Một số giải pháp tăng mức lợi nhuận từ hoạt động phát triển công nghệ DETECH

76 381 0
Một số giải pháp tăng mức lợi nhuận từ hoạt động phát triển công nghệ DETECH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Một số giải pháp tăng mức lợi nhuận từ hoạt động phát triển công nghệ DETECH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG MỨC LỢI NHUẬN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ DETECH Giáo viên hướng dẫn : TS. ĐÀM QUANG VINH Sinh viên thực hiện : TRẦN ANH TUẤN Lớp : QTKDQT Khóa : K 45 Hệ : CHÍNH QUY Hà Nội 04 - 2007 Chuyên đề thực tập ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là: Trần Anh Tuấn. Sinh viªn lớp: Quản trị Kinh doanh Quốc tế 45 Khoa: Kinh tế và Kinh doanh quốc tế Trong quá trình thực tập tại Công ty cổ phần hỗ trợ và phát triển công nghệ Detech, tôi đã nghiên cứu một số tài liệu của công ty, và để hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình tôi có tham khảo một số tài liệu khác cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo TS Đàm Quang Vinh. Nghiên cứu khoa học là một vấn đề có tính chất kế thừa, tìm tòi, và nghiên cứu, tuy nhiên kết quả nghiên cứu trên là thành quả của chính tôi và không sao chép cũng như liên quan đến một đề tài nào khác tương tự. Có gì không đúng với những điều đã nói trên tôi xin hoàn toàn chiụ trách nhiệm . Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2007 Sinh viên Trần Anh Tuấn. 2 SV: Trần Anh Tuấn Lớp: QTKD Quốc tế K45 2 Chuyên đề thực tập ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN LỜI NÓI ĐẦU Doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế quốc dân, doanh nghiệp có vững thì nền kinh tế của một đất nước mới mạnh. Để tồn tại và phát triển bền vững, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải không ngừng phấn đấu vươn lên tự khẳng định mình và tìm cho mình một chỗ đứng chắc chắn trong nền kinh tế. Điều đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải hoạt động có hiệu quả thông qua việc tối thiểu hoá các chi phí bỏ ra và tối đa hoá lợi nhuận thu về, nhất là trong điều kiện cơ chế thị trường như hiện nay. Do đó vấn đề nâng cao lợi nhuận càng trở nên bức bách đòi hỏi các nhà quản trị tài chính tại mỗi một doanh nghiệp phải hơn bao giờ hết đưa ra những phương án, chiến lược kinh doanh tối ưu nhất phù hợp với tình hình thực tế của thị trường. Bởi như ta đã biết, lợi nhuận là sự phản ánh rõ nét và sinh động nhất hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển. và tăng trưởng kinh tế. Trước thách thức đó, ngành sản xuất và kinh doanh xe đạp, xe máy cũng có những thuận lợi và khó khăn nhất định đòi hỏi mỗi doanh nghiệp trong ngành phải nỗ lực phát triển theo nhịp độ phát triển của đất nước. Nhận thức được tầm quan trọng trên của lợi nhuận, sau một quá trình học tập tại đại học kinh tế quốc dân và thực tập tại công ty cổ phần hỗ trợ và phát triển công nghệ Detech, được sự huớng dẫn tận tình của thầy giáo Đàm Quang Vinh, các cô chú trong công ty, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số giải pháp tăng mức lợi nhuận từ hoạt động nhập khẩu tại công ty cổ phần hỗ trợ và phát triển công nghệ Detech” làm bài luận văn tốt nghiệp để tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn. 3 SV: Trần Anh Tuấn Lớp: QTKD Quốc tế K45 3 Chuyên đề thực tập ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Nội dung bài luận văn gồm những phần chính sau: Chương 1: Những luận điểm chung về nhập khẩu,Lợi nhuận và khả năng tăng lợi nhuận của hoạt động nhập khẩu. Chương 2: Thực trạng tình hình thực hiện lợi nhuận tại công ty cổ phần hỗ trợ và phát triển công nghệ Detech. Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện và phát triển nhập khẩu tạo tăng lợi nhuận tại công ty cổ phần hỗ trợ và phát triển công nghệ Detech. 4 SV: Trần Anh Tuấn Lớp: QTKD Quốc tế K45 4 Chuyên đề thực tập ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN CHƯƠNG 1 NHỮNG LUẬN ĐIỂM CHUNG VỀ NHẬP KHẨU,LỢI NHUẬN VÀ KHẢ NĂNG TĂNG LỢI NHUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU 1.1. Một số vấn đề cơ bản về nhập khẩu,lợi nhuận của doanh nghiệp 1.1.1.một số luận điểm cơ bản về nhập khẩu. 1.1.1.1)Khái niệm về hoạt động nhập khẩu Trước khi hiểu về hoạt động nhập khẩu tìm hiểu qua về thương mại quốc tế là việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các chủ thể có quốc tịch khác nhau (trong đó đối tượng trao đổi thường vượt qua ngoài phạm vi địa lý của một quốc gia), thông qua hoạt động mua bán lấy tiền làm môi giới. Đây là một trong những hình thức chủ yếu của hoạt động kinh doanh quốc tế. Trong những năm vừa qua, thương mại đóng vai trò ngày càng tăng đối với phần lớn các nền kinh tế thế giới. Một chỉ số để đánh giá tầm quan trọng của thương mại đối với một quốc gia là xem xét tương quan giữa quy mô thương mại của một nước với tổng sản lượng của nước đó. Trên thế giới, nhiều nước có chỉ số này lớn hơn 100% (chẳng hạn như Singapore), tức là giá trị thương mại của nước đó đã vượt qua giá trị hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra. Kinh doanh xuất nhập khẩu là một bộ phận quan trọng trong quá trình lưu thông hàng hoá, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dung trên phạm vi toan thế giới, trong đó nghiệp vụ nhập khẩu la một nghiệp vụ hết sức quan trọng. Hoạt động nhập khẩu là hoạt động kinh doanh ngoại thương, mà hàng hoá và dịch vụ được quốc gia này mua của quốc gia khác. Hoạt động này tạo ra xu hướng hợp tác hoá toàn cầu, các nước có điều kiện liên kết, hợp tác kinh tế, đồng thời phát huy được thế mạnh và tận dụng được lợi thế của nước khác phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế của nước mình.quá trình nhập khẩu hàng hoá là quá trình mua hàng hoá từ nước ngoài theo các hợp 5 SV: Trần Anh Tuấn Lớp: QTKD Quốc tế K45 5 Chuyên đề thực tập ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN đồng kinh tế đã ký kết, sau đó tổ chức tiêu thụ hàng hoá ở thị trường trong nước. Như vậy, được coi là hoàn thành nghiệp vụ kinh doanh nhập khẩu phải trải qua hai giai đoạn: Mua hàng nhập khẩu và tiêu thụ hàng nhập khẩu. 1.1.1.2) Đặc điểm của hoạt động kinh doanh nhập khẩu: - Hoạt động kinh doanh nhập khẩu có vòng luân chuyển bao giờ cũng chậm hơn so với hoạt động kinh doanh trong nước do phải thực hiện 2 giai đoạn Mua và Bán. Đối với hoạt động nhập khẩu là mua của nước ngoài và bán cho thị trường trong nước. Do đó để xác định hoạt động kinh doanh nhập khẩu, người ta chỉ xác định khi hàng hoá đã luân chuyển được một vòng, hay khi thực hiện xong một thương vụ ngoại thương. - Việc kinh doanh nhập khẩu với nước ngoài đều phải thông qua các hợp đồng kinh tế, các hiệp định, nghị định thư và phải được nhà nước (Bộ thương mại) cấp hạn ngạch (quota) - Mô hình kinh doanh nhập khẩu bao gồm nhiều loại khác nhau và kinh doanh nhiều loại hàng hoá - vật khác nhau như: xăng dầu, thiết bị, rau quả tươi, hàng mây tre đan, thủ công mỹ nghệ . - Thời điểm nhập khẩu hàng hoá và thời điểm thanh toán thường có khoảng cách dài. - Phương thức thanh toán chủ yếu sử dụng phương thức thanh toán bằng thư tín dụng. - Hai bên Mua, Bán có quốc tịch khác nhau, pháp luật khác nhau, tập quán kinh doanh khác nhau. Do vậy phải tuân thủ luật kinh doanh, tập quán kinh doanh của 2 nước và luật thương mại quốc tế. - Điểm nổi bật của hàng nhập khẩu là hàng hoá bao giờ cũng được đóng gói nguyên đai nguyên kiện, bên ngoài có ghi các ký hiệu mã để thuạn tiện cho 6 SV: Trần Anh Tuấn Lớp: QTKD Quốc tế K45 6 Chuyên đề thực tập ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN việc giao nhận, vận chuyển, trừ một số hàng rời không đóng gói được sẽ có quy định riêng. Mặt khác, hàng nhập khẩu luôn được giao nhận theo từng lô và dứt điểm theo từng chuyến hàng, do đó việc theo dõi và quản lý hàng nhập khẩu có nhiều thuận lợi. ở Việt Nam, xuất nhập khẩu nói chung và nhập khẩu nói riêng từ lâu đã được coi là một hoạt động không thể thiếu trong nội dung của các hoạt động kinh tế đối ngoại, là một phương tiện quan trọng để phát triển nền kinh tế đất nước. Hoạt động xuất nhập khẩu góp phần vào mục tiêu đưa nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu không có nguồn bổ sung kỹ thuật tiên tiến thành một nước sản xuất nông nghiệp hiện đại, năng suất lao động cao, quy mô sản xuất lớn. Tuy nhiên, nhập khẩu hàng hoá không phải là con đường chính để phát triển một nền kinh tế thị trường, trái lại muốn thực hiện thành công công cuộc CNH – HĐH đất nước, nước ta cần phải thực hiện chính sách thay thế hàng nhập khẩu trong chiến lược phát triển lâu dài của mình. Nhưng chúng ta không thể phủ nhận vai trò của nhập khẩu trong việc phát triển kinh tế của các nước đang phát triển như nước ta hiện nay. 1.1.2. Các phương thức và hình thức kinh doanh nhập khẩu. 1.1.2.1. Phương thức nhập khẩu. Hiện nay doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu có thể tiến hành theo phương thức sau: - Nhập khẩu theo Nghị định thư: Là phương thức kinh doanh mà ở đó các doanh nghiệp chỉ được phép mua các mặt hàng có tên trên các điều khoản ghi trên Nghị định thư. Chính phủ ta và chính phủ nước ngoài ký kết những nghị định thư và Hiệp định thư về trao đổi hàng hoá giữa hai nước và giao cho một số đơn vị có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp thực hiện. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, số lượng các đơn vị kinh doanh theo phương thức này ít, chỉ trừ những đơn vị hoạt động trong lĩnh vực đặc biệt. - Nhập khẩu ngoài nghị định thư (Nhập khẩu tự cân đối): Là phương thức hoạt 7 SV: Trần Anh Tuấn Lớp: QTKD Quốc tế K45 7 Chuyên đề thực tập ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN động trong đó các doanh nghiệp phải tự cân đối về tài chính và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước. Theo phương thức này, doanh nghiệp hoàn toàn chủ động tổ chức hoạt động nhập khẩu của mình từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng như: Tìm kiếm mặt hàng, tổ chức giao dịch, ký kết và thực hiện hợp đồng trên cơ sở tuân thủ các chính sách kinh tế, pháp luật của Nhà nước. Hiện nay, phương pháp này được áp dụng ở hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu do tính phù hợp của nó trong nền kinh tế thị trường. 1.1.2.2. Hình thức nhập khẩu. Hiện nay, hoạt động nhập khẩu được tiến hành theo các hình thức sau:  Nhập khẩu trực tiếp: Theo hình thức này, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuộc các tỉnh, thành phố có điều kiện thuận lợi về mặt địa lý, khả năng tài chính, có nhiều kinh nghiệm trong buôn bán quốc tế được Nhà nước và Bộ Thương mại cấp giấy phép cho phép trực tiếp giao dịch, ký kết trực tiếp hợp đồng mua và bán với nước ngoài thanh toán bằng ngoại tệ (chủ yếu là ngoại tệ mạnh) trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam.  Nhập khẩu uỷ thác: Là hình thức mà các doanh nghiệp địa phương có ngoại tệ nhưng không có điều kiện và chưa được Nhà nước cho phép nhập khẩu trực tiếp mà phải nhờ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trung ương hoặc địa phương khác nhập khẩu hộ mình. Với hình thức này, doanh nghiệp nhận uỷ thác nhập khẩu là đơn vị được hưởng hoa hồng theo sự thoả thuận giữa hai bên.  Nhập khẩu hỗn hợp: Hình thức này là sự kết hợp của hai hình thức trên, có nghĩa là doanh nghiệp vừa được Nhà nước nhập khẩu trực tiếp vừa nhờ các doanh nghiệp khác nhập khẩu hộ. Cả ba hình thức trên chủ yếu được thực hiện theo hợp đồng kinh tế, ngoài ra còn có thể thực hiện theo Hiệp định. 8 SV: Trần Anh Tuấn Lớp: QTKD Quốc tế K45 8 Chuyên đề thực tập ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN 1.1.3.Lợi nhuận của doanh nghiệp 1.1.3.1 Bản chất lợi nhuận Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên gọi riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh (Theo điều 3 của luật doanh nghiệp được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày12/06/1999 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2000). Doanh nghiệp là nơi trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu xã hội với mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Có thể nói lợi nhuậnmột chỉ tiêu tổng quát nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Từ xưa đến nay, các nhà kinh tế học đặc biệt quan tâm tới kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh là lợi nhuận. Từ đó đã cho ra đời rất nhiều quan điểm khác nhau về lợi nhuận: - Các nhà kinh tế học trước Mark cho rằng: " Cái phần trội lên nằm trong giá bán so với chi phí sản xuất gọi là lợi nhuận " - Karl Mark khi lý luận về giá trị thặng dư của Chủ nghĩa bản đã cho rằng: " Giá trị thặng dư hay phần trội lên nằm trong toàn bộ giá trị của hàng hoá, trong đó lao động thặng dư hay lao động không được trả công của công nhân đã được vật hoá thì tôi gọi là lợi nhuận " - Các nhà kinh tế học hiện đại, mà đại diện là David-Beggs, Samuelson lại cho rằng: " Lợi nhuận là khoản thu nhập dôi ra , bằng tổng số thu về trừ đi tổng số chi ra ". Các khái niệm trên tuy ra đời vào các hoàn cảnh khác nhau song tựu chung lại các nhà kinh tế học đều khẳng định rằng lợi nhuận chính là số thu dôi ra so với chi phí đã bỏ ra. Đó chính là bản chất của lợi nhuận. Hiện nay, từ góc độ của doanh nghiệp có thể thấy rằng lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được doanh thu đó từ các hoạt động của doanh nghiệp. 9 SV: Trần Anh Tuấn Lớp: QTKD Quốc tế K45 9 Chuyên đề thực tập ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN 1.1.3.2. Nội dung lợi nhuận của doanh nghiệp Lợi nhuận của doanh nghiệp được chia thành 3 loại chính - Lợi nhuận hoạt động kinh doanh: Là khoản chênh lệch giữa doanh thu của hoạt động kinh doanh với chi phí của hoạt động kinh doanh bao gồm giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ và thuế phải nộp theo quy định ( trừ thuế thu nhập doanh nghiệp ) - Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: Là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí của hoạt động tài chính. - Lợi nhuận từ hoạt động bất thường: Là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí của hoạt động bất thường. Lợi nhuận giữ vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp vì trong điều kiện hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường, doanh nghiệp có tồn tại và phát triển được hay không thì điều quyết định là doanh nghiệp có tạo ra được lợi nhuận hay không? Vì thế lợi nhuận được coi là đòn bẩy kinh tế quan trọng đồng thời còn là một chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận tác động đến tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp, có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, việc thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận là điều kiện quan trọng đảm bảo cho tình hình tài chính của doanh nghiệp được vững chắc. Đối với doanh nghiệp, thông thường lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh chiếm một tỷ trọng chủ yếu trong tổng lợi nhuận, do dó đây cũng chính là trọng tâm của công tác quản lý lợi nhuận ở doanh nghiệp. Đồng thời doanh nghiệp cũng cần phải khai thác tối đa các khoản lợi nhuận hoạt động tài chính và hoạt động bất thường nhằm làm tăng tổng lợi nhuận của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn . 1.1.3.3. Phương pháp xác định lợi nhuận của doanh nghiệp Thông thường lợi nhuận cuả doanh nghiệp được xác định như sau : = + + Thứ nhất: Lợi nhuận hoạt động kinh doanh được xác định là khoản chênh lệch giữa doanh thu hoạt động kinh doanh và chi phí hoạt động kinh doanh. 10 SV: Trần Anh Tuấn Lớp: QTKD Quốc tế K45 10 [...]... bao gồm ba bộ phận chủ yếu là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận bất thường Trong đó lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chiếm chủ yếu, và là trọng tâm quản lý của doanh nghiệp Bởi lẽ đó, để phấn đấu tăng lợi nhuận, ta cần nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp... -Thứ hai : Lợi nhuận hoạt động tài chính là số chênh lệch giữa thu nhập hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính = - - Thứ ba: Lợi nhuận từ hoạt động bất thường là khoản lợi nhuận không dự tính hoặc những khoản thu mang tính chất không thường xuyên Những khoản lợi nhuận bất thường có thể do chủ quan hoặc khách quan mang lại = - - Sau khi đã xác định được lợi nhuận từ các hoạt động của doanh... và phát triển của công ty Cùng với công cuộc đổi mới cơ cấu nền kinh tế từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước ta đã chủ trương khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh Trong bối cảnh đó, Công ty Hỗ trợ phát triển công nghệ DETECH được thành lập Công ty cổ phần hỗ trợ phát triển công nghệ Detech tiền thân là công ty hỗ trợ phát triển. .. xuất trong và ngoài nước Công ty cổ phần hỗ trợ phát triển công nghệ Detechmột doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau.Với mục đích thông qua các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nhằm góp phần vào tiến trình phát triển kinh tế đất nước đồng thời nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên toàn công ty.Do đó công ty cổ phần hỗ trợ phát triển công nghệ Detech có các nhiệm vụ... ty cổ phần - Căn cứ vào QĐ số 1459/2002/QĐ-KHCNQG ngày 22/10/2002 của giám đốc trung tâm KHTN và CNQG về việc chuyển đổi công ty hỗ trợ phát triển công nghệ thành công ty cổ phần và phát triển công nghệ 23 SV: Trần Anh Tuấn 23 Lớp: QTKD Quốc tế K45 Chuyên đề thực tập ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Công ty cổ phần hỗ trợ phát triển công nghệ detech thuộc loại hình công ty cổ phần hoạt dộng theo luật doanh... lại lợi nhuận cho doanh nghiệp Vấn đề ở chỗ phải quản lý và sử dụng chúng thế nào để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất Xuất phát từ đặc điểm trên, ta đi vào xem xét tình hình sử dụng tài sản và nguồn vốn để hiểu về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần hỗ trợ và phát triển công nghệ Detech 2.2.2.1 Tình hình sử dụng tài sản của công ty Công ty cổ phần hỗ trợ và phát triển công nghệ Detech. .. khẩu có bị hạn chế không, và hạn chế như thế nào để tìm ra những giải pháp kịp thời cho doanh nghiệp 1.1.6 Các biện pháp để gia tăng lợi nhuận của hoạt động nhập khẩu Qua nghiên cứu, xem xét ảnh hưởng của các nhân tố tới lợi nhuận của hoạt động nhập khẩu, ta có các biện pháp gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp như sau: 1.1.6.1.Các biện pháp điều chỉnh tỷ giá a.chính sách chiết khấu Là chính sách của... QUỐC DÂN một hay một nhóm hàng hoá và dịch vụ đặc biệt nào đó đều có ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá hối đoái vì chúng ảnh hưởng đến cầu nhập khẩu vì vậy ảnh hưởng đến cung tiền trong nước trên thị trường ngoại hối CHƯƠNG 2 HỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HỖ TRỢ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ DETECH 2.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần hỗ trợ và phát triển công nghệ Detech. .. nhận được Chính nội dung kinh tế thực tế này sẽ gây nên tác động của thuế nhập khẩu đối với hoạt động trao đổi thương mại quốc tế Công ty phải có cách nhìn nhận, đánh giá một cách cụ thể về mức thuế đánh vào những mặt hàng nhập khẩu của công ty để từ đó tìm ra những giải pháp tối đa hoá lợi nhuận của công ty từ hoạt động nhập khẩu nói riêng và hoạt đọng kinh doanh nói chung Thuế quan có thể tính với nhiều... Chuyên đề thực tập ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN DETECH cũng là nhà phân phối của AZCOZON, hãng chuyên sản xuất các loại thiết bị khử trùng của Mỹ 2.2.Phân tích và đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần hỗ trợ và phát triển công nghệ Detech 2.2.1.Những thuận lợi và khó khăn của công ty cổ phần hỗ trợ và phát triển công nghệ Detech 2.2 1.1Thuận lợi - Công ty có đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, . TỐT NGHIỆP Đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG MỨC LỢI NHUẬN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ DETECH Giáo viên hướng. mạnh dạn chọn đề tài: Một số giải pháp tăng mức lợi nhuận từ hoạt động nhập khẩu tại công ty cổ phần hỗ trợ và phát triển công nghệ Detech làm bài luận

Ngày đăng: 29/03/2013, 16:53

Hình ảnh liên quan

2.2.2. Tình hình sử dụng tài sản và nguồn vốn của công ty - Một số giải pháp tăng mức lợi nhuận từ hoạt động phát triển công nghệ DETECH

2.2.2..

Tình hình sử dụng tài sản và nguồn vốn của công ty Xem tại trang 35 của tài liệu.
( nguồn: bảng cân đối kế toán năm 2006) - Một số giải pháp tăng mức lợi nhuận từ hoạt động phát triển công nghệ DETECH

ngu.

ồn: bảng cân đối kế toán năm 2006) Xem tại trang 36 của tài liệu.
BẢNG 3: KẾT QUẢ SẢN XUẤT- KINH DOANH CỦA CÔNG TY 2005- 2006 - Một số giải pháp tăng mức lợi nhuận từ hoạt động phát triển công nghệ DETECH

BẢNG 3.

KẾT QUẢ SẢN XUẤT- KINH DOANH CỦA CÔNG TY 2005- 2006 Xem tại trang 39 của tài liệu.
BẢNG 3: KẾT QUẢ SẢN XUẤT- KINH DOANH CỦA CÔNG TY 2005- 2006 - Một số giải pháp tăng mức lợi nhuận từ hoạt động phát triển công nghệ DETECH

BẢNG 3.

KẾT QUẢ SẢN XUẤT- KINH DOANH CỦA CÔNG TY 2005- 2006 Xem tại trang 39 của tài liệu.
Bảng 9: Lợi nhuận từ hoạt động nhập khẩu - Một số giải pháp tăng mức lợi nhuận từ hoạt động phát triển công nghệ DETECH

Bảng 9.

Lợi nhuận từ hoạt động nhập khẩu Xem tại trang 55 của tài liệu.
Qua bảng 9 trên ta thấy tình hình thực hiện doanh thu lợi nhuận từ nhập khẩu của công ty qua các năm nhìn chung là chưa tốt, mặc dù kinh doanh có  lãi nhưng tình hình thực hiện doanh thu vẫn có sự thăng trầm, chưa thực hiện  được kế hoạch doanh thu năm sa - Một số giải pháp tăng mức lợi nhuận từ hoạt động phát triển công nghệ DETECH

ua.

bảng 9 trên ta thấy tình hình thực hiện doanh thu lợi nhuận từ nhập khẩu của công ty qua các năm nhìn chung là chưa tốt, mặc dù kinh doanh có lãi nhưng tình hình thực hiện doanh thu vẫn có sự thăng trầm, chưa thực hiện được kế hoạch doanh thu năm sa Xem tại trang 56 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan