nghiên cứu chẩn đoán và kết quả điều trị phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng đường mổ cổ trước tại bệnh viên việt đức

161 935 4
nghiên cứu chẩn đoán và kết quả điều trị phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng đường mổ cổ trước tại bệnh viên việt đức

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ĐẶT VẤN ĐỀ Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là một bệnh lý thường gặp, đôi khi chẩn đoán khó khăn. Trước đây, muốn chẩn đoán xác định phải chụp cột sống cổ có thuốc cản quang hoặc chụp đĩa đệm. Tuy nhiên, những phương pháp này mang tính xâm hại cao, mặt khác kết quả cũng không phản ảnh rõ tình trạng biến đổi các tổ chức phần mềm như: Tủy sống, các rễ thần kinh, khoang dịch não tủy, cỏc dõy chằng. Các phương pháp này cũng có thể gây nhiều tai biến cho bệnh nhân nên hiện nay không được sử dụng rộng rãi. Do vậy, nhiều bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ không được chẩn đoán hoặc chẩn đoán sai, chẩn đoán muộn, nên không được điều trị hoặc điều trị không đúng, đưa đến người bệnh phải chịu tàn tật suốt đời, làm giảm hoặc mất sức lao động trong xã hội. Từ những năm 1980 đến nay, nhờ khoa học tiến bộ trong chẩn đoán hình ảnh như chụp cắt lớp vi tính, đặc biệt chụp cộng hưởng từ, bệnh nhân ngày càng được phát hiện thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ nhiều hơn [21]. Kobubun [16] đã nghiên cứu dịch tễ ở một quận vùng Đông Bắc Nhật Bản có dân số 2,26 triệu người, thấy tỷ lệ bệnh nhân phải phẫu thuật do bệnh lý tủy cổ hằng năm là 5,7 người/100.000 dân, trong đó có 27% do thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Nghĩa là tỉ lệ bệnh nhân phải mổ do thoát vị đĩa đệm cột sống cổ hằng năm là 1,54/100.000 dân. Ở Mỹ, theo nghiên cứu dịch tễ học ở Rochester, Min [99] số người có hội chứng rễ thần kinh cổ do mọi nguyên nhân là 107,3 nam và 63,5 nữ trên 100.000 người dân. Số người được khảo sát trên cộng hưởng từ có thoát vị đĩa đệm mà không có triệu chứng ở tuổi dưới 40 là 10%, tuổi trên 40 là 5%. Ở Ý, theo nghiên cứu từ năm 1996, số người mắc hội chứng chèn ép rễ thần kinh do thoái hóa đốt sống cổ có tỉ lệ 3,5 trên 1000 người dân [99]. Ở Việt Nam, chỉ trong 2 năm từ khi có chụp cộng hưởng từ, Hoàng Đức 2 Kiệt (1994) [12] đã thông báo 90 trường hợp thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Từ đó đến nay, tỉ lệ phát hiện bệnh ngày càng tăng, tuy mới chỉ tập trung ở một số trung tâm điều trị lớn. Việc chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống cổ còn gặp nhiều khó khăn do triệu chứng lâm sàng của bệnh khá đa dạng, các triệu chứng thay đổi tùy theo vị trí, thể loại, mức độ thoát vị và tuổi, giới… mà biểu hiện lâm sàng ở dạng cấp tính, bán cấp tính, hoặc mãn tính. Hơn nữa bệnh cảnh của thoát vị đĩa đệm thường nằm trong bệnh cảnh chung của bệnh lý thoái hóa cột sống [1], nên bệnh nhân thường đến khám và điều trị ở các chuyên khoa như nội khoa, chấn thương chỉnh hình và khoa xương khớp khỏc. Nờn bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn muộn khi đó cú chèn ép thần kinh gây ra các rối loạn vận động và cảm giác [14],[22]. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ gồm điều trị bảo tồn và điều trị phẫu thuật. Ngay trong điều trị phẫu thuật cũng có nhiều kỹ thuật, đường mổ khác nhau tùy trường phái và tùy chỉ định áp dụng cho thích hợp. Trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu với các phương pháp điều trị khác nhau nhưng cũng chưa có phương pháp nào cho kết quả vượt trội. Ở Việt Nam, việc điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ trước đõy chủ yếu là điều trị bảo tồn chữa triệu chứng trong bệnh cảnh chung của bệnh lý thoái hóa. Từ thập niên 90, tại các trung tâm phẫu thuật thần kinh, chấn thương chỉnh hình đã mổ thoát vị đĩa đệm cột sống cổ theo kỹ thuật của Smith- Robinson, cho thấy kết quả khả quan [2,17]. Gần đây các phẫu thuật viên bắt đầu ứng dụng kính vi phẫu trong mổ thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Đây là bước tiến mới giúp rất nhiều trong phẫu thuật về việc lấy đĩa đệm, mài xương thoái hóa, giải ép rễ-tủy thần kinh, mạch máu, triệt để, mang lại kết quả tốt hơn [26],[19]. Trên cơ sở đó chúng tôi tiến 3 hành nghiên cứu đề tài: “Nghiờn cứu chẩn đoán và kết quả điều trị phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng đường mổ cổ trước bên tại Bệnh viện Việt Đức” nhằm các mục tiêu sau: 1. Mô tả các triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh để chẩn đoán xác định thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. 2. Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật qua đường mổ cổ trước bên có hỗ trợ kính vi phẫu thuật tại bệnh viện Việt Đức. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU TRấN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 1.1.1. Tóm tắt lịch sử nghiên cứu trên thế giới Trước thế kỷ thứ XX, bệnh lý cột sống cổ ít được nghiên cứu, nhất là bệnh lý đĩa đệm. Năm 1927, Gutzeit là một tác giả người Đức lần đầu tiên mô tả bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Stookey (1928) báo cáo hội chứng chèn ép tủy do TVĐĐ cột sống cổ 7 trường hợp. 1952 Leroy và Abbot áp dụng mổ lối trước cho một trường hợp bệnh lý cột sống cổ do loãng xương. Michelsen và Mixter (1944) đã nghiên cứu nhân bảy trường hợp tổn thương rễ do thoát vị chèn ép đĩa đệm cột sống cổ [36]. Robinson và Smith (1955) mô tả đầu tiên bệnh lý rễ thần kinh cổ với các nguyên nhân do thoát vị đĩa đệm, chồi xương và dầy dây chằng dọc sau bằng phương pháp mổ lối trước [116] Clarke và Robinson (1956) nghiên cứu hội chứng chốn ép tủy cổ và các biến đổi mạch máu, thoái hóa đĩa đệm gặp trong TVĐĐ [29], [116]. Cloward (1958) trình bày kỹ thuật mổ lấy đĩa đệm bằng lối trước cho bệnh lý thoát vị đĩa đệm chèn ép tủy, có sử dụng bộ dụng cụ chuyên biệt cho phẫu thuật này [52]. Các tác giả Radharkrishman (1994) nghiên cứu dịch tễ học của hội chứng chèn ép rễ, tủy cổ [111]. Carette (2005), Rao (2002, 2006) nghiên cứu nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh, biểu hiện lâm sàng hội chứng chèn ép rễ tủy cổ và điều trị TVĐĐ cột sống cổ [49],[112],[114]. Abbed (2007) nghiên cứu sinh lý bệnh thoái hóa đĩa đệm và TVĐĐ cột sống cổ [29]. Chẩn đoán: Năm 1895 máy chụp Xquang ra đời, chỉ cho thông tin về hình ảnh xương sống, năm 1952 Brain cho rằng “Hình ảnh Xquang rõ ràng về thoái hóa không nhất thiết bao hàm về thoát vị đĩa đệm [61],[101]. 1957 5 Lindgren chụp ống tủy có bơm hơi, 1968 Hitsenberg chụp tủy sống có cản quang đã góp phần rất lớn trong thoát vị đĩa đệm [13],[90]. So với các phương pháp trên, máy cắt lớp vi tính ra đời ở Anh năm1971 giúp nhiều trong chẩn đoán thoát vị đĩa đệm. Để chẩn đoán chính xác, Dichiro và Chellinger 1976 đề nghị phối hợp với chụp tủy cản quang [9],[61],[101]. Đến đầu năm 1980, máy chụp cộng hưởng từ ra đời tạo bước tiến lớn trong chẩn đoán hình ảnh, cho thấy được không gian 3 chiều cắt các bình diện khác nhau, thấy được hình ảnh đĩa đệm chèn ép ở mức độ nào và đặc biệt là không phát tia xạ như các phương pháp khác [7],[4],[67]. Năm 2005 Nguyễn Quốc Dũng, Đặng Trần Đức nghiên cứu hình ảnh cộng hưởng từ trên bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổ [4],[25]. Các tác giả đều xem CHT là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán thoát vị đĩa đệm. 1.1.2. Tóm tắt lịch sử nghiên cứu trong nước Thoỏt vị đĩa đệm cột sống cổ chỉ được chú ý và phát hiện vào những năm 80 - 90 của thế kỷ trước. 1981 Lờ Xuõn Trung, Trương Văn Việt và Võ Văn Nho đã báo cáo 6 trường hợp thoát vị đĩa đệm cột sống cổ được mổ, trong đó có 4 trường hợp được mổ lối trước với bộ dụng cụ tự chế tạo theo nguyên tắc dụng cụ Cloward. Các trường hợp này đều có ảnh hưởng trực tiếp từ chấn thương và tất cả các trường hợp đều cho kết quả tốt [24]. Trương Văn Việt và Võ Văn Nho (1995) báo cáo 8 trường hợp thoát vị đĩa đệm cột sống cổ được điều trị phẫu thuật bằng phương pháp Robinson tại bệnh viện Chợ Rẫy [28]. Tại bệnh viện Việt Đức và học viện Quân Y 103 đã áp dụng mổ sống cổ bằng đường mổ lối trước (1996). Tháng 3/1999, Dương Chạm Uyên và Hà Kim Trung báo cáo 64 trường hợp mổ cột sống cổ lối trước tại hội nghị phẫu thuật thần kinh Việt Úc [27]. Nguyễn Đức Hiệp(2000) nghiên cứu 38 trường hợp TVĐĐ cột sống cổ được phẫu thuật tại bệnh viện Việt Đức [8]. 6 Võ Văn Sĩ và CS (2002) "Điều trị thoát vị đĩa đệm cổ bằng phẫu thuật lối trước", Kỷ yếu đề tài khoa học - Hội nghị Ngoại khoa toàn quốc lần XII [17]. Tháng 12/2004 đến tháng 8/2007, Hoàng Minh Đỗ và cộng sự phẫu thuật 54 trường hợp thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng lối trước có hàn thân đốt sống bằng Cespace tại BV Thanh Nhàn – Hà Nội [5]. Năm 2005, Võ Văn Thành, Ngô Minh Lý và Trương Minh Hiển ở bệnh viện chấn thương chỉnh hình báo cáo 100 trường hợp mổ thoát vị đĩa đệm ở lối trước [20]. 2007, Nguyễn Cụng Tụ và Nguyễn Đình Hưng đã báo cáo phẫu thuật 24 trường hợp thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có hội chứng rễ và hội chứng tủy bằng sử dụng Cespace hàn liờn thõn đốt có kết quả tốt [23]. Nguyễn Hùng Minh và CS (2009), "Nhận xét kết quả bước đầu phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cổ lối trước có đặt dụng cụ Cespace tại Bệnh viện 103" [15]. Cùng với trào lưu hiện đại hóa các phương tiện chẩn đoán, trong nước ta cũng đó cú cỏc nghiên cứu về chẩn đoán hình ảnh dành cho bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống cổ [18]. Các báo cáo khác của bệnh viện chợ Rẫy [6], Bệnh viện Chấn Thương chỉnh hình thành phố HCM . Bệnh viện quân đội 175 [6], Bệnh viện Quân Y 103 [3] đã cho thấy mối quan hệ trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý thoát vị đĩa đệm cộng với thoái hóa cột sống cổ điều trị bằng phẫu thuật lối trước cột sống cổ ở nước ta ngày càng nhiều. 1.2. Giải phẫu và liên quan của đĩa đệm Cột sống cổ gồm 7 đốt nối từ cổ chẩm đến đốt sống ngực T1. Mỗi đốt có 3 phần chính: thân, cung sau và các mỏm. Giữa cung và thõn cú lổ đốt sống, tạo nên ống tủy khi các đốt sống chồng lên nhau, trong đó chứa đựng tủy sống. 7 Hình 1.1. Cột sống cổ nhìn phía sau [59] Hình 1.2. Thiết đồ cắt ngang qua C5 [64] Gai sống Màng cứng Đám rối TM Bảng sống Tuỷ sống Nhánh sau rễ TK Rễ TK Dây chằng dọc sau Vành thớ Đĩa đệm Nhân đĩa Đốt sống Khớp lucshka ĐM - TM đốt sống Diện khớp Nhánh sau rễ TK 8 1.2.1. Thân đốt sống: Có hình trụ, trên và dưới được viền xung quanh bởi gờ xương, các mặt trên, dưới giáp với đĩa đệm, vì vậy đĩa đệm chịu lực trực tiếp từ thân đốt sống. Mặt trên có hai gờ xương nổi lên ở hai bên và khớp với phần dưới của thân phía trên, ở giữa có tổ chức tạo keo, có cấu trúc như một khớp, có vai trò giữ đĩa đệm không lệch sang hai bên, là đặc điểm riêng của vùng cổ. Khoảng gian đĩa (Intervetebral disc - IVD) Khoảng gian đĩa là một cấu trúc mềm dẻo giữa hai phần thân đốt sống. độ mềm dẻo của cột sống tùy thuộc và khả năng phục hồi hình dạng của đĩa đệm qua cỏc hỡnh dạnh của cột sống, khoảng gian đĩa bao gồm nhân đệm (Nucleus pulosus – NP) chứa gelatin ở phần trung tâm và các vành thớ (Anulus fibrosus –AF) bao quanh nhân đệm. 1.2.2. Đĩa đệm Đĩa đệm có hình thấu kính hai mặt lồi, cấu tạo bởi cấu trúc liên kết, dày chừng 3mm gồm 2 phần chính : Phần chu vi là vòng sợi (Annulus fibrosus) rất đàn hồi và nhân nhày (Nunulus pulposus) nằm ở trung tâm hơi lệch ra sau Nhân nhày (nucleus pulposus): Khi lúc mới sinh, nhõn nhầy to, mềm, giống như keo và được tạo nên bằng chất nhầy, như một tấm tận mỏng nằm giữa hai thân đốt. Nhân đệm bình thường bao gồm: Một nhân giữ nước tốt chứa proteoglycan (PG), những sợi collagen đan với nhau thành 1 cung sợi. nước chiếm 80% trọng lượng nhân đệm ở trẻ em và người trẻ. Collagen II là thành phần chính của nhân đĩa đệm ở người (~80%) nhân collagen VI (~ 15%), IX (~1-2%), XI (~3%) và III (< 1%) đã được tìm thấy trong nhân đệm [63]. Vành thớ (Anulus fibrosus –AF): Là một cấu trúc bè gồm 10 đến 20 lớp đồng tâm của cỏc bú sợi collagen. Cỏc bú sợi này có độ dày khoảng 0,14 - 0,52 mm. Toàn bộ chiều cao của đĩa sống chứa khoản 20-62 bó sợi. Cỏc bó sợi thẳng góc và liên tục thành từng lớp, khoảng cách giữa cỏc bú 9 sợi trung bình là 0,22mm chiều rộng, và được phủ đầy bởi chất gelatin. Cấu trúc của vành thớ nham nhở vào 40% các lớp của vành thớ kết với nhau không hoàn toàn ở chu vi của mỗi đĩa sống tạo thành góc 20 o [91]. Vòng sợi có một lớp ngoài mỏng hơn bằng collagen và một lớp trong rộng hơn bằng sụn sợi. Cỏc lỏ (lamellae) vốn lồi về phía ngoại vi là những vòng tròn không hoàn chỉnh. Độ lừm của cỏc lỏ ở mặt trong kết hợp với hình dạng bề mặt của nhân đệm. Trên tất cả các phần tư của vòng sợi, vào khoảng nửa số lá là không hoàn chỉnh; tỷ lệ này tăng lên ở vùng sau bên. Tsuji H (1993)[134] ghi nhận cấu trúc nham nhở trong phần sau của vành thớ chiếm phần lớn cỏc bố làm tăng độ đan góc của các sợi và giảm sự kết nối giữa cỏc bố. Lớp ngoài của cỏc bố vành thớ được gắn vào phần vòng sụn tăng trưởng của đốt sống trên và dưới. Bè trong được gắn vào tấm tận của thân đốt sống. Sợi collagen của vành thớ là type I (~70-80%) type V(~3%), type VI (~105), type IX (~1- 2%) và type III (<1%). Các sợi collagen cung cấp độ căng và chất proteoglycan, các phân tử nước xen giữa có vai trò kháng lại lực nén vào đĩa . Đĩa đệm có mật độ tế bào thấp. chất tế bào này có vai trò duy trì sự chống đỡ bằng việc tạo ra các chất xơ ngoại sinh [92]. Trên thí nghiệm cho thấy đĩa đệm trưởng thành có khả năng đáp ứng với yếu tố tăng trưởng và có thể sữa chữa đĩa đệm qua yếu tố tăng trưởng [134]. Sự mô tả chung này về vòng sợi có thể không được áp dụng cho tất cả các đoạn cột sống. Ở đoạn sống cổ cỏc vũng sợi thường không hoàn chỉnh về phía sau. 10 Hình 1.3. Đĩa đệm [59] 1.2.3. Rễ thần kinh Ở mỗi tầng cột sống có một đôi rễ ở phía sau và 1 đôi ở phía trước đi ra từ bao màng cứng. qua mỗi lỗ liên hợp. các rễ phía sau dẫn truyền các sợi cảm giác từ thần kinh sống đến tủy sống. trong khi đó, chất rễ phía trước chủ yếu mang các sợi vận động và dọc theo đú cú những sợi cảm giác, từ tủy sống đến rễ thần kinh. Các rễ phía sau và phía trước ở 2 bên được bao bọc bởi một cái bao rễ trong ống thần kinh. Các thụ thể của rễ trước nằm ở phần trước của tủy sống trong khi đó các thụ thể của các rễ phía sau nằm ở vùng hạch rễ phía sau. Vùng hạch phía sau thường nằm ở phần tận của rễ sau trong phần đỉnh của bao rễ, hướng xuống dưới đến chân cung và gần đến nách rễ. các rễ thần kinh được bao bọc bởi màng cứng và màng nhện được gọi là bao rễ. bao rễ có thể dài từ 2-3cm [105]. Các rễ khác với các thần kinh ngoại biên, các rễ thần kinh được ngâm trong chất dịch não tủy và không có chứa các thần kinh nội mạch và các màng thần kinh. Rễ nằm ở phía trên trong lỗ liên hợp. Và nghiên cứu hình ảnh học cho thấy dị dạng về giải phẫu học là 14%. 1.2.4. Dây chằng dọc trước và dây chằng dọc sau. Cột sống được nâng đỡ ở phía trước và phía sau theo chiều dài của nó bởi dây chằng dọc trước và dây chằng dọc sau. Dây chằng dọc sau được mô tả gồm 2 lớp sâu và nông, mặc dù những nghiên cứu gần đây cho thấy nú cú 3 lớp. cả 2 dây chằng dọc trước và dọc sau đều đóng góp vào độ vững, mức độ di động và mềm dẻo của cột sống Nh©n Vßng sîi [...]... bờ trước cơ ức-đũn-chũm 1.3 Cơ chế bệnh sinh của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ Việc điều trị phẫu thuật cho bệnh lý tủy, rễ thần kinh cổ là chủ đề có nhiều tranh luận từ 5 thập kỷ trước Cloward, cũng như Smith và Robinson, đã truyền bá sự tiếp cận phần trước đốt sống cổ qua đường mổ trước bên trong những năm 1950,1951, Kể từ đó, nhiều nghiên cứu đã chứng minh sự thuận lợi của mổ lối trước bằng đường mổ. .. mổ trước bên trong mổ thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ [24],[53],[66 ] 1.3.1 Cơ chế thoát vị đĩa đệm Trên thí nghiệm lồi đĩa đệm hay thoát vị nhân đệm được tạo ra do lực nén ngang đĩa đệm Ở tư thế cột sống trờn xỏc là vừa gập và xoay Người ta cho rằng TVĐĐ là ở ngoại biên khi vành thớ là nơi đầu tiên thay đổi về mặt bệnh lý [71] Các yếu tố dây chằng phía sau bảo vệ đĩa đệm từ những cử động làm căng cột sống. .. (thoát vị cạnh trung tâm): Chèn ép cả tủy sống và rễ thần kinh, gây bệnh cảnh lâm sàng chèn ép rễ và tủy phối hợp - Thoát vị lỗ ghép (thoát vị bên): Chủ yếu chèn ép rễ thần kinh, gây bệnh cảnh chèn ép rễ Cách phân loại này có ý nghĩa lớn trong chẩn đoán và điều trị Lồi đĩa đệm trung tâm Vành thớ Nhân Rễ thần kinh Tuỷ sống Bảng sống Gai sau Tuỷ sống Dây chằng vàng Thoát vị bên Rễ thần kinh Hình 1.9 Vị. .. Hình 1.9 Vị trí thoát vị [64 ] Theo vị trí - Thoát vị đĩa đệm ra sau - Thoát vị đĩa đệm ra trước - Thoát vị đĩa đệm vào thân đốt sống( thoỏt vị Schmorl) Thoát vị trung tâm 21 1.3.3 Cơ chế gây đau Bình thường, rễ thần kinh khụng viờm khi không có hiện tượng chèn ép [33],[89] Khi rễ thần kinh bị chèn ép đưa đến tình trạng viêm ở rễ thần kinh hay là viêm hạch- rễ tủy sống Trong vài nghiên cứu, nhân tố hóa... của vành thớ được tìm thấy sau thoát vị đĩa đệm trong ống sống [30] Có 3 dạng của rách vành thớ được nghiên cứu trờn xỏc: rỏch hoàn toàn, rách đồng tâm và rách ngang [145] Từ quan điểm giải phẫu này, TVĐĐ có thể theo sau rách vành thớ Rách vành thớ làm tăng thoái hóa của đĩa đệm ở động vật [84],[107] Tuy nhiên thoái hóa đĩa đệm xuất hiện một cách đáng kể trong thoát vị đĩa đệm và số lượng vỡ của các vành... [76],[133] lồi đĩa đệm có thể bao gồm nhân đệm và vành thớ, tùy thuộc vào đĩa đệm có bị rách hoàn toàn hay không hoàn toàn [145] 1.3.2 Phân loại TVĐĐ Bệnh lý đĩa đệm cổ được xem như thực thể lâm sàng bao gồm : Thoát vị đĩa đệm (Herniated Nucleus Pulpous HNP), Thoỏi hóa đĩa (Degenerative Disc Disease DDD) Vỡ nhân trong đĩa (Internal Dics Disrupion IDD) Các hình thái của thoát vị đĩa đệm được chia gồm:... các trường hợp đĩa sống bị thoái hóa Nguyên nhân của rách vành thớ trong việc đưa đến thoát vị đĩa đệm không được chứng minh trực tiếp trên sinh vật sống Nhưng có những quan sát và cho giả thuyết của rách vành thớ là hiện tượng bệnh lý cần thiết để đưa đến thoát vị đĩa đệm [71] TVĐĐ được nghiên cứu trờn xác, được thực hiện dưới 18 tác động của bẻ và nén cột sống, thì gây ra vỡ các bờ của vành thớ, tạo... chẽ với điều trị Vì tỷ lệ bệnh nhân có phồng và lồi đĩa đệm rất cao, nhưng không nhất thiết phải điều trị phẫu thuật Ngược lại kết quả phẫu thuật lại đạt cao nhất ở nhóm TVĐĐ có mảnh rời và sau đó là nhóm TVĐĐ thực sự [49],[111] Theo liên quan với rễ thần kinh, tủy sống Rothman và Marvel [60] đã chia TVĐĐ ra sau thành ba loại: 20 - TVĐĐ giữa (thoát vị trung tâm): Chủ yếu chèn ép tủy sống, gây bệnh cảnh... mức độ và mất cảm giác 1.3.4 Nguyên nhân Thoát vị đĩa đệm gây ra do sự lặp đi lặp lại chấn thương nhỏ tác động lên cột sống cổ, hiếm khi gây ra do một chấn thương đơn thuần tăng nguy cơ của thoát vị đĩa đệm do các tác động rung, khiêng vật nặng, hay là giữ nguyên một vị trí kéo dài, chấn thương cột sống cổ thường làm tăng quá trình thoát vị đĩa đệm Thoái hóa đĩa đệm là một phần của thoái hóa tự nhiên... của cột sống cổ Xquang cột sống cổ luôn luôn là phương pháp cận lâm sàng đầu tiên vì đánh giá tình trạng thay đổi do thoái hóa mãn tính, bệnh lý di căn, biến dạng cột sống và độ vững cột sống Cột sống cổ thường được khảo sát qua 5 tư thế bao gồm trước sau, bờn, nghiờng bờn 3/4, cúi, ngửa Cúi ngữa giúp xác định bán trật hay mất vững cột sống Chụp ở tư thế trước sau giúp xác định bướu, gai cột sống . lại kết quả tốt hơn [26],[19]. Trên cơ sở đó chúng tôi tiến 3 hành nghiên cứu đề tài: “Nghiờn cứu chẩn đoán và kết quả điều trị phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng đường mổ cổ trước. trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý thoát vị đĩa đệm cộng với thoái hóa cột sống cổ điều trị bằng phẫu thuật lối trước cột sống cổ ở nước ta ngày càng nhiều. 1.2. Giải phẫu và liên quan của đĩa. Nguyễn Đức Hiệp(2000) nghiên cứu 38 trường hợp TVĐĐ cột sống cổ được phẫu thuật tại bệnh viện Việt Đức [8]. 6 Võ Văn Sĩ và CS (2002) " ;Điều trị thoát vị đĩa đệm cổ bằng phẫu thuật lối trước& quot;,

Ngày đăng: 16/01/2015, 12:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan