Cảm thức thời gian trong thơ Xuân Diệu

27 5.2K 18
Cảm thức thời gian trong thơ Xuân Diệu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề Thơ Mới Cảm thức thời gian trong thơ Xuân Diệu MỞ ĐẦU Lí do chọn đề tài: Chủ nghĩa lãng mạn, ra đời từ cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, ban đầu là chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực và sau đó là chủ nghĩa lãng mạn tích cực, đã có ảnh hưởng rất to lớn đối với các nhà văn hiện thực khi đó và cả sau này nữa. Một trong những thành tựu của chủ nghĩa lãng mạn hính là thơ ca trữ tình. Georges Duhamel nhận xét: Phát xuất từ tâm hồn cá nhân, thơ trữ tình tỏa ra khắp thế giới và làm nó thay hình đổi dạng. Trữ tình không chỉ là đặc tính của một loại thơ, đối với tính nhạy cảm của con người hiện đại, nó là thực chất, là điều kiện cần và đủ của thơ ca.” Thi đàn thơ Việt Nam giai đoạn từ đầu thế kỉ X đến Cách mạng Tháng Tám 1945 một giai đoạn đánh dấu quá trình lột xác chuyển mình của thơ ca dân tộc trên con đừờng hiện đại hóa, đã lĩnh hội và tiếp thu một cách xuất sắc thể loại này với “Thơ Mới”. Trong vòng chưa đầy nửa thế kỉ, chưa bao giờ người ta chứng kiến một bước chuyển mình nhanh và mau lẹ tới vậy trong suốt lịch sử quá trình phát triển của văn học dân tộc. Tiếp xúc với làn gió Tây phương mới mẻ lạ kì, “người thanh niên Việt Nam được dịp ngó trời cao đất rộng, nhưng cũng nhân đó mà cảm thấy cái thê lương của vũ trụ, cái bi đát của kiếp người”, mang tới một cơn ba đào khuấy đảo cả thi đàn Việt Nam lúc bấy giờ với “những khuôn khổ nghìn năm không di dịch” một nền thơ đã có sự đổi mới về thi hứng lẫn thi pháp – Thơ Mới. Đây chính là lúc Chủ nghĩa lãng mạng, với việc đề cao chủ nghĩa cá nhân thực sự có những thành tựu rực rỡ. Lần đầu tiên, những ý thức cá nhân, những quan điểm, những khuynh hướng thảm mỹ, xúc cảm, con mắt cá nhân được đề cao và được xem như đích đến thiết yếu của văn chương. Thơ Mới trở thành một hiện tượng văn học có tính lịch sử, một cuộc vận động đổi mới về văn chương có phần lý thuyết và thực hành, có người khởi xướng về quan niệm và có nhà thơ sáng tác đi đến khẳng định thành tựu với những tác phẩm có giá trị trong một giai đoạn lịch sử văn học nhất định. Một trong những đóng góp to lớn của Thơ Mới chính là sự phát triển ý thức về “cái tôi” cá nhân: “Sự xuất hiện ý thức về cái tôi cá nhân là một bước tiến quan trọng trong hành trình tư tưởng và nghệ thuật của nhân loại. Bởi vì sáng tạo nghệ thuật mang tính đặc thù, đó là sự sáng tạo của một cá nhân... Cho nên sự giải phóng bản ngã, giải phóng cái tôi của chủ thể sáng tạo sẽ phát huy khả năng sáng tạo của nghệ sĩ, làm xuất hiện nhiều phong cách cá nhân” Và giữa lúc hoang mang trong những niềm đam mê không được thỏa mãn, sự luyến tiếc não nùng, sự thức giấc, bừng tỉnh ngộ, quay cuồng trong nỗi buồn, nỗi bất hạnh, cái chết, và cả sự tự do… ta chợt thấy “một nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này” hồn thơ Xuân Diệu một trong các hiện tượng của dân tộc. Chàng thi sĩ Xuân Diệu với những tư tưởng mới mẻ đại diện cho thế hệ trẻ cấp tiến bấy giờ đã góp vào văn mạch dân tộc một “cái tôi” dám yêu và sống hết mình, dám tỏ bày những quan điểm, suy nghĩ và tình cảm của con tim, và khao khát giải phóng từ bỏ những quan niệm cố hữu lạc hậu của một nền Văn học đã qua nay chỉ còn vang bóng. Xuân Diệu là nhà thơ đầu tiên của Việt Nam đã áp dụng thuyết hiện sinh vào thi ca xuất hiện và đã chiếm hẳn dịa vị độc tôn trên thi đàn. Tiếng thơ của Xuân Diệu như luồng gió mát thổi tâm hồn trẻ, gạt bỏ những giấc mộng sầu man mác của Lưu Trọng Lư, hoài bão mơ hồ trong thơ Thế Lữ, Xuân Diệu thẳng thắn, dứt khoát và say sưa phát biểu những ham muốn riêng tư, những khao khát trần thế của mình. Với tiếng thơ của một con người trẻ tuổi và trẻ lòng lúc bấy giờ, Xuân Diệu bồng bột biết bao trước cuộc sống, trao cả lòng mình hồn mình cho nàng tiên của sự sống, yêu đến say đắm, thiết tha đến vội vàng, và khát khao đến cuồng si, mãnh liệt. Và bởi thế, hơn ai hết, Xuân Diệu nhận thức rõ nét đế đớn đau, khắc nghiệt giá trị của thời gian, của thời khắc tuổi trẻ. Đỗ Lai Thúy cũng đã từng khẳng định, chỉ với “con – mắt – thời – gian” của Xuân Diệu, thời gian mới trở thành một nỗi ám ảnh.

2014-2015 Họ và tên: Hoàng Mai Phương Lớp: 11 Văn 2 Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong 2014-2015 Chuyên đề Thơ Mới Cảm thức thời gian trong thơ Xuân Diệu MỞ ĐẦU Lí do chọn đề tài: Chủ nghĩa lãng mạn, ra đời từ cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, ban đầu là chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực và sau đó là chủ nghĩa lãng mạn tích cực, đã có ảnh hưởng rất to lớn đối với các nhà văn hiện thực khi đó và cả sau này nữa. Một trong những thành tựu của chủ nghĩa lãng mạn hính là thơ ca trữ tình. Georges Duhamel nhận xét: "Phát xuất từ tâm hồn cá nhân, thơ trữ tình tỏa ra khắp thế giới và làm nó thay hình đổi dạng. Trữ tình không chỉ là đặc tính của một loại thơ, đối với tính nhạy cảm của con người hiện đại, nó là thực chất, là điều kiện cần và đủ của thơ ca.” Thi đàn thơ Việt Nam giai đoạn từ đầu thế kỉ X đến Cách mạng Tháng Tám 1945 - một giai đoạn đánh dấu quá trình lột xác chuyển mình của thơ ca dân tộc trên con đừờng hiện đại hóa, đã lĩnh hội và tiếp thu một cách xuất sắc thể loại này với “Thơ Mới”. Trong vòng chưa đầy nửa thế kỉ, chưa bao giờ người ta chứng kiến một bước chuyển mình nhanh và mau lẹ tới vậy trong suốt lịch sử quá trình phát triển của văn học dân tộc. Tiếp xúc với làn gió Tây phương mới mẻ lạ kì, “người thanh niên Việt Nam được dịp ngó trời cao đất rộng, nhưng cũng nhân đó mà cảm thấy cái thê lương của vũ trụ, cái bi đát của kiếp người”, mang tới một cơn ba đào khuấy đảo cả thi đàn Việt Nam lúc bấy giờ với “những khuôn khổ nghìn năm không di dịch” một nền thơ đã có sự đổi mới về thi hứng lẫn thi pháp – Thơ Mới. Đây chính là lúc Chủ nghĩa lãng mạng, với việc đề cao chủ nghĩa cá nhân thực sự có những thành tựu rực rỡ. Lần Hoàng Mai Phương - Lớp 11V2 1 2014-2015 đầu tiên, những ý thức cá nhân, những quan điểm, những khuynh hướng thảm mỹ, xúc cảm, con mắt cá nhân được đề cao và được xem như đích đến thiết yếu của văn chương. Thơ Mới trở thành một hiện tượng văn học có tính lịch sử, một cuộc vận động đổi mới về văn chương có phần lý thuyết và thực hành, có người khởi xướng về quan niệm và có nhà thơ sáng tác đi đến khẳng định thành tựu với những tác phẩm có giá trị trong một giai đoạn lịch sử văn học nhất định. Một trong những đóng góp to lớn của Thơ Mới chính là sự phát triển ý thức về “cái tôi” cá nhân: “Sự xuất hiện ý thức về cái tôi cá nhân là một bước tiến quan trọng trong hành trình tư tưởng và nghệ thuật của nhân loại. Bởi vì sáng tạo nghệ thuật mang tính đặc thù, đó là sự sáng tạo của một cá nhân Cho nên sự giải phóng bản ngã, giải phóng cái tôi của chủ thể sáng tạo sẽ phát huy khả năng sáng tạo của nghệ sĩ, làm xuất hiện nhiều phong cách cá nhân” Và giữa lúc hoang mang trong những niềm đam mê không được thỏa mãn, sự luyến tiếc não nùng, sự thức giấc, bừng tỉnh ngộ, quay cuồng trong nỗi buồn, nỗi bất hạnh, cái chết, và cả sự tự do… ta chợt thấy “một nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này” - hồn thơ Xuân Diệu - một trong các hiện tượng của dân tộc. Chàng thi sĩ Xuân Diệu - với những tư tưởng mới mẻ đại diện cho thế hệ trẻ cấp tiến bấy giờ - đã góp vào văn mạch dân tộc một “cái tôi” dám yêu và sống hết mình, dám tỏ bày những quan điểm, suy nghĩ và tình cảm của con tim, và khao khát giải phóng từ bỏ những quan niệm cố hữu lạc hậu của một nền Văn học đã qua nay chỉ còn vang bóng. Xuân Diệu là nhà thơ đầu tiên của Việt Nam đã áp dụng thuyết hiện sinh vào thi ca - xuất hiện và đã chiếm hẳn dịa vị độc tôn trên thi đàn. Tiếng thơ của Xuân Diệu như luồng gió mát thổi tâm hồn trẻ, gạt bỏ những giấc mộng sầu man mác của Lưu Trọng Lư, hoài bão mơ hồ trong thơ Thế Lữ, Xuân Diệu thẳng thắn, dứt khoát và say sưa phát biểu những ham muốn riêng tư, những khao khát trần thế của mình. Với tiếng thơ của một con người trẻ tuổi và trẻ lòng lúc bấy giờ, Xuân Diệu bồng bột biết bao trước cuộc sống, trao cả lòng mình hồn mình cho nàng tiên của sự sống, yêu đến say đắm, thiết tha đến vội vàng, và khát khao đến cuồng si, mãnh liệt. Và bởi thế, hơn ai hết, Xuân Diệu nhận thức rõ nét đế đớn đau, khắc nghiệt giá trị của thời gian, của thời khắc tuổi trẻ. Đỗ Lai Thúy cũng đã từng khẳng định, chỉ với “con – mắt – thời – gian” của Xuân Diệu, thời gian mới trở thành một nỗi ám ảnh. Lịch sử vấn đề: Hoàng Mai Phương - Lớp 11V2 2 2014-2015 Nhắc tới Xuân Diệu, bên cạnh nhớ tới một nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh) hay “người mang đến cho thơ mới nhiều cái mới nhất” (Vũ Ngọc Phan), ta vẫn thường nói đến cái nồng nàn, tha thiết trong cảm xúc thơ – điều đã ảnh hưởng trực tiếp đến lối nghĩ, lối cảm của ông trước những nguồn cảm hứng thi ca. Và thời gian cũng là một trong những nguồn cảm hứng chịu ảnh hưởng từ cảm quan ấy của Xuân Diệu. Bàn về cái nhìn của Xuân Diệu về thời gian và yếu tố thời gian hiện lên trong thơ Xuân Diệu không phải là một đề tài xa lạ. Chu Văn Sơn trong “Phân tích bình giảng tác phẩm Văn học 11 Nâng Cao” cũng đã nêu lên được cảm thức thời gian của Xuân Diệu qua tác phẩm “Vội vàng”. Tuy nhiên, cảm thức ấy chỉ được nhìn nhận, gói gọn trong một tác phẩm, chưa mang tính khái quát cao và tạo được tính thuyết phục. Tương tự, bài viết “Cảm thức thời gian và lòng yêu đời, ham sống trong thơ Xuân Diệu” đã đề cập tới khát vọng làm chủ thời gian trong thơ ông, nhưng mới chỉ xét trong phạm vi ba bài thơ “Thơ duyên”, “Vội vàng” và “Đây mùa thu tới”. Đầy đủ hơn cả có lẽ là Đỗ Lai Thúy với bài viết “Xuân Diệu, nỗi ám ảnh thời gian”, với một hệ thống luận điểm chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục và dẫn chứng phong phú. Qua đó, có thể thấy được, Xuân Diệu và cảm thức thời gian trong thơ ông thực sự là một mảnh đề tài hấp dẫn, thú vị, khơi gợi nhiều hứng thú cho người đọc. Mục đích nghiên cứu: Bài viết này sẽ tổng hợp đầy đủ, trọn vẹn những cảm thức về thời gian trong thơ Xuân Diệu qua việc đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu những tác phẩm đặc sắc của ông. Qua đó làm rõ được một cách có hệ thống phong cách nghệ thuật, quan điểm, tư tưởng cũng như tài năng và những đóng góp to lớn của Xuân Diệu đối với thơ ca Việt Nam nói riêng và Văn học nước nhà nói chung. NỘI DUNG 1. Những khái niệm – lý thuyết chung về thời gian: Hoàng Mai Phương - Lớp 11V2 3 2014-2015 Một số từ điển định nghĩa rằng, “thời gian” là một hình thức tồn tại cơ bản của vật chất diễn biến một chiều theo ba trạng thái là quá khứ, hiện tại và tương lai. Với các nhà Vật lý, thời gian là thứ mà có thể đo được chính xác bằng một chiếc đồng hồ. Các nhà Toán học lại quan niệm thời gian một chiều được xem là liên tục, nhưng có thể chia thành các “thời khắc” giống như từng tấm ảnh của một cuộn phim. Có thể thấy, một khái niệm chính xác về thời gian là một thách thức lớn đối với mọi lĩnh vực. Chỉ dựa vào những khái niệm trên, ta đã có thể hiểu được rằng “thời gian” là một khái niệm rất khó định nghĩa, khó hiểu, khó hình dung, và với mỗi cá thể, mỗi cách nhìn khác nhau, cảm thức về “thời gian” lại được thể hiện theo một cách khác nhau. Với Newton, “Thời gian là độc nhất, tuyệt đối và có giá trị phổ quát khắp mọi nơi.” Còn Einstein lại cho rằng: “Thời gian trôi đi chỉ là ảo ảnh mọi khác biệt giữa quá khứ, hiện tại; tương lai chỉ là những ảo ảnh dai dẳng.” Theo giáo sư Trịnh Xuân Thuận – một nhà vật lý thiên văn học nổi tiếng người Việt quốc tịch Mỹ đã nói rằng: “các vấn đề về thới gian và phương hướng vận động của nó còn lâu mới được giải quyết và còn bị bao bọc trong môt màn sương mù dày đặc” và phân loại thời gian thành hai loại: thời gian vật lý - thời gian khách quan, và thời gian tâm lý - thời gian chủ quan, phụ thuộc vào ý thức con người. Phương Đông ta, triết lý nhà Phật quan niệm thời gian không phải một thực tại cứu kính, nó không tồn tại tách biệt hiện tượng và người quan sát. Như trong một bài viết, Minh Chi đã nói đến một ý nghĩa khác : “thời gian chỉ là một điều kiện chủ quan của nhận thức trực cảm của chúng ta, nó không tồn tại ở ngoài chủ thể.” Ý nghĩa này về thời gian, đặt trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, đã được thể hiện rõ nét hơn cả. Văn chương nói riêng và thơ ca nói chung, suy cho cùng đều xuất phát từ tiếng lòng, cảm xúc, tình cảm của con người. Mà qua lăng kính tâm hồn, bất cứ khái niệm, thực thể, hiện tượng nào đều không bị bó buộc, vạn vật đều có thể biến tính, biến hình và được cảm thức theo những cách khác nhau. Thời gian cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Thời gian qua ngòi bút nhà văn hoàn toàn có thể phá bỏ quy luật vận động vốn dĩ của nó, đảo lộn trình tự hoặc bỏ qua một hoặc hai ba chiều vận động vốn có của nó. Đó là cách một nhà văn làm ngưng đọng một khoảnh khắc, kéo dài và nới rộng nó ra; cũng như nén lại, co vào một khoảng thời gian một trăm năm đến một thế kỉ. Với thơ ca – nơi người nghệ sĩ gửi gắm vào đó tất cả tình cảm, cảm xúc của mình với khát vọng tạo dựng một thế giớ ichủ quan đầy hình ảnh, thì cảm thức về thời gian gắn liền với cảm thụ của nhà thơ trước cuộc đời cũng như ý nghĩa chung về cuộc sống nhân sinh. Niềm rung động của nhà thơ với đời càng dạt dào, nỗi lòng với cõi đời càng thiết tha bao nhiêu, thì những Hoàng Mai Phương - Lớp 11V2 4 2014-2015 cảm thức trước mỗi khoảnh khắc lại càng trở nên tinh tế, mãnh liệt và linh diệu bấy nhiêu. 2. Những quan điểm về thời gian trước Xuân Diệu: “Con người là một sinh vật duy nhất biết mình phải chết”. Lời nói đó của một triết gia phản ánh nỗi ám ảnh, day dứt của con người về sự sống và cái chết, cũng là những ám ảnh, day dứt về thời gian. Thời gian trôi qua vô hình nhưng để lại dấu ấn sâu đậm trong các biến cố lịch sử, trong các thành quả của nhân loại. Nó có quan hệ gắn bó với con người, bởi con người luôn sống và tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định của lịch sử. Con người thời trung đại với quan niệm “Thiên nhân nhất thể” đã có những quan niệm thời gian, theo chu kì, theo tuần, thời gian như một vòng tròn lặp lại năm này qua năm khác đến, tựa như một sự xoay vần vĩnh viễn không điểm dừng: Song sa vò võ phương trời, Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng (Truyện Kiều - Nguyễn Du) Thời gian của một năm cũng là vĩnh viễn bởi nó ra đi rồi quay trở lại: Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại (Tự tình II - Hồ Xuân Hương) Sen tàn cúc lại nở hoa Sầu dài, ngày ngắn, đông đà sang xuân. (Truyện Kiều - Nguyễn Du) Theo thuyết tuần hoàn, giờ qua giờ, ngày nối ngày, năm lại năm, thời gian không có điểm dừng, nó trôi mãi trong khoảng không vô định của vũ trụ. Bởi thế, con người trước thời gian bắt đầu nảy sinh lãnh đạm, hờ hững, bình thản trước sự chảy trôi của thời gian. Mùa xuân và hoa mai là một trong những thể nghiệm của người đời, là bước đi của thời gian vô hạn trong không gian hữu hạn. Trong “Bài cáo tật thị chúng” Mãn Giác Thiền sư đã lấy hình ảnh xuân đến xuân đi, hoa tàn hoa nở là một quy luật của tự nhiên, Hoàng Mai Phương - Lớp 11V2 5 2014-2015 một định luật hiển nhiên của cuộc sống, biểu lộ tâm thế của nhà sư trước quy luật sinh, tử ở cõi nhân gian, cái tịch diệt và cái vĩnh hằng trong vũ trụ. Mùa xuân cũng như sự sống thiên nhiên chuyến biến bất tận: "xuân qua" rồi "xuân tới", "hoa nở" rồi "hoa tàn" Mùa xuân là vĩnh hằng. Cỏ cây, trăm hoa cũng như vạn vật, con người đều bị chi phối theo quy luật khắc nghiệt của tự nhiên: Xuân qua, trăm hoa rụng, Xuân tới, trăm hoa cười. Bước đi của mùa xuân "qua tới", cũng như trăm hoa "rụng nở", một lối nói đầy cảm xúc, làm cho thơ vốn khô khan đã trở thành câu thơ đẹp và hay. Trong cuộc sống vốn vận động theo thời gian "Trước mắt việc đi mãi ". Con người, có sinh tất có tử, lúc khoẻ mạnh ắt có lúc ốm đau, bệnh tật, có tuổi hoa niên trẻ tráng tất cái già sẽ đến. Quy luật cuộc sống là như thế, Đó là lẽ thường tình, có gì đáng sợ, đáng lo bởi “Thác là thể phách, còn là tinh anh” : Trước mắt, việc đi mãi, Trên đầu, già đến rồi. Hai câu trên nói lên sự tuần hoàn của bốn mùa, tiêu biểu là sự chuyển vần của mùa xuân. Mỗi độ xuân về, trăm hoa nở đua sắc khoe hương. Hình ảnh "trăm hoa cười" tượng trưng cho sức sống mạnh mẽ, cho vẻ đẹp của cây cỏ thiên nhiên và mùa xuân. Và khi mùa xuân đi qua, ngày tháng sẽ trôi nhanh theo các mùa rồi trở về mùa xuân. Cỏ cây, hoa lá, tạo vật cũng biến đổi, sinh trưởng hay phai tàn theo thời gian. Khi mùa xuân trôi qua, "trăm hoa rụng" theo quy luật của tự nhiên. Hai câu thơ mang màu sắc triết lí, khái quát quy luật tồn tại của thiên nhiên và sự vận động của thời gian. Cành mai có một sức sống mãnh liệt cũng vì lẽ đó. Một sức sống cùng sự trường tồn của vòng thời gian vô tận. Mãn Giác dùng hình ảnh đơn giản miêu tả thực tại, giúp người đời tự ngộ ra cái điều cơ bản nhất, quan trọng nhất để có cách sống tốt đẹp và an nhiên, bình tĩnh. Cành mai cũng như cuộc đời không mới cũng không cũ, không đi cũng không về, không mất mát đâu Hoàng Mai Phương - Lớp 11V2 6 2014-2015 cả. Tất cả chỉ là một vòng tuần hoàn vô cùng vô tận như âm giai bất diệt của mùa xuân. Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết. Đêm qua sân trước, một cành mai. Qua đó, ta thấy thời gian ở trong văn học trung đại nói chung, bài kệ “Cáo tật thị chúng” nói riêng thể hiện một quan niệm sống đẹp, chuyên về tầm cao sâu triết lí đạo Phật: con người trước sự biến thiên xoay vần của thời gian vẫn phải giữ thái độ an nhiên, bình thản, tự tại, không hoang mang mà cứ lặng lẽ trôi theo dòng chảy không ngừng của thời gian một cách lặng lẽ, trung thành. Con người là một phần của vũ trụ, một ngày rồi cũng sẽ hòa nhập với cái vĩnh hằng của trời đất. Và nếu thời gian không chuyển di theo một dòng chảy tuần hoàn thì cũng được đo bừng những đại lượng rất lớn, bằng những khái niệm được nhìn trên một tầm vĩ mô: Trăm năm còn có gì đâu Chẳng qua một nắm cỏ khâu xanh rì (Cung oán ngâm khúc - Nguyễn Gia Thiều) Đời người thử ngẫm mà hay Trăm năm là ngắn, một ngày dài hơn (Tản Đà) Bên cạnh đó cũng đã có những nhà thơ nắm bắt, ý thức được sự hữu hạn của đời người bên cái vô hạn của thời gian trường cửu khi buông những lời than thở: “Xuân thì bất tái lai”, hay “Cuộc đời như bóng câu qua cửa sổ”. Nhưng hầu hết vẫn bị phụ thuộc nhiều vào những thi pháp trung đại với lối nói ước lệ cổ điển, trang trọng, mang tính khái quát cao: Nhân sinh ba vạn sáu nghìn thôi Vạn sáu chơi nhăng đã hết rồi. (Nguyễn Công Trứ) Và phải tới Thơ Mới, đến với Xuân Diệu, ta mới thấy được ý thức sâu sắc đến cuồng nhiệt của thi nhân trước dòng thời gian chảy trôi vĩnh hằng. 3. Những quan niệm về thời gian trong Chủ nghĩa lãng mạn Hoàng Mai Phương - Lớp 11V2 7 2014-2015 Trong chủ nghĩa lãng mạn, vấn đề thời gian được thể hiện qua rất nhiều khía cạnh khác nhau. Một trong những chủ đề mà khi nhắc tới Chủ nghĩa lãng mạn, ta không thể không nói tới, chính là sự hoài niệm, đề cao, lí tưởng hóa quá khứ. Theo đó, thời gian đi từ quá khứ đến hiện tại, tương lai theo đồ thị đi xuống. Có người tìm về những vẻ đẹp truyền thống của một thờiq uá khứ đã lùi xa: Năm nay đào lại nở Không thấy ông đồ xưa Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ? (Ông đồ - Vũ Đình Liên) Có thi nhân lại hoài niệm, tỏ lòng tiếc nuối với những vẻ đẹp bình dị, xưa cũ của làng quê chân chất ngày xưa: Nói ra sợ mất lòng em Van em em hãy giữ nguyên quê mùa … Hôm qua em đi tỉnh về Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều (Chân quê - Nguyễn Bính) Không chỉ mang nặng nỗi niềm hoài cổ, thời gian trong chủ nghĩa lãng mạn còn được thể hiện ở mối quan hệ giữa chủ thể thẩm mỹ với thời gian, hay nói một cách khác là nó đặc trưng cho cách hiểu thời gian từ góc độ cá nhân. Với mỗi giác quan khác nhau, mỗi góc nhìn khác nhau, kết hợp với sự ảnh hưởng từ trào lưu thơ tượng trưng, siêu thực từ Tây phương, rất nhiều cách cảm nhận độc đáo về thời gian được thể hiện: Màu thời gian không xanh Màu thời gian tím ngát Hương thời gian không nồng Hương thời gian thanh thanh. (Màu thời gian – Đoàn Phú Tứ) Xuân Diệu là nhà thơ lãng mạn tiêu biểu, thể hiện một cách rất riêng, rất xuất sắc đặc trưng cho cách hiểuthời gian từ góc độ cá nhân ấy. Với nhà thơ, thời gian được nhìn như một đối tượng “thù địch” với sinh mạng cá nhân. Với ông, bi kịch lớn nhất của con người lãng mạn chính là thời gian. Hoàng Mai Phương - Lớp 11V2 8 2014-2015 4. Cảm thức thời gian trong thơ Xuân Diệu 4.1. Xuân Diệu quan niệm thời gian là một đường thẳng tuyến tính, không tuần hoàn, một đi không trở lại. Tiếp nhận với những quan điểm mới mẻ tân kì từ Tây phương cùng niềm yêu đời yêu sống vẫn luôn âm ỉ trong tim, Xuân Diệu không nhìn nhận thời gian theo chiều vĩ mô như các nhà thơ Trung đại mà với ông, thời gian một đi không trở lại, và vũ trụ là một khách thể độc lập với con người. Thời gian như một dòng chảy vô thủy, vô chung mà mỗi khoảnh khắc qua đi là mất đi vĩnh viễn. Đã có không chỉ một mà khá nhiều bài thơ chứa đựng quan điểm ấy của Xuân Diệu. Bài thơ “Thời gian” ra đời như một tuyên ngôn về thời gian của Xuân Diệu: Dưới thuyền nước trôi Trên nước thuyên chuồi Và nước, và thuyền Xuôi dòng đi xuôi … Nước trôi vô tri Vô tình, thuyền đi Nước không biết thuyền Thuyền biết nước chi Mỗi câu thơ cất lên lại như một lời thở than đầy não nề vủa chàng trai trẻ trước cảnh nước chảy thuyền trôi không điểm dừng, chẳng hồi kết, dai dẳng và miên man. Sử dụng hình tượng dòng nước để nói về thời gian không phải là một sáng tạo nghệ thuật mới mẻ. Nhà thơ danh tiếng đời Đường Trung Quốc - Lý Bạch cũng đã tìm ra sự tương đồng kì diệu ấy: Quân bất kiến: Hoàng Hà chi thuỷ thiên thượng lai, Bôn lưu đáo hải bất phục hồi! (Há chẳng thấy: Nước sông Hoàng từ trời tuôn xuống Chảy nhanh ra biển, chẳng quay về,) ( Thương tiến tửu ) Khổng Tử ở phương Đông cũng đã từng đứng bên trên sông ngắm nhìn dòng nước mà nói với các học trò: Thệ giả như tư phù, bất xả trú dạ Hoàng Mai Phương - Lớp 11V2 9 2014-2015 (Mọi vật đi qua như nước này chảy đi, ngày và đêm không có vật chi ngừng nghỉ). Xa nhau một dải đất, cách nhau cả nghìn năm, nhưng những con người tài hoa ấy đã gặp gỡ nhau trong tư tưởng, trong cảm nhận. Thời gian trôi không chờ người, năm tháng qua không đợi bất kì ai. Quỹ thời gian khách quan của cuộc đời, vũ trụ có thể là vô hạn, vĩnh hằng, nhưng túi thời gian nhỏ bé khiêm tốn của con người thì luôn có giới hạn và thời gian cứ như dòng nước siết chảy thẳng xuống đáy túi, thấm vào và không thể lấy lại. Nỗi niềm ấy ám ảnh Xuân Diệu trong từng tác phẩm của mình. Trong “Đi thuyền” ông đã một lần nữa sử dụng hình ảnh “thuyền” và “nuớc” để khẳng định ý niệm của mình về thời gian: Thuyền qua mà nước cũng trôi Lại thêm mây bạc trên trời cũng bay Tôi đi trên chiếc thuyền này Dòng mơ tô tưởng cũng thay khác rồi ( Đi thuyền ) Thuyền chuyển động, nước chuyển động, mây chuyển động, tôi chuyển động. Bốn cái động tương tác thành chuyển hóa của "tôi" phút trước sang "tôi" phút này: Cái bay không đợi cái trôi Từ tôi phút trước sang tôi phút này ( Đi thuyền ) Xuân Diệu sử dụng cách nói trực tiệp, bộc lộ mạnh mẽ quyết liệt suy nghĩ của mình thay vì thông qua những hình tượng một cách gián tiếp Biết sao được, dòng sông thời gian cứ thế cuốn ta đi. Nước thời gian nhuộm tóc trắng phau phau (Đoàn Văn Cừ) Nhưng nước đi ra bể lại mưa về nguồn (Tản Đà), mỗi con người, mỗi thế hệ người lại nối tiếp nhau trên dòng thời gian đi tới phía trước, mang theo tất cả những nỗi niềm nhân sinh của bao đời bao kiếp như thuở ban đầu, mà chừng như nhân loại không bao giờ thỏa mãn, bằng lòng. Xuân Diệu thấu rõ nhất sự thật cay đắng ấy. Với ông, mỗi khắc mỗi giọt của thời gian là cả một niềm se sót, nuối tiếc khôn cùng. Chàng thi sĩ ấy hiểu rằng mẫu thuẫn giữa cái hữu hạn của đời người với cái vô hạn của thời gian là không bao giờ có thể giải quyết được hoàn toàn và trọn vẹn. Không chỉ diễn tả bước chuyển của thời gian qua hình ảnh “thuyền” và “nước” - những hình ảnh hữu hình cụ thể - con đường mà nhiều nhà thơ cổ đã từng đi mòn lối cỏ, Xuân Diệu đã sử dùng một hình tượng vô hình để nói về thời gian: “ngọn gió”: Hoàng Mai Phương - Lớp 11V2 10 [...]... Thơ Xuân Diệu là thế giới mở rộng đa thanh.” Trong bản giao hưởng âm thanh này nổi lên những giai âm như “Đây mùa thu tới” : sự Hoàng Mai Phương - Lớp 11V2 13 2014-2015 thức nhận thời gian; “ Vội vàng”: một ứng xử với thời gian; “Gửi hương cho gió”: tình yêu như sự chiến thắng thời gian; sau cùng, Thơ thơ” : nghệ thuật như là sự vĩnh cữu hóa thời gian 4.3 Xuân Diệu tâm niệm con người trước thời gian. .. có những bước chuyển linh động Ý thức rõ nét được sự phũ phàng của thời gian cũng là lúc nhà thơ tập trung căng mở mọi giác quan của mình chú ý đến từng bước đi của thời gian từng chút một “Phút giây hiện tại là sự cô đặc của thời gian cái thời gian khách quan đo đếm được bằng máy móc không tồn tại nữa, mà đã chuyển qua thời gian của cảm giác, tâm trạng Đó là thứ thời gian tâm linh, không có quá khứ,... nên câu thơ nổi tiếng mà Hoài thanh nhận xét là rất tiêu biểu cho cách cảm thụ của Xuân Diệu Không chỉ hiện hữu trong từng bước chuyển, thời gian còn chảy trôi với những bước chuyển động tàn nhẫn, khắc sâu sự đối lập giữa thời gian vũ trụ với thời gian của một kiếp người: Ngọn gió thời gian không ngớt thổi Giờ tàn như những cánh hoa rơi ( Giờ tàn ) Hoàng Mai Phương - Lớp 11V2 12 2014-2015 Thời gian lướt... qua ngay trong cái đang đến, thấy cái khoảnh khắc ngay trong cái trường cửu, thấy cái tàn phai ngay trong sự sung mãn, thấy cái héo úa ngay trong cái tươi mới ròng ròng Như thế, sự trôi chảy của thời gian cứ quẩn quanh ám ảnh mãi trong tâm tưởng, quấn chặt lấy từng câu thơ Xuân Diệu, như một nỗi nhức nhối không thể tháo bỏ Thời gian là sự tuôn chảy “một đi không trở lại” Chính ý thức về thời gian một... tấm lòng là vì vậy Mùa là thời gian Xuân Diệu đã chiến thắng thời gian bằng nội lực chủ quan, bằng tốc độ sống với cảm thức “Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm”, và bằng cả cường độ sống, dồn nén, chất chứa để thăng hoa trong “một phút huy hoàng” Thái độ sống nôn nao, mọi sự đợi chờ thi sĩ đều sợ bỏ phí mất từng thời khắc của tuổi thanh xuân ,trong bài thơ “Thanh niên” Xuân Diệu viết: Ngươi đang ở!... người chỉ ngắn ngủi dường ấy, thế nên Xuân Diệu luôn ấp ủ trong lòng một lí tưởng sống cao đẹp trong tình yêu Chẳng phải tự nhiên mà người ta trao cho Xuân Diệu cái danh “thi sĩ tình yêu“, hay “ông hoàng thơ tình“ Hay Thế Lữ trong đề tựa của tập Thơ thơ” đã viết: “Đầy đủ hơn là Xuân và Tình Cho nên Xuân Diệu đắm say với tình yêu và hăng hái với mùa xuân Thật vậy, nhà thơ lúc nào cũng say đắm, cũng hết... rằng đó là biểu hiện của một khát vọng sống thì cũng chưa hiểu Xuân Diệu Hoàng Mai Phương - Lớp 11V2 25 2014-2015 KẾT LUẬN Qua các tác phẩm của Xuân Diệu, ta thấy được những cảm thức rõ rệt của Xuân Diệu về thời gian, mang đậm dấu ấn của chủ nghĩa lãng mạn, được thể hiện qua mối quan hệ giữ chủ thể thẩm mỹ - nhà thơ, và thời gian Với ông, thời gian không còn là một khái niệm vật lý vô định hình nữa mà... lẹ, chẳng kịp đợi người Bi kịch ấy đã khiến nhà thơ đã hơn một lần phải cất tiếng thở than đầy khắc khoải: Đêm lùa ta thức, một mình đau Nghe tiếng giờ đi, não dạ sầu (Hư vô) Đối với Xuân Diệu “Sự sống chẳng bao giờ chán nản” Từ đó, Xuân Diệu có một nhận thức về thời gian mang phong cách riêng, nét riêng của mình Nhà thơ nhận thức về thời gian cũng là nhận thức cuộc đời ở dạng vận động, ở tiến trình không... đậm nét trong nhiều bài thơ của Xuân Diệu Thắng vượt thời gian bằng tốc độ sống nhanh gấp, vội vàng và cả cường độ sống mạnh mẽ, vồ vập với bao thèm khát Thế giới thơ của Xuân Diệu đầy những từ ngữ: giục giã, vội vàng, mau, gấp, mau lên … bởi thi nhân e sợ “lỡ làng”, “muộn màng”, “không kịp”, “lỡ thì”: Mau lên chứ ! Thời gian không đứng đợi (Giục giã) Chưa có một nhà thơ nào luyến tiếc thời gian đến... vội, sống tận hưởng tận hiến Với Xuân Diệu, khi thời gian là kẻ thù nguy hiểm và dai dẳng nhất, luôn chực chờ đe dọa sinh mạng con người, sinh mạng cá nhân Thái độ đó, quan niệm đó được Xuân Diệu trình bày một cách rõ ràng trong văn xuôi của mình: Thời gian chỉ là sự cử động Nếu tôi đứng, máu tôi ngừng… thời gian của tôi sẽ không còn nữa ( Trường ca ) Bởi vậy, để thời gian không mất đi, con người phải . Hoàng Mai Phương Lớp: 11 Văn 2 Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong 2014-2015 Chuyên đề Thơ Mới Cảm thức thời gian trong thơ Xuân Diệu MỞ ĐẦU Lí do chọn đề tài: Chủ nghĩa lãng mạn, ra đời từ cuối. Diệu, thời gian mới trở thành một nỗi ám ảnh. Lịch sử vấn đề: Hoàng Mai Phương - Lớp 11V2 2 2014-2015 Nhắc tới Xuân Diệu, bên cạnh nhớ tới một nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới (Hoài Thanh). gian và lòng yêu đời, ham sống trong thơ Xuân Diệu” đã đề cập tới khát vọng làm chủ thời gian trong thơ ông, nhưng mới chỉ xét trong phạm vi ba bài thơ Thơ duyên”, “Vội vàng” và “Đây mùa thu

Ngày đăng: 19/01/2015, 22:07

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • ( Xuân không mùa )

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan