bộ đề thi môn địa từ năm 2008 đến 2012

54 1.5K 1
bộ đề thi môn địa từ năm 2008 đến 2012

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ( Ôn thi ĐH, C Đ kh ối C ) NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC BÔ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LỚP CĐSTOAN11 Bộ đề thi môn ĐỊA LÍ 2008 - 2012 (Ôn thi ĐH, CĐ khối C) ( In lần thứ nhất ) NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC Lớp CĐSTOAN11 giữ bản quyền tài liệu, nghiêm cấm sao in dưới mọi hình thức 271/GD-05/5612/903-00 Mã số: 2T618L5 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2008 Môn thi: ĐỊA LÍ, khối C ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH Câu I (3,5 điểm) Anh (chị) hãy: 1. Nêu những điểm chung của các ngành công nghiệp năng lượng, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản ở nước ta. 2. Phân tích thế mạnh để phát triển từng ngành nói trên. Câu II (3,0 điểm) Cho bảng số liệu: Giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta Đơn vị: tỉ đồng Năm Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ 1990 16 393,5 3 701,0 572,0 1995 66 793,8 16 168,2 2 545,6 1999 101 648,0 23 773,2 2 995,0 2001 101 403,1 25 501,4 3 273,1 2005 134 754,5 45 225,6 3 362,3 Anh (chị) hãy: 1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta thời kì 1990 – 2005. 2. Nhận xét và giải thích về cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp trong thời kì nói trên. PHẦN RIÊNG Thí sinh chỉ được làm 1 trong 2 câu: III.a hoặc III.b Câu III.a. Theo chương trình KHÔNG phân ban (3,5 điểm) Phát triển cây công nghiệp là một hướng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nước ta. Anh (chị) hãy: 1. Trình bày sự khác nhau về điều kiện sản xuất cây công nghiệp giữa vùng Trung du và miền núi phía Bắc với vùng Đông Nam Bộ. 2. Phân tích khả năng phát triển cây công nghiệp ở đồng bằng nước ta. Câu III.b. Theo chương trình phân ban (3,5 điểm) Anh (chị) hãy: 1. Chứng minh rằng khí hậu, thủy văn nước ta có sự phân hóa đa dạng. 2. Trình bày sự chuyển dịch kinh tế nông thôn nước ta. Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh Số báo danh 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2008 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: ĐỊA LÍ, khối C (Đáp án – Thang điểm có 04 trang) PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH Câu Ý Nội dung Điểm I Về các ngành công nghiệp năng lượng, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản 3,50 1 Những điểm chung của các ngành (1,25 điểm) - Vai trò: đều là những ngành quan trọng (công nghiệp trọng điểm), có vai trò to lớn cả về kinh tế và xã hội. 0,50 - Nguồn lực: tuy có những hạn chế nhưng đều có thế mạnh phát triển lâu dài (ví dụ). 0,50 - Sự phát triển: nói chung, chúng đều khai thác được các lợi thế và phát triển mạnh. 0,25 2 Thế mạnh để phát triển từng ngành (2,25 điểm) - Công nghiệp năng lượng + Tài nguyên dồi dào: than, dầu khí, thủy năng, nguồn năng lượng khác. + Thị trường rộng lớn. + Chính sách của nhà nước và các thế mạnh khác: công nghiệp năng lượng được đầu tư phát triển đi trước một bước 0,75 - Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản + Nguyên liệu tại chỗ phong phú từ các ngành nông, lâm, thủy sản. + Thị trường tiêu thụ rộng lớn. + Chính sách phát triển và các thế mạnh khác: được quan tâm phát triển, thu hút đầu tư, lao động dồi dào 0,75 - Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng + Nguồn lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm. + Thị trường tiêu thụ rộng lớn. + Các nhân tố khác: được quan tâm phát triển, thu hút đầu tư 0,75 II Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích 3,00 1 Vẽ biểu đồ (1,50 điểm) a) Xử lí số liệu. Kết quả như sau: Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta (%) Năm Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ 1990 79,3 17,9 2,8 1995 78,1 18,9 3,0 1999 79,2 18,5 2,3 2001 77,9 19,6 2,5 2005 73,5 24,7 1,8 0,50 2 b) Vẽ biểu đồ. Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ miền. Yêu cầu: - Chính xác về các khoảng chia trên hai trục. - Có chú giải và tên biểu đồ. - Chính xác về các đối tượng biểu hiện trên biểu đồ. 1,00 CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP PHÂN THEO NGÀNH CỦA NƯỚC TA THỜI KÌ 1990 – 2005 2 Nhận xét và giải thích (1,50 điểm) a) Nhận xét: Thời kì 1990 - 2005 0,75 - Trong cơ cấu ngành nông nghiệp, trồng trọt chiếm tỉ trọng rất lớn, tỉ trọng chăn nuôi và dịch vụ còn nhỏ, nhất là dịch vụ (dẫn chứng). - Cơ cấu nông nghiệp có sự thay đổi: hướng chung là tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi, giảm tỉ trọng trồng trọt và dịch vụ (dẫn chứng). - Sự thay đổi cơ cấu khác nhau theo thời gian (dẫn chứng). b) Giải thích: 0,75 - Ngành trồng trọt chiếm tỉ trọng lớn do đây là ngành truyền thống, có nhiều nguồn lực phát triển, nhu cầu lớn trong nước và xuất khẩu. - Sự thay đổi cơ cấu theo hướng trên phù hợp với xu thế phát triển chung là đa dạng hóa cơ cấu nông nghiệp. Riêng dịch vụ có tỉ trọng chưa ổn định vì nông nghiệp nước ta đang chuyển biến từ sản xuất tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hóa. - Giai đoạn sau cơ cấu chuyển dịch mạnh hơn do các lợi thế về chăn nuôi được phát huy và sự tác động của thị trường 3 PHẦN RIÊNG III.a Về phát triển cây công nghiệp 3,50 1 Sự khác nhau về điều kiện sản xuất cây công nghiệp giữa vùng Trung du và miền núi phía Bắc với vùng Đông Nam Bộ (2,00 điểm) a) Điều kiện tự nhiên 1,00 - Địa hình: Đông Nam Bộ ít bị chia cắt, bằng phẳng hơn nên thuận lợi để tổ chức sản xuất với quy mô lớn. - Đất: Trung du và miền núi phía Bắc có nhiều đất feralit phát triển trên đá phiến, đá vôi, Đông Nam Bộ chủ yếu là đất đỏ badan, đất xám. - Khí hậu: Trung du và miền núi phía Bắc có một mùa đông lạnh, phân hóa theo độ cao, Đông Nam Bộ mang tính chất cận xích đạo. Những đặc điểm này có ảnh hưởng khác nhau tới việc phát triển cây công nghiệp. - Các nhân tố khác: nguồn nước, sinh vật b) Điều kiện kinh tế - xã hội 1,00 - Dân cư, lao động: Trung du và miền núi phía Bắc thưa dân, hạn chế về lao động, trình độ phát triển thấp hơn Đông Nam Bộ. - Cơ sở vật chất - kĩ thuật: Trung du và miền núi phía Bắc có cơ sở vật chất - kĩ thuật kém hơn Đông Nam Bộ. - Thị trường: Đông Nam Bộ có nhiều lợi thế hơn cả về thị trường trong vùng và bên ngoài. - Sự khác nhau về các điều kiện khác: đầu tư nước ngoài, chính sách 2 Khả năng phát triển cây công nghiệp ở đồng bằng nước ta (1,50 điểm) a) Thuận lợi: -Tự nhiên: + Địa hình tương đối bằng phẳng, đất phù sa thích hợp cho nhiều loại cây công nghiệp. 0,50 + Khí hậu nhiệt đới gió mùa có sự phân hóa đa dạng, nguồn nước dồi dào tạo điều kiện phát triển nhiều loại cây công nghiệp. - Kinh tế – xã hội: + Dân số đông, lao động dồi dào có trình độ học vấn và chuyên môn kĩ thuật cao, thị trường rộng lớn + Cơ sở vật chất – kĩ thuật tương đối khá, có nhiều chính sách khuyến khích phát triển cây công nghiệp 0,50 b) Khó khăn: có nhiều khó khăn xuất phát từ đặc điểm khí hậu, nguồn nước, dân cư tập trung đông với nghề trồng lúa chiếm ưu thế trong nông nghiệp 0,25 c) Đánh giá chung: đồng bằng chủ yếu thích hợp với cây công nghiệp ngắn ngày. 0,25 4 III.b Phân hóa khí hậu, thủy văn – Chuyển dịch kinh tế nông thôn nước ta 3,50 1 Chứng minh khí hậu, thủy văn nước ta phân hóa đa dạng (2,00 điểm) a) Khí hậu - Phân hóa thành hai miền khí hậu với ranh giới là khối núi Bạch Mã: 0,50 + Miền khí hậu phía Bắc là miền khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh. + Miền khí hậu phía Nam là miền khí hậu gió mùa cận xích đạo. - Phân hóa thành các đai khí hậu theo độ cao địa hình: nhiệt đới chân núi, á nhiệt đới trên núi, ôn đới núi cao. 0,25 - Bên cạnh sự phân hóa trên, khí hậu còn có sự phân hoá thành các vùng, kiểu khí hậu địa phương. 0,25 b) Thủy văn: phân hóa thành 3 miền 0,75 - Miền thủy văn Bắc Bộ: hướng chảy chung tây bắc – đông nam, lũ vào mùa hạ, cạn vào mùa đông - Miền thủy văn Đông Trường Sơn: hướng chảy chung tây – đông, mùa lũ lệch vào thu đông, có lũ tiểu mãn - Miền thủy văn Tây Nguyên và Nam Bộ: lũ bắt đầu vào mùa hạ, đỉnh lũ rơi vào tháng 9 – 10 c) Sự phân hóa khí hậu, thủy văn còn thể hiện ở sự khác nhau giữa vùng biển - đảo và đất liền, giữa các bộ phận biển - đảo. 0,25 2 Sự chuyển dịch kinh tế nông thôn nước ta (1,50 điểm) - Kinh tế nông thôn đang chuyển dịch về cơ cấu ngành: hoạt động phi nông nghiệp có xu hướng ngày càng tăng mặc dù hoạt động nông nghiệp vẫn là bộ phận chủ yếu, cơ cấu sản phẩm cũng có sự thay đổi. 0,50 - Cơ cấu thành phần kinh tế nông thôn được đa dạng hóa gồm nhiều thành phần: doanh nghiệp (nhà nước, tư nhân, liên doanh ), hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình; tương quan giữa các thành phần có sự thay đổi. 0,50 - Kinh tế nông thôn đang từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 0,50 ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II + III.a (hoặc III.b) = 10,00 điểm Nếu thí sinh làm bài không theo dàn ý như trong đáp án, nhưng đủ ý và chính xác thì vẫn được điểm tối đa theo thang điểm đã quy định. Hết BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2008 Môn thi: ĐỊA LÍ, khối C Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH Câu I (3,5 điểm) Về các vấn đề phát triển kinh tế của nước ta, anh (chị) hãy: 1.Trình bày vấn đề sử dụng đất nông nghiệp ở các vùng đồng bằng. 2. Nêu những nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa lãnh thổ sản xuất công nghiệp. Câu II (3,0 điểm) Cho bảng số liệu: Giá trị sản xuất của ngành trồng trọt theo giá so sánh 1994 phân theo nhóm cây trồng của nước ta. ( Đơn vị: tỉ đồng) Trong đó Năm Tổng số Cây lương thực Cây công nghiệp Rau đậu Cây khác 1995 66183,4 42110,4 12149,4 4983,6 6940,0 2005 107897,6 63852,5 25585,7 8928,2 9531,2 Anh (chị) hãy: 1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện qui mô và cơ cấu giá trị sản xuất của ngành trồng trọt theo bảng số liệu trên. 2. Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của năm 2005 so với năm 1995. PHẦN RIÊNG __________ Thí sinh chỉ được làm 1 trong 2 câu: III.a hoặc III.b __________ Câu III.a. Theo chương trình KHÔNG phân ban (3,5 điểm) 1. Hãy phân tích tiềm năng phát triển kinh tế của Đông Nam Bộ. Vì sao ở vùng này việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu lại là vấn đề được quan tâm ? 2. Dựa vào các điều kiện tự nhiên hãy giải thích sự khác biệt về cơ cấu cây trồng của vùng Trung du và miền núi phía Bắc với vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Câu III.b. Theo chương trình phân ban (3,5 điểm) 1. Hãy kể tên 10 huyện đảo của nước ta, nêu rõ huyện đảo đó thuộc tỉnh, thành phố nào. Ý nghĩa của các đảo và quần đảo trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 2. Trình bày những ảnh hưởng của địa hình đồi núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và đối với cảnh quan tự nhiên nước ta. Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: …………… ………………………Số báo danh: ………………………………. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2008 Môn: ĐỊA LÍ, khối C (Đáp án - Thang điểm có 05 trang) PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH Câu Ý Nội dung Điểm Vấn đề sử dụng đất nông nghiệp - Nguyên nhân dẫn đến đặc điểm phân hóa lãnh thổ sản xuất công nghiệp. 3,50 Trình bày vấn đề sử dụng đất nông nghiệp ở các vùng đồng bằng (2,5 điểm). a) Đặc điểm và hiện trạng sử dụng đất ở các đồng bằng nói chung: Đất phù sa, địa hình bằng phẳng, nguồn nước dồi dào, chủ yếu canh tác các nhóm cây trồng hàng năm, chăn nuôi gia súc nhỏ, gia cầm và nuôi trồng thủy sản. 0,25 b) Vấn đề sử dụng đất nông nghiệp của các vùng đồng bằng * Đồng bằng sông Hồng 0,75 - Đặc điểm vốn đất: Chịu sức ép về dân số đối với việc sử dụng đất (bình quân đất nông nghiệp trên đầu người thấp nhất cả nước), đất nông nghiệp có dấu hiệu suy thoái. - Hiện trạng sử dụng và giải pháp: + Đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ thích hợp; tận dụng triệt để diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản. + Bảo vệ đất nông nghiệp (chống sự suy thoái, quy hoạch, sử dụng…). * Đồng bằng sông Cửu Long 0,75 - Đặc điểm vốn đất: Bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người lớn, đất phù sa được bồi đắp thường xuyên, tỉ lệ đất phèn, đất mặn lớn. - Hiện trạng sử dụng và giải pháp: + Đẩy mạnh thâm canh tăng vụ ở những nơi có điều kiện (dải phù sa ngọt ven sông Tiền, sông Hậu…), sử dụng triệt để diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản. + Tăng cường công tác thủy lợi, cải tạo đất phèn, mặn. * Các đồng bằng duyên hải miền Trung 0,75 - Đặc điểm vốn đất: Là những đồng bằng nhỏ, hẹp, đất kém màu mỡ, đất nông nghiệp bị xâm lấn bởi cát biển, nhiều nơi bị khô hạn nghiêm trọng vào mùa khô. 1 - Hiện trạng sử dụng và giải pháp: + Ở Bắc Trung Bộ: Việc sử dụng đất gặp khó khăn do sự xâm lấn của cát biển. Vì vậy, giải pháp cấp bách là chống nạn cát bay và sự di chuyển của cồn cát. + Ở các đồng bằng nhỏ duyên hải Nam Trung Bộ: Việc sử dụng đất gặp khó khăn lớn là sự thiếu nước vào mùa khô. Vì vậy cung cấp nước về mùa khô để nâng cao khả năng sử dụng đất là vấn đề rất quan trọng. Nguyên nhân dẫn đến đặc điểm phân hóa lãnh thổ sản xuất công nghiệp (1,0 điểm). I 2 - Nêu nét chính trong sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp: Công nghiệp tập trung cao ở một số vùng (Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận, Đông Nam Bộ), những vùng khác (Tây Nguyên, Tây Bắc…) có mức độ tập trung thấp hơn. 0,25 1 [...]... dụng tài liệu Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ và tên thí sinh: ; Số báo danh: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2010 Môn: ĐỊA LÍ; Khối: C (Đáp án - thang điểm gồm 04 trang) Câu Ý Nội dung Điểm I PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm) I 1 Sự phân hoá theo độ cao của thi n nhiên nước ta Nguyên nhân dẫn đến sự phân hoá đó... BÀI THI : I + II + III + IV.a (hoặc IV.b) = 10,00 điểm - Hết - 4 0,25 0,25 0,25 0,25 2,00 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2010 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: ĐỊA LÍ; Khối: C Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề I PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm) Câu I (2,0 điểm) 1 Trình bày tóm tắt sự phân hoá theo độ cao của thi n... nhập, cải thi n chất lượng cuộc sống 0,25 - Ý nghĩa đối với tài nguyên môi trường : cho phép khai thác và sử dụng hợp lí các nguồn lực tự nhiên, bảo vệ môi trường tạo sự phát triển bền vững 0,25 ĐIỂM TOÀN BÀI THI : I + II + III + IV.a (hoặc IV.b) = 10,00 điểm 4 ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2011 Môn: ĐỊA LÍ; Khối: C Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH... hại do lũ quét gây ra cần có những giải pháp nào ? -Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ và tên thí sinh: Số báo danh BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC Câu Ý ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2009 Môn: ĐỊA LÍ; Khối: C (Đáp án - thang điểm có 03 trang) Nội dung Điểm I PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm)... chiều đông - tây… ĐIỂM TOÀN BÀI THI : I + II + III.a (hoặc III.b) = 10,00 điểm Nếu thí sinh làm bài không theo dàn ý như trong đáp án, nhưng đủ ý và đúng thì vẫn được điểm tối đa theo thang điểm đã quy định Hết - 5 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2009 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: ĐỊA LÍ; Khối: C Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề I PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ... định hướng phát triển sản xuất lương thực của vùng này Hết -Thí sinh không được sử dụng tài liệu Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ và tên thí sinh : Số báo danh : BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2009 Môn: ĐỊA LÍ; Khối: C (Đáp án - thang điểm có 04 trang) Câu Ý Nội dung Điểm I PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm)... Đẩy mạnh công nghiệp chế biến, công nghệ sau thu hoạch, ĐIỂM TOÀN BÀI THI : I + II + III + IV.a (hoặc IV.b) = 10,00 điểm 4 0,50 0,25 0,25 1,50 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,50 0,25 0,25 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2009 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: ĐỊA LÍ; Khối: C Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề I PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm) Câu I (2,0 điểm) 1 Nêu... : (2,0 đ) + Ở đai thấp nhất (lên đến độ cao 600 - 700m ở miền Bắc, 900 - 1000m ở miền Nam) : diện tích lớn nhất, thi n nhiên mang sắc thái nhiệt đới gió mùa + Ở độ cao lớn hơn (miền Bắc từ 600 - 700m, miền Nam từ 900 - 1000m đến độ cao 2600m) thi n nhiên mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa trên núi 0,25 + Đai cao nhất (từ độ cao 2600m trở lên) : chỉ có ở miền Bắc, thi n nhiên mang sắc thái ôn đới gió... nguyên thi n nhiên để phát triển kinh tế biển của Việt Nam Hệ thống đảo và quần đảo của nước ta có vai trò như thế nào trong sự phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển? Hết -Thí sinh không được sử dụng tài liệu Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ và tên thí sinh: ; Số báo danh: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC Câu Ý ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM... bằng sông Cửu Long 49,2 51,5 Các vùng khác 34,1 32,5 Năm Vùng - Vẽ : 1,25 2 Nhận xét và giải thích sự thay đổi về quy mô và cơ cấu diện tích gieo trồng lúa của năm 2006 so với năm 1996 1,50 * Nhận xét - Diện tích gieo trồng lúa của năm 2006 tăng so với năm 1996 (dẫn chứng ) 2 0,25 - Cơ cấu diện tích gieo trồng lúa của năm 2006 có sự thay đổi so với năm 1996 (dẫn chứng) 0,25 - Diễn giải sự thay đổi cơ . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ( Ôn thi ĐH, C Đ kh ối C ) NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC BÔ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LỚP CĐSTOAN11 Bộ đề thi môn ĐỊA LÍ 2008 - 2012 (Ôn thi ĐH, CĐ khối C) ( In. số: 2T618L5 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2008 Môn thi: ĐỊA LÍ, khối C ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề PHẦN CHUNG. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh Số báo danh 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2008 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi:

Ngày đăng: 17/01/2015, 08:19

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 0 BIA 1 ly- Copy.pdf

  • 1 De_Dia_C.pdf

  • 2 DA_Dia_C.pdf

  • 3 De_Dia_C-CD.pdf

  • 4 DA_Dia_C-CD.pdf

  • 5 De_Dia_C.pdf

  • 6 DA_Dia_C.pdf

  • 7 De_Dia_C-CD.pdf

  • 8 DA_Dia_C-CD.pdf

      • 9 De_Dia_C.pdf

      • 10 DA_Dia_C.pdf

      • 11 De_Dia_C-CD.pdf

      • 12 DA_Dia_C-CD.pdf

      • 13 De_Dia_C.pdf

      • 14 DA_Dia_C.pdf

      • 15 De_Dia_C-CD.pdf

      • 16 DA_Dia_C-CD.pdf

      • 17 De_Dia_C.pdf

      • 18 DA_Dia_C.pdf

      • 19 De_Dia_C-CD.pdf

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan