tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách 30a tại hai huyện nghèo mù cang chải và trạm tấu ở tỉnh yên bái

45 2.6K 13
tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách 30a tại hai huyện nghèo mù cang chải và trạm tấu ở tỉnh yên bái

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết 2. Mục tiêu của tiểu luận: 3. Phạm vi nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu B. NỘI DUNG I. Một số lý luận có liên quan tới chính sách 30a/2008/NQ-CP 1. Khái niệm chính sách 2. Khái niệm nghèo đói 3. Chính sách xóa đói giảm nghèo 4. Giảm nghèo bền vững 5. Khái niệm chính sách 30a/2008/NQ-CP 6. Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách 30a/2008/NQ-CP II. Hệ thống các văn bản chính sách liên quan đến chính sách 30a/2008/NQ-CP thực hiện ở tỉnh Yên Bái 1. Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về phát triển kinh tế xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững đối với huyện nghèo 2. Quyết định số 348/QĐ-UBND ngày 22/3/2010 của UBND tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển chăn nuôi trâu, bò cho các hộ nghèo tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2010 -2011 3. Quyết định Số: 21/2008/QĐ-UBND ban hành quy định một số chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội hai huyện Trạm Tấu và Mù Cang chải tỉnh Yên Bái giai đoạn 2008 – 2010 4. Quyết định Số: 393/QĐ-UBNDVề việc thành lập đoàn công tác liên ngành hướng dẫn hai huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu xây dựng Đề án phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2009 - 2020 theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP 5. Nghi quyết Số: 03/2012/NQ-HĐND Phê duyệt Đề án Chính sách hỗ trợ hộ gia đình người có công khó khăn về nhà ở tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2012 – 2015 6. Kế hoạch số 52/KH-UBND ngày 28/5/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện đề án giảm nghèo bền vững tỉnh Yên Bái giai đoạn 2012 – 2015 7. Ngoài ra còn rất nhiều văn bản chính sách có liên quan như III. Tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách 30a/2008/NQ-CP 1 1. Công tác truyền thông phổ biến chính sách 2. Công tác lập kế hoạch triển khai thực hiện 3. Phân cấp trong triển khai thực hiện 4. Về huy động nguồn lực 5. Nội dung triển khai chính sách IV. Những kết quả đạt được từ chính sách 30a/2008/NQ-CP ở tỉnh Yên Bái 1. Hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập 1.1. Chính sách hỗ trợ sản xuất tăng thu nhập cho hộ nghèo dân tộc thiểu số 2. Chính sách, cơ chế đầu tư cơ sở hạ tầng ở cả thôn, bản, xã và huyện 3. Chính sách giáo dục, đào tạo, dạy nghề, nâng cao dân trí 4. Chính sách cán bộ đối với các huyện nghèo V. Đánh giá ưu điểm, tồn tại, hạn chế của chính sách 1. Ưu điểm 2. Những tồn tại, hạn chế VI. Đề xuất hoàn thiện chính sách 1. Tổ chức tuyên truyền, vận động và triển khai các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nuớc về giảm nghèo nhanh và bền vững 2. Kiện toàn Ban điều hành chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững 3. Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành chức năng, các địa phương và đoàn thể 4. Đầu tư phát triển thủy lợi 5. Thực hiện các nguồn vốn 6. Thực hiện các chính sách xã hội 7. Thực hiện việc dạy nghề, tạo việc làm 8. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực cho cán bộ làm cho tác giảm nghèo, công tác quản lý hộ nghèo và nhân rộng mô hình giảm nghèo có hiệu quả C. KẾT LUẬN5 PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 2 Tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách 30a tại hai huyện nghèo Mù Cang Chải và Trạm Tấu ở tỉnh Yên Bái A. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Xóa đói giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn và giữa các dân tộc, nhóm dân cư. Thành tựu xoá đói giảm nghèo trong những năm qua đã góp phần tăng trưởng kinh tế bền vững và thực hiện công bằng xã hội, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo chưa vững chắc, chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp, đặc biệt là ở những huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao. Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đến cuối năm 2006, cả nước có 61 huyện (gồm 797 xã và thị trấn) thuộc 20 tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách và dành nhiều nguồn lực để ưu tiên phát triển vùng này, nhưng mức độ chuyển biến còn chậm, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao gấp 3,5 lần bình quân cả nước. Để tiếp tục đẩy mạnh công cuộc xoá đói giảm nghèo, tại phiên họp ngày 18 tháng 11 năm 2008, Chính phủ đã thảo luận và quyết nghị về việc triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện thuộc 20 tỉnh có số hộ nghèo trên 50% (sau đây gọi tắt là Chương trình hỗ trợ các huyện nghèo) gọi là chính sách 30a/2008/NQ-CP Yên Bái là một tỉnh thuộc khu vực miền núi phía bắc, nằm sâu trong nội địa, có 9 đơn vị hành chính (1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện) với tổng số 180 xã, phường, thị trấn (159 xã và 21 phường, thị trấn); trong đó có 70 xã vùng cao và 62 xã đặc biệt khó khăn được đầu tư theo các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, đặc biệt có 2 huyện vùng cao Trạm Tấu, Mù Cang Chải (đồng bào Mông chiếm trên 80%) nằm trong 61 huyện nghèo, đặc biệt khó khăn của cả nước. Nền kinh tế hai huyện còn chậm phát triển, các tiềm năng chưa được khai thác và đầu tư một cách hợp lý. Do đó đời sống của nhân dân chưa được nâng cao và cải thiện. Tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao. Từ khi chính sách 30a/2008/NQ-CP thực hiện đã đạt được nhiều thành tựu to lớn giúp thay đổi bộ mặt của người nghèo hai huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải . Tỷ lệ đói nghèo giảm xuống rõ rệt. Vậy tình hình thực hiện chính sách 30a/2008/NQ-CP của nhà nước ở các huyện nghèo của tỉnh Yên Bái đang diễn ra như thế nào? Đạt được những thành tựu gì? và còn có những mặt nào hạn chế? Có những giải pháp nào? Vì vậy nhóm em lựa chọn đề tài “Tìm hiểu 3 tình hình thực hiện chính sách 30a/2008/NQ-CP tại hai huyện nghèo: Mù Cang Chải, Trạm Tấu của tỉnh Yên Bái”. 2. Mục tiêu của tiểu luận: - Mục tiêu chung: tìm hiểu tình thực hiện chính sách 30a/2008/NQ-CP tại hai huyện nghèo: Mù Cang Chải, Trạm Tấu của tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010-2020 - Mục tiêu cụ thể: + Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về chính sách và tình hình thực hiện chính sách. + tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách 30a/2008/NQ-CP tại tỉnh Yên Bái + kết quảt thực hiện của chính sách 30A + ưu điểm và hạn chế của chính sách + đề xuất một số giải pháp 3. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách 30a/2008/NQ-CP tại hai huyện nghèo: Mù Cang Chải, Trạm Tấu của tỉnh Yên Bái - Phạm vi không gian: tại Yên Bái và hai huyện nghèo Trạm Tấu và Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái - Phạm vi thời gian: thực hiện Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP từ ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo cho đến nay 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu : Tìm đọc, trực tiếp lấy số liệu thông qua các tài liệu sẵn có như :Các văn bản pháp luật; các tài liệu, thông tin, tạp chí, website, các báo cáo kinh tế xã hội … có liên quan đến các chính sách 30a và chính sách xóa đói giảm nghèo - Phương pháp phân tích thông tin : Tổng hợp, phân tích tình hình thực hiện chính sách 30a tại tỉnh Yên Bái. So sánh kết quả đạt được với công tác triển khai thực hiện và đánh giá những vấn đề còn tồn tại, từ đó đưa ra các đề xuất hoàn thiện chính sách. B. NỘI DUNG I. Một số lý luận có liên quan tới chính sách 30a/2008/NQ-CP 1. Khái niệm chính sách Chính sách là tập hợp các chương trình và hành động về phương diện nào đó của nền kinh tế xã hội do chính phủ thực hiện. Nó bao gồm mục tiêu mà chính phủ muốn đạt được và phương pháp để đạt mục tiêu đó 2. Khái niệm nghèo đói - Theo Hội nghị bàn về giảm nghèo đói ở khu vực châu á Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tháng 9 năm 1993 tại Băng Cốc - Thái Lan đã đưa ra khái 4 niệm về định nghĩa đói nghèo: Nghèo đói bao gồm nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối. + Nghèo tuyệt đối: là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế và phong tục tập quán của địa phương. + Nghèo tương đối: là tình trạng một bộ phận dân cư sống dưới mức trung bình của cộng đồng. - Theo quan niệm của Việt Nam Ở Việt Nam hiện nay thì tách riêng đói và nghèo thành 2 khái niệm riêng biệt. + Nghèo: là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thoả mãn một phần những nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện. + Đói: là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu và vật chất để duy trì cuộc sống. Đó là các hộ dân cư hàng năm thiếu ăn, đứt bữa từ 1 đến 3 tháng, thường vay mượn cộng đồng và thiếu khả năng chi trả. Giá trị đồ dùng trong nhà không đáng kể, nhà ở dốt nát, con thất học, bình quân thu nhập dưới 13kg gạo/người/tháng (tương đương 45.000VND). Qua các định nghĩa trên, ta có thể đưa ra định nghĩa chung về nghèo đói: “Đói nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không có những điều kiện về cuộc sống như ăn, mặc, ở, vệ sinh, y tế, giáo dục, đi lại, quyền được tham gia vào các quyết định của cộng đồng” 3. Chính sách xóa đói giảm nghèo Chính sách xoá đói giảm nghèo là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp và công cụ mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các chủ thể kinh tế xã hội nhằm giải quyết vấn đề nghèo đói, thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, từ đó xây dựng một xã hội giầu đẹp. 4. Giảm nghèo bền vững : Giảm nghèo bền vững là quá trình giải quyết đồng bộ hai vấn đề: giảm số lượng hộ nghèo và hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng tái nghèo. Trong đó, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thiết yếu của người nghèo, nâng cao trình độ, năng lực sản xuất cho các hộ nghèo để họ có thể tự “lo cho bản thân” ngày càng tốt hơn. Tính bền vững không chỉ thể hiện ở kết quả giảm tỉ lệ nghèo liên tục mà còn đòi hỏi chất lượng cuộc sống của xã hội nói chung, của người nghèo nói riêng cũng phải được cải thiện liên tục. 5. Khái niệm chính sách 30a/2008/NQ-CP 5  chính sách 30a/2008/NQ-CP hay còn gọi là Chương trình hỗ trợ các huyện nghèo tên gọi đầy đủ là Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo, là một chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ Việt Nam nhằm tạo ra sự chuyển biến nhanh về đời sống vật chất và tinh thần cho các hộ nghèo, người các dân tộc thiểu số ở 61 huyện nghèo trong cả nước (những huyện có tỷ lệ hộ nghèo trong tổng số hộ của huyện lớn hơn 50%) sao cho đến năm 2020 có thể ngang bằng với các huyện khác trong khu vực. Ngày 27 tháng 12 năm 2008, Chính phủ Việt Nam ra Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP bắt đầu chính thức triển khai Chương trình này. Ngày 12 tháng 2 năm 2009, Chính phủ tổ chức tại thành phố Thanh Hóa một hội nghị triển khai Nghị quyết nói trên.  Mục tiêu và đối tượng của chính sách  Mục tiêu - Mục tiêu tổng quát: Tạo sự chuyển biến nhanh hơn về đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các huyện nghèo, bảo đảm đến năm 2020 ngang bằng các huyện khác trong khu vực. Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, theo hướng sản xuất hàng hoá, khai thác tốt các thế mạnh của địa phương. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp với đặc điểm của từng huyện; chuyển đổi cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả theo quy hoạch; xây dựng xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; bảo đảm vững chắc an ninh, quốc phòng. - Mục tiêu cụ thể + Đến năm 2010: Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 40% (theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 8 tháng 7 năm 2005); cơ bản không còn hộ dân ở nhà tạm; cơ bản hoàn thành việc giao đất, giao rừng; trợ cấp lương thực cho người dân ở những nơi không có điều kiện tổ chức sản xuất, khu vực giáp biên giới để bảo đảm đời sống. Tạo sự chuyển biến bước đầu trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân trên cơ sở đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, bảo vệ và phát triển rừng, đẩy mạnh một bước xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn; tăng cường nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tạo bước đột phá trong đào tạo nhân lực; triển khai một bước chương trình xây dựng nông thôn 6 mới; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, tập huấn, huấn luyện đạt trên 25%. + Đến năm 2015: Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức ngang bằng mức trung bình của tỉnh. Tăng cường năng lực cho người dân và cộng đồng để phát huy hiệu quả các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, từng bước phát huy lợi thế về địa lý, khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; bước đầu phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô nhỏ và vừa, người dân tiếp cận được các dịch vụ sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm một cách thuận lợi; lao động nông nghiệp còn dưới 60% lao động xã hội; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, tập huấn, huấn luyện đạt trên 40%. + Đến năm 2020: Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức ngang bằng mức trung bình của khu vực. Giải quyết cơ bản vấn đề sản xuất, việc làm, thu nhập để nâng cao đời sống của dân cư ở các huyện nghèo gấp 5 - 6 lần so với hiện nay. Lao động nông nghiệp còn khoảng 50% lao động xã hội, tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, tập huấn, huấn luyện đạt trên 50%; số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50%. Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, trước hết là hệ thống thuỷ lợi bảo đảm tưới tiêu chủ động cho toàn bộ diện tích đất lúa có thể trồng 2 vụ, mở rộng diện tích tưới cho rau màu, cây công nghiệp; bảo đảm giao thông thông suốt 4 mùa tới hầu hết các xã và cơ bản có đường ô tô tới các thôn, bản đã được quy hoạch; cung cấp điện sinh hoạt cho hầu hết dân cư; bảo đảm cơ bản điều kiện học tập, chữa bệnh, sinh hoạt văn hoá, tinh thần, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.  Đối tượng: Người dân thuộc 61 huyện thuộc 20 tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%. 6. Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách 30a/2008/NQ-CP + Các huyện này đều nằm ở vùng núi, địa hình chia cắt, diện tích tự nhiên rộng, nhưng diện tích đất canh tác ít + Điều kiện thời tiết không thuận lợi, thường xuyên xảy ra lũ quét, lũ ống + Dân số gồm 2,4 triệu người, trong đó trên 90% là đồng bào dân tộc thiểu số, sống phân tán, thu nhập thấp (bình quân 2,5 triệu đồng/người/năm) chủ yếu từ nông nghiệp nhưng trình độ sản xuất còn lạc hậu 7 + Cơ sở hạ tầng vừa thiếu, vừa kém; thu ngân sách trên địa bàn mỗi huyện bình quân 3 tỷ đồng/năm. + Các nguồn hỗ trợ của Nhà nước còn phân tán, thiếu đồng bộ, hiệu quả thấp, chưa hỗ trợ đúng mức cho phát triển sản xuất; + Đội ngũ cán bộ cơ sở còn yếu và thiếu cán bộ khoa học, kỹ thuật; chưa thu hút được các doanh nghiệp đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. + Bên cạnh đó, tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước ở một bộ phận cán bộ và dân cư còn nặng nên đã hạn chế phát huy nội lực và sự nỗ lực vươn lên. II. Hệ thống các văn bản chính sách liên quan đến chính sách 30a/2008/NQ-CP thực hiện ở tỉnh Yên Bái 1. Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về phát triển kinh tế xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững đối với huyện nghèo - Mục đích: Tạo sự chuyển biến nhanh hơn về đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các huyện nghèo, bảo đảm đến năm 2020 ngang bằng các huyện khác trong khu vực. Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, theo hướng sản xuất hàng hóa, khai thác tốt các thế mạnh của địa phương. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù với đặc điểm của từng huyện; chuyển đổi cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả theo quy hoạch; xây dựng xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; bảo đảm vững chắc an ninh, quốc phòng. - Nội dung: o Hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập (bao gồm cả đưa người lao động ở huyện nghèo đi lao động ở nước ngoài o Chính sách giáo dục, Đào tạo, dạy nghề, nâng cao dân trí o Chính sách bổ sung nguồn lực con người (cán bộ) ở các cấp quản lý và các tổ công tác o Chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng ở cả cấp thôn/bản, xã, huyện Ngoài ra còn có các biện pháp như đề nghị các tập đoàn kinh tế nhà nước "đỡ đầu" các huyện nghèo. - Được thực hiện trong 62 huyện nghèo của cả nước - nguồn vốn từ: ngân sách nhà nước TW và các địa phương 2. Quyết định số 348/QĐ-UBND ngày 22/3/2010 của UBND tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển chăn nuôi trâu, bò cho các hộ nghèo tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2010 -2011  Mục tiêu Đề án: 8 + Tăng thu nhập cho người nghèo thuộc diện đặc biệt khó khăn. + Góp phần vào việc hoàn thành các mục tiêu phát triển đàn trâu, bò của tỉnh đến năm 2010 và các năm tiếp theo.  Nội dung của Đề án: + Hỗ trợ để mua 3.000 trâu cái sinh sản cho 3.000 hộ nghèo (Mù Cang Chải 700 con; Trạm Tấu 450 con; Văn Chấn 800 con; Văn Yên 300 con; Lục Yên 350 con; Trấn Yên 100 con; Yên Bình 200 con và thị xã Nghĩa Lộ 100 con). + Hỗ trợ để mua 4.000 bò cái sinh sản và 70 bò đực giống cho 4.070 hộ nghèo Hỗ trợ mua bò đực giống: Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 100% giá trị bò đực giống. Mức giá một bò đực giống tối đa được hỗ trợ là 10 triệu đồng. o Hỗ trợ trồng cỏ: Mỗi hộ nhận nuôi trâu, bò được hỗ trợ 250.000 đồng để trồng 1.000 m 2 cỏ trở lên. o Hỗ trợ làm chuồng: Hỗ trợ mỗi hộ nghèo tham gia Đề án 1 triệu đồng để làm chuồng nuôi trâu, bò.  Kinh phí thực hiện đề án: o Tổng nhu cầu kinh phí: 65.024.592.000 đồng, trong đó: - Ngân sách Trung ương: 12.972.000.000 đồng. - Ngân sách địa phương: 52.052.592.000 đồng. 3. Quyết định Số: 21/2008/QĐ-UBND ban hành quy định một số chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội hai huyện Trạm Tấu và Mù Cang chải tỉnh Yên Bái giai đoạn 2008 - 2010  Mục tiêu Tạo điều kiện đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội, tạo bước đột phá để đến năm 2010 tăng trưởng kinh tế của hai huyện tương đương với nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh. Góp phần đáp ứng cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn thiết yếu, đảm bảo cho người dân sinh sống trên địa bàn hai huyện đều được thụ hưởng các công trình phúc lợi công cộng (đường giao thông, thuỷ lợi, nước sinh hoạt, điện, trường học, y tế …). Nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của nhân dân, giảm nhanh số hộ nghèo, đảm bảo chăm sóc sức khoẻ cho người dân tốt hơn, mức hưởng thụ về văn hoá và tri thức được nâng lên. Hệ thống chính trị từ huyện đến xã, thôn bản được củng cố ngày một trong sạch vững mạnh, đảm bảo ổn định chính trị và an ninh quốc phòng.  Phạm vi áp dụng Toàn bộ các xã, thị trấn trên địa bàn hai huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.  Nội dung: 9 + Về phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp + Về phát triển giao thông + Về Giáo dục - Đào tạo + Về cán bộ + Về chống tái trồng cây thuốc phiện + Về đất đai + Về hoạt động xúc tiến đầu tư  Nguồn kinh phí hỗ trợ Nguồn kinh phí hỗ trợ thực hiện một số chính sách đặc thù được cân đối, bố trí từ nguồn Ngân sách tỉnh theo kế hoạch hàng năm. 4. Quyết định Số: 393/QĐ-UBNDVề việc thành lập đoàn công tác liên ngành hướng dẫn hai huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu xây dựng Đề án phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2009 - 2020 theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP  Nội dung: + Thành lập 02 đoàn công tác liên ngành hướng dẫn hai huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu xây dựng Đề án phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2009 - 2020 theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP. + Đoàn thứ nhất: Hướng dẫn huyện Mù Cang Chải, + Đoàn thứ hai: Hướng dẫn huyện Trạm Tấu + Đoàn công tác liên ngành có trách nhiệm hướng dẫn Ủy ban nhân dân hai huyện Mù Cang Chải và Trạm Tấu xây dựng đề án theo đúng yêu cầu của Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP. 5. Nghi quyết Số: 03/2012/NQ-HĐND Phê duyệt Đề án Chính sách hỗ trợ hộ gia đình người có công khó khăn về nhà ở tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2012 – 2015 - Huy động tổng hợp các nguồn lực, để hỗ trợ người có công với cách mạng có khó khăn về nhà ở, góp phần cải thiện điều kiện sống, thực hiện mục tiêu “Chăm lo tốt hơn đối với các gia đình chính sách và những người có công với cách mạng, đảm bảo tất cả các gia đình chính sách có cuộc sống bằng hoặc khá hơn mức sống trung bình của người dân địa phương nơi cư trú”; - Trong giai đoạn 2012 - 2015, phấn đấu hỗ trợ xây dựng và sửa chữa 900 nhà ở cho hộ gia đình người có công với cách mạng khó khăn về nhà ở, thuộc các đối tượng hộ gia đình thân nhân liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học và người hoạt động kháng chiến có huân, huy chương. 6. Kế hoạch số 52/KH-UBND ngày 28/5/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện đề án giảm nghèo bền vững tỉnh Yên Bái giai đoạn 2012 – 2015  Mục tiêu giảm nghèo 10 [...]... Giảm nghèo bền vững tỉnh Yên Bái giai đoạn 2012 -2015 III Tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách 30a/ 2008/NQ- CP 1 Công tác truyền thông phổ biến chính sách công tác truyền thông phổ biến chính sách có tầm quan trọng đặc biệt nhằm đảm bảo thực hiện thành công các mục tiêu của chính sách Mục tiêu của truyền thông phổ biến chính sách là để giúp các cấp các, các ban nghành, người dân hiểu rõ chính sách và. .. thực hiện chính sách liên quan đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi III.6 Phòng Y tế: Chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ về y tế, thực hiện Dự án Cải thiện hệ thống y tế cơ sở III.7 Phòng Giáo dục và Đào tạo: Chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ về giáo dục và đào tạo, triển khai thực hiện công tác đầu tư cơ sở vật chất về giáo dục vùng nghèo III.8 Phòng Kinh tế - Hạ tầng: Tham mưu thực hiện. .. trạm chuyển tiếp phát thanh xã; nhà văn hóa xã, thôn, bản; xử lý chất thải, tạo mặt bằng các cụm công nghiệp, làng nghề 5.4 IV Những kết quả đạt được từ chính sách 30a/ 2008/NQ-CP ở tỉnh Yên Bái Nghị quyết 30/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 21 huyện nghèo (Nghị quyết 30a) , trong đó tỉnh Yên Bái có hai huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải. .. gần 3 năm thực hiện các chính sách theo Nghị quyết 30a/ 2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ, bộ mặt nông thôn và đời sống các hộ nghèo 2 huyện Mù Cang Chải và Trạm Tấu từng bước khởi sắc với những kết quả quan trọng, tỷ lệ hộ nghèo ở hai huyện hàng năm giảm xuống từ 6 -8% 1 Hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập 1.1 Chính sách hỗ trợ sản xuất tăng thu nhập cho hộ nghèo dân tộc thiểu số: Hỗ... chứng tỏ Nghị quyết 30a của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo thực sự là một chủ trương và chính sách hợp lòng dân, có ý nghĩa rất sâu sắc và thiết thực góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững cho khu vực đồng bào khó khăn toàn quốc, trong đó có hai huyện của tỉnh Yên Bái 30 PHỤ LỤC Dưới đây là văn bản cụ thể của chính sách 30a/ 2008/NQ-CP CHÍNH PHỦ - CỘNG... dự án; kỹ năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch - Tăng cường nguồn lực thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình Đẩy mạnh công tác truyền thông, vận động kết hợp cung cấp các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình để nâng cao chất lượng dân số của các huyện nghèo 5.3 Chính sách cán bộ đối với các huyện nghèo - Thực hiện chính sách luân chuyển và tăng cường cán bộ tỉnh, huyện về xã đảm nhận các... dự án; kỹ năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch 5 Tăng cường nguồn lực thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình Đẩy mạnh công tác truyền thông, vận động kết hợp cung cấp các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình để nâng cao chất lượng dân số của các huyện nghèo C CHÍNH SÁCH CÁN BỘ ĐỐI VỚI CÁC HUYỆN NGHÈO 1 Thực hiện chính sách luân chuyển và tăng cường cán bộ tỉnh, huyện về xã đảm nhận các... Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn III.5 Phòng Dân tộc tỉnh: 14 Chủ trì xây dựng trình Uû ban nhân dân huyện và hướng dẫn, tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số Thực hiện chương trình hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã, thôn, bản đặc biệt... đặt 19.654 công tơ cho người dân tại 29 xã thuộc 7 huyện, 1 thị xã, 1 thành phố trong tỉnh Yên Bái 2.2 Thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở Thự hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở, đã hỗ trợ 15.634 hộ nghèo làm mới và sửa chữa nhà ở, với tổng kinh phí hỗ trợ là 156,4 tỷ đồng, đạt 122% kế hoạch vốn, trong đó: Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh các cấp đã hỗ trợ làm mới và sửa chữa 882 nhà; hỗ trợ làm... quyết tâm thoát nghèo của người dân để đạt được kết quả tốt nhất Qua gần ba năm triển khai thực hiện Nghị quyết 30a về chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn tỉnh Yên Bái cho thấy, chính sách an sinh xã hội của Đảng, Nhà nước đã phát huy hiệu quả, là đòn bẩy và nguồn lực góp phần thiết thực cải thiện cuộc sống cho người dân, động lực để Yên Bái thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững . tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách 30a/ 2008/NQ-CP tại hai huyện nghèo: Mù Cang Chải, Trạm Tấu của tỉnh Yên Bái - Phạm vi không gian: tại Yên Bái và hai huyện nghèo Trạm Tấu và Mù Cang Chải. Tìm hiểu 3 tình hình thực hiện chính sách 30a/ 2008/NQ-CP tại hai huyện nghèo: Mù Cang Chải, Trạm Tấu của tỉnh Yên Bái . 2. Mục tiêu của tiểu luận: - Mục tiêu chung: tìm hiểu tình thực hiện chính. sách và tình hình thực hiện chính sách. + tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách 30a/ 2008/NQ-CP tại tỉnh Yên Bái + kết quảt thực hiện của chính sách 30A + ưu điểm và hạn chế của chính sách + đề

Ngày đăng: 24/01/2015, 01:33

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • A. MỞ ĐẦU

    • 1. Tính cấp thiết

    • 2. Mục tiêu của tiểu luận:

    • 3. Phạm vi nghiên cứu

    • 4. Phương pháp nghiên cứu

    • B. NỘI DUNG

      • I. Một số lý luận có liên quan tới chính sách 30a/2008/NQ-CP

        • 1. Khái niệm chính sách

        • 2. Khái niệm nghèo đói

        • 3. Chính sách xóa đói giảm nghèo

        • 4. Giảm nghèo bền vững :

        • 5. Khái niệm chính sách 30a/2008/NQ-CP

        • Mục tiêu và đối tượng của chính sách

        • Mục tiêu

        • Mục tiêu tổng quát:

        • Tạo sự chuyển biến nhanh hơn về đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các huyện nghèo, bảo đảm đến năm 2020 ngang bằng các huyện khác trong khu vực. Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, theo hướng sản xuất hàng hoá, khai thác tốt các thế mạnh của địa phương. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp với đặc điểm của từng huyện; chuyển đổi cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả theo quy hoạch; xây dựng xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; bảo đảm vững chắc an ninh, quốc phòng.

        • Mục tiêu cụ thể

        • + Đến năm 2010:

          • 6. Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách 30a/2008/NQ-CP

          • II. Hệ thống các văn bản chính sách liên quan đến chính sách 30a/2008/NQ-CP thực hiện ở tỉnh Yên Bái

            • 1. Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về phát triển kinh tế xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững đối với huyện nghèo

            • 2. Quyết định số 348/QĐ-UBND ngày 22/3/2010 của UBND tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển chăn nuôi trâu, bò cho các hộ nghèo tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2010 -2011

            • 3. Quyết định Số: 21/2008/QĐ-UBND ban hành quy định một số chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội hai huyện Trạm Tấu và Mù Cang chải tỉnh Yên Bái giai đoạn 2008 - 2010

            • 4. Quyết định Số: 393/QĐ-UBNDVề việc thành lập đoàn công tác liên ngành hướng dẫn hai huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu xây dựng Đề án phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2009 - 2020 theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP

            • 5. Nghi quyết Số: 03/2012/NQ-HĐND Phê duyệt Đề án Chính sách hỗ trợ hộ gia đình người có công khó khăn về nhà ở tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2012 – 2015

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan