bài giảng đề cương dược liệu

9 953 10
bài giảng đề cương dược liệu

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

NGÂN HÀNG CÂU HỎI ÔN THI TỐT NGHIỆP Môn: Dược liệu Phần 1: Chọn đáp án Đúng - Sai: 70 câu 1. Các dược liệu chứa chất béo, đường không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ. 2. Tinh bột là sản phẩm quang hợp của cây xanh. 3. Saponin có tính chất làm săn se niêm mạc. 4. Phần aglycol của glycosid quyết định hoạt tính của glycosid đó. 5. Hạt cây sừng dê hoa vàng có chứa glycosid tim. 6. Ose là chất được hình thành đầu tiên trong quá trình hô hấp. 7. Dược liệu dùng là toàn cây được thu hái khi cây bắt đầu ra hoa. 8. Mai mực có các chất vô cơ. 9. Độ ẩm không khí cao là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến chất lượng dược liệu. 10. Cúc hoa chữa sốt rét, sốt nóng, làm sáng mắt. 11. Bạch giới tử là hạt của cây kinh giới. 12. Dược liệu là thân cây được thu hái vào mùa hạ. 13. Cẩu tích có tác dụng chữa phong thấp lợi tiểu cho người đái buốt, đái giắt, nước tiểu vàng. 14. Tang bạch bì là rễ của cây Dâu tằm. 15. Tục đoạn có tác dụng chống viêm, dịu đau. 16. Cát căn có tác dụng giải nhiệt, hạ sốt, giải khát, chữa lỵ. 17. Các dược liệu có hàm lượng acid hữu cơ cao thì thấy có vị đắng rõ rệt. 18. Ô tặc cốt là vỏ của Con hầu , Con hà. 19. Dược liệu là lá được thu hái khi cây sắp ra hoa hoặc chớm ra hoa. 20. Cát căn chữa cảm lạnh, cảm cúm. 21. Độ ẩm phù hợp với điều kiện bảo quản dược liệu là 70 - 75 %. 22. Nhiệt độ thích hợp để bảo quản dược liệu là 25 o C. 23. Tất cả các loại côn trùng đều có thế ăn hại dược liệu, làm giảm số lượng, chất lượng dược liệu. 24. Thiên niên kiện có chứa Alcaloid, không chứa tinh dầu. 25. Lipid hòa tan được trong nước. 26. Tinh dầu không tan trong dung môi hữu cơ nhưng dễ bay hơi. 27. Dược liệu là vỏ cây được thu hái vào mùa thu. 28. Saponin có tính chất tạo bọt trong nước. 29. Cerid là thành phần chính của sáp. 30. Cao dạ cẩm chữa đau lưng. 31. Cây dâu tằm rất ít khi được dùng làm thuốc. 32. Trần bì là vỏ quả chín đã phơi khô của cây quýt. 1 33. Cao gấu có tác dụng bổ khí huyết. 34. Dược liệu là hoa thu hái khi hoa sắp nở hoặc chớm nở. 35. Nguồn gốc của vị thuốc Viễn chí: thân đã bỏ lõi gỗ của cây Viễn chí. 36. Tang chi là quả chín của cây Dâu tằm. 37. Vị thuốc Đỗ trọng có nhiều tơ (nhựa, mủ). 38. Cồn Ô đầu chỉ dùng để xoa bóp ngoài da. 40. Phơi trong bóng râm với các dược liệu dễ biến màu, dược liệu chứa tinh dầu. 41. Rễ cây ba gạc dùng để chiết Reserpin chữa cao huyết áp. 42. Rễ cây Ngưu tất chữa phong thấp, thấp khớp, người cao huyết áp không dùng được. 43. Sấy là phương pháp làm khô dược liệu bằng không khí nóng thiên nhiên. 44. Bách bộ là thân rễ của cây Bách bộ. 45. Cúc hoa chữa đau đầu hoa mắt, chóng mặt. 46. Nấm mốc phát triển trên dược liệu khi có điều kiện nóng ẩm. 47. Tanin là những chất có vị chua. 48. Trong hạt cây Thảo quyết minh có chứa Anthraglycosid. 49. Kinh giới chữa ho, đau đầu, có tác dụng hạ huyết áp. 50. Kim ngân có dạng dây leo bằng thân quấn. 51. Bộ phận dùng của Sài đất là rễ đã phơi khô của cây Sài đất. 52. Bộ phận dùng của cây Vàng đắng là thân, rễ. 53. Dừa cạn có thể chữa được ung thư hạch. 54. Đinh hương dùng để chữa tỳ vị hư hàn, đau răng, nấc, đau bụng lạnh. 55. Ké đầu ngựa phòng bệnh thiếu Iod. 56. Đại phúc bì trị sán, lỵ, trực khuẩn. 57. Kim ngân hoa được thu hái khi cây có hoa nở rộ. 58. Kim ngân chữa mụn nhọt, lở ngứa. 59. Tô ngạnh chữa động thai. 60. Bồ công anh chữa mụn nhọt, viêm bàng quang. 61. Ngải cứu là vị thuốc dùng hạt phơi khô của cây Ngải cứu. 62. Cát căn là thân rễ của cây Cỏ tranh. 63. Can khương có tác dụng nhuận gan, lợi mật dùng trong trường hợp hoàng đản. 64. Ích mẫu thảo chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau bụng kinh. 65. Viên nén Berberin 100mg là thành phẩm chỉ được điều chế từ thân, rễ cây Vàng đắng. 66. Đại hồi có thể dùng ngoài xoa bóp chỗ đau. 67. Rễ gai dùng làm thuốc an thai, chữa động thai, đau bụng ra huyết. 68. Sơn tra đun nước tắm để chữa lở sơn. 69. Sung úy tử (hạt ích mẫu) chữa bế kinh, thông tiểu, phù thũng. 2 70. Hạt keo giậu trị giun đũa, giun kim. Phần II : Chọn đáp án đúng nhất 1/ Công dụng chính của vị thuốc: a. Mạch môn chữa chảy máu cam b. Viễn chí chữa mất ngủ c. Ma hoàng chữa táo bón d. Thiên môn chữa ho long đờm 2/ Công dụng chính của vị thuốc: a. Tang bạch bì chữa xuất huyết . b. Bách bộ chữa ho long đờm. c. Cam thảo chữa viêm họng. d. Cam thảo sống chữa mệt mỏi. 3/ Công dụng chính của vị thuốc: a. Táo nhân chữa mất ngủ suy nhược thần kinh. b. Lạc tiên chữa mệt mỏi kém ăn. c. Câu đằng dùng làm thuốc chữa cảm sốt. 4/ Nguồn gốc của vị thuốc Bạc hà: a. Là cành lá cây Bạc hà đã phơi khô (nắng). b. Là toàn thân cây sấy khô ở nhiệt độ 40 o C - 50 o C. c. Là toàn cây phơi trong râm đến khô. 5/ Công dụng chính của vị thuốc : a. Bách bộ chữa ho long đờm. b. Tang bạch bì chữa xuất huyết. c. Cam thảo chữa mụn nhọt, ban sởi. 6/ Công dụng chính của vị thuốc: a. Trắc bách diệp chữa chảy máu cam, ho ra máu, tiểu tiện ra máu. b. Dừa cạn chữa đái giắt - đái buốt. c. Long não sát trùng ngoài da. d. Cà phê chữa cảm mạo sốt nóng, đau đầu. 7/ Công dụng chính của vị thuốc: a. Mai mực chữa chảy máu cam. b. Dạ cẩm làm thuốc chữa mụn nhọt giải độc. c. Lá khôi chữa đau dạ dày do thừa dịch vị acid. 8/ Chế biến sơ bộ dược liệu: a. Dược liệu thu hái về phải cắt ngắn dễ phơi. b. Dược liệu cần ủ cho mềm để dễ bào, thái. c. Các dược liệu cứng cần ngâm cho mềm để dễ bào, thái. d. Dược liệu thu hái về phải chưng hoặc đồ trước khi phơi khô. 9/ Công dụng của vị Xuyên khung: a. Chữa phong tê thấp. b. Bổ huyết điều kinh, chữa đau đầu hoa mắt, cảm sốt. c. Chữa cảm lạnh, suy nhược thần kinh. 10/ Sấy dược liệu giai đoạn đầu ở: 3 a. 40 o C - 50 o C. b. 50 o C - 60 o C. c. 40 o C - 60 o C. 11/ Dược liệu có tác dụng chữa viêm, hạ Cholesterol trong máu: a. Cẩu tích b. Thổ phục linh c. Ngưu tất 12/ Glycosid cấu tạo gồm: a. 2 phần. b. 3 phần. c. 4 phần. 13/ Bạch chỉ có tác dụng: a. Chữa mụn nhọt tiêu viêm. b. Hạ sốt giảm đau chữa cảm sốt, đau răng, phong thấp. c. Rối loạn tiêu hóa, sốt cao, co giật. 14/ Thời điểm thu hái lá cây : a. Lúc cây sắp ra hoa hoặc chớm ra hoa. b. Lúc cây đã ra hoa. c. Vào mùa xuân. 15/ Thời điểm thu hái dược liệu đối với bộ phận dùng là: a. Vỏ cây thu hái vào mùa hạ. b. Các loại quả thu hái khi chín. c. Toàn cây thu hái vào mùa đông. d. Lá cây thu hái vào lúc cây sắp ra hoa. 16/ Nguồn gốc vị thuốc Xuyên khung : a. Thân rễ cây Xuyên khung phơi sấy khô. b. Thân củ cây Xuyên khung phơi sấy khô. c. Rễ củ cây Xuyên khung phơi sấy khô. 17/ Độ ẩm phù hợp với điều kiện bảo quản dược liệu: a. 60 - 65%. b. 65 - 70%. c. 50 - 65%. 18/ Thu hái toàn thân cây khi: a. Cây bắt đầu ra hoa. b. Cây đang có quả. c. Cây đã ra hoa. 19/ Tác dụng chữa bệnh của các hợp chất có trong cây: a. Anthraglycosid có tác dụng nhuận tràng, tẩy tùy theo liều lượng. b. Tinh dầu có tác dụng sát trùng ngoài da. c. Glycosid có tác dụng điều hòa nhịp tim. 20/ Ưu điểm của việc sử dụng đông dược trong phòng chữa bệnh là: a. Rẻ tiền b. Dễ sử dụng c. Ít độc d. Cả 3 phương án. 21/ Thu hái rễ, thân rễ, của những cây sống nhiều năm vào mùa: a. Cuối hạ sang thu. b. Cuối đông sang xuân. c. Cuối thu sang đông. 22/ Muối vô cơ có tác dụng: a. Điều hòa sự thăng bằng muối khoáng. b. Tăng sức đề kháng. c. Tham gia vào quá trình chuyển hóa đường. 23/ Công dụng của vị thuốc Bạc hà: 4 a. Chữa cảm lạnh, cao huyết áp. b. Chữa cảm sốt không ra mồ hôi, đau đầu ngạt mũi. c. Chữa đau bụng do nhiễm khuẩn. 24/ Thời điểm thu hái dược liệu: a. Vỏ thu hái vào mùa hạ b. Lá thu hái khi cây sắp ra hoa. c. Rễ thu hái lúc lá ngả màu vàng d. Cả b và c 25/ Nguồn ngốc của vị thuốc : a. Câu đằng là rễ của cây Đằng. b. Thuyền thoái là xác ve sầu. c. Liên tâm là cây mầm lấy trong hạt Sen. d. b và c 26/ Sự tồn tại của các chất hữu cơ có trong thực vật: a. Glycosid thường hòa tan trong dịch tế bào của cây. b. Alcaloid thường có trong dịch tế bào dưới dạng base. c. Trong tế bào glycosid tồn tại dưới dạng giọt đầu. 27/ Nguồn gốc của vị thuốc Bạch chỉ: a. Thân rễ cây Bạch chỉ phơi sấy khô. b. Rễ củ cây Bạch chỉ phơi sấy khô. c. Rễ cây Bạch chỉ phơi sấy khô. 28/ Công dụng của vị thuốc Thanh hao hoa vàng: a. Đau đầu mất ngủ. b. Chữa sốt rét, sốt có mồ hôi trộm, chảy máu cam. c. Chữa cảm cúm, sốt xuất huyết. 29/ Bộ phận nào của cây Tía tô chữa cảm mạo phong hàn, nhức đầu, sổ mũi: a. Tô ngạnh b. Tô diệp c. Tô tử 30/ Phơi trong bóng râm áp dụng với: a. Dược liệu có đường. b. Dược liệu quý hiếm. c. Dược liệu có tinh dầu. 31/ Dược liệu có tác dụng bổ, chữa phong thấp: a. Kê huyết đằng. b. Mật gấu. c. Cẩu tích. 32/ Sự tồn tại của các chất vô cơ có trong thực vật: a. Các muối vô cơ có hầu hết trong các loài cây. b. Các acid vô cơ tồn tại trong một số ít loài cây. c. Các nguyên tố vi lượng có trong tất cả các loài cây. 33/ Saponin là chất có: a. Tác dụng lợi tiểu. b. Tác dụng nhuận tràng. c. Tính chất tạo bọt trong nước. 5 34/ Alcaloid có đặc điểm: a. Phản ứng kiềm. b. Mùi thơm. c. Vị cay. 35/ Kỹ thuật bảo quản dược liệu: a. Quả hái về phải bọc giấy mềm vận chuyển nhẹ nhàng. b. Hoa phải phơi khô bảo quản nơi mát và khô. c. Để khắc phục độ ẩm cao phải xây nhà kho đúng quy cách để chủ động hạ thấp độ ẩm. 36/ Nguồn gốc của vị thuốc: a. Hoàng bá là vỏ thân cây Hoàng bá đã phơi khô. b. Hoàng đằng là thân cây Vàng đắng đã phơi khô. c. Mức hoa trắng là vỏ rễ cây Mức hoa trắng đã phơi khô. 37/ Công dụng chính của vị thuốc: a. Phì nhi cam tích hoàn trị giun móc, bụng ỏng, chậm lớn. b. Hạt bí ngô trị sán. c. Sử quân trị giun đũa, giun kim, giun lươn. d. Hạt cau chữa lỵ amibe. 38/ Hoạt chất chính của Ngũ bội tử: a. Saponin. b. Tanin. c. Tinh Dầu. d. Alcaloid. 39/ Công dụng chính của vị thuốc: a. Đại hoàng có tác dụng nhuận tẩy tùy theo liều dùng b. Muồng trâu làm thuốc thanh nhiệt. c. Thảo quyết minh làm thuốc nhuận tẩy. 40/ Công dụng chính của vị thuốc: a. Uất kim chữa đau dạ dày. b. Nhân trần chữa viêm gan. c. Chi tử chữa bệnh vàng da. d. Các câu trả lời trên đều đúng. 41/ Công dụng chữa bệnh chính của vị thuốc: a. Rễ gai chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh, ứ huyết. b. Bạch đồng nữ chữa kinh nguyệt không đều, viêm loét cổ tử cung. c. Sung úy tử chữa bế kinh, thông tiểu, phù thũng. 42/ Nguồn gốc của vị thuốc: a. Đương quy là thân rễ của cây Đương quy đã phơi khô. b. Thục địa là rễ củ của cây Đại hoàng đã phơi khô. c. Hoài sơn là thân rễ của cây Củ mài đá chế biến phơi khô. 43/ Bộ phận dùng làm thuốc của cây Trắc bách: a. Lá. b. Cành lá. c. Hạt. d. Cả 3 phương án. 44/ Công dụng của vị thuốc Đại táo: a. Chữa tỳ vị hư nhược. 6 b. Chữa đau dạ dày. c. Chữa bí tiểu tiện. 45/ Keo ong có tác dụng: a. Chữa sưng khớp. b. Bổ dưỡng cơ thể. c. Gây tê tại chỗ. 46/ Bộ phận dùng của cây Đảng sâm: a. Rễ củ. b. Lá. c. Thân rễ. d. Thân. 47/ Vị thuốc có tác dụng điều trị khô mắt: a. Rễ gấc. b. Hạt gấc. c. Dầu màng hạt gấc. 48/ Berberin là Alcaloid có trong: a. Vỏ cây Hoàng bá. b. Thân, rễ cây Hoàng liên. c. Thân, rễ cây Vàng đắng. d. Cả 3 phương án trên. 49/ Công dụng chính của vị thuốc Tam thất: a. Thiếu máu. b. Cơ thể gầy yếu. c. Cầm máu bổ dưỡng. 50/ Công dụng chính chữa bệnh của thành phẩm: a. Chè thanh nhiệt, chữa mụn nhọt cảm sốt. b. Viên Reserprin 10mg chữa cao huyết áp. c. Viên Rutin C chữa táo bón. d. Cồn long não chữa cảm cúm. 51/ Hoạt chất chính có trong dược liệu: a. Bình vôi chứa Rutin b. Màng hạt gấc chứa vitamin A. c. Ba gạc chứa Reserpin. d. Ô tặc cốt chứa Natricarbonat. Phần III. Điền từ câu vào chỗ trống (30 câu): 1) Thành phẩm của vị thuốc Vàng đắng là 100mg. 2) Thành phẩm của vị thuốc Tô mộc là 0,25g. 3) Thành phẩm của vị thuốc Mức hoa trắng là ……………….100mg. 4) Sa tiền tử là hạt cây thu hái lúc rũ lấy hạt phơi khô. 5) Bạch mao căn là thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây…………………. 6) Nguồn gốc của Nhục đậu khấu là …… đã phơi hoặc sấy khô của cây Nhục đậu khấu. 7) Hai bộ phận dùng làm thuốc của cây Bí ngô là……………… 8) Thân, rễ Đại hoàng có tác dụng nhuận, tẩy tùy theo liều dùng. Với liều nhỏ giúp………………, liều vừa chữa…………., liều cao có tác dụng …………… 9) Thông thảo là …………….đã phơi khô của cây Thông thảo. 10) Hai bộ phận dùng làm thuốc của cây Cau là ……………. 11) Mộc thông là ………………phơi sấy khô của cây Mộc thông. 12) Các dược liệu thu hái về đều phải chọn …………….dùng làm thuốc. 7 13 ) Ba bộ phận làm thuốc của cây Hòe: 14) Tinh dầu khi nhỏ lên giấy thì tạo vết và hơ nóng thì vết đó 15) Tinh dầu thường ở dạng và có mùi thơm đặc biệt. 16) Tinh dầu và Lipid đều không tan 17) Glycosid khi sẽ cho một phần không đường và một phần gồm một hay nhiều đường. l8) Các muối vô cơ trong cây tồn tại dưới dạng 19) Sấy là phương pháp làm khô dược liệu bằng trong các lò sấy. 20) Ba bộ phận dùng của cây Trắc bách là: 21) Bộ phận dùng của cây Bách bộ là thường thu hoạch vào mùa thu đem chế biến, phơi hoặc sấy khô. 22) Sáp được dùng làm điều chế thuốc mỡ, thuốc bôi xoa. 23) Bộ phận dùng của cây Cà độc dược là thu hái lúc cây sắp bắt đầu ra hoa. 24) Vị thuốc lấy từ mai con Cá mực gọi là 25) Tang chi là thu hái phơi hoặc sấy khô của cây Dâu tằm họ Dâu tằm. 26) Ô tặc cốt là sống ở biển đã phơi khô. 27) Các dược liệu cần được bảo quản đúng kỹ thuật để giữ 28) Bộ phận dùng của cây Trúc đào là để chiết 29) Nguồn gốc của vị thuốc Trần bì là đã phơi hoặc sấy khô để lâu năm của cây quýt. 30) Lipid khi nhỏ lên giấy thì tạo vết và hơ nóng thì vết đó 8 9 . Chế biến sơ bộ dược liệu: a. Dược liệu thu hái về phải cắt ngắn dễ phơi. b. Dược liệu cần ủ cho mềm để dễ bào, thái. c. Các dược liệu cứng cần ngâm cho mềm để dễ bào, thái. d. Dược liệu thu hái. bảo quản dược liệu là 70 - 75 %. 22. Nhiệt độ thích hợp để bảo quản dược liệu là 25 o C. 23. Tất cả các loại côn trùng đều có thế ăn hại dược liệu, làm giảm số lượng, chất lượng dược liệu. 24 Tô diệp c. Tô tử 30/ Phơi trong bóng râm áp dụng với: a. Dược liệu có đường. b. Dược liệu quý hiếm. c. Dược liệu có tinh dầu. 31/ Dược liệu có tác dụng bổ, chữa phong thấp: a. Kê huyết đằng. b.

Ngày đăng: 15/01/2015, 14:32

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan