Đánh giá khả năng phục hồi vận động và việc điều trị của bệnh nhân tai biến mạch máu não tại nhà sau ra viện

53 802 4
Đánh giá khả năng phục hồi vận động và việc điều trị của bệnh nhân tai biến mạch máu não tại nhà sau ra viện

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Từ nhiều thế kỷ nay, tai biến mạch máu não (TBMMN) luôn là vấn đề thời sự được giới y học hết sức quan tâm, do tỷ lệ thường gặp có xu hướng tăng lên và tính chất nặng nề của loại bệnh lý này, tỷ lệ tử vong cao, di chứng để lại nặng nề và đây vẫn đang là vấn đề thách thức của y học. Do sự trầm trọng của bệnh và hậu quả nặng nề đối với bệnh nhân, xã hội mà xu hướng nghiên cứu về TBMMN hiện nay trên thế giới tập trung 3 hướng chính: Một là, triển khai các biện pháp dự phòng, xác định và ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ; Hai là, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật y học để chẩn đoán sớm xử lý tích cực, kịp thời làm giảm tỷ lệ tử vong và di chứng sau TBMMN; Ba là, việc tổ chức, quản lý tiếp theo cho các bệnh nhân TBMMN ở cộng đồng, giúp họ sớm hồi phục chức năng vận động để hòa nhập với xã hội. Ở Việt Nam, những năm gần đây, nhiều nghiên cứu đều tập trung mô tả đặc điểm dịch tễ học TBMMN, xác định tỷ lệ mắc với tỷ lệ hiện mắc ở cộng đồng từ 288 – 697/100000 dân, tỷ lệ mới mắc/năm dao động khoảng 100- 120/100000 dân. Đồng thời cũng tập trung nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trong chẩn đoán, xử trí TBMMN, xác định tỷ lệ tử vong do TBMMN ở cộng đồng… Tuy nhiên các nghiên cứu về sự phục hồi chức năng vận động của bệnh nhân TBMMN ở cộng đồng sau điều trị nội trú còn ít được quan tâm. Vấn đề được đặt ra cho chúng ta là người bệnh TBMMN sau ra viện sẽ tái hòa nhập với cộng đồng có cuộc sống như thế nào? Ai chăm sóc họ hay họ tự chăm sóc? Có được tái khám định kỳ thường xuyên hay không? Họ được điều trị bằng phương pháp nào?. Việc luyện tập phục hồi chức năng vận động như thế nào? Tự luyện tập hay có người hướng dẫn?. Đây là những câu hỏi 1 được đặt ra mà chúng ta cần quan tâm. Vì: có những bệnh nhân đến tái khám tại bệnh viện, chúng ta nhận thấy một số người phục hồi về vận động, tâm thần rất tốt, nhưng cũng có một số người không cải thiện bệnh. Cũng như một số bệnh nhân, các tổn thương về vận động và tâm thần chẳng những không cải thiện mà còn có phần trầm trọng thêm mà nguyên nhân chính là do họ và/hoặc người nhà không được sự hướng dẩn một cách cụ thể việc chăm sóc và điều trị với nguyên nhân chủ yếu là sự thiếu hiểu biết về khoa học thường thức của đại đa số nhân dân nói chung. Nhằm đánh giá tỷ lệ người bệnh TBMMN trong cộng đồng, việc luyện tập phục hồi chức năng vận động, cũng như việc điều trị bệnh sau xuất viện về tái hòa nhập với cộng đồng tại quận Ômôn là vấn đề đặt ra cho người làm đề tài này. Chúng ta cần biết được các thông tin tại cộng đồng, sự hiểu biết của người bệnh và người nhà trực tiếp chăm sóc cho người bệnh, việc điều trị tại nhà, phục hồi vận động của người bệnh, để chúng ta có lời khuyến cáo phù hợp với tình hình chung về bệnh TBMMN, giúp cho người bệnh TBMMN sau khi điều trị tại bệnh viện về tái hòa nhập với cộng đồng có cuộc sống tốt đẹp hơn, giúp họ cải thiện được các tổn thương một cách tốt nhất, tránh được việc tự ti mặc cảm của người bệnh, họ không phải là người thừa, chí ít họ cũng tự chăm sóc được mình chớ không phải là gánh nặng của gia đình cũng như xã hội. Quận Ômôn có khoảng 120.000 dân, với 7 phường, dân tộc kinh chiếm đa số, tuy nhiên dân tộc Khemer với một lượng đáng kể là 5.489 người chiếm tỷ lệ 4.22 % (các dân tộc khác có số lượng không đáng kể). Từ trước đến giờ tại quận Ômôn chưa có công trình nào điều tra, so sánh tỷ lệ mắc bệnh nói chung, cũng như tỷ lệ mắc bệnh TBMMN trong cộng đồng (nguồn từ Phòng thống kê kế hoạch quận Ômôn). Vậy, Người khemer có bị TBMMN hay không? Cuộc sống họ ra sao? 2 Và đây cũng là câu hỏi được nhiều nhà thần kinh học cũng như cán bộ y tế cộng đồng quan tâm là khả năng phục hồi vận động của bệnh nhân sau TBMMN như thế nào? Các biện pháp chăm sóc điều trị tiếp theo cho bệnh nhân ở cộng đồng ra sao? Các yếu tố nào quyết định hay ảnh hưởng tới kết quả phục hồi vận động của bệnh nhân? Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá khả năng phục hồi vận động và việc điều trị của bệnh nhân Tai biến mạch máu não tại nhà sau ra viện ở quận Ômôn – Thành phố Cần Thơ”, hy vọng sẽ trả lời các câu hỏi trên. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1- Đánh giá chức năng vận động và mức độ hồi phục của bệnh nhân bị TBMMN sau ra viện sống trong cộng đồng. 2- Đánh giá thực trạng chăm sóc và việc điều trị bệnh nhân TBMMN sau ra viện, mức độ liên quan của việc chữa trị tại nhà với sự hồi phục. 3 CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Giải phẫu chức năng hệ mạch máu não: [9], [10], [13], [18], [23], [28]. 1.1.1 Hệ thống động mạch: Não được hai cặp cuống mạch chính nuôi dưỡng: Động mạch cảnh trong và động mạch đốt sống. Bắt nguồn từ động mạch cảnh gốc, động mạch cảnh trong đi lên ở phía dưới lỗ động mạch ở nền sọ, vào xoang hang sau đó phân ra các nhánh tận: quan trọng nhất là động mạch não giữa, động mạch não trước, động mạch mạch mạc trước và động mạch thông sau. Trên đường đi trước khi phân nhánh động mạch cảnh trong cho một nhánh bên duy nhất là động mạch mắt. Các động mạch não đều phân ra các nhánh nông và sâu. Nhánh nông tưới máu mặt ngoài vỏ não, nhánh sâu tưới máu các nhân xám trung ương. Hai động mạch sống đi xuyên qua màng cứng để hợp thành động mạch thân nền và phân nhánh tận là động mạch não sau và các nhánh bên là động mạch tiểu não dưới, động mạch tiểu não giữa và động mạch tiểu não trên. Động mạch não sau phân nhánh tưới máu vùng thái dương và vùng chẩm. Đặc điểm quan trọng của tuần hoàn não là hệ thống động mạch sâu và nông độc lập với nhau. Ở hệ thống động mạch trung tâm các nhánh tận không nối thông với nhau và phải chịu áp lực cao, vì vậy chảy máu do tăng huyết áp thường ở vị trí sâu và nặng. Đặc biệt là hai nhánh động mạch hay chảy máu nhất là động mạch Heubner (nhánh của động mạch não trước) và động mạch Charcot (nhánh của động mạch não giữa). Hệ thống động mạch ngoại vi được 4 nối với nhau bằng một mạng lưới phong phú trên khắp bề mặt vỏ não, chia nhánh nhiều nên chịu áp lực thấp vì vậy khi hạ huyết áp hay gây nhũn não. Vùng phân thuỷ (watershed zone) giữa các nhánh nông và sâu hay xảy ra tai biến gây tổn thương lan toả như thiếu máu não cục bộ. Tưới máu não được đảm bảo an toàn nhờ tuần hoàn bàng hệ theo ba mức khác nhau: Mức I: Nối thông giữa động mạch cảnh trong và động mạch cảnh ngoài thông qua động mạch mắt. Mức II: Nối giữa động mạch cảnh trong và động mạch đốt sống - thân nền qua đa giác Willis. Mức III: Tại bề mặt vỏ não sự nối thông giữa các nhánh nông của động mạch não trước não giữa và não sau. Ngoài ra còn có các nhánh nối giữa các động mạch màng não và nhánh động mạch vỏ não. Ở đại não cũng có nhánh nối mạch giữa màng mềm với bề mặt bán cầu đại não, các tiếp nối này bình thường không hoạt động nhưng khi có các tai biến tắc mạch, vỡ mạch não khu vực thì các mạch nối thông này hoạt động bù trừ ngay. Riêng ở tiểu não không có mạch nối trên bề mặt nên khi tai biến xảy ra tiên lượng thường nặng. 1.1.2 Hệ thống tĩnh mạch não: Bao gồm các xoang tĩnh mạch màng cứng và các tĩnh mạch não. Tĩnh mạch não bao gồm tĩnh mạch vỏ não và tĩnh mạch trong sâu. Các xoang tĩnh mạch gồm: xoang tĩnh mạch dọc trên, xoang tĩnh mạch dọc dưới, xoang thẳng, xoang ngang, xoang chẩm, xoang lều, xoang sigma và xoang hang. Xoang tĩnh mạch màng cứng trong sọ dẫn lưu máu của não trực tiếp hoặc gián tiếp đổ vào tĩnh mạch cảnh trong. 5 1.1.3 Sinh lý tuần hoàn não: Theo Ingvar và cộng sự lưu lượng tuần hoàn trung bình ở người lớn là 49,8 ± 5,4ml/100g não/phút. Lưu lượng trong chất xám là 79,7 ± 10,7 ml/100g não/phút, trong chất trắng là 20,5 ± 2,5ml/100g não /phút. Theo hiệu ứng Bayliss, ở người bình thường lưu lượng máu lên não luôn hằng định khoảng 55ml/100g não/phút. Lưu lượng này không biến đổi theo lưu lượng tim. Khi huyết áp trung bình thấp dưới 60mmHg hoặc cao hơn 150mmHg thì lưu lượng máu não sẽ tăng hay giảm theo lưu lượng tim (mất hiệu ứng Bayliss) 1.2 Phân loại TBMMN. Định nghĩa: Tai biến mạch máu não là dấu hiệu phát triển nhanh trên lâm sàng của một rối loạn khu trú chức năng của não, bệnh nhân có thể tử vong hoặc các triệu chứng thần kinh tồn tại trên 24 giờ và thường do nguyên nhân mạch máu (TCYTTG,1989) [3],[10],[12],[18],[24]. Phân loại tai biến mạch máu não: Tai biến mạch máu não có hai loại là nhồi máu não và chảy máu não (gồm chảy máu trong não và chảy máu dưới nhện) 1.21. Định nghĩa và phân loại nhồi máu não. * Định nghĩa thiếu máu cục bộ não: Sự xuất hiện của một tai biến thiếu máu não là hậu quả của sự giảm đột ngột lưu lượng tuần hoàn não do tắc một phần hoặc toàn bộ một động mạch não. Về mặt lâm sàng tai biến thiếu máu não biểu hiện bằng sự xuất hiện đột ngột của các triệu chứng thần kinh khu trú, hay gặp nhất là liệt nửa người. Các thiếu máu não do giảm hoặc mất lưu lượng tuần hoàn toàn thân (hạ huyết áp động mạch nặng nề hay ngừng tim) thường gây ra ngất hoặc tử vong 6 nhưng rất ít khi gây ra nhồi máu não thực sự ngoại trừ nhồi máu não xảy ra ở vùng tiếp nối giữa các khu vực tưới máu của các động mạch não. * Phân loại nhồi máu não. Có nhiều cách phân loại [24]: - Phân loại các thiếu máu cục bộ não chính dựa trên sinh lý bệnh học, chia làm bốn loại (Trên cơ sở hệ thống phân loại của “Thử nghiệm điều trị tai biến mạch máu não cấp tính mã số ORG 10 172” của Hoa Kỳ (TOAST) Trial of ORG 10172 in Acute Stroke Therapy). Loại 1: Nhồi máu não do các rối loạn từ tim. Loại 2: Nhồi máu não liên quan đến bệnh mạch máu lớn. Loại 3: Nhồi máu não liên quan đến bệnh mạch máu nhỏ. Loại 4: Nhồi máu não liên quan đến các nguyên nhân khác và chưa biết. - Phân loại lâm sàng theo nghiên cứu tai biến mạch máu não ở cộng đồng Oxfordshire Hoa Kỳ (Oxfordshire Community Stroke Project / OCSP) dựa vào mối liên quan giữa lâm sàng và vị trí nhồi máu não tương ứng trên phim chụp cắt lớp vi tính não hoặc chụp cộng hưởng từ, chia làm bốn loại: Loại 1: Nhồi máu não một phần tuần hoàn phía trước hoặc nhồi máu não một phần hệ động mạch cảnh. Loại 2: Nhồi máu não toàn bộ tuần hoàn phía trước hoặc nhồi máu não toàn bộ động mạch não giữa. Loại 3: Nhồi máu não tuần hoàn phía sau hoặc nhồi máu não hệ động mạch sống - nền. Loại 4: Nhồi máu não ổ khuyết. 7 1.2.2. Định nghĩa và phân loại chảy máu não. Định nghĩa: Chảy máu não là máu từ hệ thống động mạch, chảy vào tổ chức não, ít nhiều đều tạo thành ổ máu tụ trong não gây ra các triệu chứng thần kinh tương ứng. Phân loại : - Chảy máu dưới nhện là nguyên nhân của 5-10% các TBMMN, ở nữ thường nhiều hơn nam (1,5-2,1 lần). Rối loạn thường có biểu hiện nhức đầu, nôn, rối loạn ý thức. Chảy máu dưới nhện có thể nguyên nhân do vỡ túi phình mạch trong sọ (60%), dị dạng động tĩnh mạch não(5%) hoặc các nguyên nhân khác như bệnh nấm, xơ vữa động mạch, chấn thương, phẫu thuật, viêm mạch, không rõ nguyên nhân (30%). - Chảy máu trong não: Được định nghĩa như một sự tràn ngập máu trong não. Chảy máu não tăng huyết áp nguyên phát là chảy máu não không do chấn thương phổ biến nhất chiếm khoảng 60% các chảy máu trong não. - Chảy máu não thất : Chảy máu não thất nguyên phát hiếm gặp và thường do nguyên nhân dị dạng mạch máu não hoặc u đám rối màng mạch. Lâm sàng của chảy máu vào não thất nguyên phát dẫn đến mất ý thức đột ngột mà không có thiếu hụt thần kinh khu trú (hôn mê chu kỳ, cơn co giật tăng trương lực toàn thể có thể xẩy ra ở bệnh nhân chảy máu). Hầu hết các bệnh nhân chảy máu trong não thất đều cần được điều trị nội khoa. 1.3 Chẩn đoán TBMMN. Chẩn đoán TBMMN dựa vào lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh. Để chẩn đoán các yếu tố nguy cơ của TBMMN cũng phải dựa vào lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng khác. Trong thực hành lâm sàng, để chẩn đoán 8 TBMMN những vấn đề cần phải đặt ra cho người thầy thuốc là [9],[10],[13], [17],[18]: Dựa vào các dấu hiệu lâm sàng: - Có phải là TBMMN: Bệnh mạch máu khởi phát đột ngột (ngay tức khắc trong một vài phút, vài giờ, tối đa có thể vài ngày) kèm theo có các triệu chứng thần kinh khu trú. Trong tiền sử có thể có một số yếu tố nguy cơ. - TBMMN là chảy máu não hay nhồi máu não: Các thống kê cho thấy nhồi máu não chiếm 80-85% TBMMN nói chung, chảy máu não và chảy máu dưới nhện chiếm 15-20%. Dựa vào một số dấu hiệu lâm sàng như : tam chứng chảy máu (nhức đầu, nôn, rối loạn ý thức), dấu hiệu màng não (gáy cứng, dấu Kernig), có thể hướng tới chẩn đoán chảy máu não hoặc chảy máu dưới nhện, nhưng để chẩn đoán xác định phải dựa vào chụp cắt lớp vi tính sọ não. - Nếu là nhồi máu não thì xác định tổn thương thuộc khu vực cấp máu của động mạch nào và tìm nguyên nhân của thiếu máu cục bộ. - Nếu là chảy máu não thì cũng phải xác định vị trí và nguyên nhân của chảy máu não. Các xét nghiêm: Các xét nghiệm huyết học và sinh hoá rất cần thiết trong chẩn đoán TBMMN: Các xét nghiệm thường quy cần phải làm: - Công thức máu, Hematocrit. - Urê máu, đường máu, điện giải đồ, lipid máu, acid uric máu. - Chỉ số đông máu toàn bộ. - Chụp X quang tim phổi. - Ghi điện tim. 9 - Xét nghiệm chức năng gan, chức năng thận. - Xét nghiệm nước tiểu. Chụp cắt lớp vi tính não (CLVT) [21]: Chụp CLVT não cần được thực hiện đầu tiên để chẩn đoán phân biệt giữa nhồi máu não và chảy máu não. Đối với nhồi máu não, trên phim chụp CLVT não biểu hiện bằng vùng giảm tỷ trọng tương ứng với vị trí động mạch cấp máu, vùng này thường xuất hiện khoảng 12 đến 48 giờ sau TBMMN và rõ nhất từ ngày thứ ba đến ngày thứ tám do phù não. Sau đó phù não giảm dần và từ tuần thứ hai đến tuần thứ ba có thể có hiện tượng “sương mù” do tác dụng của thực bào và tuần hoàn tại chỗ nên rất khó phân biệt nhu mô não bị tổn thương do nhồi máu não với nhu mô não bình thường trên phim chụp CLVT não vì chúng có cùng tỷ trọng. Cuối tuần lễ thứ ba, ổ nhồi máu hình thành khoang dịch và sau tuần lễ thứ năm di chứng dịch hoá vĩnh viễn. Đối với chảy máu não, trên phim chụp CLVT não biểu hiện bằng hình ảnh tăng tỷ trọng của khối máu tụ trong nhu mô não hoặc tăng tỷ trọng của các khoang dịch như khoang dưới nhện và các não thất. Các giai đoạn chảy máu não qua hình ảnh chụp CLVT não diễn ra như sau: + Từ 1 đến 6 giờ đầu: ổ máu tụ dần co lại, phù xung quanh ổ máu tụ bắt đầu phát triển. + Từ 7 đến 72 giờ: hình ảnh tăng tỷ trọng của ổ máu tụ rõ hơn tổ chức não bình thường, phù não xung quanh ổ máu tụ rõ rệt. + Từ 4 đến 7 ngày đầu: có sự tiêu máu từ ngoại vi vào trung tâm cục máu, phù não rõ. 10 [...]... hồi chức năng vận động sớm là từ khi nào sau khi tai biến mạch máu não? - Theo nghiên cứu của Trần Văn Chương và Nguyễn Xuân Nghiêm thì: Kết quả phục hồi chức năng của bệnh nhân liệt nữa người do tai biến mạch máu não phụ thuộc vào tuổi bệnh nhân, bệnh nhân dưới 50 mươi tuổi kết quả phục hồi chức năng tốt hơn (87,5%) so với bệnh nhân trên 50 tuổi; khả năng phục hồi về vận động của bệnh nhân liệt nữa... 8/13 bệnh nhân Như vậy, trong 6 tháng đầu của bệnh khả năng phục hồi chức năng vận động tốt hơn những tháng sau Đối với bệnh nhân liệt nữa người, hầu hết khả năng phục hồi của chân liệt (83,9%) bao giờ cũng tốt hơn khả năng phục hồi của tay liệt (57,3%) - Trong nghiên cứu này chúng tôi đi sâu vào đánh giá khả năng phục hồi chức năng vận động do TBMMN và bước đầu xác định việc tiếp tục điều trị tại nhà. .. với bệnh nhân liệt nữa người bên trái (82,9%) Kết quả phục hồi vận động của bệnh nhân liệt nữa người do TBMMN phụ thuộc vào thời gian từ khi bắt đầu tai biến: từ 30 ngày trở lại khả năng phục hồi tốt là 85% trong tổng số 34/40 bệnh nhân; nhỏ hơn 60 ngày khả năng phục hồi 27 tốt là 81,8% trong tổng số bệnh nhân là 18/22 bệnh nhân; lớn hơn 6 tháng khả năng phục hồi tốt là 61,5% trong tổng số bệnh nhân. .. - Đánh giá mức độ hồi phục: + Tình trạng sức khỏe toàn thân qua khám lâm sàng + Khả năng phục hồi vận động: Theo thang điểm Barthel và Orgogozo (xem bảng kiểm phụ lục) 31 2.2.3.3 Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc chăm sóc, điều trị và khả năng khả năng phục hồi: - Thực trạng chăm sóc và điều trị: + Quá trình chăm sóc người bệnh + Các phương pháp tiếp tục điều trị sau ra viện + Hình thức điều trị. .. tháo đường,…) + Đánh giá kết quả điều trị khi ra viện 2.2.3.2 Hiện trạng của bệnh nhân (khi khám, điều tra) - Đánh giá chức năng vận động của bệnh nhân sau ra viện tại cộng đồng: + Đánh giá vận động và các dấu hiệu thần kinh có liên quan + Phân bố bên liệt và giới tính + Mức sinh hoạt độc lập hằng ngày theo giới tính + Mức độ độc lập trong sinh hoạt hằng ngày theo tuổi…… + Phương pháp phục hồi: xoa bóp,... đánh giá phục hồi chức năng về vận động trên bệnh nhân liệt nửa người sau đột quỵ - Đa số các tác giả cũng thống nhất: kết quả phục hồi chức năng cho người liệt nửa người do TBMMN phụ thuộc vào những điều trị ban đầu: vấn đề thông khí, xử trí huyết áp khi huyết áp tăng gây TBMMN và kết quả phục hồi chức năng vận động phụ thuộc vào phục hồi chức năng sớm Một câu hỏi được đặt ra là tập phục hồi chức năng. .. trị sau ra viện + Theo dõi sau ra viện + Kiểm soát huyết áp + Điều trị các yếu tố nguy cơ - Các yếu tố liên quan và việc phục hồi + Tư vấn các yếu tố nguy cơ + Các yếu tố nguy cơ và khả năng phục hồi + Mối liên quan giữa chăm sóc và phục hồi + Mối liên quan giữa số lần TBMMN và mức độ phục hồi 2.2.4 Phương pháp thu thập số liệu - Phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân hoặc người chăm sóc chính theo mẫu phiếu điều. .. điều tra (xem phụ lục) - Khám lâm sàng - Sử dụng các bảng kiểm đánh giá khả năng phục hồi vận động (bằng quan sát – xem phụ lục) - Đối chiếu kiểm tra các số liệu sẵn có: sổ KCB, đơn thuốc, phiếu ra viện 32 2.2.5 Sai số và biện pháp khắc phục: - Để khắc phục sai số nhớ lại: kết hợp phỏng vấn bệnh nhân và người chăm sóc chính cho bệnh nhân và kiểm tra số liệu sẵn có (sổ KCB, đơn thuốc, phiếu ra viện )... tử vong) và biến chứng về tim mạch (suy tim, bệnh van tim, nhồi máu cơ tim) Các yếu tố tiên lượng trong thời gian dài là tuổi, sự trầm trọng của liệt vận động, tiền sử TBMMN, rối loạn tiểu tiện và các yếu tố nguy cơ như THA, các bệnh tim (suy tim, bệnh van tim, nhồi máu cơ tim) 1.7.3 Các dấu hiệu và yếu tố tiên lượng chảy máu não Có những ý kiến khác nhau về yếu tố tiên lượng và cách đánh giá sau TBMMN... mạch máu trong sọ Hiện nay, kỹ thuật chụp 12 mạch não số hoá xoá nền có thể cho thấy cấu trúc toàn bộ hệ thống động mạch và tĩnh mạch trong và ngoài sọ Siêu âm Doppler mạch máu ngoài sọ[23]: giúp phát hiện các trường hợp hẹp và tắc các động mạch cảnh đoạn ngoài sọ, đặc biệt là các trường hợp tắc mạch cảnh không triệu chứng Siêu âm Doppler xuyên sọ trong chẩn đoán bệnh lý mạch máu não[ 18]: Để đánh giá . động mạch thân nền và phân nhánh tận là động mạch não sau và các nhánh bên là động mạch tiểu não dưới, động mạch tiểu não giữa và động mạch tiểu não trên. Động mạch não sau phân nhánh tưới máu. máu não: Tai biến mạch máu não có hai loại là nhồi máu não và chảy máu não (gồm chảy máu trong não và chảy máu dưới nhện) 1.21. Định nghĩa và phân loại nhồi máu não. * Định nghĩa thiếu máu cục. phần hệ động mạch cảnh. Loại 2: Nhồi máu não toàn bộ tuần hoàn phía trước hoặc nhồi máu não toàn bộ động mạch não giữa. Loại 3: Nhồi máu não tuần hoàn phía sau hoặc nhồi máu não hệ động mạch sống

Ngày đăng: 16/01/2015, 12:37

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan