Giải pháp góp phần đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu trái Thanh long trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

123 1.8K 1
Giải pháp góp phần đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu trái Thanh long trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hệ thống hoá được cơ sở lý luận về tổ chức hoạt động kinh doanh xuất khẩu nông sản. Đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu trái thanh long trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu trái thanh long trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Đề xuất được một số giải pháp góp phần đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu trái Thanh long trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

1 PHẦN MỞ ĐẦU 1-Tính cấp thiết của đề tài Thanh long là loại trái cây đặc sản có lợi thế cạnh tranh đứng thứ nhất trong 11 loại trái cây ở nước ta mà Bộ Nông nghiệp & PTNT đã xác định. Nó đem lại hiệu quả kinh tế cao và nâng cao thu nhập đáng kể cho nông dân ở các vùng trồng thanh long cả nước nói chung và nông dân tỉnh Bình Thuận nói riêng. Trong những năm qua, trái Thanh long Bình Thuận đã dần khẳng định được thương hiệu của mình cả trong và ngoài nước, hiện nay trái thanh long Bình Thuận là loại trái cây có vị trí xuất khẩu quan trọng bậc nhất so với các cây ăn trái khác. Đặc biệt trái thanh long Bình Thuận đã góp phần rất lớn trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp, làm thay đổi bộ mặt nông thôn của các huyện trồng thanh long trong tỉnh Bình Thuận, đời sống người nông dân ngày càng đổi mới, khởi sắc. Trái với sản lượng xuất khẩu lớn, kim ngạch xuất khẩu của ngành hàng thanh long rất thấp, phần lớn thanh long xuất khẩu mậu biên, buôn chuyến nên đây là một ngành hàng trái cây tươi chứa đựng nhiều rủi ro, giá cả thị trường luôn biến động bất lợi cho nhà vườn và nguy cơ đối với doanh nghiệp xuất khẩu không nhỏ. Trong thời gian vừa qua diện tích cây thanh long tại tỉnh Bình Thuận phát triển rất nhanh chóng, trong khi người sản xuất và kinh doanh không chủ động được thị trường, làm cho giá trị trái thanh long đạt thấp và rất bấp bênh. Bình Thuận là tỉnh có diện tích thanh long lớn nhất cả nước, trái thanh long được xem là “chìa khóa” xóa đói giảm nghèo, là “bí quyết” nông dân làm giàu. Ấy vậy mà những năm qua, hơn 22.000 con người trồng và kinh 2 doanh trái thanh long ở Bình Thuận đang điêu đứng, đó là do nhiều thời điểm thanh long rớt giá một cách thê thảm trong khi giá nguyên liệu đầu vào tăng nhanh, nông dân chạy khắp nơi năn nỉ mà thương lái cũng như vựa kinh doanh thu gom vẫn không chịu mua. Từ đó, việc tìm ra các giải pháp góp phần đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu trái Thanh long trên địa bàn tỉnh Bình Thuận là việc làm rất cần thiết. Qua nghiên cứu, học tập tại trường Đại học Lâm nghiệp và được sự hướng dẫn, chấp nhận của Tiến sĩ Lê Minh Chính tôi đã tiến hành tìm hiểu về thực trạng sản xuất kinh doanh của người dân trồng và các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long tại Bình Thuận để xây dựng đề tài "Giải pháp góp phần đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu trái Thanh long trên địa bàn tỉnh Bình Thuận". 2- Mục tiêu nghiên cứu 2.1- Mục tiêu tổng quát - Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu trái thanh long tại Bình Thuận, luận văn sẽ đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu trái Thanh long tại tỉnh Bình Thuận. 2.2- Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá được cơ sở lý luận về tổ chức hoạt động kinh doanh xuất khẩu nông sản. - Đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu trái thanh long trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. 3 - Xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu trái thanh long trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. - Đề xuất được một số giải pháp góp phần đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu trái Thanh long trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. 3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1- Đối tượng nghiên cứu của luận văn - Hoạt động sản xuất và xuất khẩu thanh long tại tỉnh Bình Thuận. 3.2- Phạm vi nghiên cứu của luận văn - Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc xuất khẩu trái thanh long tại tỉnh Bình Thuận từ đó đưa ra các giải pháp cho vấn đề nghiên cứu. - Phạm vi về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu tình hình xuất khẩu trái thanh long tại huyện Hàm Thuận Nam và Hàm Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận. - Phạm vi về thời gian: Các số liệu nghiên cứu đề tài được thu thập từ năm 2005 đến hết năm 2011. 4- Nội dung nghiên cứu 4.1- Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu 4.2- Thực trạng vấn đề nghiên cứu 4.3- Giải pháp đề xuất 5- Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn bao gồm 3 chương: 4 Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiển của vấn đề xuất khẩu nông sản. Chương 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu 5 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ XUẤT KHẨU NÔNG SẢN 1.1- Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh xuất khẩu nông sản Từ sự ra đời của hoạt động thương mại quốc tế có thể nói thương mại quốc tế là quá trình trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia khác nhau trên thế giới thông qua các quan hệ mua bán quốc tế. Hoạt động thương mại quốc tế là biểu hiện của một hình thức quan hệ xã hội ở phạm vi quốc tế và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa những người sản xuất hàng hoá riêng biệt. Hoạt động xuất khẩu là một mặt quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế của một quốc gia với phần còn lại của thế giới. Nó là quá trình bán những hàng hoá của quốc gia đó cho một hay nhiều quốc gia khác trên thế giới nhằm thu ngoại tệ. Như vậy, về bản chất hoạt động xuất khẩu và hoạt động buôn bán trong nước đều là một quá trình trao đổi hàng hoá (bán hàng), đó là quá trình thực hiện giá trị hàng hoá của người sản xuất hoặc người bán. Tuy nhiên, về hình thức và phạm vi thì hoạt động xuất khẩu có nhiều điểm khác biệt mà các nhà xuất khẩu cần nhận thấy để có sự vận dụng hợp lý. Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu nông sản: Thứ nhất, khách hàng trong hoạt động xuất khẩu nông sản là người nước ngoài. Do đó, khi muốn phục vụ họ, nhà xuất khẩu không thể áp dụng các biện pháp giống hoàn toàn như khi chinh phục khách hàng trong nước. Bởi vì, giữa hai loại khách hàng này có nhiều điểm khác biệt về ngôn ngữ, lối sống, mức sống, phong tục tập quán Điều này sẽ dẫn đến những khác biệt trong nhu cầu và cách thức thoả mãn nhu cầu. Vì vậy, nhà xuất khẩu cần phải có sự nghiên cứu sâu hơn để tìm hiểu nhu cầu của khách hàng nước ngoài để đưa ra những hàng hoá phù hợp. 6 Thứ hai, thị trường trong kinh doanh xuất khẩu thường phức tạp và khó tiếp cận hơn thị trường kinh doanh trong nước. Bởi vì thị trường xuất khẩu vượt ra ngoài phạm vi biên giới quốc gia nên về mặt địa lý thì nó ở cách xa hơn, phức tạp hơn và có nhiều nhân tố ràng buộc hơn. Thứ ba, hình thức mua bán trong hoạt động xuất khẩu thường là mua bán qua hợp đồng xuất khẩu với khối lượng mua lớn mới có hiệu quả. Thứ tư, các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu như thanh toán, vận chuyển, ký kết hợp đồng đều phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro. Nói tóm lại, hoạt động xuất khẩu là sự mở rộng quan hệ buôn bán trong nước ra nước ngoài, điều này thể hiện sự phức tạp của nó. Hoạt động xuất khẩu có thể đem lại kết quả cao hơn hoạt động kinh doanh trong nước nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro hơn. Vai trò của hoạt động xuất khẩu trong nền kinh tế thị trường: Hoạt động xuất khẩu hàng hoá của một quốc gia được thực hiện bởi các đơn vị kinh tế của các quốc gia đó mà phần lớn là thông qua các doanh nghiệp ngoại thương. Do vậy, thực chất của hoạt động xuất khẩu hàng hoá của quốc gia là hoạt động xuất khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp. Hoạt động xuất khẩu không chỉ có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân mà còn đối với bản thân các doanh nghiệp tham gia. Đối với nền kinh tế quốc dân là một nội dung chính của hoạt động ngoại thương và là hoạt động đầu tiên trong hoạt động thương mại quốc tế, xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trong trong quá trình phát triển kinh tế của từng quốc gia cũng như trên toàn thế giới. Nó là một trong những nhân tố cơ bản để thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc gia: 7 Thứ nhất, xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Ở các nước kém phát triển, một trong những vật cản chính đối với sự tăng trưởng kinh tế là thiếu tiềm lực về vốn. Vì vậy, nguồn vốn huy động từ nước ngoài được coi là nguồn chủ yếu cuả họ cho quá trình phát triển. Nhưng mọi cơ hội đầu tư hoặc vay nợ từ nước ngoài và các quốc tế chỉ tăng lên khi các chủ đầu tư và người cho vay thấy được khả năng xuất khẩu của nước đó, vì đây là nguồn chính để đảm bảo nước này có thể trả được nợ. Thứ hai, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Dưới tác động của xuất khẩu, cơ cấu sản xuất và tiêu dùng của thế giới đã, đang và sẽ thay đổi mạnh mẽ hoạt động xuất khẩu làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các quốc gia từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Trong đó tác động rõ ràng nhất là coi thị trường là mục tiêu để tổ chức sản xuất và xuất khẩu. Quan điểm này tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Cụ thể là: Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành cùng có cơ hội phát triển. Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng thị trường sản phẩm, góp phần ổn định sản xuất, tạo ra lợi thế nhờ qui mô. Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, mở rộng khả năng tiêu dùng của một quốc gia. Hoạt động ngoại thương cho phép một nước có thể tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lượng lớn hơn nhiều lần so với khả năng sản xuất của quốc gia đó. Xuất khẩu là phương tiện quan trọng để tạo vốn và thu hút kỹ thuật công nghệ từ các nước phát triển nhằm hiện đại hoá nền kinh tế nội địa, tạo năng lực cho sản xuất mới. 8 1.2- Tình hình hoạt động xuất khẩu nông sản 1.2.1- Hoạt động xuất khẩu nông sản trên thế giới Năm 1997, thế giới phải đương đầu với cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á xuất phát từ Thái Lan và từ đầu năm 2008 nền kinh tế toàn cầu bắt đầu có những dấu hiệu khủng hoảng, bắt nguồn từ sự suy thoái của thị trường bất động sản ở Mỹ dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính trên toàn nước Mỹ, cuộc khủng hoảng đã nhanh chóng lan ra khắp toàn cầu, từ châu Âu, Mỹ Latinh, Trung Đông, Nga, Châu Á. Một tác động dễ thấy nhất của khủng hoảng toàn cầu là sự suy giảm nhanh chóng về nhu cầu nhập khẩu trên thế giới, khi kinh tế suy thoái, người tiêu dùng trên thế giới sẽ thắt chặt chi tiêu và tình hình xuất nhập khẩu trên thị trường quốc tế sẽ bị suy giảm, qua đó làm giảm tăng trưởng của cả nền kinh tế. Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, giá cả nông sản ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào các yếu tố kinh tế vĩ mô như chính sách tiền tệ, sự cân bằng ngân sách quốc gia, tỉ giá ngoại tệ, các chính sách thương mại quốc tế và cả đầu tư nước ngoài. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu sẽ khiến cho tất cả các quốc gia xem xét, điều chỉnh các chính sách kinh tế vĩ mô và điều này sẽ lại làm cho giá cả xuất nhập khẩu trở nên khó lường. Một thách thức khác của thị trường xuất khẩu nông sản là độ nhạy cảm thấp của nhu cầu nông sản đối với giá của nó. Nếu doanh nghiệp xuất khẩu chủ động giảm giá của một mặt hàng nông sản để kích cầu, thì nhu cầu của người tiêu dùng đối với mặt hàng nông sản cũng không tăng lên nhiều như mức độ giảm giá. Thị trường hàng nông sản thế giới hiện nay chứa đựng những xu hướng phát triển mới theo nhiều phương diện khác nhau cả về sản xuất, tiêu thụ, giá cả và những thương lượng buôn bán giữa các quốc gia, các khu vực với nhau. 9 Tất cả điều đó đang mở ra những thuận lợi và cả những khó khăn đối với mỗi quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế nói chung và phát triển nền kinh tế nông nghiệp nói riêng. Sự gia tăng dân số là một thách thức lớn đối với nền kinh tế thế giới và đối với vấn đề an ninh lương thực toàn cầu nói riêng. Theo dự báo của Liên Hợp Quốc, dân số thế giới sẽ tăng thêm 2,5 tỷ người vào năm 2020, trong đó riêng Châu Á là 1,5 tỷ. Điều này sẽ làm tăng đáng kể khối lượng nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm lương thực, thực phẩm. Do đó, có thể thấy rằng, thị trường thế giới đang tạo ra cơ hội lớn cho các mặt hàng nông sản phát huy thế mạnh trong giai đoạn hiện nay. Mặt khác, thị trường hàng nông sản thế giới hiện nay đang có xu hướng chuyển dần về khu vực các nước đang phát triển, nhất là các nước ở khu vực Châu Á. Nhóm các nước này ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong giá trị thương mại quốc tế về các sản phẩm nông nghiệp, nhất là giá trị nhập khẩu. Trên thị trường thế giới đang diễn ra hướng gia tăng nhanh chóng giá trị xuất nhập khẩu các sản phẩm như thịt chế biến, dầu mỡ, sữa của nhóm các nước đang phát triển. Xu hướng phát triển của thị trường nông sản thế giới sẽ chịu tác động lớn của các cuộc thương lượng mậu dịch mang tầm quốc tế. Vì vậy các nước sẽ phải đối mặt với sản phẩm nông nghiệp của các nước thành viên trong tổ chức WTO cả ở thị trường trong nước và nước ngoài. Những khó khăn về cạnh tranh thị trường xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp sẽ lớn hơn khi mà sản xuất nông nghiệp vẫn trong tình trạng lạc hậu, năng suất, chất lượng sản phẩm thấp, chi phí cao và nhất là sự yếu kém của ngành công nghiệp chế biến. 10 Sự dao động về giá cả các sản phẩm nông nghiệp trên thị trường thế giới luôn ở mức độ cao và xảy ra thường xuyên, bởi nguyên nhân chủ yếu là sự bất ổn định của sản xuất nông nghiệp (sự phụ thuộc vào thiên nhiên). Các sản phẩm trồng trọt và sản phẩm thô có biên độ dao động cao hơn các sản phẩm chăn nuôi và sản phẩm chế biến. Xu hướng giảm giá diễn ra phổ biến ở hầu hết các mặt hàng nông sản chủ yếu như lúa, gạo, cà phê, hạt tiêu, hạt điều và một số mặt hàng khác đã gây ra tác động tiêu cực, đó là nông sản tồn đọng lớn, thu nhập của nông sản giảm tương đối, kéo theo giảm sức mua thị trường nông thôn, giảm khả năng đầu tư vốn của họ vào phát triển sản xuất nông sản. Ở tầm vĩ mô, chỉ số giá lương thực, thực phẩm giảm kéo theo xu hướng giảm sút của chỉ số giá và làm gia tăng tình trạng giảm phát của toàn bộ nền kinh tế. 1.2.2- Hoạt động xuất khẩu nông sản ở Việt Nam Trong thập niên từ 1997-2007, nền kinh tế Việt Nam khởi sắc cùng với quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu, đặc biệt là sau khi gia nhập APEC cuối năm 1998 và hiệp định thương mại song phương với Mỹ được ký kết năm 2000. Giá trị xuất khẩu của Việt Nam liên tục tăng trưởng kể từ các thời điểm quan trọng đó. Sự tăng trưởng liên tục của thương mại quốc tế đã đưa Việt Nam thành một quốc gia có độ mở lớn đối với nền kinh tế toàn cầu. Trong cơ cấu xuất khẩu Việt nam, dầu thô luôn chiếm vị trí dẫn đầu về giá trị xuất khẩu. Khi nền kinh tế thế giới suy giảm kéo theo sự suy giảm nhanh chóng về nhu cầu xăng dầu, giá dầu thô đã và đang giảm nhanh chóng. Ngoài dầu thô, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là những ngành hàng thâm dụng lao động, đặc biệt là nông sản và thủy sản. Một đặc điểm chính của thị trường nông sản và cũng là thách thức lớn nhất cho xuất khẩu Việt Nam là tính biến động cao của giá cả. Những biến động trong năm 2008 [...]... giữa các chỉ tiêu thể hiện kết quả của hoạt động xuất khẩu trái thanh long tại Bình Thuận trong 3 năm 2009, 2010, 2011 26 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1- Phân tích thực trạng tình hình xuất khẩu trái thanh long tại tỉnh Bình Thuận 3.1.1- Giới thiệu về hoạt động sản xuất, kinh doanh thanh long tại Bình Thuận 3.1.1.1- Giới thiệu về trái thanh long Cây Thanh Long có tên tiếng anh là Hylocerut undatus,... 3.1.1.2- Giới thiệu về hoạt động sản xuất trái thanh long Bình Thuận Với diện tích thanh long tính đến cuối năm 2011 là trên 16.464 ha với hơn 22.000 hộ trồng, sản lượng trên 330.000 tấn, tỉnh Bình Thuận hiện là tỉnh đứng đầu cả nước về diện tích trồng thanh long Nhiều hộ thu nhập bình quân vài trăm triệu đến cả vài tỷ đồng hàng năm nhờ sản xuất, làm đại lý, cơ sở thu mua Bảng 3.2 Diện tích thanh long theo... ngạch xuất khẩu thanh long Bình Thuận từ năm 2005-2011 Nguồn: Trung tâm nghiên cứu phát triển cây thanh long Bình Thuận Các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long Bình Thuận trong những năm qua đã cố gắng tổ chức ngày càng tốt việc thu mua và tích cực chủ động mở rộng thị trường tiêu thụ Bên cạnh đó đã chú trọng đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tăng cường công tác nghiên cứu thâm nhập thị trường mới và. .. coi trọng thị trường khu vực Giúp Hội viên sản xuất và Hội viên kinh doanh có hiệu quả, bền vững, tăng thu nhập, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, chế biến xuất khẩu ngành Thanh long, chú trọng việc tổ chức sản xuất, đóng gói xuất khẩu theo tiêu chuẩn EurepGap (Good Argricutural Practice) Bình Thuận là tỉnh có diện tích thanh long lớn nhất cả nước, trái thanh long được xem là “chìa khóa” xóa đói giảm nghèo,... Invesment) chủ yếu vào công nghiệp – xây dựng, còn chiếm tỷ lệ rất nhỏ từ 1,6 – 2,1% 2.2- Phương pháp nghiên cứu 2.2.1- Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, khảo sát Nghiên cứu chọn địa điểm là 02 huyện Hàm Thuận Nam và huyện Hàm Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận do đây là 02 huyện có diện tích trồng và có nhiều cơ sở thu mua phục vụ xuất khẩu thanh long lớn nhất trong tỉnh tỉnh Bình Thuận 2.2.2- Phương pháp thu thập... năm 2010 của tỉnh Bình Thuận Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Thuận năm 2010 Nhờ áp dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; đặc biệt là việc đầu tư thâm canh, phòng chống sâu bệnh hại có hiệu quả, cũng như thực hiện chông đèn trái vụ nên năng suất thanh long của tỉnh tăng cao Năm 2010 năng suất thanh long đã tăng gấp 1,4 lần so với năm 2005 Đồ thị 3.3 Năng suất thanh long Bình Thuận từ năm... phát triển cây thanh long Bình Thuận Từ năm 2005 đến nay, bình quân mỗi năm, diện tích cây thanh long ở Bình Thuận tăng thêm khoảng một nghìn ha trở lên Năm 2011, diện tích thanh long trồng mới ở Bình Thuận là 3.060 ha, đưa tổng diện tích cây trồng này trong toàn tỉnh lên 16.464 ha và đã vượt kế hoạch đề ra đến năm 2015 Trước đây, thanh long chủ yếu được trồng ở các huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam giờ... người trồng và kinh doanh trái thanh long ở Bình Thuận đang điêu đứng Đó là sự rớt giá một cách thê thảm trong khi giá nguyên liệu đầu vào tăng nhanh, vấn đề này chưa từng xảy ra với người nông dân Bình Thuận Người dân điêu đứng khi gặp 2 cơn “bão” rớt giá 2 vụ thanh long, “cơn ác mộng” của người trồng thanh long Bình Thuận là từ tháng 5-2011 đến chính vụ thu hoạch thanh long vừa rồi giá thanh long từ... vực châu Âu, châu Mỹ vẫn gặp nhiều khó khăn do vận chuyển xa, bảo quản lâu dài khó khăn, công tác xúc tiến, quảng bá chưa mạnh, do rào cản kỹ thuật về vệ sinh an toàn thực phẩm Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận có rất nhiều cơ sở thu mua thanh long xuất khẩu chính ngạch, hàng năm xuất khẩu trên dưới 30.000 tấn/năm với kim ngạch xuất khẩu hàng năm như sau: + Năm 2005 đạt 10,43 triệu USD + Năm 2006... biến ở các tỉnh nam Trung Bộ và Nam Bộ nhưng thương hiệu nổi tiếng nhất là ở Bình Thuận Loại thanh long này sinh trưởng và phát triển tốt ở những nơi có cường độ ánh sáng cao và toàn phần Thanh long ruột đỏ: là một sản phẩm mới, lạ, ngon, bổ dưỡng, đặc điểm của loại Thanh Long này là nhìn quả rất nhỏ nhưng lại nặng cân (~1kg/ 1quả) , ruột đỏ tươi, cơm giòn, thơm, đặt biệt rất ngọt, nhiều vitamin và khoáng . 2008 là 39 0.745 ha chiếm 50, 03% tổng diện tích tự nhiên của Tỉnh, giảm 3. 095 ha so với năm 2005 (39 3.840 ha). Trong đó rừng phòng hộ 217.474 ha, rừng đặc dụng 35 .895 ha, rừng sản xuất 137 .37 6 ha mặn 859 0,11 3. Nhóm đất phù sa 87.086 11,15 4. Nhóm đất xám bạc màu 136 . 136 17, 43 5. Nhóm đất xám bạc màu bán khô hạn 10.856 1 ,39 6. Nhóm đất đen 21.166 2,71 7. Nhóm đất đỏ vàng 36 5. 138 46,75 8 Tỉnh duyên hải, có tọa độ địa lý: 10 o 33 ’ đến 11 o 33 ’ độ vĩ Bắc và từ 107 o 24’ đến 108 o 23 độ Kinh Đông. 15 Tỉnh Bình Thuận có diện tích tự nhiên là 7. 830 km 2, vị trí địa lý được xác định

Ngày đăng: 14/01/2015, 00:15

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN MỞ ĐẦU

  • Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

  • CỦA VẤN ĐỀ XUẤT KHẨU NÔNG SẢN

    • 1.1- Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh xuất khẩu nông sản

    • 1.2- Tình hình hoạt động xuất khẩu nông sản

      • 1.2.1- Hoạt động xuất khẩu nông sản trên thế giới

      • 1.2.2- Hoạt động xuất khẩu nông sản ở Việt Nam

      • Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

        • 2.1- Giới thiệu địa bàn nghiên cứu

          • 2.1.1- Giới thiệu chung về tỉnh Bình Thuận

          • 2.1.2- Đặc điểm tự nhiên của tỉnh Bình Thuận

          • 2.1.2.2- Khí hậu, thời tiết

          • 2.1.2.3- Địa hình, thổ nhưỡng

          • 2.1.2.4- Hệ thống sông rạch, chế độ thủy văn

          • 2.1.2.5- Các nguồn tài nguyên thiên nhiên

            • Tài nguyên đất

            • Tài nguyên nước

            • Tài nguyên rừng

            • Tài nguyên biển

            • 2.1.3- Đặc điểm kinh tế, xã hội của tỉnh Bình Thuận

            • 2.1.3.1- Tổng GDP của tỉnh Bình Thuận

            • 2.1.3.2- Dân số, lao động và giáo dục

              • Giáo dục

              • 2.1.3.3- Tín dụng, vốn đầu tư

              • 2.2- Phương pháp nghiên cứu

                • 2.2.1- Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, khảo sát

                • 2.2.2- Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan