đẩy mạnh kinh doanh dịch vụ logistics của công ty TNHH Nhất Phong Vận

72 1.1K 9
đẩy mạnh kinh doanh dịch vụ logistics của công ty TNHH Nhất Phong Vận

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

đẩy mạnh kinh doanh dịch vụ logistics của công ty TNHH Nhất Phong Vận

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: TS ĐỖ QUỐC DŨNG LỜI MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Trong bối cẩnh Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), kinh doanh hàng hoá dịch vụ nói chung và hoạt động giao nhận vận tải quốc tế nói riêng luôn là một mắt xích trong chuỗi liên hoàn của hoạt động xuất nhập khẩu, nó phục vụ cho nhu cầu giao lưu buôn bán giữa các khu vực và giữa các quốc gia trên thế giới. Đây là loại dịch vụ Thương mại không cần đầu tư nhiều vốn nhưng lợi nhuận thu được lại tương đối ổn định, góp phần làm cho nền kinh tế đất nước phát triển nhịp nhàng, cân đối, mở rộng các mối quan hệ về nhiều mặt (chính trị, luật pháp văn hoá – xã hội…) với các quốc gia khác nhau. Có thể nói giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế là nhịp cầu nối giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu, giao nhận vận tải quốc tế là một khâu quan trọng không thể thiếu trong suốt quá trình kinh doanh xuất nhập khẩu và nhất là trong thời đại như hiện nay nhu cầu xuất nhập khẩu là rất lớn. Ngày nay xuất khẩu là hoạt động quan trọng để thúc đẩy quá trình hội nhập - Hội nhập để cùng tồn tại và phát triển. Cùng với xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam đang trong quá trình tham gia sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, chính vì vậy vấn đề xuất khẩu hiện nay rất được nhà nước ta quan tâm, khuyến khích và vai trò của các công ty giao nhận vận tải hàng hóa càng không thể nào thiếu trong vấn đề quyết định sự thành công của việc xuất nhập khẩu hàng hóa quốc tế. Hoạt động giao nhận vận tải tại nước ta trong thời gian gần đây có những bước phát triển vượt bậc. Đó là sự gia tăng về số lượng của các công ty giao nhận, sự cải tiến về chất lượng dịch vụ phần nào đáp ứng được nhu cầu cung ứng dịch vụ Logistics của các nhà sản xuất kinh doanh trong nước. Nước ta với nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên như: hệ thống sông ngòi đa dạng, cảng sông cảng biển nhiều rất thuận lợi cho việc giao nhận hàng hóa đường biển. Tuy nhiên một hạn chế lớn nhất đối với việc giao nhận hàng hóa là SVTH: PHẠM THỊ THÙY UYÊN 1 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: TS ĐỖ QUỐC DŨNG nước ta hầu như là cảng sông, cảng biển nhỏ, chưa thể trở thành cảng biển quốc tế hay trung chuyển hàng hóa quốc tế. Các công ty giao nhận của Việt Nam vẫn chưa có khả năng vận chuyển các đơn hàng lớn mà mới chỉ cung cấp được đơn hàng lẻ. Đồng thời nước ta đã gia nhập vào WTO nên các nhà cạnh tranh nước ngoài đã xâm nhập vào thị trường giao nhận với mức cạnh tranh rất cao trong đó có rất nhiều đại gia có tên tuổi ở nước ngoài: DHL express, FedEx express, TNT Logistics…, các công ty trong nước không còn được nhà nước bảo hộ nên sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Cùng với sự phát triển của giao nhận hàng hóa Thương mại quốc tế, giao nhận vận tải quốc tế ngày càng phát triển, các công ty cạnh tranh gay gắt với nhau. Hiện nay trên toàn lãnh thổ Việt Nam đã có gân 400 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực giao nhận vận tải thuộc đủ các thành phần kinh tế hoạt động rộng khắp trong cả nước, tiêu biểu là Vietrans, Vietfract, Vinalines… và nhiều doanh nghiệp cổ phần hay doanh nghiệp tư nhân khác. Nhưng lĩnh vực hoạt động giao nhận quốc tế là lĩnh vực còn rất mới mẻ đối với nước ta, hơn nữa hoạt động giao nhận quốc tế lại là một công việc hết sức phức tạp, liên quan đến yếu tố nước ngoài như luật pháp- văn hóa của các nước bạn hàng, ngôn ngữ, tập tục, tập quán, các thông lệ quốc tế… Do đó có nhiều vấn đề cần phải làm để không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ lên ngang tầm quốc tế để phục vụ tốt cho công tác xuất nhập khẩu và các hoạt động kinh tế đối ngoại khác. Công ty TNHH Nhất Phong Vận là một trong những doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải hàng hoá quốc tế. Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của công ty còn có nhiều mặt hạn chế ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh. Đứng trước đòi hỏi ngày càng khắc khe của các khách hàng buộc các nhà cung ứng dịch vụ giao nhận trong đó có công ty Nhất Phong Vận buộc phải cải tiến chất lượng dịch vụ nhằm mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh. 2. Mục đích nghiên cứu Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế hiện nay mọi công ty giao nhận của Việt Nam đều cần phải có những chiến lược để nhận biết những cơ hội và nắm bắt các SVTH: PHẠM THỊ THÙY UYÊN 2 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: TS ĐỖ QUỐC DŨNG mặt thuận lợi của cơ hội đó để vạch ra chiến lược hoạt động kinh doanh hiệu quả. Do đó, mục tiêu chính của bài này là: • Tình hình hoạt động của công ty, cũng như quy trình xuất, nhập hàng hóa và khai Hải quan đối với hàng nhập và hàng xuất. • Phân tích hoạt động và quy trình cung ứng dịch vụ xuất nhập hàng tại công ty, tìm ta những khiếm khuyết để có thể cải thiện. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đánh giá lại quy trình cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa và khai Hải quan của công ty để tìm ra thị trường tiềm năng, khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Vì thời gian, năng lực và trình độ có hạn nên em chỉ nghiên cứu dựa trên những tài liệu của công ty, sách và internet. 4. Phương pháp nghiên cứu • Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập số liệu sơ cấp: bằng cách quan sát thực tế, hiện trường. Thu thập số liệu thứ cấp: thu thập từ các báo cáo, tài liệu của tổ chức, các niên giám thống kê, thông tin trên báo chí, internet và các nghiên cứu trước đây. • Phương pháp so sánh, tổng hợp: So sánh một chỉ tiêu với cơ sở (chỉ tiêu gốc) đối với các thông số thị trường, các chỉ tiêu bình quân, các chỉ tiêu có thể so sánh khác. 5. Kết cấu chuyên đề Bài chuyên đề gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về dịch vụ logistics Chương 2: Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh doanh dịch vụ logistics của công ty TNHH Nhất Phong Vận trong những năm qua. SVTH: PHẠM THỊ THÙY UYÊN 3 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: TS ĐỖ QUỐC DŨNG Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh kinh doanh dịch vụ logistics của công ty TNHH Nhất Phong Vận đến năm 2015. Mặc dù đã cố gắng bổ sung, tu chỉnh nhiều lần nhưng chuyên đề này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong Thầy Cô xem xét sửa chữa để bài viết được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cám ơn. Tp Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2010. SVTH: PHẠM THỊ THÙY UYÊN 4 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: TS ĐỖ QUỐC DŨNG CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS 1.1. Khái quát chung về dịch vụ Logistics 1.1.1. Sự ra đời và phát triển của Logistics 1.1.1.1 Khái niệm về Logistics Logistics là một trong những số ít thuật ngữ khó dịch nhất, giống như từ “Marketing”, từ Tiếng Anh sang Tiếng Việt và thậm chí cả những ngôn ngữ khác. Bởi vì bao hàm nghĩa của từ này quá rộng nên không một từ đơn ngữ nào có thể truyền tải được hết ý nghĩa của nó. Một số định nghĩa Logistics là hậu cần, số khác lại định nghĩa là nhà cung ứng các dịch vụ kho bãi và giao nhận hàng hoá… Vậy Logistics Là Gì? Có rất nhiều khái niệm về thuật ngữ này: Logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí và thời gian, vận chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của dây chuyền cung ứng cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế. Trong lĩnh vực sản xuất, Logistics là cung ứng, là chuỗi hoạt động nhằm đảm bảo nguyên nhiên vật liệu, máy móc, thiết bị, các dịch vụ… cho hoạt động của tổ chức/ doanh nghiệp được tiến hành liên tục, nhịp nhàng và có hiệu quả; bên cạnh đó còn tham gia vào quá trình phát triển sản phẩm mới. Dưới góc độ quản trị chuỗi cung ứng, Logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí, lưu trữ và chu chuyển các tài nguyên/ yếu tố đầu vào từ điểm xuất phát đầu tiên là nhà cung cấp, qua nhà sản xuất, người bán buôn, bán lẻ, đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế (Logistics anh Supply Chain Management, tác giả Ma Shuo, 1999). Theo hội đồng Quản trị Logistics của Mỹ (CLM), Logistics là quá trình hoạch định, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu quả chi phí lưu thông, dự trữ nguyên vật liệu, hàng tồn kho trong quá trình sản xuất sản phẩm cùng dòng thông tin tương ứng SVTH: PHẠM THỊ THÙY UYÊN 5 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: TS ĐỖ QUỐC DŨNG từ điểm xuất phát đầu tiên đền điểm tiêu dùng cuối cùng nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Logistics được hiểu là quá trình hoạch định, thực hiện và kiểm soát sự lưu thông và tích trữ một cách hiệu quả tối ưu các loại hàng hoá, nguyên vật liệu, thành phẩm và bán thành phẩm, dịch vụ và thông tin đi kèm từ điểm khởi đầu tới điểm kết thúc nhằm mụch đích tuân theo các yêu cầu của khách hàng. Logistics có thể được định nghĩa là việc quản lý dòng chu chuyển và lưu kho nguyên vật liệu, quá trình sản xuất, thành phẩm và xử lý các thông tin liên quan .từ nơi xuất xứ đến nơi tiêu thụ cuối cùng theo yêu cầu của khách hàng. Hiểu một cách rộng hơn nó còn bao gồm cả việc thu hồi và xử lý rác thải (Nguồn: UNESCAP ) Logistics là quá trình xây dựng kế hoạch, cung cấp và quản lý việc chu chuyển và lưu kho có hiệu quả hàng hoá, dịch vụ và các thông tin liên quan từ nơi xuất xứ đến nơi tiêu thụ vì mục tiêu đáp ứng nhu cầu của khách hàng (World Marintime Unviersity‐ Đại học Hàng Hải Thế Giới, D. Lambert 1998). Một số định nghĩa khác về Logistics cũng khá phổ biến: • Logistics là hệ thống các công việc được thực hiện một cách có kế hoạch nhằm quản lý nguyên vật liệu, dịch vụ, thông tin và dòng chảy của vốn… nó bao gồm cả những hệ thống thông tin ngày một phức tạp, sự truyền thông và hệ thống kiểm soát cần phải có trong môi trường làm việc hiện nay. • Logistics là sự duy trì, phát triển, phân phối/ sắp xếp và thay thế nguồn nhân lực và nguyên vật liệu, thiết bị, máy móc… • Logistics là quy trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát quá trình lưu chuyển và dự trữ hàng hóa, dịch vụ … từ điểm xuất phát đầu tiên đến nơi tiêu thụ cuối cùng sao cho hiệu quả và phù hợp với yêu cầu của khách hàng. • Logistics là khoa học nghiên cứu việc lập kế hoạch, tổ chức và quản lý các hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ. SVTH: PHẠM THỊ THÙY UYÊN 6 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: TS ĐỖ QUỐC DŨNG • Logistics là khoa học nghiên cứu việc lập kế hoạch và thực hiện những lợi ích và công dụng của các nguồn tài nguyên cần thiết nhằm giữ vững hoạt động của toàn bộ hệ thống… 1.1.1.2 Sự hình thành và phát triển Logistics Các nguồn tài nguyên trên trái đất là hữu hạn, nhưng ước muốn của con người lại vô hạn. Chính vì vậy, Logistics đã ra đời để giúp con người sử dụng các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) một cách tối ưu, để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của bản thân và xã hội một cách tốt nhất. Thời kỳ trước đây, do bị ngăn trở bởi khoảng cách địa lý và điều kiện truyền thông chưa cho phép, nên người ta chỉ có thể áp dụng Logistics trong phạm vi hẹp: công ty, ngành, địa phương, quốc gia. Còn giờ đây, nhân loại đang bước vào nền kinh tế tri thức, không bao lâu nữa, mạng điện tử sẽ cho phép con người vượt qua các trở ngại về thời gian và không gian, tạo điều kiện cho Logistics toàn cầu ra đời và phát triển. Trong vài thập niên gần đây Logistics đã phát triển nhanh chóng và mang lại kết quả rất tốt đẹp ở nhiều nước trên thế giới, điển hình như: Hà Lan, Thuỵ Điển, Đan Mạch, Hoa Kỳ… Trong những năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, thuật ngữ Logistics được nhắc đến nhiều ở các nước Đông Á, Đông Nam Á và đặc biệt phát triển ở Singapore; và ở Việt Nam thì thuật ngữ này còn mới mẻ. 1.1.1.3 Nguyên nhân ra đời và phát triển Logistics trong doanh nghiệp Để tìm được vị trí tốt hơn, kinh doanh hiệu quả hơn, các tập đoàn đa quốc gia, các công ty đủ mạnh đã và đang nổ lực tìm kiếm trên toàn cầu nhằm tìm được nguồn nguyên liệu, nhân công, vốn, bí quyết công nghệ, thị trường tiêu thụm môi trường kinh doanh… tốt nhất và thế là logistics toàn cầu hình thành và phát triển. Trước đây, để đi từ cơ sở của người sản xuất đến tay người tiêu dùng (đặc biệt trong giao nhận hàng từ nước này tới nước khác) hàng hóa thường phải qua tay nhiều người vận tải và nhiều phương thức vận tải khác nhau, phải chịu nhiều rủi ro mất SVTH: PHẠM THỊ THÙY UYÊN 7 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: TS ĐỖ QUỐC DŨNG mát, người gửi hàng phải ký nhiều hợp đồng vận tải riêng biệt với từng người vận tải, theo đó trách nhiệm với mỗi người vẫn tải chỉ giới hạn trong chặng đường hay dịch vụ do người đó đảm nhận mà thôi. Từ đó, container hóa đã ra đời, là tiền đề cho sự phát triển vận tải đa phương thức. Theo phương thức này, người gửi hàng chỉ cần ký hợp đồng vận tải với một người, người này sẽ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện toàn bộ vận chuyển hàng hóa bằng một hợp đồng duy nhất mặc dù đó không phải là người vận chuyển thực sự. Trong doanh nghiệp thì Logistics là làm tối ưu hóa quá trình về vị trí và thời gian, lưu chuyển và lưu trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu của quá trình cung ứng cho đến tay người tiêu dùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế. 1.1.2. Đặc điểm,vai trò và tác dụng của Logistics 1.1.2.1 Đặc điểm của Logistics Thực ra Logistics được áp dụng rất rộng rãi trong nhiều ngành không chỉ trong Quân sự từ rất lâu, được hiểu là hậu cần, mà nó còn áp dụng trong sản xuất tiêu thụ, giao thông vận tải… Vì vậy trên cơ sở Logistics tổng thể (Global Logistic) người ta chia hoạt động logistics thành Supply Chain Managment LogisticsLogistics quản lý chuỗi cung ứng; Transportation Management LogisticsLogistics quản lý vận chuyển hàng hóa; Warhousing/ Inventery Management LogisticsLogistics về quản lý lưu kho, kiểm kê hàng hoá, kho bãi. Như vậy quản lý Logistics là sự điều chỉnh cả một tập hợp các hopạt động của nhiều ngành cùng một lúc và chỉ khi nào người làm giao nhận có khả năng làm tất cả các công việc liên quan đến cung ứng, vận chuyển, theo dõi sản xuất, kho bãi, thủ tục hải quan, phân phối….mới được công nhận là nhà cung cấp dịch vụ logistics. Xét về điều kiện này thì hầu như chưa có công ty Việt Nam nào có thể làm được, chỉ một số rất it các công ty nước ngoài và cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay như: DHL Danzas, TNT Logistics… SVTH: PHẠM THỊ THÙY UYÊN 8 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: TS ĐỖ QUỐC DŨNG Vì lĩnh vực Logistics rất đa dạng, bao gồm nhiều quy trình và công đoạn khác nhau nên hiện nay người ta chia thành 4 phương thức khai thác hoạt động Logistic như sau: • Logistics tự cung cấp: Các công ty tư thực hiện các hoạt động logistics của mình. Công ty sở hữu các phương tiện vận tải, nhà xưởng, thiết bị xếp dỡ và các nguồn lực khác bao gồm cả con người để thực hiện các hoạt động logistics. Đây là những tập đoàn Logistics lớn trên thế giới với mạng lưới logistics toàn cầu, có phương cách hoạt động phù hợp với từng địa phương. • Second Party Logistics (2PL) Là việc quản lý các hoạt động logistics truyền thống như vận tải hay kho vận. Công ty không sở hữu hoặc có đủ phương tiện và cơ sở hạ tầng thì có thể thuê ngoài các dịch vụ cung cấp logistics nhằm cung cấp phương tiện thiết bị hay dịch vụ cơ bản. Lý do của phương thức này là để cắt giảm chi phí hoặc vốn đầu tư. • Third Party Logistics (TPL) hay Logistics theo hợp đồng. Phương thức này có ý nghĩa là sử dụng các công ty bên ngoài để thực hiện các hoạt động Logistics, có thể là toàn bộ quá trình quản lý Logistics hoặc một số hoạt động có chọn lọc. Cách giải thích khác của TPL là các hoạt động do một công ty cung cấp dịch vụ Logistics thực hiện trên danh nghĩa khách hàng của họ, tối thiểu bao gồm việc quản lý và thực hiện hoạt động vận tải và kho vận ít nhất một năm có hoặc không có hợp đồng hợp tác. Đây được coi là một liên minh chặt chẽ giữa một công ty và nhà cung cấp dịch vụ Logistics, nó không chỉ nhằm thực hiện các hoạt động Logistics mà còn chia sẻ thông tin, rủi ro và các lợi ích theo hợp đồng dài hạn. • Fourth Party Logistics (FPL) hay Logistics chuỗi phân phối SVTH: PHẠM THỊ THÙY UYÊN 9 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: TS ĐỖ QUỐC DŨNG FPL là một khái name phát triển trên nền tảng của TPL nhằm tạo ra sự đáp ứng dịch vụ, hướng về khách hàng và linh hoạt hơn. FPL quản lý và thực hiện các hoạt động Logistics phức hợp như quản lý nguồn lực, trung tâm điều phối kiểm soát và các chức năng kiến trúc và tích hợp các hoạt động Logistics. FPL bao gồm lĩnh vực rộng hơn gồm cả các hoạt động của TPL, các dịch vụ công nghệ thông tin, và các quản lý tiến trình kinh doanh. FPL được xem là một điểm liên lạc duy nhất, nơi thực hiện việc quản lý, tổng hợp các nguồn lực và giám sát các chức năng TPL trong suốt chuỗi phân phối nhằm vươn tới thị trường toàn cầu, lợi thế chiến lược và mối quan hệ bền lâu. 1.1.2.2 Vai trò của Logistics • Vai trò của logistics đối với nền kinh tế Logistics là một chuỗi các hoạt động liên tục, có liên hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Ở góc độ tổng thể ta thấy logistics gần như là mối liên kết kinh tế xuyên suốt gần như toàn bộ quá trình sản xuất, lưu thông và phân phối hàng hóa. Mỗi hoạt động trong chuỗi đều có một vị trí và chiếm một khoản chi phí nhất định. SVTH: PHẠM THỊ THÙY UYÊN 10 Hình 1.1: Mô hình và đường nối điểm nút [...]... PHÁT TRIỂN KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA CÔNG TY TNHH NPV TRONG NHỮNG NĂM QUA SVTH: PHẠM THỊ THÙY UYÊN 33 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: TS ĐỖ QUỐC DŨNG 2.1 Tổng quan về công ty TNHH Nhất Phong Vận 2.1.1 Vấn đề pháp lý của đơn vị - Tên công ty viết bằng tiếng Việt: Công ty TNHH Nhất Phong Vận - Tên công ty viết bằng tiếng Anh: NPV express company limited - Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH 2 thành... Huỳnh Duy Linh 80% 2 Thạnh Lê Thị Mai Hồng 150/23 Trần Tuấn Khải, P5, Q5 20% Nguồn: Giấy đăng ký kinh doanh của công ty TNHH Nhất Phong Vận 2.1.3 Chức năng nhiệm vụ và mục tiêu của công ty • Chức năng hoạt động của công ty: Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty TNHH Nhất Phong Vận được quyền kinh doanh mua bán vải sợi, hàng dệt may, nguyên phụ liệu ngành dệt may, hoa, cây kiểng, trang trí sân... nhà, dịch vụ nhà đất, mua bán máy móc, thiết bị ngành công – nông – ngư cơ Kinh doanh vận tải hàng bằng ôtô, cho thuê phương tiện vận tải đường bộ, mua bán máy móc thiết bị ngành dầu khí, dịch vụ khai thuê hải quan Tuy nhiên, lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty vẫndịch vụ giao nhận hàng hóa và khai thuê hải quan Đối với mảng hoạt động giao nhận, hiện nay công ty đang là đại lý của chi nhánh công. .. lực giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực giao nhận vận tải đã thành lập công ty TNHH Nhất Phong Vận vào năm 2004 Công ty hoạt động theo chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 4102026141 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tp HCM cấp ngày 12 tháng 11 năm 2004 Địa chỉ trụ sở chính tại: 55/1A Trường Sơn, Phường 2, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh Tuy nhiên để thuận tiện cho công tác dịch vụ khách hàng, công ty đã mở thêm... từ… - Logo công ty: SVTH: PHẠM THỊ THÙY UYÊN 34 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: TS ĐỖ QUỐC DŨNG Hình 2.1: Logo công ty Nhất Phong Vận 2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển công ty TNHH Nhất Phong Vận Hòa nhập cùng xu hướng toàn cầu hóa của thế giới, Việt Nam đã từng bước gia nhập các tổ chức quốc tế Việc mở cửa nền kinh tế, tham gia các sân chơi quốc tế đã góp phần tạo nên những bước tiến rực rỡ của Việt... qua Sự tăng trưởng sôi động của thị trường hàng hóa xuất nhập khẩu cũng chính là yếu tố tạo nên sự náo nhiệt cho các khu vực cảng biển, cảng hàng không và kéo theo sự phát triển của lĩnh vực giao nhận, vận tải… Công ty TNHH Nhất Phong Vận ra đời từ đó Xuất phát từ công ty chuyên về dịch vụ chuyển phát chứng từ trong và ngoài nước, đồng thời nắm bắt được xu hướng phát triển của thị trường xuất nhập khẩu,... NGHIỆP GVHD: TS ĐỖ QUỐC DŨNG 1.1.3 Các loại dịch vụ logistics 1.1.3.1 Dịch vụ vận tải Vận tải là hoạt động kinh tế có mục đích của con người nhằm hoán chuyển vị trí của hàng hoá và bản thân con người từ nơi này đấn nơi khác bằng các phương tiện vận tải Trong nền kinh tế thì vận tải là ngành sản xuất vật chất đặc biệt, với các đặc điểm sau: - Quá trình sản xuất trong vận tải là quá trình tác động về mặt không... thời yêu cầu của khách hàng ở chi phí tối ưu nhất 1.2.6 Thực trạng nguồn nhân lực phục vụ Logistics Ngành dịch vụ logistics (giao nhận - kho vận) tại Việt Nam thời gian gần đây đã phát triển khá nhanh về tốc độ và số lượng Theo thống kê sơ bộ, hiện nay trên địa bàn Tp.HCM có khoảng 600 - 700 doanh nghiệp hoạt động dịch vụ logistics trong tổng số khoảng 800 - 900 trên cả nước Theo ước tính của Sở Kế hoạch... nhận, hiện nay công ty đang là đại lý của chi nhánh công ty giao nhận quốc tế Mỹ - DHL Logistics, chi nhánh công ty giao nhận quốc tế Úc – TNT Logisticscông ty giao nhận của Nhật – Hubnet Express Bên cạnh đó công ty cũng là thành viên của mạng lưới giao nhận quốc tế chuyên nghiệp APLN – Advance Professional Logistics network và hiệp hội giao nhận vận tải Mỹ MCCA – Messenger Courier Association of America... dịch vụ logisitics cho mình Ví dụ: Bản thân các công ty như APL Logisitics, Maersk Logisitics được Nike chọn là nhà cung cấp dịch vụ cho mình là họ có thể cung cấp cho Nike công cụ visibility – trong bất kỳ thời điểm nào, tại bất kỳ nơi nào nhân viên của Nike cũng có thể nắm bắt và có thể kéo ra bất kỳ các loại báo cáo liên quan đến các đơn hàng của mình đã, đang và sẽ được thực hiện bởi các công ty . đề cơ bản về dịch vụ logistics Chương 2: Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh doanh dịch vụ logistics của công ty TNHH Nhất Phong Vận trong những. ĐỖ QUỐC DŨNG Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh kinh doanh dịch vụ logistics của công ty TNHH Nhất Phong Vận đến năm 2015. Mặc dù đã cố gắng bổ sung,

Ngày đăng: 29/03/2013, 16:36

Hình ảnh liên quan

Hình 1.1: Mô hình và đường nối điểm nút - đẩy mạnh kinh doanh dịch vụ logistics của công ty TNHH Nhất Phong Vận

Hình 1.1.

Mô hình và đường nối điểm nút Xem tại trang 10 của tài liệu.
Hình 1.2: Các thành phần quản trị và hoạt động Logistics cơ bản - đẩy mạnh kinh doanh dịch vụ logistics của công ty TNHH Nhất Phong Vận

Hình 1.2.

Các thành phần quản trị và hoạt động Logistics cơ bản Xem tại trang 11 của tài liệu.
Hình 1.3: Sơ đồ cân đối chi phí trong marketing và logistics - đẩy mạnh kinh doanh dịch vụ logistics của công ty TNHH Nhất Phong Vận

Hình 1.3.

Sơ đồ cân đối chi phí trong marketing và logistics Xem tại trang 13 của tài liệu.
- Sản phẩm vận tải là vô hình: nó không có hình dạng, kích thước cụ thể, không tồn tại độc lập ngoài quá trình sản xuất mà nó được hình thành và tiêu thụ  ngay trong quá trình sản xuất - đẩy mạnh kinh doanh dịch vụ logistics của công ty TNHH Nhất Phong Vận

n.

phẩm vận tải là vô hình: nó không có hình dạng, kích thước cụ thể, không tồn tại độc lập ngoài quá trình sản xuất mà nó được hình thành và tiêu thụ ngay trong quá trình sản xuất Xem tại trang 14 của tài liệu.
- Khả năng vận chuyển nhiều loại hàng khác nhau hơn so với các loại hình khác - Số lượng nhà cung cấp dịch vụ này là không nhiều. - đẩy mạnh kinh doanh dịch vụ logistics của công ty TNHH Nhất Phong Vận

h.

ả năng vận chuyển nhiều loại hàng khác nhau hơn so với các loại hình khác - Số lượng nhà cung cấp dịch vụ này là không nhiều Xem tại trang 16 của tài liệu.
Hình 1.5: vị trí địa lý thành phố Hồ Chí Minh - đẩy mạnh kinh doanh dịch vụ logistics của công ty TNHH Nhất Phong Vận

Hình 1.5.

vị trí địa lý thành phố Hồ Chí Minh Xem tại trang 19 của tài liệu.
Ở bảng trên ta có thể thấy có ít nhất 3 kế hoạch sản xuất có thể đáp ứng được nhu cầu về sản phẩm ở bảng 1.2 - đẩy mạnh kinh doanh dịch vụ logistics của công ty TNHH Nhất Phong Vận

b.

ảng trên ta có thể thấy có ít nhất 3 kế hoạch sản xuất có thể đáp ứng được nhu cầu về sản phẩm ở bảng 1.2 Xem tại trang 27 của tài liệu.
Hình 1.6: Tập hợp hàng để vận chuyển Hình 1.7: Cung cấp và trộn hàng hóa - Tập hợp hàng hóa để vận chuyển. - đẩy mạnh kinh doanh dịch vụ logistics của công ty TNHH Nhất Phong Vận

Hình 1.6.

Tập hợp hàng để vận chuyển Hình 1.7: Cung cấp và trộn hàng hóa - Tập hợp hàng hóa để vận chuyển Xem tại trang 29 của tài liệu.
Các hoạt động trong kho hàng được mô tả và sắp xếp như trong hình dưới đây: - đẩy mạnh kinh doanh dịch vụ logistics của công ty TNHH Nhất Phong Vận

c.

hoạt động trong kho hàng được mô tả và sắp xếp như trong hình dưới đây: Xem tại trang 30 của tài liệu.
Hình 1.9: Kết cấu của hệ thống kho - đẩy mạnh kinh doanh dịch vụ logistics của công ty TNHH Nhất Phong Vận

Hình 1.9.

Kết cấu của hệ thống kho Xem tại trang 31 của tài liệu.
• Hình 2.2: Bộ máy tổ chức: - đẩy mạnh kinh doanh dịch vụ logistics của công ty TNHH Nhất Phong Vận

Hình 2.2.

Bộ máy tổ chức: Xem tại trang 38 của tài liệu.
Bảng 2.1: Phân tích biến động theo thời gian của các chỉ tiêu trên báo cáo KQHĐKD - đẩy mạnh kinh doanh dịch vụ logistics của công ty TNHH Nhất Phong Vận

Bảng 2.1.

Phân tích biến động theo thời gian của các chỉ tiêu trên báo cáo KQHĐKD Xem tại trang 46 của tài liệu.
Bảng 2.2: Phân tích kết cấu và biến động kết cấu của các chỉ tiêu trên báo cáo KQHĐKD - đẩy mạnh kinh doanh dịch vụ logistics của công ty TNHH Nhất Phong Vận

Bảng 2.2.

Phân tích kết cấu và biến động kết cấu của các chỉ tiêu trên báo cáo KQHĐKD Xem tại trang 48 của tài liệu.
Căn cứ trên các giá trị tính được trên bảng 1.3, ta thấy trong 100 đồng doanh thu thuần năm 2008 có 88 đồng giá vốn bán hàng và 11 đồng lãi gộp về hàng bán và  cung cấp dịch vụ, và lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là 1 triệu đồng - đẩy mạnh kinh doanh dịch vụ logistics của công ty TNHH Nhất Phong Vận

n.

cứ trên các giá trị tính được trên bảng 1.3, ta thấy trong 100 đồng doanh thu thuần năm 2008 có 88 đồng giá vốn bán hàng và 11 đồng lãi gộp về hàng bán và cung cấp dịch vụ, và lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là 1 triệu đồng Xem tại trang 49 của tài liệu.
Hình 2.1: Vị trí Công ty TNHH Nhất Phong Vận - đẩy mạnh kinh doanh dịch vụ logistics của công ty TNHH Nhất Phong Vận

Hình 2.1.

Vị trí Công ty TNHH Nhất Phong Vận Xem tại trang 51 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan