Một số phương pháp giúp học sinh yêu thích học hát dân ca

33 6.3K 31
Một số phương pháp giúp học sinh yêu thích học hát dân ca

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đây là bộ đề tài nhằm phục vụ cho sinh Viên Học ngành Âm nhạc nộp thi môn Đề tài Âm nhạc.Đề tài đã soạn đầy đủ nội dung.Chỉ cần tải về thay tên Sinh Viên rồi nộp thi môn đề tài.Ngoài ra đề tài này còn đáp ứng được nhu cầu của các thầy cô giáo làm sáng kiến kinh nghiệm, hay đề tài để đăng kí chiến sĩ thi đua, giáo viên dạy giỏi các cấp.

Một số phương pháp giúp học sinh Tiểu học Lộc An yêu thích học hát dân ca TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA NGHỆ THUẬT HỌC VIÊN: NGUYỄN THỊ THÀNH *** TIỂU LUẬN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC LỘC AN YÊU THÍCH HỌC HÁT DÂN CA Đồng Nai, tháng 6 năm 2014 1 Một số phương pháp giúp học sinh Tiểu học Lộc An yêu thích học hát dân ca TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA NGHỆ THUẬT ***** TIỂU LUẬN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM Đề Tài: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC LỘC AN YÊU THÍCH HỌC HÁT DÂN CA HỌC VIÊN: NGUYỄN THỊ THÀNH LỚP: ĐHSP ÂM NHẠC K4 - ĐỒNG NAI GV HƯỚNG DẪN: Th.S TRẦN HƯƠNG GIANG Đồng Nai, tháng 6 năm 2014 2 Một số phương pháp giúp học sinh Tiểu học Lộc An yêu thích học hát dân ca MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG PHẦN I: MỞ ĐẦU 4 1.Lí do chọn đề tài 4 2.Mục đích chọn đề tài 7 3.Đối tượng và phạm vi nghiện cứu 8 4.Phương pháp nghiện cứu 8 5.Đóng góp của đề tài 8 6.Bố cục 9 PHẦN II: NỘI DUNG 10 Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài 10 1.1.Cơ sở lý luận 10 1.1.1.Mục tiêu dạy môn Âm nhạc bậc Tiểu học 10 a/Mục tiêu dạy hát 11 b/Quy trình dạy hát 12 1.1.2.Mục tiêu dạy hát dân ca bậc Tiểu học 13 1.1.3.Nội dung cơ bản chương trình dạy hát dân ca bậc Tiểu học 14 1.2.Cơ sở thực tiễn 14 1.2.1.Khái quát trường Tiểu học Lộc An-huyện Long Thành-Đồng Nai 14 1.2.2.Thực trạng việc dạy hát dân ca cho học sinh Tiểu học Lộc An 15 Chương 2: Một số phương pháp và hình thức tổ chức dạy học giúp học sinh Tiểu học Lộc An yêu thích học hát dân ca 17 2.1.Nắm vững kiến thức, hiểu rõ các hình thức, tính chất và ý nghĩa dân ca của từng vùng miền 17 2.1.1.Sơ lược về dân ca Việt Nam 17 2.2.Vận dung linh hoạt các phương pháp dạy học vào giờ dạy hát dân ca 19 2.2.1.Sử dụng phương pháp trực quan để giới thiệu cho học sinh nguồn gốc xuất xứ của từng bài hát dân ca 20 2.2.2. Giải thích những từ khó có trong bài 20 2.2.3.Khởi động giọng mang màu sắc của dân ca 21 2.2.4.Chia câu, phân tích về nhịp phách, cao độ, trường độ, luyến láy có trong bài. Hướng dẫn tiết tấu và áp dụng trò chơi để xác định tiết tấu từng câu hát 21 2.2.5.Tập hát từng câu 23 2.2.6.Có thể cho học sinh tự tập đặt lời mới 23 2.2.7.Tổ chức cho học sinh tập biểu diễn các bài dân ca đã học 23 2. 3.Tổ chức cho học sinh tham gia các trò chơi dân gian, các hội thi gắn liền với các bài hát dân ca 25 2.4.Cho học sinh tìm hiểu và tiếp xúc với các loại nhạc cụ dân tộc 26 2.5.Truyền cho học sinh tình yêu dân ca qua việc tổ chức các câu lạc bộ, các hình thức ngoại khóa tìm hiểu về dân ca 28 2.6.Tích cực tận dụng các dịp lễ hội văn hóa tổ chức cho học sinh tham gia. 30 PHẦN III: KẾT LUẬN 31 3 Một số phương pháp giúp học sinh Tiểu học Lộc An yêu thích học hát dân ca PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài: Âm nhạc là một bộ phận không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Âm nhạc có thể chia sẻ với chúng ta rất nhiều điều: Giải quyết những khó khăn trong cuộc sống, vơi đi những hờn giận vu vơ, đưa người về dĩ vãng, tìm lại tuổi thơ yêu dấu, nghe lòng bồi hồi, xao xuyến với tình yêu quê mẹ, với nắng ấm quê cha, sống dậy lòng tự hào dân tộc, khát vọng tìm về chân lý… Cuộc sống mà không có âm nhạc thì cuộc sống sẽ trở nên rất tẻ nhạt và trầm lắng. Như Sô-xta-cô-vits: “Âm nhạc nâng con người lên, làm con người cao quí hơn, củng cố phẩm chất, củng cố niềm tin vào sức mạnh bên trong của bản thân, vào sứ mệnh lớn lao của mình”.Ngay từ thời thượng cổ, âm nhạc đã được ra đời cùng với đời sống sinh hoạt và lao động sản xuất của các cộng đồng người nguyên thuỷ. Kể từ đấy, âm nhạc đã không ngừng được phát triển và hoàn thiện cùng năm tháng. Quả thật, âm nhạc có sức ảnh hưởng lớn đến con người, đến sự hình thành và phát triển nhân cách nơi mỗi người. Chính vì âm nhạc tác động lên mặt xúc cảm và tư tưởng nên âm nhạc đóng vai trò không kém phần quan trọng trong việc giáo dục con người, nhất là thế hệ trẻ. Có thể thông qua âm nhạc để giáo dục tư tưởng, đạo đức cho người nghe. Những tác phẩm âm nhạc diễn tả những tư tưởng, tình cảm đạo đức cao đẹp như tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc, tình bạn, tình yêu, tình huynh đệ, tình phụ tử, tình mẫu tử,… luôn đóng một vai trò giáo dục đặc biệt có ý nghĩa. Âm nhạc đã đánh thức lương tâm, thức tỉnh một sự bồn chồn cao quí, một nỗi niềm lo lắng thiêng liêng: Mình đã làm được điều tốt đó chưa? Mình đã sống tốt chưa? Mình có xứng với cái đẹp ấy không? Liệu mình còn đủ sức để hoàn thiện bản thân hơn nữa không?… Những điều ấy tạo nên nội lực thúc đẩy người nghe vươn tới sự toàn thiện, toàn mỹ. Nói đến âm nhạc, chúng ta không thể không nhắc tới một dòng nhạc gắn liền với nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt- đó là nhạc dân ca. 4 Một số phương pháp giúp học sinh Tiểu học Lộc An yêu thích học hát dân ca Trong mỗi chúng ta ai cũng có một miền quê, quê hương là cánh đồng lúa thơm ngát, luỹ tre xanh trải dài dọc bờ đê, là những hình ảnh thân thương nhất đối với cuộc sống mỗi con người. Hai tiếng quê hương nghe gần gũi và thân thương, đó là nơi chôn nhau cắt rốn, nơi đã nuôi dưỡng ta trưởng thành. Qua những bài hát dân ca những hình ảnh của miền quê như trở nên gần gũi hơn, lung linh hơn nhờ những ca từ đầy hình ảnh. Khi nói đến dân ca, chúng ta không thể quên những lời ru con thiết tha trìu mến, qua tiếng ầu ơ mẹ ru con, những hình ảnh của miền quê yêu dấu của biển rộng non cao, của gió Lào cát cháy, những người mẹ năm tháng tảo tần một nắng hai sương nuôi dậy con khôn lớn. Những lời hát ru của mẹ đã hòa đồng với tâm hồn trẻ thơ, vừa đằm thắm nhẹ nhàng nhưng cũng không kém phần trầm tư sâu lắng. Trong câu hát của mẹ có ánh trăng soi rọi như đưa con vào giấc ngủ êm đềm, có áng mây trôi bồng bềnh trên đỉnh núi, có dòng sông bên lở bên bồi, có mặt biển long lanh ánh bạc và những con thuyền thấp thoáng ngoài khơi xa. Nghe lời ru của mẹ, trẻ thơ như được tiếp thêm nguồn dự trữ lớn lao về lòng yêu quê hương, đất nước, chắp cánh cho tuổi thơ của con thêm vững bước và sáng ngời niềm tin. Lấy nguồn cảm hứng từ thực tế cuộc sống, dân ca được sáng tạo nên, đó là lời ăn, tiếng nói của ông cha ta tích lũy từ ngàn đời. Đó là những câu nói đúc kết từ những kinh nghiệm sản xuất răn dậy con cháu, bao hàm những nội dung mang ý nghĩa triết lý dậy bảo rất sâu sa. Đó là những câu hát được truyền tải bằng âm thanh giọng điệu ngôn ngữ với nội dung nghệ thuật phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc. Giống như đại thi hào Macxingocki đã nhận định: "Con người không thể sống mà không vui sướng được. Họ phải biết cười đùa, họ sáng tạo nên những bài hát vui tươi, họ thích nhảy múa". Bởi vậy, dân ca là sản phẩm văn hoá tinh thần và cần thiết đối với mỗi dân tộc, con người. Làng quê Việt Nam ở đâu cũng vậy, ẩn chứa trong nó bao điều gần gũi và thân thương. Mỗi một miền quê đều có những câu hò, điệu hát rất chung mà lại rất riêng, mang âm hưởng của từng vùng, miền. Tất cả cùng hòa vào câu thơ, giọng hát của những làn điệu, tạo thành dòng dân ca Việt Nam rất đa dạng và phong phú. Dân ca xét về góc độ tư duy của dân tộc, là tấm gương bức xạ hiện thực khách quan của 5 Một số phương pháp giúp học sinh Tiểu học Lộc An yêu thích học hát dân ca mỗi dân tộc với lối sống, điều kiện sống và những phong tục tập quán riêng. Hình ảnh về thiên nhiên, cuộc sống, về truyền thống dân tộc, quan hệ xã hội được phạm trù hóa theo những cách khác nhau, bằng những hình thức ngôn ngữ khác nhau. Nghiên cứu về dân ca không chỉ cho thấy những nét đẹp văn hóa của người Việt Nam mà còn làm nổi bật lên tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu người thiết tha. Dân ca là kết tinh thuần tuý của tinh thần dân tộc, là nét đẹp trong văn hóa dân gian Việt Nam. Với cội nguồn lịch sử và chữ viết rất phong phú đa dạng nên ca dao và dân ca có mặt ở Việt Nam từ rất sớm. Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đặng Văn Lung, Trưởng Ban Văn học dân gian, Viện Văn học phát biểu: "Tất cả các dân tộc trên thế giới suốt mấy nghìn năm chỗ nào cũng có dân ca và ca dao. Vì thế nói về ca dao dân ca của một dân tộc hay ca dao dân ca nói chung là vấn đề rất lớn. Câu nói, làn điệu, giọng hát là những đòi hỏi bức thiết nảy sinh trong đời sống xã hội, qua thời gian, những câu nói hay, những làn điệu hấp dẫn đã được nhân dân sưu tập và gìn giữ. Cùng xuất phát từ hoàn cảnh thực tế của đời sống xã hội và trí tuệ của nhân dân đúc kết nên. Qua lời ca, câu hát, dân ca Việt Nam là những câu nói đúc kết những kinh nghiệm sống, những quan niệm về nhân cách, nhân đức ở mỗi con người. Càng đi sâu vào tìm hiểu ca dao dân ca, chúng ta sẽ thấy được những nét tài hoa, óc sáng tạo đầy tinh thần thẩm mỹ. Chất trí tuệ, giàu tư tưởng tình cảm trong dân ca là những nguồn nhựa sống bổ sung cho văn hóa dân gian thêm phong phú và đậm đà bản sắc. Từ ý nghĩa và tầm quan trọng ấy mà việc đưa âm nhạc dân ca vào hệ thống giáo dục phổ thông là việc làm có vai trò to lớn và tích cực trong việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh. Mục đích của giáo dục âm nhạc dân ca trong nhà trường Tiểu học là vô cùng quan trọng, bởi bước đầu đã đưa âm nhạc vào đời sống học sinh góp phần giáo dục thẩm mỹ, đạo dức, lối sống, phát triển trí tuệ, thể chất ở học sinh, khích lệ các em có khả năng phát triển toàn diện. Âm nhạc trong trường học không đặt mục tiêu giúp các em trở thành những người biểu diện hoặc sáng tác âm nhạc chuyên nghiệp mà mục tiêu của môn âm nhạc nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức, kỹ năng, thái độ phù hợp với lứa tuổi và năng lực của các em, giúp học sinh phát triển một cách toàn diện, tự nhiên và cân bằng về trí tuệ, sáng tạo và cảm xúc thẩm mỹ. Việc chọn 6 Một số phương pháp giúp học sinh Tiểu học Lộc An yêu thích học hát dân ca lọc những bài hát dân ca phù hợp để đưa vào phân môn hát nhạc trong giáo âm nhạc Tiểu học và khơi dậy niềm yêu thích dòng nhạc dân ca ở lứa tuổi học sinh là một việc làm hết sức cần thiết. Góp phần giáo dục nhân cách học sinh, xây dựng cho các em lòng yêu quê hương đất nước, giữ gìn và phát huy các nét đẹp của văn hóa dân tộc. Từ những lí do nói trên, bản thân tôi nhận thấy việc khơi dậy lòng yêu mến và hứng thú trong âm nhạc dân ca cho học sinh Tiểu học là một trong những việc làm hết sức quan trọng góp phần giáo dục nhân cách toàn diện cho các em. Vì vậy tôi lựa chọn đề tài: “Một số phương pháp giúp học sinh Tiểu học Lộc An yêu thích học hát dân ca” 2.Mục đích chọn đề tài: Dân ca là một trong những tinh hóa văn hóa của dân tộc Việt Nam rất được quan tâm và gìn giữ. Đối với giáo dục các bài hát dân ca cũng đã được đưa vào trong chương trình học của các bậc học. Tuy nhiên với chương trình môn Âm nhạc bậc Tiểu học thì các bài hát dân ca đưa vào còn rất hạn chế do vậy sự hiểu biết của các em học sinh tiểu học về dân ca chưa thật sự sâu rộng. Mặt khác sự xâm nhập tràn lan những dòng nhạc phong trào cộng với các dòng nhạc phục vụ nhu cầu lại là nhưng nguyên nhân khách quan trực tiếp tác động làm cho học sinh không còn quan tâm đến dân ca Việt Nam. Ngay cả trong gia đình, các em cũng thường xuyên được nghe các bài hát của phong trào, của giải trí, do vậy các em còn thuộc các bài hát ấy nhanh hơn cả các bài học trên trường, trên lớp. Đối với trường TH Lộc An nơi tôi đang công tác dân cư địa bàn đa số là công nhân, buôn bán nhưng lại có nền kinh tế, văn hóa rất phát triển, do vây các em cũng được tiếp thu các nền văn hóa mới, các dòng nhạc hiện đại đang từng ngày lan tràn trên khắp các buôn làng, thôn xóm là những nguyên nhân đã làm cho các em không còn biết, và lưu giữ được các nền văn hóa đặc trưng riêng của quê hương mình. Trong năm qua Phòng giáo dục đã tổ chức hội thi hát dân ca học sinh ở cấp tiểu học, qua hội thi đã làm phát triển phong trào hát dân ca trong các trường tiểu học rất hiệu quả. Tuy nhiên để phong trào đó mãi được duy trì như mục tiêu đã định thì đòi hỏi nhà trường và giáo viên cần phải có những hoạt động thường xuyên hơn Vì vậy là một giáo viên âm nhạc tôi luôn trăn trở và đặt cho mình câu hỏi : Phải làm gì, và làm như thế nào để mãi duy trì được phong trào ca hát dân 7 Một số phương pháp giúp học sinh Tiểu học Lộc An yêu thích học hát dân ca ca trong trường tiểu học. Từ những lý do trên cùng với những kinh nghiệm thực tế của bản thân, nay tôi xin được trình bày Một vài phương pháp giúp học sinh Tiểu học Lộc An có hứng thú, yêu thích học hát dân ca góp phần gìn giữ và phát huy nét đẹp trong văn hóa dân tộc Việt. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: -Đối tượng nghiên cứu: Tôi chọn đối tượng nghiên cứu là một số phương pháp giúp học sinh yêu thích học hát dân ca. -Phạm vi nghiên cứu: Để nghiên cứu đề tài trên, tôi chọn phạm vi nghiên cứu là học sinh trường Tiểu học Lộc An-Huyện Long Thành-Đồng Nai. 4.Phương pháp nghiên cứu: Qua quá trình học tập, nghiên cứu và hướng dẫn, cộng với thực tiễn trong quá trình công tác. Các phương pháp giúp tôi tập trung vào nghiên cứu chính là: -Phương pháp quan sát thực tế. -Phương pháp phỏng vấn đối tượng. -Phương pháp thực nghiệm. -Phương pháp trực quan. -Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục. 5.Đóng góp của đề tài: Sau khi đề tài được hoàn thành và ứng dụng trong các giờ dạy hát dân ca giúp nâng cao chất lượng dạy và học, đem lại niềm say mê thích thú cho các em. Đồng thời cũng góp phần làm tài liệu tham khảo cho đồng nghiệp ở trường Tiểu học Lộc An. 8 Một số phương pháp giúp học sinh Tiểu học Lộc An yêu thích học hát dân ca 6.Bố cục: Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, đề tài gồm có hai chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài Chương 2: Một số phương pháp và hình thức tổ chức dạy học giúp học sinh Tiểu học Lộc An yêu thích học hát dân ca. 9 Một số phương pháp giúp học sinh Tiểu học Lộc An yêu thích học hát dân ca PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1.Cơ sở lí luận: 1.1.1. Mục tiêu dạy môn Âm nhạc bậc Tiểu học: Trong nhà trường phổ thông, những học sinh có khả năng biểu diễn âm nhạc chiếm tỉ lệ rất thấp, những em có khả năng sáng tác âm nhạc chiếm tỉ lệ còn thấp hơn rất nhiều lần. Tuy vậy, dạy Âm nhạc ở Tiểu học là việc dạy cho tất cả học sinh, mà đa số là không có năng khiếu âm nhạc, vì vậy môn học này không đặt mục tiêu giúp các em trở thành người biểu diễn hoặc sáng tác âm nhạc chuyên nghiệp. Mục tiêu môn Âm nhạc nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức, kĩ năng, thái độ phù hợp với lứa tuổi và năng lực của các em, giúp học sinh phát triển một cách toàn diện, tự nhiên và cân bằng về trí tuệ, sáng tạo và cảm xúc thẩm mĩ. • Kiến thức - Dạy học Âm nhạc nhằm phát triển nhận thức và các năng lực âm nhạc của học sinh, tạo cho các em có một trình độ văn hóa âm nhạc nhất định, góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh. - Môn Âm nhạc cung cấp cho học sinh những kiến thức âm nhạc phù hợp với lứa tuổi về: Học hát, Phát triển khả năng âm nhạc, Tập đọc nhạc, Nghe nhạc, Kể chuyện âm nhạc. • Kĩ năng - Luyện tập kĩ năng hát đúng giai điệu, lời ca và bước đầu tập hát diễn cảm. - Luyện tập kĩ năng đọc nhạc và ghi chép nhạc đơn giản. - Luyện tập kĩ năng nghe và cảm nhận âm nhạc. - Luyện tập một số kĩ năng âm nhạc khác như gõ đệm, đánh nhịp, vận động theo nhạc… • Thái độ và giá trị - Bồi dưỡng tình cảm trong sáng, lòng yêu âm nhạc nhằm phát triển hài hoà nhân cách. 10 [...]... HỌC GIÚP HỌC SINH TIỂU HỌC LỘC AN YÊU THÍCH HỌC HÁT DÂN CA 16 Một số phương pháp giúp học sinh Tiểu học Lộc An yêu thích học hát dân ca 2.1.Nắm vững kiến thức, hiểu rõ các hình thức, tính chất và ý nghĩa dân ca của các vùng miền: Việc đầu tiên là giáo viên phải giúp học sinh hiểu rõ ý nghĩa về nguồn gốc, tính chất, các hình thức dân ca của các vùng miền được thể hiện qua từng bài hát dân ca Giúp học sinh. .. ca Nam Bộ) - Xoè hoa (dân ca Thái) - Bắc kim thang (dân ca Nam Bộ) - Gà gáy (dân ca Cống) - Ngày mùa vui (dân ca Thái) - Bạn ơi lắng nghe (dân ca Ba na) - Cò lả (dân ca đồng bằng Bắc Bộ) - Chim sáo (dân ca Khmer) - Màu xanh quê hương (dân ca Khmer) - Hát mừng (dân ca Hrê) 2.2.Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học vào giờ dạy hát dân ca: 18 Một số phương pháp giúp học sinh Tiểu học Lộc An yêu thích. .. chóng, tò he, sáo diều… 24 Một số phương pháp giúp học sinh Tiểu học Lộc An yêu thích học hát dân ca Ngoài ra cần tham mưu với ban giám hiệu , ban văn nghệ của trường thường xuyên tổ chức các hội thi dân ca – dân vũ , thi Hát dân ca hay “ nhằm cho học sinh nâng cao vốn hiểu biết về âm nhạc dân tộc , duuy trì các bài hát dân ca Việt Nam đang có nguy cơ mai một, tạo nên một sức sống mới về giữ gìn văn... độ sống trong xã hội là phải đoàn kết , phải xem trọng tập thể chứ không phải mình ên ích kĩ một mình Ngoài ra, nếu trường có điều kiện, có thể tổ chức cho học sinh tập sử dụng các loại nhạc cụ dân tộc 2.5.Truyền cho học sinh tình yêu dân ca qua việc tổ chức các câu lạc bộ dân ca, các hình thức ngoại khóa tìm hiểu về dân ca: 27 Một số phương pháp giúp học sinh Tiểu học Lộc An yêu thích học hát dân ca. .. kích thích , hứng thú học tập cho các em Như vậy , vấn đề không phải là học sinh không thích mà cái chính là làm sao để giờ học dân ca hấp dẫn được các em Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng giáo viên dạy nhạc 28 Một số phương pháp giúp học sinh Tiểu học Lộc An yêu thích học hát dân ca 2.6.Tích cực tận dụng các dịp lễ hội văn hóa tổ chức cho học sinh tham quan, tham gia: Dân ca vốn xuất phát... được một số kinh nghiệm nên việc dạy hát dân ca cho các em ngày càng trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả hơn 1.1.3.Nội dung cơ bản chương trình dạy hát dân ca ở Tiểu học: Theo sách giáo khoa hiện hành, học sinh Tiểu học được học 55 bài hát, trong đó có 11 bài dân ca, đó là: - Quê hương tươi đẹp (dân ca Nùng) - Lí cây xanh (dân ca Nam Bộ) - Xoè hoa (dân ca Thái) - Bắc kim thang (dân ca Nam Bộ) - Gà gáy (dân ca. .. bài hát trước khi nghe hát mẫu, vì: 12 Một số phương pháp giúp học sinh Tiểu học Lộc An yêu thích học hát dân ca - Bước 1 (giới thiệu bài hát) do giáo viên thực hiện, bước 2 (tìm hiểu về bài hát) nên để học sinh hoạt động, nhằm phát huy tính tích cực của các em Bước 3 lại đến hoạt động của giáo viên (hát mẫu) là sự đan xen hợp lí, logic - Khi tìm hiểu về bài hát, giáo viên cần giải thích ý nghĩa một số. .. Hứng thú, sở thích âm nhạc của học sinh không hoàn toàn giống nhau, cảm nhận thẩm mĩ âm nhạc của các em cũng khác biệt 13 Một số phương pháp giúp học sinh Tiểu học Lộc An yêu thích học hát dân ca Sau 3 năm dạy học Âm nhạc, tôi đã thực hiện các tiết dạy bài dân ca cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 ở trường Tiểu học Lộc An và thu được nhiều kinh nghiệm sư phạm cũng như những phương pháp dạy học phù hợp... phương pháp giúp học sinh Tiểu học Lộc An yêu thích học hát dân ca PHẦN III: KẾT LUẬN vốn dân ca cho học sinh tiểu học Dân ca là một trong những tinh hóa văn hóa của dân tộc Việt Nam rất được quan tâm và gìn giữ Đối với giáo dục các bài hát dân ca cũng đã được đưa vào trong chương trình học của các bậc học Tuy nhiên với chương trình môn Âm nhạc bậc tiểu học thì các bài hát dân ca đưa vào còn rất hạn... mới phù hợp với lứa tuổi và đề tài quen thuộc như tình yêu thầy cô, mái trường, bè bạn: 22 Một số phương pháp giúp học sinh Tiểu học Lộc An yêu thích học hát dân ca Với tâm lý lứa tuổi, học sinh rất thích những gì mới lạ nên các thầy cô cũng có thể đặt lời mới cho các bài dân ca quen thuộc, tập cho các em hát Học sinh sẽ thích thú vô cùng khi hát bài Lý cây bông với lời mới lạ như: “Em luôn ghi nhớ . TÀI: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC LỘC AN YÊU THÍCH HỌC HÁT DÂN CA Đồng Nai, tháng 6 năm 2014 1 Một số phương pháp giúp học sinh Tiểu học Lộc An yêu thích học hát dân ca TRƯỜNG. 2: Một số phương pháp và hình thức tổ chức dạy học giúp học sinh Tiểu học Lộc An yêu thích học hát dân ca. 9 Một số phương pháp giúp học sinh Tiểu học Lộc An yêu thích học hát dân ca PHẦN II:. PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC GIÚP HỌC SINH TIỂU HỌC LỘC AN YÊU THÍCH HỌC HÁT DÂN CA 16 Một số phương pháp giúp học sinh Tiểu học Lộc An yêu thích học hát dân ca 2.1.Nắm vững kiến thức, hiểu

Ngày đăng: 16/01/2015, 08:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan