Tài liệu ôn thi chuyển đề Văn Hóa

10 438 2
Tài liệu ôn thi chuyển đề Văn Hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tài liệu ôn thi chuyển đề Văn Hóa Câu hỏi 1: Phân tích luận điểm Văn hoá là nền tảng tinh thần, mục tiêu, động lực phát triển kinh tế xã hội. Câu hỏi 2: Phân tích quan điểm về xây dựng con người trong phát triển văn hoá xã hội. Liên hệ thực tiễn tại Việt Nam.

Câu hỏi 1: Phân tích luận điểm Văn hoá là nền tảng tinh thần, mục tiêu, động lực phát triển kinh tế xã hội. * Văn hoá Thuật ngữ văn hoá đã sớm xuất hiện trong ngôn ngữ loài người, đặc biệt ở các quốc gia được coi là cái nôi văn minh nhân loại nhưng dù ở phương Đông hay Tây thì văn hoá mang ý nghĩa giáo hoá con người. Có nhiều quan niệm về văn hoá nhưng có 2 khái niệm cơ bản Đảng ta thường sử dụng, đó là: Theo quan điểm của UNESCO (thể hiện cái bên trong của văn hoá): Văn hoá là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo của các cá nhân và cộng đồng trong quá khứ và hiện tại. Qua các thế kỷ hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc Theo Chủ tịch HCM (thể hiện cái bên ngoài của văn hoá): Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở, và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá Bản chất của văn hoá chính là lao động sáng tạo cải tạo hiện thực hướng tới cái đúng, cái tốt, cái đẹp - hướng tới các giá trị nhân văn nhằm thúc đẩy sự tiến bộ xã hội. Nói cách khác, bản chất của văn hoá là tính sáng tạo của con người; tính nhân văn bộc lộ năng lực bản chất người (qua lao động xã hội) và phát huy năng lực bản chất con người (hướng tới hoàn thiện); tính giá trị (từ nhu cầu thực tế của xã hội – ý nghĩa tinh thần, hình thành quan niệm về giá trị, liên kết các cá nhân và cộng đồng, là khuôn mẫu nhất định đánh giá, điều chỉnh hành vi ứng xử. Văn hoá bao gồm văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần. Theo quan niệm của UNESCO thì văn hoá bao gồm văn hoá vật thể và phi vật thể. Nếu căn cứ vào chủ thể của văn hoá thì văn hoá bao gồm văn hoá cá nhân và văn hoá cộng đồng. Ngoài ra có cách phân loại văn hoá xã hội là toàn bộ các cách liên kết pháp luật, tổ chức quản lý, phương thức… (địa chính trị, địa kinh tế, địa văn hoá). Địa văn hoá là đặc trung riêng văn hoá của từng khu vực Văn hoá có 5 chức năng chủ yếu là: chức năng giáo dục; chức năng nhận thức; chức năng thẩm mỹ; chức năng dự báo và chức năng giải trí. Việc nghiên cứu chức năng của văn hoá là hết sức cần thiết để hiểu biết sâu hơn về văn hoá và phát huy vai trò của văn hoá trong đời sống xã hội. * Phát triển Phát triển là một thuật ngữ khoa học xuất hiện trước hết trong lĩnh vực kinh tế. Phát triển có nghĩa là tăng trưởng kinh tế (GDP) là tiêu chí duy nhất đặc trưng cho phát triển. Ngày nay người ta dùng tiêu chí phát triển con người (HDI) làm tiêu chí cho sự phát triển. Nếu trước kia phát triển gắn với bình quân thu nhập hàng năm tính theo đầu người thì ngày nay phát triển gắn với chất lượng sống, hay còn gọi là phát triển bền vững. PT bền vững là sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học. Bản chất PT bền vững là sự PT có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. PT bền vững phải đảm bảo cho sự phát triển kinh tế hiệu quả; xã hội tiến bộ, công bằng; văn hoá và con người phát triển; môi trường được bảo vệ, giữ gìn. Khi nói “VH là nền tảng tinh thần, mục tiêu, động lực phát triển KTXH” tức là nói đến chức năng của VH trong việc liên kết các yếu tố XH thành 1 cộng đồng; nó xác định vai trò đặc biệt quan trọng của VH trong sự nghiệp đổi mới đất nước, VH phải được đặt ngang hàng với KT.CT.XH nên phải giải quyết hài hoà giữa phát triển kinh tế và văn hoá đảm bảo cho đất nước phát triển bền vững và lâu dài. Tại Hội nghị TW5 khóa VIII (năm 1989), Đảng ta đã xác định nền văn hoá mà chúng ta đang xây dựng bao gồm toàn bộ các hoạt động tinh thần của xã hội, từ tư tưởng, đạo đức, lối sống tới văn học, nghệ thuật; thông tin đại chúng; giáo dục đào tạo; khoa học công nghệ; bảo tồn di sản văn hoá; văn hoá các dân tộc thiểu số; xây dựng môi trường văn hoá; giao lưu văn hoá quốc tế… Đây là những lĩnh vực góp phần tạo nên nền tảng tinh thần của xã hội. Vì vậy Đảng ta nhấn mạnh tới vai trò của việc xây dựng nền VH tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, nền VH này phải là nền tảng tinh thần của XH, là mục tiêu, là động lực thúc đẩy sự phát triển KTXH. * Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội Nền tảng tinh thần của dân tộc là toàn bộ các giá trị văn hoá được sáng tạo, bảo lưu và truyền đạt lại qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Nền tảng tinh thần này thể hiện trong truyền thống văn hoá, phong tục, tập quán, lối sống, tín ngưỡng, tôn giáo, trong kinh nghiệm ứng xử của cộng đồng. Với cốt lõi là hệ giá trị văn hoá làm nên bản sắc của cộng đồng, liên kết xã hội từ đó chi phối, điều tiết mọi hành xử của các thành viên trong xã hội; hệ giá trị tồn tại như nền tảng tin thần của xã hội. KTế đóng vai trò nền tảng vật chất và thì VH đóng vai trò nền tảng tinh thần. Nghị quyết TW4 khoá VII đã cảnh báo việc phát triển tách rời cội nguồn dân tộc nhất định sẽ dẫn đến nguy cơ tha hoá. Nghị quyết TW5 khoá VIII đã rút ra kết luận không quan tâm giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội thì không thể có sự phát triển bền vững. Chúng ta chỉ có thể phát triển và phát triển bền vững KTXH trên cơ sở giá trị văn hoá của chính dân tộc mình. Hệ giá trị dân tộc quy định việc lựa chọn mô hình KTXH ở nước ta là dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Các giá trị tiêu biểu của văn hoá VN là tinh thần yêu nước, ý chí độc lập, tự chủ, tự cường, truyền thống nhân đạo, đề cao tính cộng đồng, cần cù, hiếu học, thông minh, trọng tình nghĩa… tạo thành truyền thống văn hoá của dân tộc. Khi được hình thành, truyền thống văn hoá có chức năng định hướng, đánh giá và điều chỉnh hành vi của xã hội. Nó chính là bộ gien di truyền văn hoá cho thế hệ sau, tạo nên sự nối tiếp lịch 2 sử. Truyền thống văn hoá là cơ sở để tạo lập môi trường văn hoá, môi trường tinh thần của các cá nhân và cộng đồng. Truyền thống văn hoá lan toả và thể hiện sâu sắc trong gia đình, làng bản, khu phố, cộng đồng dân cư, cộng đồng quốc gia - dân tộc, thể hiện trong các tài sản văn hoá vật thể, phi vật thể và trong lối sống của con người. Mục tiêu sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay là hướng tới sự phát triển bền vững đất nước. Nếu kinh tế là cơ sở vật chất của xã hội thì văn hoá là nền tảng tinh thần xã hội. Chăm lo xây dựng và phát triển văn hoá chính là chăm lo vun đắp, xây dựng con người và xây dựng môi trường văn hoá tinh thần lành mạnh, làm động lực cho phát triển KTXH. * Văn hoá là mục tiêu của sự phát triển KTXH Là mục tiêu của phát triển, văn hoá thể hiện trình độ hoàn thiện thể lực, trí lực của con người. Cũng vì mục tiêu giải phóng con người nên khiến cho bản chất của văn hoá thống nhất với mục tiêu KTXH. Các yêu cầu đặt ra là để phục vụ con người nên phải đặt con người ở vị trí trung tâm, mọi hoạt động kinh tế phải nâng cao con người và bảo vệ môi trường. Bản chất của văn hoá là sự sáng tạo hướng tới các giá trị nhân văn, cái đúng, cái tốt, cái đẹp để nâng đỡ hạnh phúc của con người, thúc đẩy sự tiến bộ xã hội. Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là nền kinh tế nhân văn, vì sự phát triển bền vững của con người. Vì vậy bản chất của văn hoá thống nhất với các mục tiêu phát triển KTXH mà chúng ta hướng tới. Đảng và Nhà nước ta yêu cầu mọi chương trình, dự án phát triển KTXH phải chú ý đến hiệu quả kinh tế, văn hoá, xã hội; tăng trưởng kinh tế gắn liền với phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ công bằng xã hội và bảo vệ môi trường; khắc phục xu hướng chạy theo đà tăng trưởng kinh tế mà coi nhẹ hoặc hy sinh văn hoá, làm tha hoá con người. Quá trình phát triển nền kinh tế ở nước ta hiện nay đang tái cấu trúc theo hướng phát triển nhanh, bền vững; đề cao chất lượng, hiệu quả của tăng trưởng chính là nhằm vào mục tiêu văn hoá, nâng cao chất lượng cuộc sống của con người và môi trường xã hội. Giá trị con người phải được đặt vào trung tâm của sự phát triển. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ qúa độ lên CNXH (bổ sung phát triển năm 2011) đã chỉ ra các mục tiêu của xã hội XHCN mà Đảng lãnh đạo nhân dân xây dựng là: - Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. - Do nhân dân làm chủ. - Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên LLSX hiện đại và QHSX tiến bộ, phù hợp. - Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. - Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện. - Các dân tộc trong cộng đồng VN bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển. - Có Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do 3 Đảng Cộng sản lãnh đạo. - Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới. Như vậy văn hoá được khẳng định là một thành tố cơ bản, một mục tiêu quan trọng của xã hội XHCN mà chúng ta đang phấn đấu xây dựng. * Văn hoá là động lực thúc đẩy KTXH phát triển Tri thức và văn hoá là định hướng, làm nền cho mô hình phát triển KTXH; tạo đà phát triển, khơi dậy sáng tạo nguồn lực con người, là chìa khoá quyết định. Văn hoá kế thừa và phát huy các giá trị của dân tộc, tiếp biến các yếu tố văn hoá từ bên ngoài thành nội lực, từ đó thúc đẩy sự phát triển KTXH. Với tính cách là hệ giá trị và chuẩn mực xã hội, văn háo điều tiết, phát triển KTXH cân bằng và ổn định. Vai trò động lực của văn hoá đối với sự phát triển KTXH được biểu hiện ở 3 nội dung cơ bản sau đây: - Mọi hoạt động văn hoá xét cho đến cùng đều hướng đến phát triển con người về thể lực, trí tuệ, tình cảm, nâng cao kỹ năng lao động sáng tạo và đạo đức nghề nghiệp, rèn luyện bản lĩnh ý chí con người trong hoạt động thực tiễn xã hội. Chìa khoá của sự phát triển tập trung ở 4 nhân tố: Nguồn tài nguyên thiên nhiên; Nguồn vốn (tài chính); Trình độ KHCN; Nguồn lực con người (trong sản xuất và quản lý). Trong đó nguồn lực con người có ý nghĩa quyết định đến việc sử dụng các nguồn lực khác. Đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là con đường đầu tư ngắn nhất, hiệu quả nhất mà nhiều quốc gia hiện nay đang hướng tới. Đảng ta khẳng định cùng với KHCN, GDĐT phải trở thành quốc sách hàng đầu, phải được ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển. Đại hội XI của Đảng đã thông qua Chiến lược phát triển KTXH giai đoạn 2011-2020 nêu rõ nhiệm vụ đột phá có ý nghĩa chiến lược đảm bảo phát triển nhanh, bền vững đất nước là đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục để đầo tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH và hội nhập quốc tế. Nhiệm vụ trọng tâm của mọi hoạt động văn hoá nước ta hiện nay là tập trung phát triển con người, đào tạo và bồi dưỡng các thế hệ công dân đáp ứng cho nhiệm vụ xây dựng, phát triển đất nước. - Vai trò động lực của văn hóa đối với sự phát triển KTXH thể hiện ở tác động của môi trường văn hoá đối với quá trình phát triển. Đất nước ta đang trong thời kỳ phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, đẩy mạnh CNH-HĐH và hội nhập quốc tế. Các hoạt động kinh tế không thể tách rời môi trường văn hoá, xã hội của dân tộc. Việc tạo lập môi trường văn hoá lành mạnh dựa trên nền tảng trình độ dân trí cao, các giá trị chuẩn mực đạo đức và pháp luật rõ ràng, công khai, minh bạch, giàu tinh thần nhân văn sẽ thu hút sự ủng hộ, đồng thuận xã hội. Môi trường văn hoá này chính là “bà đỡ” cho sự phát triển của nền kinh tế thị trường nhân văn, chấp nhận tự do cạnh tranh trên cơ sở tôn trọng pháp lý, đạo lý xã hội, tạo động lực cho KTXH phát triển. Ngược lại quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và đẩy mạnh CNH-HĐH sẽ không thể thực hiện thành công trong môi trường văn hoá nhiễu loạn, đạo đức xã hội bị tha hoá, luật pháp bị coi thường. Việc tập trung xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh là nhiệm vụ bức thiết hiện nay. 4 - Thế giới hiện đã và đang bước vào thời kỳ phát triển kinh tế tri thức dựa trên sự phát triển mạnh mẽ của KHKT và công nghệ. Dưới tác động của KHCN và sự phát triển của nền kinh tế thị trường toàn cầu, nhiều lĩnh vực sáng tạo và sản xuất các sản phẩm văn hoá đã được công nghệ hoá, kinh tế hoá và trở thành bộ phận quan trọng của nền kinh tế thế giới. Sự xuất hiện các khái niệm như công nghiệp văn hoá, công nghiệp giải trí, công nghiệp nghe nhìn, công nghiệp biểu diễn nghệ thuật, công nghiệp điện ảnh, thị trường văn hoá phẩm, thị trường nghệ thuật, dịch vụ văn hoá, du lịch văn hoá… đã cho thấy sự gắn kết giữa yếu tố văn hoá và yếu tố kinh tế, kỹ thuật, công nghệ ngày càng gia tăng; nhiều do sản văn hoá vật thể và phi vật thể đã được khai thác mạnh mẽ để phát triển du lịch, dịch vụ. Như vậy văn hoá đã trở thành nguồn lực trực tiếp để phát triển KTXH; nhận thức về vai trò của văn hoá đã được mở rộng, sâu sắc và toàn diện hơn. Văn hoá không chỉ có chức năng nhận thức và giáo dục xã hội mà có chức năng kinh tế, tham gia trực tiếp vào quá trình phát triển KTXH. Vì vậy cần phải thay đổi quan điểm đầu tư cho văn hoá không phải là để đầu tư chống xuống cấp hay đảm bảo phúc lợi xã hội mà đầu tư cho phát triển, đầu tư đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước. Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, văn hoá không phải là yếu tố đứng bên ngoài mà là yếu tố bên trong, là nguồn lực nội sinh của quá trình phát triển KTXH. Quan tâm chăm lo cho văn hoá chính là quan tâm đến nền tảng tinh thần, quan tâm đến động lực và là nguồn lực của sự phát triển. Trong đổi mới phấn đáu để văn hoá thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực thúc đẩy KTXH phát triển là đòi hỏi khách quan. Việc quán triệt thực hiện nghiêm túc quan điểm của Đảng để nâng cao vai trò, vị trí của văn hoá trong phát triển sẽ góp phần tạo nên chất lượng mới của sự phát triển, phát huy lợi thế cạnh tranh của dân tộc trong giao lưu hội nhập quốc tế./. 5 6 Câu hỏi 2: Phân tích quan điểm về xây dựng con người trong phát triển văn hoá xã hội. Liên hệ thực tiễn tại Việt Nam. Thuật ngữ văn hoá đã sớm xuất hiện trong ngôn ngữ loài người, đặc biệt ở các quốc gia được coi là cái nôi văn minh nhân loại nhưng dù ở phương Đông hay Tây thì văn hoá mang ý nghĩa giáo hoá con người. Có nhiều quan niệm về văn hoá nhưng có 2 khái niệm cơ bản Đảng ta thường sử dụng, đó là: Theo quan điểm của UNESCO (thể hiện cái bên trong của văn hoá): Văn hoá là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo của các cá nhân và cộng đồng trong quá khứ và hiện tại. Qua các thế kỷ hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc Theo Chủ tịch HCM (thể hiện cái bên ngoài của văn hoá): Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở, và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá Bản chất của văn hoá chính là lao động sáng tạo cải tạo hiện thực hướng tới cái đúng, cái tốt, cái đẹp - hướng tới các giá trị nhân văn nhằm thúc đẩy sự tiến bộ xã hội. Nói cách khác, bản chất của văn hoá là tính sáng tạo của con người; tính nhân văn bộc lộ năng lực bản chất người (qua lao động xã hội) và phát huy năng lực bản chất con người (hướng tới hoàn thiện); tính giá trị (từ nhu cầu thực tế của xã hội – ý nghĩa tinh thần, hình thành quan niệm về giá trị, liên kết các cá nhân và cộng đồng, là khuôn mẫu nhất định đánh giá, điều chỉnh hành vi ứng xử cùa con người. * Tại Hội nghị TW5 khóa VIII (năm 1989), Đảng ta đã xác định nền văn hoá mà chúng ta đang xây dựng bao gồm toàn bộ các hoạt động tinh thần của xã hội, từ tư tưởng, đạo đức, lối sống tới văn học, nghệ thuật; thông tin đại chúng; giáo dục đào tạo; khoa học công nghệ; bảo tồn di sản văn hoá; văn hoá các dân tộc thiểu số; xây dựng môi trường văn hoá; giao lưu văn hoá quốc tế… Đây là những lĩnh vực góp phần tạo nên nền tảng tinh thần của xã hội. Nói 1 cách khái quát, văn hoá là khái niệm chỉ thuộc tính của con người là sáng tạo, cải tạo hiện thực vươn tới giá trị nhân văn, thúc đẩy sự tiến bộ XH, là dấu hiệu để phân biệt loài người với loài vật, cá nhân này với cá nhân khác, cộng đồng này với cộng đồng khác. Đồng thời đây cũng là khái niệm để chỉ chất lượng và trình độ cuộc sống của con người. Cũng trong NQTW5 khoá VIII, Đảng ta xác định nhiệm vụ “Xây dựng con người VN trong giai đoạn cách mạng mới” với những đức tính như sau: - Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và CNXH, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình, ĐL DT và tiến bộ XH. - Đề cao tinh thần tập thể, đoàn kết phấn đấu vì lợi ích chung. - Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, 7 tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng; có ý thức cải thiện và bảo vệ môi trường sinh thái. - Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo, năng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội. - Thưởng xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn năng lực thẩm mỹ và thể lực. * Trong phương hướng xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Đảng ta đã xác định nhiệm vụ “Xây dựng và hoàn thiện nhân cách của con người Việt Nam hiện đại”, thể hiện ở các khía cạnh sau đây: - Xây dựng nền văn hoá tiên tiến trước hết là nền văn hoá thể hiện tinh thần yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, dựa trên cơ sở của CN Mác Lênin, tư tưởng HCM nhằm mục tiêu tất cả vì con người, vì hạnh phúc và sự phát triển phong phú, tự do, toàn diện của con người trong mối quan hệ hài hoà giữa cá nhân và cộng đồng, giữa XH và tự nhiên. - Xây dựng nền văn hoá tiên tiến thể hiện tinh thần nhân văn cách mạng, hướng tới con người, giải phóng con người, phát triển và hoàn thiện con người, lấy việc giải phóng con người làm mục tiêu cao cả của mình. Giải phóng con người không chỉ là làm cho con người thoát khỏi mọi hình thức bóc lột, áp bức bất công về thể xác mà còn là giải phóng con người về mặt tinh thần, giải phóng mọi tiềm năng sáng tạo, mở ra những điều kiện Xh tốt đẹp cho con người phát triển toàn diện về nhân cách. NQTW4 khoá VIII của Đảng đã chỉ rõ: Một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đương nhiên bao gồm tính nhân văn. NQTW5 khoá VIII Đảng ta tiếp tục khẳng định tinh thần nhân văn được cụ thể hoá là nhằm mục tiêu tất cả vì con người, vì hạnh phúc và sự phát triển phong phú, tự do, toàn diện của con người trong mối quan hệ hài hoà giữa cá nhân và cộng đồng, giữa XH và tự nhiên. - Xây dựng nền văn hoá tiên tiến mang tinh thần dân chủ mà nội hàm của nó là nền văn hoá mang tính nhân văn - vì con người; xác lập vai trò chủ thể của nhân dân; tônt trọng di sản của quá khứ; phát triển bình đẳng văn hoá các dân tộc và tôn trọng tự do sáng tạo. - Xây dựng nền văn hoá tiên tiến mang tính hiện đại, trong đó tập trung xây dựng những phẩm chất mới, đạo đức mới, lối sống mới của con người VN hiện đại ngang tầm với sự nghiệp đổi mới. - Xây dựng nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, bên cạnh cái tiên tiến phải thể hiện bản sắc riêng, độc đáo của truyền thông, tâm hồn, cốt cách, lối sống của một dân tộc, chứa đựng những tinh hoa của quá khứ kết hợp những cái tốt đẹp của hiện đại. Bản sắc văn hoá VN như quan niệm của Đảng tại NQTW5 khoá VIII bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc VN được vun đắp qua hàng ngàn năm lịch sử. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - lãng xã - Tổ 8 quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng tình nghĩa, đạo đức, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống. Bản sắc văn hoá dân tộc còn đậm nét cả trong các hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo. * Thực trạng xây dựng con người trong phát triển văn hoá nước ta hiện nay: - Hiện nước ta có quy mô dân số đứng thứ 3 Đồng Nam Á và thứ 13 thế giới. Theo kết quả điều tra đến 01/4/2012, dân số nước ta khoảng 88,6 triệu người; Chỉ số phát triển con người HDI (thước đo tổng hợp về sức khoẻ, giáo dục và thu nhập) là 0,73 (tăng 11,8% so với năm 2001). Đây là tiềm năng to lớn cho phát triển nguồn lực con người VN. - Nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy qúa trình đổi mới của nước ta là quá tình thay đổi định hướng giá trị XH trong phát triển nguồn lực con người và sự phát triển nhân cách. Bên cạnh mặt tích cực cũng có những hạn chế nhất định, cụ thể là: + Tích cực: Tính năng động, tính tích cực công dân, sở trường và năng lực cá nhân được khuyến khích; Không khí dân chủ trong XH tăng lên; Thế hệ trẻ tiếp thu nhanh những kiến thức mới và có ý chí vươn lên lập thân, lập nghiệp, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc… + Hạn chế: Đã xuất hiện những biểu hiện tiêu cực, suy thoái về nhân cách con người khiến cho Nhà nước và XH phải quan ngại… VD: … Điều này đòi hỏi việc xây dựng và phát triển con người VN trong sự nghiệp CNH-HĐH phải gắn với phát triển KTXH, phải khắc phục cho được những biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt; phát huy và nhân rộng các gương điển hình, hình thành con người mới với những chuẩn mực giá trị của nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Hội nghị lần thứ 9 BCH TW khoá XI bàn về tiếp tục xây dựng nền văn hoá VN tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Đảng ta đã tổng kết 15 năm thực hiện NQTW5 khoá VIII, đồng thời xác định “Xây dựng nền văn hoá và con người VN phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học”; xây dựng nguồn lực con người chất lượng cao là một trong những khâu đột phá chiến lược để đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH. Cụ thể là: Mục tiêu: Hoàn thiện các chuẩn mực giá trị văn hoá và con người VN, tạo môi trường và điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm XH, nghị vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật; đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người với bản thân mình, với gia đình, cộng đồng, XH và đất nước. Quan điểm: Phát triển VH vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hoá. Trong xây dựng văn hoá, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp với các đặc tính cơ bản: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo. Nhiệm vụ: Xây dựng con người VN phát triển toàn diện trọng tâm là bồi dưỡng tinh thần yêu nwocs, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và nhân cách, kết 9 hợp hài hoà tính tích cực cá nhân và tính tích cực XH. Khẳng định, tôn vinh cái đúng, cái tốt đẹp, tích cực, cao thượng; nhân rộng các giá trị cao đẹp, nhân văn. Ngày 19/4/2011, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 579/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 với mục tiêu đưa nhân lực Việt Nam trở thành nền tảng và lợi thế quan trọng nhất để phát triển bền vững đất nước, hội nhập quốc tế và ổn định xã hội. Trong đó: Phấn đấu đến năm 2020 đạt được một số chỉ tiêu chủ yếu phát triển nguồn nhân lực là: Tỷ lệ lao động qua đào tạo là 70%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 55%; Số sinh viên đại học - cao đẳng là 400 sinh viên/10.000 dân; Có hơn 10 trường dạy nghề và trên 04 trường đại học đạt đẳng cấp quốc tế. Về chỉ tiêu nâng cao thể lực nhân lực, phấn đấu tuổi thọ trung bình của lao động là 75 tuổi, chiều cao trung bình của thanh niên là 1,65m, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 05 tuổi nhỏ hơn 5%. Với quan điểm phát huy vai trò quyết định của yếu tố con người, phát triển nhân lực là khâu đột phá để thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; phát triển nhân lực toàn diện về thể lực, tri thức, kỹ năng, hành vi và ý thức chính trị, xã hội tuy nhiên vẫn cần phải có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng phát triển nhân tài, xây dựng đội ngũ chuyên gia đầu ngành. Các Bộ, ngành cần phải chú trọng đến các giải pháp thiết thực để phát triển nhân lực, đào tạo nhân lực phải gắn với nhu cầu xã hội, nhu cầu của thị trường lao động; sử dụng, đánh giá và đãi ngộ nhân lực phải dựa vào năng lực và kết quả, hiệu quả công việc; khắc phục tâm lý và hiện tượng quá coi trọng, đề cao “Bằng cấp” một cách hình thức trong tuyển dụng và đánh giá nhân lực…. Các Bộ, ngành, các địa phương và đơn vị, tổ chức xây dựng quy hoạch, đề án phát triển nhân lực thuộc phạm vi quản lý; lồng ghép các mục tiêu, quan điểm và giải pháp phát triển của Chiến lược vào quy hoạch, chương trình và đề án phát triển nhân lực của ngành, địa phương và đơn vị, tổ chức. Tóm lại, việc xây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệp toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý; nhân dân là chủ thể sáng tạo và đội ngũ trí thức có vai trò quan trọng. Đó là sự nghiệp cách mạnh lâu dài cần được tiến hành tích cực, sáng tạo, kiên trì và thận trọng./. 10 . đựng những tinh hoa của quá khứ kết hợp những cái tốt đẹp của hiện đại. Bản sắc văn hoá VN như quan niệm của Đảng tại NQTW5 khoá VIII bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng. phát huy vai trò của văn hoá trong đời sống xã hội. * Phát triển Phát triển là một thuật ngữ khoa học xuất hiện trước hết trong lĩnh vực kinh tế. Phát triển có nghĩa là tăng trưởng kinh tế. tư tưởng, đạo đức, lối sống tới văn học, nghệ thuật; thông tin đại chúng; giáo dục đào tạo; khoa học công nghệ; bảo tồn di sản văn hoá; văn hoá các dân tộc thiểu số; xây dựng môi trường văn

Ngày đăng: 14/01/2015, 22:30

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan