Xác định nhu cầu xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “vải lai chín sớm phù cừ” của người trồng vải tại xã minh tiến, huyện phù cừ, tỉnh hưng yên

106 524 4
Xác định nhu cầu xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “vải lai chín sớm phù cừ” của người trồng vải tại xã minh tiến, huyện phù cừ, tỉnh hưng yên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ trong bất kỳ một khóa luận nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được trích rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 31 tháng 5 năm 2014 Sinh viên Phùng Thị Kim Dung i LỜI CẢM ƠN Quá trình học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp tôi đã được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân, tập thể. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc GS.TS. Nguyễn Văn Song và CN. Hoàng Thị Hằng người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội; các thầy giáo, cô giáo khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ UBND xã Minh Tiến, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên đã tạo điều kiện cho tôi trong việc thu thập số liệu và thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, chia sẻ, động viên tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực tập tốt nghiệp. Hà Nội, ngày 31 tháng 5 năm 2014 Sinh viên Phùng Thị Kim Dung ii TÓM TẮT KHÓA LUẬN Trong xu thế hội nhập và phát triển như hiện nay, vấn đề về nhãn hiệu, thương hiệu ngày càng trở thành mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp và các đơn vị sản xuất kinh doanh. Trong những năm gần đây, sản xuất sản phẩm đặc sản có chất lượng cao đang là hướng phát triển bền vững cho nông nghiệp Việt Nam. Hiện nay, nước ta có nhiều sản phẩm nông sản gắn liền với những địa danh nổi tiếng như vải Thanh Hà, bưởi Diễn, nhãn lồng Hưng Yên, thanh long Bình Thuận, cà phê Buôn Ma Thuột Mặc dù giàu sản vật như vậy, nhưng nhãn hiệu, thương hiệu hàng nông sản còn rất mờ nhạt trên thị trường Việt Nam nói riêng và quốc tế nói chung. Việc tạo lập nhãn hiệu chứng nhận là một vấn đề khá mới ở Việt Nam nên còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Việc tạo lập nhãn hiệu cho các đặc sản vẫn chưa hoàn thiện, người sản xuất vẫn thiếu thông tin cụ thể. Cây vải lai chín sớm mấy năm trở lại đây được coi là cây “xóa đói giảm nghèo” của nhiều nông dân huyện Phù Cừ nói chung và xã Minh Tiến nói riêng. Thế nhưng làm thế nào để tìm kiếm thị trường mang tính ổn định, xây dựng nhãn hiệu “vải lai chín sớm Phù Cừ” là điều trăn trở của các cấp, các ngành địa phương và sự mong đợi của đông đảo người trồng vải. Xuất phát từ thực tế đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Xác định nhu cầu xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “vải lai chín sớm Phù Cừ” của người trồng vải tại xã Minh Tiến, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên”. Đề tài tập trung nghiên cứu hệ thống hóa những vấn đề liên quan đến nhãn hiệu chứng nhận, tìm hiểu thực trạng sản xuất, tiêu thụ của vải lai chín sớm tại xã, nghiên cứu nhu cầu xây dựng và sử dụng nhãn hiệu “vải lai chín sớm Phù Cừ”, đề ra một số giải pháp nhằm thu hút các hộ nông dân tham gia xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận. Về cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài hệ thống hóa cơ sở lý luận về nhu cầu, cầu, nhãn hiệu, nhãn hiệu chứng nhận, xây dựng và sử dụng NHCN, iii phương pháp nghiên cứu CVM; tóm tắt chủ trương, chính sách của Nhà nước về sở hữu trí tuệ; rút ra bài học xây dựng NHCN “vải lai chín sớm Phù Cừ” từ các kinh nghiệm xây dựng NHCN trong và ngoài nước. Trên cơ sở tìm hiểu về địa bàn xã Minh Tiến, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên bao gồm: vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, dân số và lao động. Tôi đã đưa ra các phương pháp nghiên cứu đề tài bao gồm: phương pháp thu thập thông tin số liệu, phương pháp phân tích và xử lý số liệu, hệ thống chỉ tiêu phân tích. Về kết quả nghiên cứu và thảo luận, đề tài tìm hiểu thực trạng sản xuất vải lai chín sớm tại xã Minh Tiến, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên một số năm gần đây. Đặc trưng sản phẩm vai lai chín sớm Phù Cừ. Tình hình tiêu thụ sản phẩm vải lai chín sớm Phù Cừ hiện nay. Qua tìm hiểu tình hình kinh tế xã hội của khu vực và phỏng vấn trực tiếp 60 hộ, nghiên cứu đã xác định được mức sẵn lòng trả cho việc xây dựng và sử dụng NHCN cho sản phẩm vải lai chín sớm Phù Cừ cùng với các mức sẵn lòng trả khác nhau. Mức sẵn lòng trả cao nhất là 400 nghìn đồng/năm. Mức sẵn lòng trả thấp nhất là 50 nghìn đồng/ năm. Bằng phương pháp bình quân gia quyền cùng với số liệu điều tra phỏng vấn, xác định mức WTP bình quân của một hộ xây dựng và sử dụng NHCN là 147,5 ngàn đồng/năm. Tổng quỹ sẵn lòng đóng góp của toàn xã ước tính là 81 triệu đồng/ năm. Sử dụng các số liệu đã phân tích, tôi xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu xây dựng và sử dụng NHCN vải lai chín sớm Phù Cừ là thu nhập từ vải, sản lượng vải, quy mô diện tích trồng vải và trình độ học vấn. Để thu hút người dân tham gia xây dựng và sử dụng NHCN một cách tự nguyện, đề tài đã đưa ra một số giải pháp: tuyên truyền vận động các hộ xây dựng và sử dụng NHCN Vải lai chín sớm Phù Cừ; đẩy mạnh các hoạt động marketing, khai thác sử dụng NHCN “vải lai chín sớm Phù Cừ”; đào tạo kỹ thuật trồng vải tốt nhất cho các hộ trồng vải. iv Bố cục và nội dung của đề tài được trình bày như sau: Phần 1: Đặt vấn đề Phần 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn Phần 3: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Phần 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Phần 5: Kết luận và kiến nghị v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii TÓM TẮT KHÓA LUẬN iii MỤC LỤC vi DANH MỤC BẢNG viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ix DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT x Phần I ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3 1.2.1 Mục tiêu chung 3 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 4 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 4 Phần II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 5 2.1 Cơ sở lý luận 5 2.1.1. Tổng quan về cầu và nhu cầu 5 2.1.2. Tổng quan về nhãn hiệu hàng hóa 13 2.1.3. Nhãn hiệu chứng nhận 20 2.2. Cơ sở thực tiễn 24 2.2.1. Kinh nghiệm xây dựng nhãn hiệu của một số nước trên thế giới 24 2.2.2. Thực trạng nhu cầu sử dụng và đăng ký nhãn hiệu ở Việt Nam 28 2.2.3. Một số chủ trương chính sách của nhà nước 29 2.2.4. Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài 30 2.2.5. Bài học & kinh nghiệm rút ra từ tổng quan cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn 31 Phần III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 33 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 33 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 34 3.2. Phương pháp nghiên cứu 41 3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 41 vi 3.2.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 41 3.2.3 Hệ thống chỉ tiêu phân tích 44 Phần IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 46 4.1. Thực trạng của sản xuất sản phẩm vải lai chín sớm tại xã Minh Tiến 46 4.1.1. Đặc trưng sản phẩm “vải lai chín sớm Phù Cừ” 46 4.1.2 Tình hình phát triển sản xuất vải lai chín sớm trong những năm gần đây 47 4.2 Xác định nhu cầu tham gia xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “vải lai chín sớm Phù Cừ” 53 4.2.1 Nhận thức và mong muốn của người trồng vải lai chín sớm về nhãn hiệu chứng nhận 53 4.2.2 Nhu cầu tham gia xây dựng và sử dụng NHCN “vải lai chín sớm Phù Cừ” của hộ trồng vải 55 4.2.3 Mức kinh phí bằng lòng đóng góp cho hoạt động xây dựng và sử dụng NHCN “vải lai chín sớm Phù Cừ” 57 4.2.4 Một số yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “vải lai chín sớm Phù Cừ” 60 4.2.5 Nhu cầu về thời gian bảo hộ NHCN “vải lai chín sớm Phù Cừ” 64 4.2.6 Nhu cầu xây dựng tổ chức đứng tên đăng ký và quản lý NHCN 65 4.2.7 Nhu cầu về quản lý và phát triển NHCN vải lai chín sớm Phù Cừ 67 4.2.8 Nhu cầu về sử dụng, quản lý tem phiếu sản phẩm Vải lai chín sớm Phù Cừ 68 4.2.9 Nhu cầu phát triển thị trường và khai thác thương mại đối với sản phẩm vải mang NHCN “Vải lai chín sớm Phù Cừ” 68 4.2.10 Nhu cầu của cán bộ quản lý về xây dựng NHCN “Vải lai chín sớm Phù Cừ” 70 4.3 Giải pháp nhằm thu hút sự tham gia xây dựng và sử dụng NHCN “vải lai chín sớm Phù Cừ” 71 4.3.1 Giải pháp về sản xuất, tiêu thụ vải lai chín sớm Phù Cừ 71 4.3.2 Giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng, sử dụng NHCN 73 Phần V KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 75 5.1 Kết luận 75 5.2 Một số kiến nghị 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO 78 vii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Sự khác nhau cơ bản giữa thương hiệu và nhãn hiệu 18 Bảng 3.1: Số lượng cơ sở vật chất văn hóa của xã Minh Tiến năm 2013 37 Bảng 3.2 Kết quả sản xuất kinh doanh của xã Minh Tiến qua các năm 2011 - 2013 38 Bảng 4.1 Đặc điểm của vai lai chín sớm Phù Cừ 46 Bảng 4.2 Tình hình cơ bản của các hộ nông dân trồng vải lai chín sớm tại xã Minh Tiến 48 Bảng 4.3 Tình hình sử dụng đất cho trồng vải của các hộ điều tra năm 2013 49 Bảng 4.4 Tình hình sử dụng công cụ, dụng cụ cho sản xuất vải 49 Bảng 4.5 Chi phí sản xuất vải lai chín sớm của hộ 51 Bảng 4.6 Những khó khăn trong sản xuất Vải lai chín sớm của các hộ điều tra năm 2013 52 Bảng 4.7 Mức độ hiểu biết của người trồng vải về nhãn hiệu chứng nhận 54 Bảng 4.8 Mức độ cần thiết về việc xây dựng NHCN của người trồng vải 56 Bảng 4.9 Nhu cầu của người trồng vải về xây dựng NHCN vải lai chín sớm Phù Cừ 57 Bảng 4.10 Ý kiến đóng góp kinh phí xây dựng và sử dụng NHCN vải lai chín sớm Phù Cừ 57 Bảng 4.11 Mức phí bằng lòng đóng góp của các hộ 59 Bảng 4.12 Ảnh hưởng của thu nhập từ vải lai chín sớm đến mức sẵn lòng trả của các hộ(WTP/ năm) 60 Bảng 4.13 Ảnh hưởng của sản lượng vải lai chín sớm đến mức sẵn lòng trả của các hộ( WTP/ năm) 62 Bảng 4.14 Ảnh hưởng của quy mô diện tích trồng vải lai chín sớm đến mức sẵn lòng trả của các hộ ( WTP/ năm) 63 Bảng 4.15 Ảnh hưởng của trình độ học vấn người được hỏi đến mức sẵn lòng trả của các hộ(WTP/ năm) 64 Bảng 4.16 Nhu cầu các hộ trồng vải về thời gian bảo hộ NHCN Vải lai chín sớm Phù Cừ 64 Bảng 4.17 Tổng hợp ý kiến của các hộ trồng vải về tổ chức đứng tên đăng ký và quản lý NHCN 65 viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 Cơ cấu tỷ trọng đóng góp giá trị sản xuất xã Minh Tiến qua 3 năm 2011 - 2013 39 Biểu đồ 4.1 Mức độ hiểu biết của người trồng vải về NHCN 54 Biểu đồ 4.2 Nhận thức về lợi ích NHCN đem lại 55 Biểu đồ 4.3 Mức độ cần thiết về việc xây dựng NHCN của người trồng vải 56 Biều đồ 4.4 Mức bằng lòng đóng góp theo thu nhập từ việc trồng vải của các hộ điều tra 61 Biểu đồ 4.5 Mức bằng lòng đóng góp theo sản lượng của các hộ điều tra 62 Biểu đồ 4.6 Mức bằng lòng đóng góp theo quy mô diện tích của các hộ điều tra 63 ix DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SHTT CN, TTCN BQ KHKT UBND TC ĐH – CĐ ĐVT BVTV LĐ NHCN NHTT Sở hữu trí tuệ Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Bình quân Khoa học kĩ thuật Ủy ban nhân dân Trung cấp Đại học – Cao đẳng Đơn vị tính Bảo vệ thực vật Lao động Nhãn hiệu chứng nhận Nhãn hiệu tập thể x [...]... chứng nhận vải lai chín sớm Phù Cừ” của người trồng vải tại xã Minh Tiến, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở xác định nhu cầu xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận vải lai chín sớm Phù Cừ” của người trồng vải, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thu hút tham gia xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận vải lai chín sớm Phù Cừ” tại xã Minh Tiến, huyện. .. huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở và cơ sơ thực tiễn về nhu cầu, cầu, nhãn hiệu chứng nhận - Đánh giá thực trạng tình hình sản xuất vải lai chín sớm tại xã Minh Tiến, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên - Xác định nhu cầu xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận vải lai chín sớm Phù Cừ” của người trồng vải Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng 3 tới nhu cầu xây dựng và sử dụng. .. nào? Nhu cầu xây dựng và sử dụng nhãn hiệu vải lai chín sớm Phù Cừ” của người trồng vải ra sao? Các nguyên nhân ảnh hưởng tới nhu cầu xây dựng nhãn hiệu vải lai chín sớm Phù Cừ” là gì? Các giải pháp nhằm thu hút các hộ nông dân tham gia xây dựng và sử dụng nhãn hiệu như thế nào? Để giải quyết những vấn đề trên, tôi tiến hành chọn nghiên cứu đề tài: “ Xác định nhu cầu xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng. .. vải lai chín sớm tại xã Minh Tiến, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: đề tài tập trung vào việc xác định nhu cầu xây dựng và sử dụng NHCN “ vải lai chín sớm Phù Cừ” tại xã Minh Tiến, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên - Phạm vi về không gian: Đề tài được tiến hành tập trung nghiên cứu các hộ sản xuất vải lai chín sớm, các tổ chức tại địa bàn xã Minh Tiến, huyện Phù Cừ,. .. nhãn hiệu chứng nhận vải lai chín sớm Phù Cừ” - Đưa ra một số giải pháp nhằm thu hút các hộ trồng vải tham gia xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “ vải lai chín sớm Phù Cừ” 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu - Những vấn đề có tính chất lý luận và thực tiễn về nhu cầu xây dựng ,sử dụng nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm - Đối tượng điều tra là các hộ tham gia sản xuất vải. .. thường xuyên xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta - Nhu cầu của con người khác xa về chất so với nhu cầu của con vật, nhu cầu của con người mang bản chất xã hội: đó là tính xã hội của con người, khác xa bản năng vốn có của con vật * Các loại nhu cầu - Nhu cầu của con người rất phong phú và đa dạng, có thể phân thành 4 nhóm: nhu cầu vật chất, nhu cầu tinh thần, nhu cầu lao động và nhu cầu giao... của Maslow thì nhu cầu ở cấp cao hơn sẽ được thỏa mãn khi nhu cầu thấp hơn được đáp ứng  Aristotle cho rằng con người có hai loại nhu cầu chính: thể xác và linh hồn, sự phân loại này mang tính ước lệ lớn nhưng ảnh hưởng đến tận ngày nay  Boris M.Gkin chia nhu cầu ra 2 nhóm: nhu cầu tồn tại và nhu cầu đạt mục đích sống Nhu cầu tồn tại gồm nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn và nhu cầu tham dự Trong nhu. .. - Nhu cầu vật chất gắn liền với sự tồn tại cơ thể, đây là những nhu cầu cơ sở và sơ đẳng nhất của con người Chính nó thúc đẩy hoạt động lao động và sáng tạo của con người, làm ra của cải vật chất Nhu cầu vật chất là nhu 11 cầu cơ bản nhất của con người, nếu nhu cầu này không đươc đáp ứng thì các nhu cầu khác thì khó có thể đạt được - Nhu cầu tinh thần bao gồm nhu cầu hiểu biết và nhu cầu thẩm mỹ Nhu. .. vật, thông tin xác định nhãn hiệu cần bảo hộ trong đơn đăng ký nhãn hiệu bao gồm: Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu và quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận - Mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ, ngữ... Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận phải có những nội dung chủ yếu sau đây: + Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu nhãn hiệu; + Điều kiện để được sử dụng nhãn hiệu; 23 + Các đặc tính của hàng hoá, dịch vụ được chứng nhận bởi nhãn hiệu; + Phương pháp đánh giá các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ và phương pháp kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu; + Chi phí mà người sử dụng nhãn hiệu phải trả cho việc chứng nhận, . hình sản xuất vải lai chín sớm tại xã Minh Tiến, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên - Xác định nhu cầu xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận vải lai chín sớm Phù Cừ” của người trồng vải. Phân tích. nghiên cứu đề tài: “ Xác định nhu cầu xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận vải lai chín sớm Phù Cừ” của người trồng vải tại xã Minh Tiến, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên . 1.2. Mục tiêu nghiên. thụ của vải lai chín sớm tại xã Minh Tiến như thế nào? Nhu cầu xây dựng và sử dụng nhãn hiệu vải lai chín sớm Phù Cừ” của người trồng vải ra sao? Các nguyên nhân ảnh hưởng tới nhu cầu xây dựng

Ngày đăng: 22/01/2015, 22:25

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 2.1.3.3. Quy trình xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận

  • * Quy trình xây dựng nhãn hiệu chứng nhận

  • Công tác tạo lập NHCN

  • Công tác quản lý NHCN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan