và khơ mú,thái…công tác chăn sóc và bảo vệ rừng ngày càng được quan tâm hơn,kết cấu hạ tầng được nâng cấp và phát huy hiểu quả,nhất là giao thông,thuỷ lợi, điện và nước sinh hoạt ở nhiều làng bản cơ bản xoa toàn bộ nhà tranh,tre,nứa lá …góp phần xoá đói giảm nghèo và cung ứng lương thực cho bà con nông dân,tận dụng địa hình dốc nhiều khe suối đã lắp đặt nhiều máy thuỷ điện nhỏ cung cấp năng lượng điện tại chỗ phục vụ thắp sáng và sinh hoạt cho một số xã và làng bản,lắp đặt được nhiều sóng đài truyền hình và điện thoại thôn bản để người dân tiếp xúc với thông tin thị trường, -Khó khăn:kỳ sơn là huyện giáp biên giới việt-lào nên tệ nạn xã hội,buôn bán,tàng trứ ma tuý diễn ra phổ biến ở nhiều nơi,thường xuyên bị thiên tai, lũ lụt. Địa hình đồi núi hiểm trở,giao thông đi lại khó khăn đặc biệt vào mùa mưa,nhiều nơi người dân chỉ sản xuất một vụ lúa một năm,chăn nuôi trâu bò theo phương thức thả rông vào rừng là chủ yếu,sự trao đổi hàng hoá chưa phát triển,chủ yếu là tự cung tự cấp nên đời sông rất vất vả,nhiều nơi chưa có điện lưới quốc gia,nguồn nước sạch,có nhiều thôn bản vân chưa có đường giao thông đến nơi,chưa có đài phát thanh ,sóng điện thoại nông thôn lam cho người dân tiếp xúc thông tin xã hội kém nên việc tuyên truyền chủ trương chính sách của đảng và nhà nước ,các tổ chức khác gặp nhiều khó khăn.kỳ sơn còn 30% năm 2007 thuộc diện nghèo đói,người dân vẫn mang nặng tâm lý trông chờ, ỷ lại các chính sách hỗ trở của nhà nước. Đây là lực cản không nhỏ đối với công cuộc di lên của huyện,chưa khai thác hết tài nguyên hoặc khai thác không có hiểu quả,trình độ dân trí thấp nên rất khó khăn trong việc triển khai các dự án ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.Hơn nữa,xuất phát từ điểm về kinh tế -xá hội còn thấp,thuần nông trình độ canh tác lạc hậu,khả năng huy động nội lực hạn chế,thu hút dầu tư trong và ngoài nước 4 còn hạn chế,kinh tế miền núi phát triển không đồng đều thiếu vững chắc,kết cấu hạ tầng còn bất cập,cán bộ không được đào tạo hạn chế, đội ngủ cán bộ cơ sở chưa đạt yêu cầu,giai quyết việc làm còn không ít khó khăn,tỉ lệ hộ nghèo còn cao, đời sông vât chất tinh thần của các đồng bào các dân tộc nông thôn miền núi các xã vùng sâu vùng xa còn gặp nhiều khó khăn. Khả năng phòng chống,giam nhẹ thiên hại do thiên tai hạn chế.Môi trường nhiều vùng bị suy thoái,rừng vẫn bị tàn phá ở nhiều nơi ,tình trạng xói mòn thoái hoá đất, ô nhiễm nguồn nước diễn ra khá nghiêm trọng.Nguồn tiềm năng to lớn trong nông nghiệp nông thôn nhất là đất đai,lao động chưa được khai thác hợp lí và hiểu quả. VII. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP. - Đề cao trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, lồng ghép thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án; xử lý kịp thời những vấn đề ách tắc theo thẩm quyền, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các đề án, dự án theo Quyết định số 147/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; tập trung chỉ đạo, điều hành thực hiện có hiệu quả Quyết định số 27/2008/QĐ-TTg ngày 5-2-2008 về việc ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đến các tỉnh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2010. - Tập trung đẩy mạnh công tác khuyến nông, xây dựng và nhân rộng các mô hình, khảo nghiệm để khẳng định các cây, con có hiệu quả kinh tế cao. Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tổng kết, đánh giá phát triển nông nghiệp ở từng tiểu vùng để có định hướng phát triển, chú trọng phát triển các sản phẩm truyền thống có giá trị kinh tế cao. Thực hiện tốt các biện pháp về kỹ thuật, bảo đảm nước tưới, vật tư, phân bón và công tác phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng, vật nuôi; chủ động phòng chống, khắc phục hạn chế, giảm nhẹ hậu quả thiên tai. - Rà soát, bổ sung cơ chế chính sách, ưu tiên nguồn vốn và có giải pháp cụ thể để đạt và vượt các chỉ tiêu theo Quyết định số 147/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; chính sách ưu tiên để thu hút đầu tư, huy động tối đa các nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, nhất là giao thông gắn với quốc phòng, an ninh. - Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền địa phương nhằm thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc và miền núi. Đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo, xóa nhà tranh tre tạm bợ cho đồng bào dân tộc. Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 30, 30a/NQ-CP của Chính phủ về giảm nghèo nhanh và bền vững ở huyện Kỳ Sơn. 5 -Củng cố và xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh; đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xóa bỏ các tập tục lạc hậu; bảo đảm quốc phòng, an ninh trật tự an toàn xã hội. - Tập trung làm tốt công tác tư tưởng trong đội ngũ cán bộ, đảng viên; tuyên truyền phổ biến, quán triệt sâu sắc chỉ thị, nghị quyết, chính sách mới của Đảng và Nhà nước đến với các tầng lớp nhân dân; chuyển mạnh Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” sang hướng làm theo có hiệu quả, thiết thực. Làm tốt công tác đào tạo nguồn nhân lực, nhất là đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở, cán bộ dân tộc, cán bộ nữ. - Thực hiện tốt chương trình kiểm tra, giám sát của cấp ủy và ủy ban kiểm tra đã đề ra, quan tâm giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa IX) về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; về công tác dân tộc; về công tác tôn giáo, Nghị quyết số 11-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Tăng cường công tác vận động quần chúng trước yêu cầu mới”. Chăm lo xây dựng Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể nhân dân và hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, phát huy vai trò đại diện quyền làm chủ của nhân dân. -Không chỉ hỗ trở đồng bào dân tộc bằng lương thực,còn quan trọng hơ là phải hướng dẫn, đào tạo cho đồng bào cách tổ chức sản xuất để họ có thu nhập ngay trên mảnh đất của mình mới đảm bảo tính bền vững. Đây là quá trình lâu dài nên đòi hỏi sự nỗ lực tập trung của các cấp,ngành, đặc biệt chính quyền địa phương,và cả sự phấn đấu của đồng bào dân tộc.Trong đó khâu tổ chức thực hiện có ý nghĩa hàng đầu. -cần có một số chính sách để bảo vệ và quản lý diện tích trồng lúa, loại đất sản xuất lúa tốt nhất phải được bảo vệ nghiêm ngặt lâu dài, không được chuyển đổi sang bất cứ mục đích sử dụng nào khác, xử lý -cần có chính sách ưu tiên đối với vùng chuyên sản xuất lúa, nhất là các vùng thường xuyên thiếu lương thực, ở các vùng sâu, vùng xa, miền núi, để đảm bảo có nguồn lương thực tại chỗ, từng bước rút ngắn khoảng cách chênh lệch sử dụng lúa gạo giữa các xã -áp dụng giống lúa thời gian sinh trưởng ngắn, kháng được nhiều loại sâu bệnh, năng suất cao, thích nghi được với nhiều điều kiện khắc nghiệt của môi trường thời nghiêm địa phương xâm phạm đất lúa đã được quy hoạch. VIII.KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT: -Kết luận:Nhìn vào những kết quả trên thì kỳ Sơn,Nghệ An nói chung đã đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ. Đã sản xuất được nhiều vụ lúa trong một năm,có nhiều trang trại chăn nuôi,trồng cây ăn quả,…song vẫn tồn tại nhiều khó khăn. 6 -Đề xuất:Kỳ Sơn,Nghệ An là một huyện miền núi còn nghèo nên rất mong các cấp, nghành tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất cũng như nhiều giống cây trồng,vật nuôi tốt để Kỳ sơn phát triển hơn. M ỤC L ỤC : I.Tính cấp thiết của đề tài…………………………………… II.Mục tiêu nghiên cứu………………………………………… 1. Đối t ượng nghiên cứu. 2.Phạm vi nghiên cứu. III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………… 1.Đối tượng nghiên cứu. 2.Phạm vi nghiên cứu. IV.Cơ cở lý luận………………………………………………. V. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu…………………………. - Điều kiện địa hình. -Lãnh thổ và dân cư. -Dân tộc. -Kinh tế. VI.Thực trạng…………………………………………………. -Một số kết quả đạt được. -Thuận lợi. -Khó khăn. VII. Đề xuất giải pháp………………………………………… VIII. Kết luận và một số đề xuất……………………………… -Kết luận. - Đề xuất giải pháp. Tài liệu tham khảo: 1.Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Kỳ Sơn,Nghệ An. 2.Phòng thống kê huyện Kỳ Sơn,Nghệ An. 3. www. Đảng cộng sản việt nam(Nghị quyết về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia). 4.SGK.Phát triển nông thôn,Tác giả:PGS.TS Quyền Đình Hà. 5. www.Tạp chí đảm bảo an ninh lương thực miền núi miền tây Nghệ An. ………………………………………………………………… ………………… 7 . người dân huyện miền núi huyện kỳ sơn ,nghệ An. Để góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho người dân miền núi chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài:" Các giải pháp bảo đảm an ninh lương thực. những giải pháp đảm bảo an ninh lương thực cho dân tộc miền núi huyện kỳ sơn, tỉnh nghệ an. 2.Mục tiêu riêng:Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về đảm bảo an ninh lương thực ở huyện kỳ Sơn ,Nghệ. tộc ở nông thôn, miền núi huyện kỳ sơn ,nghệ an. 2.Phạm vi nghiên cứu: 1 -Về nội dung:Nghiên cứu các khía cạnh liên quan đến an ninh lương thực, từ đó đề ra các giải pháp đảm bảo an ninh lương thực

Ngày đăng: 24/01/2015, 09:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan