ĐỊNH HưỚNG QUI HOẠCH bảo tồn và PHÁT TRIỂN đầm ĐÔNG hồ VIỆT NAM

174 388 1
ĐỊNH HưỚNG QUI HOẠCH bảo tồn và PHÁT TRIỂN đầm ĐÔNG hồ   VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam” 1 ĐỀ DẪN HỘI THẢO: "ĐỊNH HƢỚNG QUI HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN ĐẦM ĐÔNG HỒ - VIỆT NAM" - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Hoàng Sa- Kính thưa …. ………………………………………………………………………. Tỉnh Kiên Giang được Chính phủ chọn là một trong 4 tỉnh trọng điểm phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Với tiềm năng lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di sản văn hóa đã có hơn 300 năm, thị xã Hà Tiên đã trở thành khu kinh tế trọng điểm của tỉnh Kiên Giang và được quy hoạch là khu kinh tế cửa khẩu vào năm 2000. Định hướng phát triển của Hà Tiên là kinh tế cửa khẩu, dịch vụ thương mại và du lịch, đặc biệt chú trọng đến việc quy hoạch khai thác tài nguyên để phát triển bền vững. Là một vùng lõi thuộc Khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Kiên Giang - Việt Nam, hệ sinh thái núi đá vôi và đất ngập mặn vùng Hà Tiên được đánh giá là hệ sinh thái đặc biệt, trong đó đầm nước mặn Đông Hồ - Việt Nam là một điểm nhấn quan trọng trong hệ thống đầm phá ven biển của Việt Nam. Đầm Đông Hồ đã gắn liền với đời sống lịch sử xã hội của vùng đất Hà Tiên. Giá trị về tài nguyên thiên nhiên của đầm Đông Hồ đã góp phần rất lớn phục vụ việc phát triển kinh tế xã hội của Hà Tiên hơn 300 năm qua. Cùng với sự thay đổi chế độ thủy văn dòng chảy qua chương trình thoát lũ biển Tây và tình trạng khai thác tài nguyên, lấn chiếm lòng đầm để phát triển hạ tầng quá mức cho phép đã làm suy thoái, xuống cấp hệ sinh thái đầm Đông Hồ. Để khắc phục, bảo tồn và khai thác bền vững giá trị đa dạng sinh học của đầm đồng thời ứng phó với tình trạng nước biển dâng ảnh hưởng trực tiếp đến vùng ven biển vịnh Hà Tiên từ nhiều năm trước, UBND tỉnh Kiên Giang đã chỉ đạo các ngành, các cấp tiến hành qui hoạch tổng thể đầm Đông Hồ theo hướng vừa bảo tồn vừa khai thác phát triển bền vững theo hướng du lịch sinh thái. Song song với việc lập qui hoạch nâng cấp thị xã Hà Tiên lên đô thị loại 3, tiến đến mục tiêu xây dựng thành Thành phố văn hóa – du lịch, việc lập qui hoạch chung đầm Đông Hồ đã được triển khai từng bước nhằm bảo đảm mục tiêu về bảo tồn, khôi phục và phát triển bền vững đồng thời bảo vệ giá trị di sản văn hóa của vùng đất Hà Tiên. Tuy nhiên, từ trước đến nay, do điều kiện khách quan việc nghiên cứu thống kê, đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện các giá trị của đầm Đông Hồ chưa được thực hiện nghiêm túc và khoa học. Mặt khác, do những tác động Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam” 2 quá trình phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ nhanh chóng như hiện nay, tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đã đặt ra yêu cầu cấp thiết là phải xây dựng qui hoạch cụ thể với sự tham gia của các ngành có liên quan để từ đó đề ra những giải pháp hữu hiệu để giữ gìn, bảo vệ và khai thác giá trị của đầm Đông Hồ một cách bền vững. Việc qui hoạch phù hợp, thiết thực với lợi ích của cộng đồng sẽ đem lại lợi ích vô cùng to lớn, góp phần tích cực vào việc tăng tốc độ phát triển kinh tế, văn hoá xã hội cho Hà Tiên, Kiên Giang và Việt Nam. Việc nghiên cứu, xây dựng qui hoạch để bảo tồn và phát triển bền vững đầm Đông Hồ được chọn làm thí điểm để đánh giá khả năng triển khai thực hiện việc lồng ghép trong qui hoạch của Dự án “Bảo tồn và Phát triển Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang” thuộc Chương trình Biến đổi khí hậu và các hệ sinh thái ven biển (CCCEP) giai đoạn 2011 – 2014, để từ đó rút kinh nghiệm thực tiễn để triển khai nhân rộng ra các địa bàn khác. Nhận thức được thực tế đó, sau khi đã trao đổi và được sự ủng hộ của Văn phòng UNESCO tại Việt Nam, một số cơ quan nghiên cứu khoa học Việt Nam và quốc tế, UBND tỉnh Kiên Giang phối hợp với với Tổ chức GIZ tổ chức cuộc hội thảo với chủ đề: “Định hướng qui bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ, Việt Nam”. Hôm nay, Ban Tổ chức Hội thảo rất vui mừng được đón tiếp toàn thể quí vị khách quí, các tổ chức quốc tế, cơ quan Trung ương, đại diện lãnh đạo các Khu dự trữ sinh quyển ở các tỉnh, các nhà nghiên cứu khoa học quốc tế và Việt Nam đến tham dự Hội thảo. Cho phép tôi thay mặt Ban Tổ chức Hội thảo gởi lời chào mừng nhiệt liệt và kính gửi tới quý đại biểu những tình cảm trìu mến nhất. Kính thưa… Hội thảo “Định hướng qui bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam” đặt ra mục tiêu: - Đánh giá tiềm năng, giá trị, hiện trạng và nâng cao chất lượng qui hoạch đầm Đông Hồ; đánh giá đúng số lượng và chất lượng giá trị của đầm Đông Hồ trong đời sống xã hội từ đó đề ra chương trình bảo tồn, khai thác và phát huy trong điều kiện mới. - Nâng tầm ảnh hưởng giá trị về môi trường sinh thái, đa dạng sinh học, tác động đến việc phát triển kinh tế - xã hội của đầm Đông Hồ đối với Việt Nam và các nước trong khu vực. - Các thông tin, ý kiến đóng góp, nghiên cứu mang tính khoa học của các nhà khoa học, các nhà quản lý, các chuyên gia Việt Nam và quốc tế trình bày tại Hội thảo là tài liệu cơ sở cho các ngành, các cấp thực hiện việc xây dựng qui hoạch và triển khai các chương trình, kế hoạch bảo tồn và phát triển bền vững đầm Đông Hồ trong bối cảnh biến đổi của khí hậu và nước biển dâng, Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam” 3 đồng thời góp thực hiện kế hoạch xây dựng thị xã Hà Tiên trở thành Thành phố văn hóa – du lịch trong tương lai. Nội dung Hội thảo “Định hướng qui bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam” hướng đến 03 vấn đề chính sau: 1. Bảo tồn giá trị của đất ngập nước, rừng ngập mặn và tính đa dạng sinh học của đầm Đông Hồ - Việt Nam: Đưa ra những nghiên cứu đánh giá, xác định đầy đủ các giá trị giá trị về đa dạng sinh học, sinh thái và môi trường của đầm Đông Hồ nằm trong tổng thể của hệ sinh thái vùng Hà Tiên; tập hợp ý kiến về định hướng bảo tồn các giá trị theo đặc thù của vùng đất Hà Tiên; có giải pháp khả thi, có lộ trình thời gian, kế hoạch phát triển và khai thác những giá trị đó trong việc tổ chức đời sống cộng đồng xã hội. 2. Mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển giá trị đầm Đông Hồ trong bối cảnh biến đổi khí hậu và ứng phó với nước biển dâng: Nêu ra mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ; đề xuất định hướng về nghiên cứu, bổ sung cứ liệu khoa học về giá trị của đầm Đông Hồ, sự biến đổi các giá trị đó tác động đến môi trường sinh thái; đề xuất các giải pháp để tăng cường vai trò quản lý của chính quyền và cộng đồng dân cư nhằm bảo tồn đa dạng sinh học và tăng khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu. 3. Hiện trạng sinh kế, vấn đề môi trường - xử lý môi trường, định hướng qui hoạch và thực hiện qui hoạch đầm Đông Hồ - Việt Nam gắn kết với chiến lược bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa của Hà Tiên để khai thác kinh tế du lịch: Nêu lên thực trạng đời sống, sinh kế của cộng đồng dân cư khu vực đầm Đông Hồ; các vấn đề về môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và đề xuất giải pháp xử lý phù hợp; đề xuất định hướng qui hoạch và thực hiện việc triển khai qui hoạch; đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển giá trị của đầm Đông Hồ gắn liền với việc bảo tồn các giá trị lịch sử nhân văn của Hà Tiên đề xuất các giải pháp khai thác phát triển kinh tế du lịch theo mục tiêu phát triển bền vững trong điều kiện mới; gợi ý định hướng các đề án cụ thể để phát huy giá trị di sản văn hoá Hà Tiên và giá trị của đầm Đông Hồ thông qua các chương trình giáo dục nâng cao ý thức và sự tự nguyện tham gia của cộng đồng dân cư địa phương. Từ 03 vấn đề chính nên trên, Ban Tổ chức Hội thảo rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của quí vị đại biểu, các nhà khoa học, các chuyên gia p tại Hội thảo hoặc bằng văn bản sau Hội thảo này. Thay mặt Ban Tổ chức Hội thảo, tôi xin chân thành cảm ơn sự tham gia nhiệt tình của quý đại biểu để giúp cho Hội thảo của chúng ta có thể thành công tốt đẹp ! Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam” 4 NHÓM CHUYÊN ĐỀ 1 Bảo tồn giá trị đất ngập nước, rừng ngập mặn và tính đa dạng sinh học của đầm Đông Hồ - Việt Nam TT Tên tham luận /tác giả Nội dung tóm tắt 01 Giá trị bảo tồn đất ngập nước, rừng ngập mặn và tính đa dạng sinh học đầm Đông Hồ - (TS. Lê Đức Tuấn) 02 Đặc điểm tự nhiên về môi trường sinh thái của vùng đất ngập nước "Đầm Đông Hồ - Hà Tiên" tỉnh Kiên Giang – (TS. Trương Minh Chuẩn) 03 Hiện trạng môi trường sinh thái và xử lý môi trường trong định hướng phát triển bền vững đầm Đông Hồ tỉnh Kiên Giang - Việt Nam - (PGS.TS. Thái Thành Lượm) 04 Một số định hướng quy hoạch và thực hiện quy hoạch đầm Đông Hồ - Hà Tiên – (TS. Nguyễn Văn Hảo) 05 Định hướng quy hoạch thủy sản và thực hiện quy hoạch bào vệ hệ sinh thái đất ngập nước, khai thác và nuôi trồng thủy sản đầm Đông Hồ, Hà Tiên – (CNSH. Lê Quảng Đà) Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam” 5 GIÁ TRỊ BẢO TỒN ĐẤT NGẬP NƢỚC, RỪNG NGẬP MẶN VÀ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC ĐẦM ĐÔNG HỒ TS. Lê Đức Tuấn (Giám đốc TT Nghiên cứu rừng ngập mặn Cần Giờ) TS. Trương Minh Chuẩn (Giám đốc Phân hiệu Đại học Thủy sản KG) I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong thời kỳ phải ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu ở nước ta hiện nay, việc bảo tồn đất ngập nước và rừng ngập mặn vùng ven biển là cực kỳ cấp thiết vì bờ biển Việt Nam có chiều dài trên 3.260 km. Do điều kiện địa lý, vùng ven biển nước ta có nhiều các đầm, phá, và các khu rừng ngập mặn có giá trị cả về mặt môi trường, cảnh quan tự nhiên lẫn kinh tế xã hội; là nguồn cung cấp thức ăn cho xã hội con người và có các vai trò chức năng như môi trường sống cho con người cùng nhiều loài sinh vật khác. Đặc biệt, vai trò phòng hộ môi trường của các đầm, phá, rừng ngập mặn vùng ven biển là điều mà mọi người chúng ta đều biết. Đầm Đông Hồ ở thị xã Hà Tiên, vùng ven biển tỉnh Kiên Giang là một trong những địa điểm mang đầy đủ các đặc tính của một vùng đất ngập nước có rừng ngập mặn. Do đó, việc bảo tồn các giá trị của vùng đất ngập nước có rừng ngập mặn và tính đa dạng sinh học của đầm Đông Hồ là việc cần phải quan tâm, không chỉ của nhân dân và chính quyền địa phương mà còn là trách nhiệm của các nhà khoa học, nhà quản lý hoạch định chính sách và chính quyền cấp tỉnh cũng như cấp trung ương. II. VAI TRÕ CHỨC NĂNG CỦA CÁC VÙNG ĐẤT NGẬP NƢỚC VÀ RỪNG NGẬP MẶN 2.1. Khái niệm về đất ngập nƣớc Hiện nay có nhiều khái niệm về đất ngập nước, nhưng nhìn chung đất ngập nước là loại đất có nước che phủ bên trên hoặc nước kề bên mặt đất hoặc nước hiện diện trong vùng đất có rễ cây quanh năm hoặc theo mùa trong năm, bao gồm cả trong mùa trồng trọt. Sự hiện diện của nước trong thời gian dài hoặc tái xuất hiện theo chu kỳ là yếu tố chính quyết định đặc tính tự nhiên cho sự phát triển của đất và các loại quần xã động thực vật sống dưới đất hoặc trên mặt đất. Đất ngập nước có thể được xác định bởi sự hiện diện của các loài thực vật chịu ngập phù hợp với đời sống trong các loại đất được tạo thành do nước ngập hoặc các điều kiện bão hòa nước là đặc điểm của đất ướt (NAS 1995; MITSCH và GOSSELINK 1993). Cũng có thể gọi là đất ngập nước trong các trường hợp không có đất ẩm nước và thảm thực vật chịu ngập nhưng phải có sự hiện diện của các cơ thể sống khác cho thấy có sự bão hòa nước tái xuất hiện theo chu kỳ (NAS 1995). Theo Cowardin và cộng tác viên (1979): đất ngập nước là vùng đất chuyển tiếp giữa hai hệ đất liền và nước nơi mà nước thường có trên hoặc gần kề bề mặt đất Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam” 6 hoặc là đất được phủ bởi một lớp nước cạn, và hoặc có thêm một hoặc vài tính chất sau: - Theo chu kỳ tối thiểu, đất có sự chiếm ưu thế của các loài cây chịu ngập nước. - Tầng nền là đất ngậm nước không thể làm khô được. - Tầng nền không là đất và bão hòa bởi nước hoặc bị che phủ bởi một lớp nước cạn trong mùa trồng trọt hàng năm. Theo công ước quốc tế Ramsar (Ramsar, Iran 1981): Đất ngập nước là các vùng mà nơi đó nước là nhân tố cơ bản điều khiển môi trường và đời sống của các loài động thực vật trong môi trường đó. Đất ngập nước có ở những nơi mà tầng nước hiện diện tại đó hoặc gần kề mặt đất, hoặc đất bị che phủ bởi một lớp nước cạn. Công ước Ramsar mở rộng khái niệm về đất ngập nước tại điều 1.1: Đất ngập nước được định nghĩa bởi: "các vùng đầm lầy, miền đầm lầy, đất than bùn hoặc nước, tự nhiên hay nhân tạo, thường xuyên hoặc thỉnh thoảng có nước tù đọng hoặc nước chảy, ngọt, lợ hoặc mặn, bao gồm cả các vùng biển có độ sâu không quá 6m khi triều kém" Và thêm nữa ở điều 2.1: " có thể sát nhập cả các vùng ven sông và ven biển tiếp giáp với vùng đất ngập nước, và các đảo hoặc các bộ phận của vùng biển sâu hơn 6m khi triều kém nhưng nằm bên trong vùng đất ngập nước". Như thế theo phạm vi công ước Ramsar này mở rộng ra đến rất nhiều loại hình môi trường sống (habitat), bao gồm các sông và hồ, đầm phá ven biển, rừng ngập mặn, bãi than bùn, và luôn cả các rạn san hô. Thêm vào đó còn phải kể đến các vùng đất ướt nhân tạo như các ao đầm nuôi tôm cá, đất nông nghiệp có hệ thống thủy lợi, ruộng muối, hồ chứa nước, các mỏ sỏi, cống nước thải của các trại nuôi thủy sản, và các kênh đào. 2.2. Phân bố - Phân loại đất ngập nƣớc – Chế độ nƣớc 2.2.1 Phân bố Đất ngập nước có ở khắp nơi trên thế giới, từ vùng cực có lớp băng tuyết vĩnh viễn đến các vùng nhiệt đới. Hiện nay người ta chưa biết chính xác diện tích được coi là đất ngập nước, nhưng theo Trung Tâm Giám sát bảo tồn thế giới (World Conservation Monitoring Centre) thì con số ước tính khoảng 570 triệu ha (5,7 triệu km 2 ) chiếm 6% diện tích bề mặt trái đất; trong đó 2% là ao hồ, 30% là bãi lầy, 26% là các miền đất lầy, 20% đầm lầy, và 15% đồng bằng ngập nước. Rừng ngập mặn chiếm khoảng 240.000km 2 vùng ven biển, và khoảng 600.000km 2 rạn san hô. 2.2.2. Phân loại và chế độ nước Theo tổ chức Wetlands thì đất ngập nước có thể phân loại như sau: a) Đất ngập nước mặn Có các tên và loại hình khác nhau, dựa trên loại thảm thực vật chiếm ưu thế trên vùng đất ngập nước. Ở vùng nhiệt đới, đất ngập nước mặn được gọi là đầm lầy rừng ngập mặn với đặc trưng là các quần thụ cây rừng Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam” 7 ngập mặn và các cơ thể sống đặc hữu sống giữa các bộ rễ và cành nhánh chằng chịt. Nhưng ở phía Bắc và Nam vùng nhiệt đới, trong khu vực ôn đới, các đầm lầy rừng ngập mặn nhường chổ cho các vùng đất ướt thảm cỏ đầm lầy ngập mặn (salt marshes). Chế độ nước phụ thuộc vào thủy triều là chính và một phần rất nhỏ lượng nước ngầm và nước mưa. b) Đầm lầy cỏ ngập mặn (Salt marshes) Nói theo một cách nào đó, đầm lầy cỏ ngập mặn là các cánh đồng cỏ ven biển. Một biển cỏ xác định những vùng đất ngập nước này. Đầm lầy cỏ ngập mặn thường thấy dọc theo các dãi đất rộng bên trong các vịnh nhỏ, các lạch, các cửa sông và các vịnh lớn nơi chúng được bảo vệ tránh khỏi sức mạnh của sóng vỗ. Trầm tích mang đến do thủy triều và phù sa mang đến do các sông lắng đọng lại trong các khu vực này tạo điều kiện lý tưởng cho thực vật đầm lầy phát triển. Cỏ là loại thực vật thông thường ở vùng đầm lầy cỏ ngập mặn. Cỏ Spartina là nhóm cỏ thường thấy nhất. c) Bãi triều (Tidal flats) Các môi trường sống đặc biệt gọi là bãi triều thường thấy bao quanh rìa ngoài về phía biển của các đầm lầy ngập mặn. Bãi triều là các bãi bùn hoặc cát nằm phơi ra khi triều thấp và chìm hoàn toàn trong nước khi triều cao. Hầu hết các loài thực vật, kể cả cỏ Spartina dày dạn cũng không mọc được nơi có điều kiện khắc nghiệt này. Thật ngạc nhiên là tảo (algae) và vi khuẩn (bacteria) rất phong phú ở các khu vực này, và chúng cung cấp thức ăn cho các loài sò, cua, ốc, trùn và nhiều loài động vật không xương sống khác sống trong bùn. Khi triều xuống, nhiều loài chim đến từng bầy trên bãi triều phơi ra để ăn các loài sinh vật này. Khi triều lên thì cá và các loài thú khác lại bơi đến các bãi này để tìm thức ăn. d) Đầm lầy rừng ngập mặn Đầm lầy rừng ngập mặn là bản sao đối chiếu ở vùng nhiệt đới của đầm lầy cỏ ngập mặn vùng ôn đới. Cũng như đầm lầy cỏ ngập mặn, quần xã đầm lầy rừng ngập mặn là một nhóm các loài thực vật liên quan nhau cung cấp một lượng lớn thức ăn và là nơi trú ẩn cho nhiều loài thú. Nhưng thực vật chiếm ưu thế của đầm lầy rừng ngập mặn là cây rừng ngập mặn chứ không phải cỏ và các loài cây thân thảo điển hình của đầm lầy ngập mặn. Sương giá có thể làm chết cây rừng ngập mặn, vì thế quần xã rừng ngập mặn chỉ xuất hiện ở các vùng nhiệt đới. 2.2.2 Đất ngập nước ngọt a) Đầm lầy cỏ (Marshes) Đầm lầy ngập ngọt là một loại cảnh quan phổ biến ở khu vực Bắc Mỹ, tạo thành đến 90% diện tích đất ướt. Nước trong vùng đầm lầy dao động lên xuống theo mùa, lên cao trong suốt mùa mưa nhiều và thường biến mất trong mùa khô. Có thể phân biệt đầm lầy với các loại đất ướt ngập ngọt khác bằng các loại thực vật mọc tại vùng này. Các bụi dầy thực vật có cọng mềm như cỏ, lau lách, cói rất phong phú. Và các loại thực vật không phải thân gỗ như cỏ đuôi mèo, huệ nước, cỏ dại mọc nhanh…. cũng rất phổ biến. Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam” 8 b) Bãi lầy (Bogs) Ba từ nêu lên đặc trưng của các bãi lầy trên thế giới là: than bùn, acid và nước. Bãi lầy là đất ngập nước ngọt thường chứa một khối lượng lớn than bùn giàu chất hữu cơ tạo thành bởi nguyên liệu là thực vật mục rã. Than bùn thành hình khi thực vật chết và lá-thân-cành-rễ của chúng rơi vào trong nước. Sau thời gian dài vật chất giàu acid này bị nén lại, tạo thành các lớp than bùn dày. Ở nhiều bãi lầy, than bùn có thể dày trên 12m. Các bãi lầy thường được tìm thấy ở các vùng lạnh hơn trên thế giới. Chúng thành hình ở các vùng đất ngập nước nơi có rất ít nước chảy vào và chảy ra. c) Đầm lầy (Swamps) Các nhà khoa học định nghĩa đầm lầy cây bụi là các vùng đất ngập nước mà cây bụi hoặc cây thân gỗ chiếm ưu thế. Chúng thường no nước trong mùa trồng trọt và có thể khô đi vào cuối mùa hè. Các đầm lầy có ở khắp mọi nơi từ vài phân đến cả mét nước hoặc hơn nữa. Các đầm lầy nước ngọt có thể xếp vào hai nhóm: ĐẦM LẦY CÓ RỪNG, thường kết hợp với các hệ thống sông chính và xuất hiện ở các đồng bằng ngập nước ven sông, ẩm ướt quanh năm; và ĐẦM LẦY CÂY BỤI, đặc trưng bởi thảm thực vật cây bụi mọc thấp và thường chỉ ẩm ướt một phần trong năm, và khô đi trong suốt mùa hè. 2.3. Tính chất và sự đa dạng sinh học của đất ngập nƣớc 2.3.1. Tính chất của đất ngập nước Dĩ nhiên tất cả các loại đất ngập nước đều ẩm ướt, nhưng chúng là ướt do ao, hồ, suối, sông và biển. Hầu hết các nhà khoa học nghiên cứu về đất ngập nước đều giới hạn các định nghĩa của họ về các môi trường sống này là "tối thiểu theo định kỳ, đất phải bị ngập nước hoặc bị che phủ bởi một lớp nước cạn. Các vùng đất này nuôi nấng các loài động thực vật có cuộc sống thích nghi với môi trường nước hoặc ngập nước. Tính chất quan trọng nhất của các vùng đất ngập nước là có vùng chung quanh sủng nước (soggy); vì hầu hết các diện tích đất ngập nước đều nằm ở những vị trí thấp nên mưa và các dòng chảy luôn tạo điều kiện cho đất ngậm nước bão hòa. Cũng như nhiều vùng đất ngập nước nằm ở những nơi mà nước ngầm nằm ngay trên mặt đất hoặc rất gần mặt đất; điều này có nghĩa là các vùng đất ngập nước này thường xuyên được cung cấp nước từ các mạch nước ngầm. Còn các vùng đất ngập nước khác giữ được ẩm ướt vì chúng nằm sát các dòng sông hoặc các dạng nguồn nước khác chảy qua. Và dọc theo ven biển, thủy triều tạo nên sự ngậm nước thành hình vùng đất ngập nước ven biển. Ngoài ra có một tính chất đặc biệt là con người hoặc một vài loài động vật khác có thể tạo ra một vùng đất ngập nước. Ví dụ như con người đắp đập làm thủy điện hoặc thủy lợi; hay con hải ly có thể đắp một đoạn suối để bắt cá làm cho nước tràn lên bờ thành một vũng nước suối rộng hơn. 2.3.2. Sự đa dạng sinh học của đất ngập nước Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam” 9 Đất ngập nước là một trong những môi trường có năng suất cao nhất, là cái nôi của sự đa dạng sinh học; chúng cung cấp nước và sản phẩm sơ cấp cho vô số loài động thực vật tạo điều kiện tồn tại và sinh sống cho các loài này. Các vùng đất ngập nước là nơi tập trung đông đảo các loài chim, động vật có vú, bò sát, lưỡng thê, cá và động vật không xương sống. Đất ngập nước cũng là nơi tồn trữ các gen thực vật quan trọng, ví dụ như lúa là loài thực vật phổ biến của vùng đất ướt là thức ăn của một nữa loài người. Có nhiều kiểu đất ngập nước nên mức độ đa dạng sinh học cũng khác nhau. Theo thứ tự từ thấp đến cao về mức độ đa dạng sinh học, ta có thể liệt kê như sau: a) Đa dạng sinh học thấp nhất Đa dạng sinh học thấp nhất của các vùng đất ngập nước là đầm lầy than bùn vì năng suất thấp và nước mang tính acid cao. Tuy nhiên đây lại là môi trường sống cho loài nai sừng tấm Bắc Mỹ, nai, gấu đen, hải ly, mèo rừng, chim bói cá, thỏ chân trắng, rái cá, chồn Vizon. Các loài chim di trú cũng hường ghé lại các vùng này trên đường bay của chúng; có một số ít loài chim làm tổ, đẻ trứng và sinh sống tại đây như le le, sếu, cú xám to, cú tai ngắn, gà nước Sora, sẻ đuôi nhọn (Mitsch & Gosselink 1993). Nơi có độ pH > 4,5 là môi trường sống cho các loài cá như cá chó (răng nhọn), cá vược miệng nhỏ (Camp, Dresser & Mc Kee 1981; Novotony & Olem 1995). b) Đa dạng sinh học cao Là các đầm lầy nước ngọt đồng cỏ - rừng, đây là môi trường sống cho nhiều chu kỳ sống của nhiều loài động vật có vú, bò sát, lưỡng thê và chim nước. Đánh giá chung về đa dạng các loài chim thì có thể nói có đến 50 - 75% các loài chim nước sống trọn chu kỳ sống ở loại đất ngập nước này, chúng làm tổ - đẻ trứng - tìm thức ăn tại đây. Các loài thú có vú, bò sát, lưỡng thê và chim sống tại các vùng đất ướt loại này là nhờ vào thức ăn, nước và môi trường sống giàu dinh dưỡng này. Theo thống kê có trên 400 loài. Các đầm lầy nước ngọt đồng cỏ - rừng còn là nơi cung cấp thức ăn và nguồn dinh dưỡng cho các loài cá nước ngọt và trên sông tiếp giáp các đầm lầy này. Khoảng 50% các chất hữu cơ và dinh dưỡng của các đầm lầy theo nước chảy ra sông rạch lân cận. c) Đa dạng sinh học cao nhất Đầm lầy ngập mặn, là nơi nhận các nguồn nước ngọt từ sông đổ ra biển và nước mặn từ biển đưa vào đất liền, là nơi có năng suất sơ cấp cao nhất trong các hệ sinh thái đất ngập nước. Đầm lầy ngập mặn là nơi cung cấp môi trường sống không những cho các loài định cư tại chổ mà là nơi trãi qua một phần chu kỳ sống của các loài sinh vật biển. Hội thảo “Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam” 10 Các động vật thủy sinh trong các vùng đất ngập nước này vô cùng phong phú, cả các loài chim nước và nghêu sò ốc hến cũng thế. Đầm lầy ngập mặn là vùng cung cấp đa dạng các loài động vật làm thức ăn cho con người. Theo thống kê hiện nay, có trên 200 loài cây ngập mặn và tham gia ngập mặn trên các vùng đất này. Về động vật có trên 400 loài từ phiêu sinh động vật, giáp xác, lưỡng thê, hữu nhũ, chim, cá…… III. HIỆN TRẠNG KHU VỰC ĐẦM ĐÔNG HỒ 3.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1. Vị trí địa lý Đông Hồ là một đầm nước mặn, nằm ở trung tâm thị xã Hà Tiên, nơi cửa sông Giang Thành đổ ra biển. Chung quanh tiếp giáp với phường Đông Hồ, phường Tô Châu và xã Phú Mỹ thuộc huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang. Đầm Đông Hồ có diện tích 1.384,36ha, chiếm khoảng 1/2 diện tích 4 phường nội ô và bằng 1/8 diện tích tự nhiên của thị xã Hà Tiên. Hồ có chiều dài theo hướng Bắc - Nam khoảng 4,6 km, chiều rộng theo hướng Đông - Tây khoảng 3,5km. Đầm Đông Hồ rất nổi tiếng cả trong và ngoài nước, được xem như một trong Hà Tiên thập cảnh, là một danh lam thắng cảnh hùng vĩ và thơ mộng của thiên nhiên Hà Tiên, có tên trong nhiều bài thơ của Tao đàn Chiêu Anh Các do Mạc Thiên Tứ làm chủ soái. 3.1.2. Địa hình Đầm Đông Hồ có dạng hình lòng chảo chứa phù sa, có nơi rất dày lên đến 1,3 – 1,5m. Do tác động của chế độ thủy văn tự nhiên từ dòng chảy của sông Giang Thành, kênh Rạch Giá – Hà Tiên và chế độ nhật triều của thủy triều vùng biển Tây tạo nên các khu vực có các luồng lạch và vùng bồi lắng khác nhau. Đặc điểm địa hình khu vực đầm Đông Hồ STT KHU VỰC RỘNG (m) SÂU (m) GHI CHÚ 01 Cửa sông Giang Thành 250 6 – 7 02 Kênh Rạch Giá – Hà Tiên 60 4 – 7 03 Rạch qua ấp Cừ Đức 70 4 – 7 04 Cửa Đầm thoát ra biển tại Cầu Nổi 250 6 – 7 05 Khu vực lòng hồ phía Đông 0,5 – 0,7 < 600 ha 06 Khu vực lòng hồ phía Tây 0,9 – 1,1 > 600 ha 07 Khu vực tự nhiên phía Đông Bắc 0,3 – (+0,3) < 200 ha 08 Khu dân cư 2 bên ấp Cừ Đức 30 - 50 +(0,4 - 0,7) 09 Khu vực dân cư phía Đông Nam +1,15 Mặt đường 10 Khu vực dân cư phía Tây Nam +(1,13 – 1,45) Mặt đường 11 Cồn nổi khu vực phía Tây Nam 0,2 – (+0,5) 13 ha Nguồn: Nguyễn Xuân Viên (2004) [...]... trường đầm Đông Hồ theo hướng phát triển bền vững, bảo tồn các giá trị của đất ngập nước lại được nêu ra tại hội thảo khoa học Định hướng quy hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam VỊ TRÍ VÙNG NGHIÊN CỨU ĐẦM ĐÔNG HỒ, TX HÀ TIÊN, TỈNH KIÊN GIANG Nguồn: GoogleMap 22 Hội thảo Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam I Sơ lƣợc về tình hình nghiên cứu Đầm Đông Hồ là... thực sự phát huy được hiệu quả trong công tác bảo tồn Hệ Sinh thái đất ngập nước này 4.2.2 Đầu tư xây dựng mạng lưới quan trắc diễn biến tài nguyên thiên nhiên và môi trường trên địa bàn Khu Bảo tồn đầm Đông Hồ 18 Hội thảo Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam Để làm tốt công tác bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững Hệ Sinh thái đất ngập nước đầm Đông Hồ, cần... phần Động vật đầm Thành phần Thực vật đầm Thành phần Vi sinh vật đầm Tác động từ nguyên nhân thay đổi môi trường Thành phần Sinh vật đầm Đông Hồ Mục tiêu nghiên cứu các giải pháp bảo tồn Xây dựng đầm thành khu bảo tồn cảnh quan thiên nhiên đầm Đông Hồ, thị xã Hà Tiên tỉnh Kiên Giang 32 Hội thảo Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam Kết quả khảo sát đầm Đông Hồ bước đầu cho... Hội thảo Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG SINH THÁI VÀ XỬ LÝ MÔI TRƢỜNG TRONG ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐẦM ĐÔNG HỒ TỈNH KIÊN GIANG - VIỆT NAM - PGS.TS Thái Thành Lƣợma, Thái Bình Hạnh Phúcb a Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Kiên Giang, Việt Nam thaithanhluom@yahoo.com.vn b Trường Đại học Công nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt nam thaibinhhanhphuc@gmail.com... đề tài đã xác định kiểu loại đầm phá, xác định rõ bản chất tự nhiên, cấu trúc, diễn thế phát triển và tiềm năng tài nguyên thủy vực của đầm phá đồng thời đưa ra hệ thống quản lý cho cả hệ thống đầm phá ven bờ Việt Nam Đây cũng chính là cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu sâu về đầm Đông Hồ 23 Hội thảo Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam Bảng 1 Liệt kê một số đầm phá ven... trang môi trường sinh thái, xử lý môi trường, định hướng phát triển bền vững 29 Hội thảo Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam 1 MỞ ĐẦU Đầm Đông Hồ là một hệ sinh thái tự nhiên mang đặc điểm của một hệ sinh thái đất ngập nước, bắt nguồn từ Cam Pu Chia chảy về sông Giang Thành - Việt Nam đổ ra biển Tây Nam Việt Nam Qua khảo sát thì đầm này rộng 1.173ha, Nằm trong phạm vi của... Wetlands 3 Nguyễn Xuân Quý (2004) Giới thiệu quy hoạch chung khai thác, sử dụng đầm Đông Hồ - Hà Tiên 4 Viện Khoa Học Thủy Lợi miền Nam (2006) Nghiên cứu Hiện Trạng Môi Trường Đầm Đông Hồ, Hà Tiên – Kiên Giang 21 Hội thảo Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam ĐẶC ĐIỂM VỀ TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƢỜNG SINH THÁI CỦA VÙNG ĐẤT NGẬP NƢỚC “ĐẦM ĐÔNG HỒ - HÀ TIÊN” TỈNH KIÊN GIANG - TS Trƣơng... các khu bảo tồn đất ngập nước (Ramsar site) thế giới 20 Hội thảo Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam Nếu được công nhận là Ramsar site, Khu Bảo tồn đất ngập nước đầm Đông Hồ sẽ nằm trong mạng lưới các khu bảo tồn đất ngập nước của khu vực và thế giới Cần có các hoạt động gắn kết với mạng lưới các khu Ramsar site của khu vực và thế giới 4.5.2 Trao đổi thông tin và học... mặn ngọt có giá trị đa dạng sinh học và nhân văn, có giá trị trong nghiên cứu khoa học Đầm có tầm quan trọng đối với cảnh quan, môi trường và phát triển kinh tế xã hội của Hà Tiên, một vùng đất có điều kiện tự nhiên địa lý thuận 27 Hội thảo Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam lợi để phát triển du lịch sinh thái, phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản để xây dựng... đầm Đông Hồ bước đầu cho thấy có dạng phân bố chủ yếu như sau: Hình 2: Sơ đồ thảm thực vật tự nhiên Đầm Đông Hồ - thị xã Hà Tiên, Kiên Giang a, Thảm thực vật Bắc Đông Hồ b, Thảm thực vật Trung Đông Hồ 33 Hội thảo Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam c, Thảm thực vật Nam Đông Hồ Ghi chú: (1) Tra (5) Cỏ lác biển (2) Quao (6) Mắm (3) Đước (7) Bần (4) Dừa nước 4.1.2 Kết quả . Hội thảo Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam 1 ĐỀ DẪN HỘI THẢO: "ĐỊNH HƢỚNG QUI HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN ĐẦM ĐÔNG HỒ - VIỆT NAM& quot; - Phó Chủ. trên địa bàn Khu Bảo tồn đầm Đông Hồ Hội thảo Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam 19 Để làm tốt công tác bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững Hệ. Định hướng qui hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam 4 NHÓM CHUYÊN ĐỀ 1 Bảo tồn giá trị đất ngập nước, rừng ngập mặn và tính đa dạng sinh học của đầm Đông Hồ - Việt Nam

Ngày đăng: 17/01/2015, 08:33

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan