Tài liệu Dạy học tích hợp Bánh trôi nước Hồ Xuân Hương

5 4.4K 50
Tài liệu Dạy học tích hợp Bánh trôi nước Hồ Xuân Hương

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI -Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam -Phòng Giáo dục và Đào tạo Duy Xuyên -Trường: THCS Trần Cao Vân -Địa chỉ: Khối phố Mỹ Hòa- Thị Trấn Nam Phước- Duy Xuyên- Quảng Nam -Điện thoại: 0986662995 -Họ và tên: Trần Thị Thúy Nga -Ngày sinh: 02-02-1977 -Môn: Ngữ văn -Email: thuynga77dx@gmail.com Tháng 1 năm 2014 PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC CỦA GIÁO VIÊN I.Tên hồ sơ dạy học: BÁNH TRÔI NƯỚC- HỒ XUÂN HƯƠNG II. Mục tiêu dạy học: 1. Kiến thức: Cảm nhận được phẩm chất và tài năng của nữ sĩ Hồ Xuân Hương qua bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật chứ Nôm - Vẻ đẹp và thân phận chìm nổi của người phụ nữ qua bài thơ Bánh trôi nước - Tính chất đa nghĩa qua hình tượng bánh trôi nước - Tích hợp kiến thức lịch sử, Giáo dục công dân, tích hợp kiến thức phân môn tiếng Việt 2. Kĩ năng: - Nhận biết thể loại văn bản. - Đọc- hiểu và phân tích một bài thơ Đường luật. 3. Thái độ: - Cảm thông với số phận của người phụ nữ , trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ. - Bình dẳng giới III. Đối tượng dạy học: Học sinh lớp 7/2. Trường THCS Trần Cao Vân- Duy Xuyên- Quảng Nam Tổng số HS: 38 em. IV. Ý nghĩa bài học: - Học sinh hiểu thêm về một nhà thơ, một thể thơ, một vẻ đẹp trong thơ Trung đại Việt Nam. - Hiểu thêm những giá trị văn hóa rất riêng qua các phong tục - Rèn kĩ năng giao tiếp, hợp tác, cảm thông giữa người với người - Có ý thức về vai trò của phụ nữ trong đời sống xã hội V. Thiết bị dạy học: - Đèn chiếu - Bài giảng điện tử VI. Hoạt động dạy học: A Mục tiêu: 1. Kiến thức: Cảm nhận được phẩm chất và tài năng của tác giả Hồ Xuân Hương qua một bài thơ Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. 2. Kĩ năng: Nhận biết thể loại của văn bản.Đọc- hiểu, phân tích văn bản thơ Nôm Đường luật. 3. Thái độ: Cảm thông cho số phận của người phụ nữ và trân trọng vẻ đẹp của họ. BChuẩn bị: GV:Bài giảng điện tử, nhwung tư liệu về Hồ Xuân Hương. HS: Soạn bài. Sưu tầm những bài thơ theo lối vịnh vật của Hồ Xuân Hương. Những câu ca dao có từ Thân em. DTổ chức hoạt động: HĐ: Nêu tình huống: - Cho học sinh quan sát hình ảnh Bánh trôi. - GV hỏi: Cho biết tên bánh? Em hiểu gì về thứ bánh này? Chiếc bánh có gợi lên cho em liên tưởng nào không? Tích hợp kiến thức văn hóa: • Học sinh đọc chú thích * SGK/ 95 • GV: Nói thêm về Tiết Thượng Tỵ mùng 3 tháng Ba (ngày Tỵ đầu xuân), người Việt Nam ta có tục lệ ăn Tết “Hàn thực” (theo tiếng Hán Việt có nghĩa là ăn nguội) dân gian gọi nôm na là Tết mùng 3 tháng Ba hay Tết “bánh trôi bánh chay”. - Sau khi HS nêu những liên tưởng của mình, GV chuyển ý: Cũng hình ảnh ấy, với Hồ Xuân Hương, một nữ sĩ tài ba của dân tộc ta lại liên tưởng đến một hình ảnh khá độc đáo. Chiếc bánh là cuộc đời, là số phận, là phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến xưa. Hình ảnh chiếc bánh trôi mang tính đa nghĩa. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu hình tượng văn học thú vị này. HĐ2: Tìm hiểu chung: @ MT: Hiểu đôi nét về tác giả Hồ Xuân Hương.Và tác phẩm của bà. KN: Hiểu được cách tìm hiểu những bài thơ theo lối vịnh vật. -Dựa vào chú thích giới thiệu vài nét về Bà Hồ Xuân Hương - GV: cho HS xem hình ảnh Hồ Xuân Hương - Giới thiệu về một số tác phẩm thơ của bà. - Giới thiệu một số bài thơ viết theo lối vịnh vật. GV: Hướng dẫn đọc bài thơ: chú ý cách ngắt nhịp. -HS: Đọc diễn cảm bài thơ. H:Bài thơ thuộc thể thơ gì? Nhận diện thể thơ. H:Bài thơ này, về ngôn ngữ có gì khác bài Nam quốc sơn hà? -Viết bằng chữ Hán # chữ Nôm. - Ngôn ngữ thơ bình dị, thuần Việt. GV: Đó là đặc sắc của Hồ Xuân Hương vì thế mà mới được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. ( Khắc sâu cho HS về nét đặc sắc của một nhà thơ nổi tiếng- So sánh với Bà Huyện Thanh Quan- với phong cách thơ trang nhã, đài các, chuộng chữ Hán) HĐ3 Đọc- hiểu văn bản Bánh trôi nước: @MT: Vẻ đẹp và thân phận chìm nổi của người phụ nữ qua bài thơ. Tính chất đa nghĩa của ngôn ngữ và hình tượng trong bài thơ. - KN: Phân tích thơ Nôm Đường luật. H:Em hiểu thế nào là tính đa nghĩa trong thơ? -Đa nghĩa là thuộc tính của ngôn ngữ văn chương thi ca nói chung.Tuy nhiên với bài thơ này thì tính đa nghĩa thể hiện rõ hia tầng nghĩa của bài thơ. H:Bài thơ bánh trôi nước có hai nghĩa, đó là nghĩa gì? B1. Tìm hiểu nét nghĩa tả thực: H:Với nghĩa thứ nhất, bánh trôi nước được miêu tả như thế nào? -Trắng, tròn, chìm, nổi, rắn, nát, lòng son. - Quan sát hình H: Nhận xét về cách miêu tả thực chiếc bánh của bà Hồ? - Khá chân thực và sinh động B2: Tìm hiểu ngụ ý sâu sắc từ hình ảnh Bánh trôi nước: - Tổ chứ hoạt động thảo luận nhóm - Thời gian: 5 phút - Hình thức: nhóm 4 . - Tổ chức: Giáo viên chiếu câu hỏi thảo luận. HS ghi kết quả trên bảng phụ nhóm. Đại diện phát biểu - Nhận xét, bổ sung Câu hỏi thảo luận nhóm: 1/Hình ảnh bánh trôi nước khiến ta liên tưởng đến người phụ nữ qua những từ ngữ nào?Những ngôn từ nào thể hiện thái độ của người phụ nữ? Qua đó ta thấy hình ảnh người phụ nữ hiện lên như thế nào về hình thể, thân phận,phẩm chất? Có nhận xét gì về hình thức nghệ thuật ? Định hướng: -Hình thức:vừa lại vừa  hoàn hảo, khoẻ mạnh. -Phẩm chất:mà tin vào phẩm giá trong sạch. -Thân phận:mặc dầu (Chấp nhận sự thua thiệt) GV:Lí ra người phụ nữ như vậy phải được nâng niu, trân trọng, có quyền được hưởng hạnh phúc.Thế nhưng thân phận của họ khác nào thân phận bánh trôi “bảy nổi ba chìm” -Trong quá trình HS thảo luận GV có thể gợi ý thêm về những câu hỏi tìm hiểu nghệ thuật. H:Thành ngữ trên gợi lên điều gì? -Sự trôi nổi bấp bênh. Thân em như trái bần trôi Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu H: Bài thơ bắt đầu bằng cụm từ “ Thân em” khiến em có liên tưởng nào? Mô típ ấy có quen thuộc không? - Mô tiếp quen thuộc trong ca dao -L: Hãy tìm những bài ca dao có mô tiếp này? -GV: Tích hợp lịch sử, giáo dục bình đẳng giới: Bài thơ chính là sự cảm thông cho thân phận của người phụ nữa Việt Nam. Giá trị nhân đạo của bài thơ là ở chỗ đó. Người phụ nữ ấy- Hồ Xuân Hương đã đau đớn cho thân phận nổi chìm của người phụ nữ. Dưới chế độ cũ họ phải sống một số phận hoàn toàn phụ thuộc, họ phải “ Tam tòng, tứ đức” “ tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”…( ảnh hưởng của Nho giáo) - Tiếng lòng của Hồ Xuân Hương cũng là tiếng lòng của biết bao thân phận trong ca dao mà các em đã đọc. -GVH: Trong xã hội hiện nay vai trò của người phụ nữ có gì khác? - Bình đẳng. Người phụ nữ được đi học, được tôn trọng, được giữ những chức vụ quan trong. Họ được quyền và đủ quyền bình đẳng. Làm chủ cuộc sống, số phận của mình. H:Theo em trong hai nghĩa đó nghĩa nào là nghĩa chính? (2)  Chính nghĩa thứ 2 này đã làm nên giá trị bài thơ. HĐ4:Tổng kết. @MT: Nắm được giá trị nội dung, nghệ thuật, giá trị nhân đạo của bài thơ. -Khi ví mình với bánh trôi nước, người phụ nữ nhận thức được thân phận cùng với giá trị của họ.Theo em nhận thức của họ chứa đựng những tình cảm nào sau đây? a/cảm xúc tự hào b/Cảm xúc thương thân. c/Cảm xúc oán ghét xã hội. d/Cả ba ý trên (rõ nhất là b) -H:Hãy chỉ ra giá trị nhân đạo của bài thơ  chốt phần ý nghĩa văn bản H: Hãy khái quát những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ? - Chốt phần nghệ thuật HĐ5: Hướng dẫn tự học: Học thuộc lòng bài thơ. Nắm nội dung và nghệ thuật. ý nghĩa ngụ ý.Làm bài tập trong SBT. . vì thế mà mới được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. ( Khắc sâu cho HS về nét đặc sắc của một nhà thơ nổi tiếng- So sánh với Bà Huyện Thanh Quan- với phong cách thơ trang nhã, đài các, chuộng chữ. xuân), người Việt Nam ta có tục lệ ăn Tết “Hàn thực” (theo tiếng Hán Việt có nghĩa là ăn ngu i) dân gian gọi nôm na là Tết mùng 3 tháng Ba hay Tết “bánh trôi bánh chay”. - Sau khi HS nêu những. Trung đại Việt Nam. - Hiểu thêm những giá trị văn hóa rất riêng qua các phong tục - Rèn kĩ năng giao tiếp, hợp tác, cảm thông giữa người với người - Có ý thức về vai trò của phụ nữ trong đời

Ngày đăng: 14/01/2015, 10:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan