phân tích sự ảnh hưởng của các thuộc tính địa phương đến sự hài lòng của doanh nghiệp tại tỉnh phú yên

88 642 5
phân tích sự ảnh hưởng của các thuộc tính địa phương đến sự hài lòng của doanh nghiệp tại tỉnh phú yên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Phân tích sự ảnh hưởng của các thuộc tính địa phương đến sự hài lòng của doanh nghiệp tại tỉnh Phú Yên” là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn này được thu thập từ thực tế, có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy, được xử lý trung thực, khách quan. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này không sao chép của bất cứ luận văn nào và cũng chưa được trình bày hay công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu nào khác trước đây. Tuy Hòa, ngày 28 tháng 04 năm 2014 Tác giả luận văn Hồ Thị Bảo Hoàng i LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Lê Kim Long đã có rất nhiều đóng góp ý kiến, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô Khoa Đào tạo sau đại học - Trường Đại học Nha Trang tham gia giảng dạy khóa học đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu làm nền tảng cho việc thực hiện luận văn này. Xin chân thành cảm ơn Ông Bùi Đức Hùng – Phó giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư – Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Phú Yên, Ông Ngô Đức Toàn – Cục trưởng cục Thuế tỉnh Phú Yên, Ông Hồ Văn Phước – Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật tỉnh Phú Yên, Ông Trương Quốc Huy – Giám đốc Công ty TNHH cà phê Huy Tùng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được tiếp cận với các cơ quan, ban ngành của địa phương và các tài liệu phục vụ cho nghiên cứu này. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đại diện các doanh nghiệp, các đơn vị đã giúp tôi trả lời bảng câu hỏi khảo sát. Hồ Thị Bảo Hoàng ii MỤC LỤC iii DANH MỤC HÌNH iv DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Trọng số của các chỉ số thành phần 9 v PHẦN MỞ ĐẦU Phần mở đầu nhằm mục đích giới thiệu sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, những đóng góp của nghiên cứu và kết cấu của đề tài nghiên cứu. 1. Sự cần thiết của đề tài: Kể từ khi Việt Nam gia nhập vào Tổ chức thương mại Thế giới WTO, số lượng doanh nghiệp không ngừng tăng lên. Trong giai đoạn 2011 – 2013, cả nước có thêm 224.200 doanh nghiệp thành lập mới, chiếm gần 41% tổng số doanh nghiệp được thành lập trong giai đoạn 20 năm (từ 1991 – 2010). Các doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều đóng góp vào GDP quốc gia sau khi Luật Doanh nghiệp ra đời năm 2005. Về tỷ trọng trong cơ cấu GDP, doanh nghiệp ngoài Nhà nước luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, ở mức 48 – 49% GDP toàn xã hội giai đoạn 2009 – 2012. Tỷ trọng doanh nghiệp Nhà nước chiếm vị trí thứ 2 nhưng đang có xu hướng giảm dần theo chương trình cổ phần hóa của Chính phủ, theo đó, tỷ trọng GDP của khu vực doanh nghiệp Nhà nước đã giảm từ 37,72% năm 2009 xuống còn 32,57% năm 2012. Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp FDI, chiếm tỷ trọng thấp nhất, tương đối ổn định ở mức 17 – 18% trong giai đoạn 2009 – 2012. Những đóng góp này đã và đang đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam nói chung và các địa phương nói riêng. Với những đóng góp của mình vào nền kinh tế, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam luôn được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành, địa phương thực hiện các nhiệm vụ cần thiết theo chức trách của mình nhằm tạo mọi thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp tiếp tục phát triển, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh hiệu quả, bền vững. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu trong Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp: “Chính phủ luôn đặc biệt quan tâm tập trung hoàn thiện thể chế thị trường, xây dựng cơ chế, chính sách; cải cách hành chính, đặc biệt là thủ tục hành chính; yêu cầu các cơ quan chức năng rà soát lại các thủ tục thanh tra, kiểm tra nhằm cắt giảm tối đa phiền hà, qua đó tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh”.[13] Bên cạnh việc tổ chức các hội nghị đối thoại với doanh nghiệp, hàng năm Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp cùng với Cơ quan Phát triển 1 Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) điều tra đánh giá của các doanh nghiệp về vấn đề điều hành kinh tế tỉnh và môi trường kinh doanh ở Việt Nam thông qua chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Chỉ số này đã được Chính phủ và chính quyền các địa phương sử dụng như một công cụ quan trọng để đo lường và đánh giá công tác quản lý và điều hành kinh tế của từng địa phương. Qua đó có thể thấy, đánh giá của cộng đồng doanh nghiệp luôn nhận được sự quan tâm và là động lực để các địa phương cải thiện và nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của địa phương mình. Tại Phú Yên hiện nay có hơn 1600 doanh nghiệp, trong đó chiếm đa phần là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Những đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp Phú Yên vào sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, theo đánh giá nghiên cứu về chỉ số PCI, Phú Yên được các doanh nghiệp đánh giá thấp về năng lực cạnh tranh và cũng là địa phương có mức thu hút đầu tư thấp so với nhiều địa phương khác trong nước. Để thu hút đầu tư và khắc phục những hạn chế về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực,… chính quyền tỉnh đã tập trung triển khai thực hiện chương trình hành động của UBND tỉnh về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh, xây dựng, thực hiện 3 chương trình trọng điểm về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cải cách hành chính và đào tạo nguồn nhân lực. Tuy nhiên, những cam kết về chính sách, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh mà chính quyền tỉnh Phú Yên đưa ra có dựa trên cơ sở phân tích năng lực cạnh tranh của địa phương và đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp? Đây là những vấn đề không chỉ Phú Yên mà nhiều địa phương khác cũng đang quan tâm nhưng vẫn có rất ít nghiên cứu phân tích, đánh giá cụ thể về vấn đề này. Chính vì những lý do trên, tôi đã chọn cho mình đề tài “Phân tích sự ảnh hưởng của các thuộc tính địa phương đến sự hài lòng của doanh nghiệp tại tỉnh Phú Yên”. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: a. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát: Đề tài nhằm mục tiêu xác định, đo lường mức độ hài lòng của các doanh nghiệp đang đầu tư, kinh doanh tại Phú Yên về các thuộc tính địa phương của tỉnh, từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao sự hài lòng của doanh nghiệp. b. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể: Đề tài này thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu chính sau đây: - Đo lường mức độ hài lòng của các doanh nghiệp đối với môi trường đầu tư, kinh doanh tại Phú Yên. 2 - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp đối với các thuộc tính địa phương của tỉnh Phú Yên. - Xác định mức độ quan trọng của từng nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp đối với các thuộc tính địa phương của tỉnh Phú Yên. - Đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của doanh nghiệp đối với các thuộc tính địa phương của tỉnh Phú Yên. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là các doanh nghiệp đang đầu tư kinh doanh tại địa phương, bao gồm cả doanh nghiệp địa phương và các nhà đầu tư ngoài tỉnh. Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện tại tỉnh Phú Yên. Thời gian thực hiện nghiên cứu từ tháng 07 đến tháng 11 năm 2013. 4. Phương pháp nghiên cứu: a. Các giai đoạn nghiên cứu: Trên cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh và sự hài lòng của doanh nghiệp, dựa vào kết quả các nghiên cứu trước có liên quan, đề tài xây dựng mô hình nghiên cứu cùng các giả thuyết. Nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Giai đoạn nghiên cứu sơ bộ sử dụng cách tiếp cận nghiên cứu định tính, giai đoạn nghiên cứu chính thức sử dụng cách tiếp cận nghiên cứu định lượng. Giai đoạn nghiên cứu sơ bộ: gắn liền với việc xác định vấn đề nghiên cứu. Đầu tiên, xác định các vấn đề liên quan đến năng lực cạnh tranh và sự hài lòng của doanh nghiệp đối với các thuộc tính của một địa phương trên cơ sở tham khảo tài liệu, bài báo, các công trình nghiên cứu có liên quan; từ đó xây dựng các thang đo cần khảo sát và đánh giá. Với kinh nghiệm của bản thân giúp phát hiện các tiêu thức không cần thiết và bổ sung các nhân tố có ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp đối với các thuộc tính của một địa phương. Và trong mỗi nhân tố tác động đó, đưa ra các tiêu chí để thể hiện tiêu thức nhằm đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất. Tiếp theo, tác giả tiến hành thảo luận với lãnh đạo các cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư kinh doanh tại Phú Yên (Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Yên, Ban Quản lý các khu công nghiệp,…) và một số doanh nghiệp đang đầu tư kinh doanh tại tỉnh. Từ đó, tham khảo ý kiến để điều chỉnh, bổ sung mô hình nghiên cứu đề xuất. Như vậy, việc xây dựng thang đo dựa trên cơ sở lý thuyết liên quan đến năng lực cạnh tranh của một địa phương và sự hài lòng của doanh nghiệp đối với các thuộc tính của địa phương được thực hiện bằng phương pháp thảo luận với lãnh đạo các cơ quan 3 quản lý Nhà nước về đầu tư tại Phú Yên và một số doanh nghiệp bằng những câu hỏi mở và thu thập những tài liệu thứ cấp, các tạp chí và công trình nghiên cứu có liên quan Nghiên cứu định tính được tiến hành thông qua phỏng vấn sâu đối với các doanh nghiệp và lãnh đạo các cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư kinh doanh tại Phú Yên. Thông tin thu thập được qua nghiên cứu định tính nhằm khám phá, điều chỉnh, xây dựng mô hình nghiên cứu thực nghiệm đề nghị về sự hài lòng của doanh nghiệp đối với các thuộc tính địa phương tại Phú Yên. Giai đoạn nghiên cứu chính thức: thu thập thông tin trực tiếp bằng phỏng vấn. Kết quả thu được từ phỏng vấn các giáo viên sẽ tiến hành phân tích, kiểm định thang đo bằng phần mềm xử lý số liệu thống kê SPSS 16.0. b. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu sử dụng nghiên cứu đề tài bao gồm số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp. Số liệu sơ cấp là số liệu thu thập được thông qua việc khảo sát ý kiến của các doanh nghiệp. Số liệu thứ cấp là những dữ liệu đã qua tổng hợp, xử lý và được thu thập từ các nguồn như: các số liệu báo cáo của các đề tài nghiên cứu, sách, báo, tạp chí để trang bị các kiến thức cần thiết cho quá trình nghiên cứu đề tài. Phương pháp phân tích số liệu: Số liệu điều tra, khảo sát được xử lý bởi phần mềm SPSS phiên bản 16.0. Sử dụng phương pháp đánh giá độ tin cậy của thang đo (hệ số Cronbach’s Alpha), phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis), phân tích hồi quy tuyến tính và kiểm định phi tham số Kruskal – Wallis để xác định các yếu tố tác động đến sự hài lòng của doanh nghiệp. Phương pháp thống kê mô tả và thống kê suy luận được áp dụng để giải thích số liệu. 5. Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu: a. Ý nghĩa khoa học: Đề tài góp phần bổ sung thêm cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và sự hài lòng của doanh nghiệp đối với các thuộc tính của một địa phương. b. Ý nghĩa thực tiễn: Trên cơ sở những lý thuyết về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và sự hài lòng của doanh nghiệp đối với các thuộc tính của một địa phương, cụ thể tại địa phương, người nghiên cứu xác định được mô hình nghiên cứu đo lường sự hài lòng của doanh nghiệp tại Phú Yên, từ đó làm căn cứ khoa học cho những chính sách của chính quyền địa phương nhằm nâng cao hơn nữa sự hài lòng của doanh nghiệp tại Phú Yên nói riêng và các địa phương khác ở Việt Nam nói chung. Ngoài ra, đề tài có thể làm tài liệu tham khảo hữu ích cho các nghiên cứu liên quan. 4 6. Kết cấu của luận văn: Ngoài mục lục, danh mục bảng, danh mục hình, danh mục sơ đồ, tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm phần mở đầu, kết luận và 3 chương chính. Nội dung cụ thể trong từng chương như sau Phần mở đầu: giới thiệu sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, những đóng góp của nghiên cứu và kết cấu của đề tài nghiên cứu. Chương 1: Cơ sở lý thuyết. Chương này giới thiệu những khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, thuộc tính địa phương và sự hài lòng của doanh nghiệp, tổng quan các nghiên cứu liên quan và đưa ra mô hình nghiên cứu cùng các giả thuyết Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương này giới thiệu phương pháp thiết kế nghiên cứu, xây dựng thang đo, quá trình thu thập thông tin và giới thiệu phương pháp xử lý, phân tích số liệu thống kê. Chương 3: Kết quả nghiên cứu. Chương này phân tích đối tượng khảo sát, kết quả đánh giá về độ tin cậy và độ giá trị của thang đo, kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, kết quả đo lường sự hài lòng của doanh nghiệp cùng các kết quả thống kê suy diễn. Phần kết luận và kiến nghị: Phần này đưa ra kết luận về nghiên cứu và đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao sự hài lòng của doanh nghiệp đối với các thuộc tính địa phương của tỉnh Phú Yên. 5 [...]... kinh doanh, số lượng lao động và thời gian kinh doanh Giả thuyết H1: Nếu cơ sở hạ tầng của địa phương tốt hơn thì doanh nghiệp hài lòng hơn với các thuộc tính địa phương của tỉnh Phú Yên Giả thuyết H2: Nếu chế độ chính sách và dịch vụ kinh doanh của địa phương tốt hơn thì doanh nghiệp hài lòng hơn với các thuộc tính địa phương của tỉnh Phú Yên Giả thuyết H3: Nếu môi trường sống và kinh doanh của địa phương. .. tranh cho địa phương trong việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư mới và thỏa mãn doanh nghiệp hiện đang kinh doanh tại địa phương sẽ góp phần làm hài lòng các doanh nghiệp Sự hài lòng của doanh nghiệp, theo Lam & ctg (2004), nói lên mức độ thỏa mãn của doanh nghiệp khi xem xét, đánh giá tất cả các hoạt động liên quan đến công việc kinh doanh của mình tại một địa phương [5] Các thuộc tính địa phương cơ... lý thuyết để thực hiện nghiên cứu Phân tích sự ảnh hưởng của các thuộc tính địa phương đến sự hài lòng của doanh nghiệp tại tỉnh Phú Yên gồm lý thuyết về cạnh tranh và cạnh tranh cấp tỉnh, thuộc tính địa phương và sự hài lòng của doanh nghiệp, tổng quan các nghiên cứu liên quan từ đó đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất 1.1 Tổng quan về cạnh tranh và cạnh tranh cấp tỉnh: 1.1.1 Khái niệm cạnh tranh: Ngày... doanh Theo nghiên cứu của Thọ và Trang (2005) cho thấy yếu tố loại hình doanh nghiệp có tác động đến sự hài lòng của doanh nghiệp đối với các thuộc tính địa phương Nghiên cứu của Nguyễn Anh Tuấn (2012) cũng cho thấy trong các đặc trưng của doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp và loại hình doanh nghiệp có tác động đến sự hài lòng của doanh nghiệp - Cơ sở hạ tầng: gồm các yếu tố liên quan đến hệ thống cung... từ D1 – D5 (xem bảng 2.4): Bảng 2.4: Thang đo Sự hài lòng của doanh nghiệp Ký hiệu D1 D2 D3 D4 D5 Biến quan sát Doanh nghiệp hài lòng với cơ sở hạ tầng của tỉnh Doanh nghiệp hài lòng với chính sách và dịch vụ kinh doanh của địa tỉnh Doanh nghiệp hài lòng với môi trường sống và kinh doanh của tỉnh Doanh thu của doanh nghiệp tăng trưởng theo mong muốn Doanh nghiệp đạt lợi nhuận như mong muốn 2.3 Nghiên... cứu của Nguyễn Anh Tuấn phân tích sự ảnh hưởng của các thuộc tính địa phương tác động đến sự hài lòng của doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại Nha Trang Các thuộc tính trong nghiên cứu này được chia thành 3 nhóm chính: (1) Hạ tầng cơ sở phục vụ du lịch, (2) Chế độ, chính sách, dịch vụ kinh doanh và (3) Môi trường văn hóa, tự nhiên sống và làm việc Sự hài lòng của doanh nghiệp được thể hiện qua việc doanh. .. marketing địa phương và sự hài lòng của doanh nghiệp về các vấn đề đầu tư, kinh doanh cũng đã được nhiều tác giả lựa chọn nghiên cứu và bàn luận Tuy nhiên mô hình nghiên cứu định lượng về sự tương quan giữa thuộc tính địa phương và sự hài lòng của doanh nghiệp lại có rất ít 1.3.1.1 Nghiên cứu của Hà Minh Trung (2010): Cụ thể nghiên cứu của Hà Minh Trung đề cập đến các yếu tố tác động đến sự hài lòng của doanh. .. của mô hình, kiểm định các mối quan hệ, cũng như đánh giá độ tin cậy và độ giá trị của các thang đo 21 Kết quả phân tích hồi qui cho thấy, trong nhóm 13 thuộc tính địa phương chỉ có 4 nhóm thuộc tính tác động đến sự hài lòng của doanh nghiệp được sắp xếp theo thứ tự mức độ quan trọng của thuộc tính: (1) Sự hợp tác của các doanh nghiệp du lịch; (2) Thủ tục sau đăng ký kinh doanh; (3) Dịch vụ kinh doanh. .. trong 7 tỉnh thành so sánh Kết quả nghiên cứu của Thọ và Trang cũng cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp tại Tiền Giang là các yếu tố nguồn lực mềm, các yếu tố cứng (cơ sở hạ tầng) không ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp Điều này chưa được các tác giả nhắc đến trong nghiên cứu của mình 1.3.1.4 Nghiên cứu của Nguyễn Anh Tuấn (2012): Áp dụng mô hình nghiên cứu của Thọ... đầu tư kinh doanh tại một địa phương cũng luôn đặt ra những yêu cầu, những kỳ vọng và mong muốn được thỏa mãn những kỳ vọng đó Sự hài lòng của doanh nghiệp được thể hiện qua việc doanh nghiệp đó có sẵn sàng gắn kết lâu dài hay mở rộng quy mô kinh doanh 1.2.3 Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của doanh nghiệp: Cũng giống như những khách hàng khác, sự hài lòng của các nhà quản lý doanh nghiệp cũng . đối với các thuộc tính địa phương của tỉnh Phú Yên. - Xác định mức độ quan trọng của từng nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp đối với các thuộc tính địa phương của tỉnh Phú Yên. -. đoan luận văn Phân tích sự ảnh hưởng của các thuộc tính địa phương đến sự hài lòng của doanh nghiệp tại tỉnh Phú Yên là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong. thuộc tính địa phương đến sự hài lòng của doanh nghiệp tại tỉnh Phú Yên gồm lý thuyết về cạnh tranh và cạnh tranh cấp tỉnh, thuộc tính địa phương và sự hài lòng của doanh nghiệp, tổng quan các nghiên

Ngày đăng: 16/01/2015, 08:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan