đánh giá kết quả nghe - nói sau can thiệp ngôn ngữ trị liệu cho trẻ dưới 6 tuổi được đeo máy trợ thính

112 397 1
đánh giá kết quả nghe - nói sau can thiệp ngôn ngữ trị liệu cho trẻ dưới 6 tuổi được đeo máy trợ thính

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Thính giác là một trong những giác quan quan trọng và quí nhất của con người. Thông qua cơ quan thính giác này chúng ta có thể nghe những âm thanh của môi trường xung quanh bên ngoài và việc nghe được những âm thanh này giúp chúng ta phát triển ngôn ngữ, học kỹ năng xã hội và kỹ năng giao tiếp, thưởng thức âm nhạc, ngạc nhiên trước các âm thanh khác nhau của thế giới và cũng cảnh báo các nguy hiểm đang đến [11]. Với con người, chức năng nghe có tầm quan trọng đặc biệt khi còn nhỏ. Giai đoạ n bắt đầu của thời thơ ấu là khoảng thời gian mà một đứa trẻ tiếp cận với ngôn ngữ, do đó nếu không nghe được ngay từ khi mới sinh ra trẻ sẽ không hình thành được khả năng nói. Giảm thính lực và khiếm thính là một trong những nguyên nhân quan trọng gây tàn tật ở trẻ em, nó không chỉ khu trú trong lĩnh vực nghe mà còn gây những biến đổi nghiêm trọng đến sự phát triển ngôn ngữ, tư duy, nhân cách và tươ ng lai của đứa trẻ về sau. Theo báo cáo của Ủy ban Thính lực học quốc tế, vào cuối thế kỉ XX trên toàn thế giới có khoảng 57 triệu người (chiếm 2,1% dân số toàn cầu ) bị khiếm thính/ giảm thính lực có ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày [19]. Tại Việt Nam, Trung tâm Tai Mũi Họng thành phố Hồ Chí Minh và Viện Tai Mũi Họng đã từng thực hiện điều tra về "Bệnh tai và nghe kém" tại sáu t ỉnh trên cả nước. Kết quả: tỷ lệ khiếm thính khoảng 6% dân số, có nghĩa là cứ 100 người thì có sáu người bị khiếm thính [1]. Do đó, trẻ bị giảm thính lực, nếu được phát hiện sớm và can thiệp sớm sẽ có cơ hội phát triển ngôn ngữ, học tập và sinh hoạt một cách bình thường. Ngày nay, cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật đã mang lại cu ộc sống mới cho người khiếm thính nói chung và trẻ em khiếm thính nói riêng. Đặc biệt với sự ra đời của nhiều loại máy trợ thính cùng những tiến bộ trong ngành tai mũi họng đã góp phần cải thiện chức năng nghe, nói cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống cho trẻ em khiếm thính. Bên cạnh đó, phát hiện và can thiệp ngôn ngữ sớm cho trẻ khiếm thính góp phần không nhỏ trong việc ngăn ngừa các ảnh hưởng do giảm thính lực gây nên. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế hoặc hạn chế về mặt nhận thức củ a bố mẹ, một số trẻ sau đeo máy vẫn chưa được can thiệp ngôn ngữ, hoặc can thiệp chưa đúng mức dẫn đến việc trẻ có nghe được nhưng không có khả năng giao tiếp bằng lời nói. Ngôn ngữ không chỉ phát triển tốt nhất nếu trẻ được can thiệp ngôn ngữ sớm ngay sau khi được mang dụng cụ hỗ trợ nghe mà còn ở vấn đề chất lượng can thi ệp và một yếu tố không nhỏ đó là gia đình phải nhận được sự tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời từ phía người can thiệp. Hiện nay, ở nước ta có nhiều trường giáo dục chuyên biệt dành cho trẻ khiếm thính, đa số các trường đều chỉ áp dụng phương pháp can thiệp riêng lẻ như dạy giao tiếp thông qua dấu, kí hiệu, đọc hình miệng… đơn thuần mà ch ưa đưa ra một nguyên tắc và phương pháp can thiệp ngôn ngữ chung toàn diện. Chính vì vậy, để góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho trẻ em khiếm thính, và nhằm giúp phụ huynh của trẻ khiếm thính hiểu hơn về tầm quan trọng của việc can thiệp ngôn ngữ sớm, toàn diện cho trẻ khiếm thính, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với hai mục tiêu: 1. Đánh giá sự cải thiện khả năng nghe - nói của trẻ khi được đeo máy trợ thính sau can thiệp ngôn ngữ trị liệu. 2. Xác định một số yếu tố chính ảnh hưởng đến quá trình can thiệp ngôn ngữ trị liệu.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI CAO BÍCH THỦY ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHE - NÓI SAU CAN THIỆP NGÔN NGỮ TRỊ LIỆU CHO TRẺ DƯỚI 6 TUỔI ĐƯỢC ĐEO MÁY TRỢ THÍNH Chuyên ngành: Phục hồi chức năng Mã số: 60 72 43 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VŨ THỊ BÍCH HẠNH HÀ NỘI - 2010 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của nhiều tập thể và cá nhân. Nhân dịp luận văn hoàn thành, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn đến: - Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học và Bộ môn Phục hồi chức năngTrường Đại học Y Hà Nội. - Đảng ủy, Ban Giám hiệu và Bộ môn PHCN Trường Cao đẳng Kỹ thuật Y tế II – Đà Nẵng đã tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu trong thời gian qua. Với tất cả sự kính trọng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: - PGS. TS Cao Minh Châu, Chủ nhiệm Bộ môn PHCN Trường Đại học Y Hà nội, Phó Giám đốc Trung tâm PHCN Bệnh viện Bạch mai, người thầy đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian học tập và nghiên cứu. - PGS.TS Vũ Th ị Bích Hạnh, Phó Chủ nhiệm Bộ môn PHCN Trường Đại học Y Hà nội – người thầy đã trực tiếp chỉ bảo, luôn dành cho tôi những tình cảm ân cần và giúp đỡ tôi tận tình trong thời gian học tập và thực hiện luận văn. - GS.TS Nguyễn Xuân Nghiên, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn PHCN Trường Đại học Y Hà nội, nguyên Giám đốc Trung tâm PHCN Bệnh viện Bạch mai, người thầy đã cho tôi thấy vị trí và tầm quan trọng c ủa chuyên ngành PHCN. - PGS.TS Hoàng Ngọc Chương, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Y tế II - Đà Nẵng đã tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu trong thời gian qua. Tôi vô cùng biết ơn các cô chú, anh chị bác sỹ, y tá, KTV Trung tâm PHCN Bệnh viện Bạch mai, Khoa PHCN Bệnh Viện Đại Học Y Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới các đồng nghiệp, các anh chị cùng học và tất cả bạn bè thân thiết đã luôn khuyến khích, giúp đỡ tôi trong thời gian qua. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn vô hạn tới bố mẹ, chồng, anh chị em và những người thân đã luôn động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi học tập và trưởng thành. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2010   Cao Bích Thủy LỜI CAM ĐOAN “Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tự bản thân tôi thực hiện tại Phòng ngôn ngữ Khoa Phục hồi chức năng - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Không trùng lặp với bất kỳ một công trình nghiên cứu nào của các tác giả khác. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào khác”.   Hà nội ngày 06 tháng 12 năm 2010 Cao Bích Thuỷ            MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1. TỔNG QUAN 3 1.1. GIẢI PHẪU, SINH LÝ CƠ QUAN THÍNH GIÁC 3 1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN GIẢM THÍNH LỰC 6 1.3. NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY ĐIẾC Ở TRẺ EM 8 1.4. PHÁT HIỆN NGHE KÉM VÀ ĐÁNH GIÁ SỨC NGHE 9 1.5. SƠ LƯỢC VỀ MÁY TRỢ THÍNH 11 1.7. SỰ PHÁT TRIỂN VỀ KHẢ NĂNG GIAO TIẾP, NGÔN NGỮ CỦA TRẺ BÌNH THƯỜNG VÀ TRẺ KHIẾM THÍNH 15 1.8. CAN THIỆP NGÔN NGỮ CHO TRẺ KHIẾM THÍNH 19 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36 2.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 36 2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 36 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37 2.4. XỬ LÍ SỐ LIỆU 43 2.6. KHÍA CẠNH ĐẠO ĐỨC CỦA NGHIÊN CỨU 43 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 45 3.1. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TẾ HỌC CỦA TRẺ TRONG NGHIÊN CỨU 45 3.2. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG NGHE - NÓI 48 3.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ NGHE - NÓI. 55 Chương 4. BÀN LUẬN 60 4.1 ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY NGHE KÉM 60 4.2 KẾT QUẢ CAN THIỆP NGÔN NGỮ TRỊ LIỆU 62 4.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CAN THIỆP 68 KẾT LUẬN 74 CÁC CHỮ VIẾT TẮT ÂT: Âm thanh ASC: Auditory skill checklist (Bảng kiểm kỹ năng nghe) MUSS: Meaningful use of speech scale (Thang điểm đánh giá sử dụng lời nói có nghĩa) NNTL: Ngôn ngữ trị liệu PHCN: Phục hồi chức năng PHCNDVCĐ: Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng PƯÂT: Phản ứng âm thanh PHÂT: Phát hiện âm thanh PBÂT: Phân biệt âm thanh XĐÂT: Xác định âm thanh TMH: Tai Mũi Họng %: Tỉ lệ %      DANH MỤC BẢNG  Bảng 3.1 Phân bố trẻ nghe kém theo nhóm tuổi, giới 52 Bảng 3.2. Liên quan giữa thời điểm phát hiện nghe kém với nghề nghiệp mẹ, địa dư sinh sống, trẻ là con thứ mấy. 46 Bảng 3.3. Sự cải thiện khả năng nghe theo nhóm tuổi 55 Bảng 3.4. Sự cải thiện khả năng sử dụng lời nói theo nhóm tuổi 59 Bảng 3.5 Mối liên quan giữa mức độ nghe kém với hiệu quả can thiệp 63 Bảng 3.6 Mối liên quan giữa tuổi với hiệu quả can thiệp 64 Bảng 3.7 Mối liên quan giữa giới với hiệu quả can thiệp 64 Bảng 3.8 Mối liên quan giữa thời điểm phát hiện nghe kém với hiệu quả can thiệp 65 Bảng 3.9 Mối liên quan giữa thời gian đeo máy trước can thiệp với hiệu quả can thiệp65 Bảng 3.10 Mối liên quan giữa mức độ tham gia của gia đình với hiệu quả can thiệp 66 Bảng 3.11 Mối liên quan giữa giáo dục phối hợp với hiệu quả can thiệp 66 DANH MỤC BIỂU ĐỒ  Biểu đồ 3.1 Phân bố trẻ nghe kém trong nghiên cứu theo giới 52 Biểu đồ 3.3 Sự cải thiện khả năng phát hiện âm thanh 56 Biểu đồ 3.4: Sự cải thiện khả năng phân biệt âm thanh 57 Biểu đồ 3.5 Sự cải thiện khả năng Xác định âm thanh 57 Biểu đồ 3.6 Sự cải thiện khả năng Hiểu âm thanh 58 Biểu đồ 3.7 Sự cải thiện khả năng nghe theo tổng điểm ASC trung bình 58 Bảng 3.4. Sự cải thiện khả năng sử dụng lời nói theo nhóm tuổi 59 Biểu đồ 3.8. Sự cải thiện khả năng Kiểm soát lời nói 59 Biểu đồ 3.9 Sự cải thiện khả năng nói không kèm theo dấu/ cử chỉ 60 Biểu đồ 3.10 Sự cải thiện khả năng sử dụng lời nói đúng ngữ cảnh 60 Biểu đồ 3.11 Sự cải thiện khả năng sử dụng lời nói theo tổng điểm MUSS trung bình 61 Biểu đồ 3.12 Mối tương quan giữa khả năng nghe và khả năng nói 62 Biểu đồ 3.13 Mối tương quan giữa mức độ nghe kém và sự cải thiện khả năng nghe sau can thiệp. 62 Biểu đồ 3.14 Mối tương quan giữa mức độ nghe kém và sự cải thiện khả năng nói. 63    8 ĐẶT VẤN ĐỀ Thính giác là một trong những giác quan quan trọng và quí nhất của con người. Thông qua cơ quan thính giác này chúng ta có thể nghe những âm thanh của môi trường xung quanh bên ngoài và việc nghe được những âm thanh này giúp chúng ta phát triển ngôn ngữ, học kỹ năng xã hội và kỹ năng giao tiếp, thưởng thức âm nhạc, ngạc nhiên trước các âm thanh khác nhau của thế giới và cũng cảnh báo các nguy hiểm đang đến [11]. Với con người, chức năng nghe có tầm quan trọng đặc biệt khi còn nhỏ. Giai đoạ n bắt đầu của thời thơ ấu là khoảng thời gian mà một đứa trẻ tiếp cận với ngôn ngữ, do đó nếu không nghe được ngay từ khi mới sinh ra trẻ sẽ không hình thành được khả năng nói. Giảm thính lực và khiếm thính là một trong những nguyên nhân quan trọng gây tàn tật ở trẻ em, nó không chỉ khu trú trong lĩnh vực nghe mà còn gây những biến đổi nghiêm trọng đến sự phát triển ngôn ngữ, tư duy, nhân cách và tươ ng lai của đứa trẻ về sau. Theo báo cáo của Ủy ban Thính lực học quốc tế, vào cuối thế kỉ XX trên toàn thế giới có khoảng 57 triệu người (chiếm 2,1% dân số toàn cầu ) bị khiếm thính/ giảm thính lực có ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày [19]. Tại Việt Nam, Trung tâm Tai Mũi Họng thành phố Hồ Chí Minh và Viện Tai Mũi Họng đã từng thực hiện điều tra về "Bệnh tai và nghe kém" tại sáu t ỉnh trên cả nước. Kết quả: tỷ lệ khiếm thính khoảng 6% dân số, có nghĩa là cứ 100 người thì có sáu người bị khiếm thính [1]. Do đó, trẻ bị giảm thính lực, nếu được phát hiện sớm và can thiệp sớm sẽ có cơ hội phát triển ngôn ngữ, học tập và sinh hoạt một cách bình thường. Ngày nay, cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật đã mang lại cu ộc sống mới cho người khiếm thính nói chung và trẻ em khiếm thính nói riêng. Đặc biệt với sự ra đời của nhiều loại máy trợ thính cùng 9 những tiến bộ trong ngành tai mũi họng đã góp phần cải thiện chức năng nghe, nói cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống cho trẻ em khiếm thính. Bên cạnh đó, phát hiện và can thiệp ngôn ngữ sớm cho trẻ khiếm thính góp phần không nhỏ trong việc ngăn ngừa các ảnh hưởng do giảm thính lực gây nên. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế hoặc hạn chế về mặt nhận thức củ a bố mẹ, một số trẻ sau đeo máy vẫn chưa được can thiệp ngôn ngữ, hoặc can thiệp chưa đúng mức dẫn đến việc trẻ có nghe được nhưng không có khả năng giao tiếp bằng lời nói. Ngôn ngữ không chỉ phát triển tốt nhất nếu trẻ được can thiệp ngôn ngữ sớm ngay sau khi được mang dụng cụ hỗ trợ nghe mà còn ở vấn đề chất lượng can thi ệp và một yếu tố không nhỏ đó là gia đình phải nhận được sự tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời từ phía người can thiệp. Hiện nay, ở nước ta có nhiều trường giáo dục chuyên biệt dành cho trẻ khiếm thính, đa số các trường đều chỉ áp dụng phương pháp can thiệp riêng lẻ như dạy giao tiếp thông qua dấu, kí hiệu, đọc hình miệng… đơn thuần mà ch ưa đưa ra một nguyên tắc và phương pháp can thiệp ngôn ngữ chung toàn diện. Chính vì vậy, để góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho trẻ em khiếm thính, và nhằm giúp phụ huynh của trẻ khiếm thính hiểu hơn về tầm quan trọng của việc can thiệp ngôn ngữ sớm, toàn diện cho trẻ khiếm thính, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với hai mục tiêu: 1. Đánh giá sự cải thiện khả năng nghe - nói củ a trẻ khi được đeo máy trợ thính sau can thiệp ngôn ngữ trị liệu. 2. Xác định một số yếu tố chính ảnh hưởng đến quá trình can thiệp ngôn ngữ trị liệu. 10 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. GIẢI PHẪU, SINH LÝ CƠ QUAN THÍNH GIÁC 1.1.1. Giải phẫu cơ quan thính giác [1,4] Hình 1.1: Cấu tạo cơ quan thính giác Tai là cơ quan thính giác có cấu trúc phức tạp với hai chức năng là chức năng nghe và chức năng tiền đình. Chức năng nghe giúp chúng ta hiểu được thế giới bên ngoài và nhất là hiểu được ngôn ngữ. Chức năng tiền đình thông tin về vị trí của đầu, từ đó có những phản xạ để ổn định thị giác và thăng bằng. Hệ thống thính giác được chia làm tai ngoài, tai giữa và tai trong. ¾ Tai ngoài: bao gồm vành tai, ống tai ngoài. Vành tai hướng các âm thanh vào ống tai ngoài, ống tai ngoài dẫn truyền âm thanh đến màng nhĩ. [...]... 90% trẻ khiếm thính được phát hiện và can thiệp trước 6 tháng tuổi có cơ hội phát triển về ngôn ngữ, trí tuệ bình thường như những trẻ khác cùng lứa và không phải dùng ngôn ngữ kí hiệu [65 , 66 ] Một nghiên cứu khác của Yoshinaga-Itano C cũng cho thấy rằng, trẻ khiếm thính được can thiệp trước 6 tháng tuổi có kết quả tốt hơn trẻ được can thiệp sau 6 tháng tuổi, trẻ trai có kết quả tốt hơn trẻ gái, trẻ. .. bị, tuổi được cấy sớm hay muộn và kỹ thuật điều trị [32, 34] Nghiên cứu của Nicholas JG, về ảnh hưởng của việc nghe kém lên khả năng biểu đạt ngôn ngữ nói ở trẻ nghe kém 2-4 tuổi Kết quả cho thấy rằng trẻ dù cấy điện cực ốc tai hay đeo máy trợ thính, nếu được học nghe trước 3 tuổi thì khả năng ngôn ngữ nói là rất tốt [48] Blamey đã so sánh mối quan hệ giữa tiếp nhận ngôn ngữ, biểu đạt ngôn ngữ ở trẻ nghe. .. thính cho thấy tỉ lệ trẻ nghe kém đã đeo máy trợ thính được can thiệp PHCN chiếm 40 ,6% Và sau can thiệp ngôn ngữ trị liệu 3 -6 tháng thấy rằng: khả năng phân biệt âm thanh tăng lên đáng kể từ 15,4% lên 61 ,6% , khả năng hiểu ngôn ngữ lời nói - dấu đạt 100% [3] 1.7 SỰ PHÁT TRIỂN VỀ KHẢ NĂNG GIAO TIẾP, NGÔN NGỮ CỦA TRẺ BÌNH THƯỜNG VÀ TRẺ KHIẾM THÍNH 1.7.1 Giao tiếp bằng lời [38, 46] Trẻ muốn hòa nhập xã... đường xương Sau khi đeo máy trợ thính những đối tượng này cần phải được huấn luyện nghe và nói để có được ngôn và lời nói, nhất là những trẻ chưa nghe được bao giờ Không phải tất cả những trường hợp đeo máy trợ thính đều nói được như bình thường 1 .6 TÌNH HÌNH CAN THIỆP NGÔN NGỮ TRỊ LIỆU TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC 1 .6. 1.Các nghiên cứu trên thế giới Bệnh khiếm thính được ví như một thảm họa với trẻ em,... cho trẻ khiếm thính 1.8.2.1 Nguyên tắc can thiệp Trẻ cần được can thiệp càng sớm càng tốt, ngay sau được chẩn đoán nghe kém Sử dụng thiết bị hỗ trợ nghe phù hợp với mức độ nghe kém Tuổi tốt nhất để can thiệp là 6 tháng tuổi Can thiệp phải toàn diện trên nhiều lĩnh vực như: giải quyết bệnh tích, giáo dục hòa nhập, ngôn ngữ trị liệu, tâm lý trị liệu … Can thiệp phải theo nguyên tắc: • Từ dưới lên: là... phát triển ngôn ngữ nói đó chính là phương tiện của giao tiếp và tư duy 1.8.1 Một số quan điểm về can thiệp ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính Trong lịch sử phát triển các phương pháp can thiệp ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính có thể nói là sự cạnh tranh quyết liệt giữa 2 trường phái: phương pháp nghe - nói và phương pháp sử dụng dấu [30] Những người ủng hộ phương pháp nghe - nói cho rằng, dù cho đứa trẻ nghe kém... Tuy nhiên máy trợ thính sẽ không khuếch đại mọi tần số như nhau, sự khuếch đại này là tùy thuộc vào kiểu máy và kiểu điếc của người bệnh[5] 1.5.2 Phân loại các loại máy trợ thính[ 4] Máy trợ thính đeo trên người Máy trợ thính sau tai Máy trợ thính trong tai (loa tai) Máy trợ thính trong ống tai (một phần ở loa tai và một phần trong ống tai) Máy trợ thính đút lọt trong ống tai Máy trợ thính dẫn truyền... hình miệng cho 181 trẻ em từ 0 - 7 tuổi, cấy điện cực ốc tai và đeo máy trợ thính nhận thấy, vào trẻ nghe kém ở độ tuổi nhỏ có các kỹ năng nói và ngôn ngữ biểu đạt nhóm cấy điện cực là tốt hơn nhóm đeo máy [33] Nghiên cứu khác của Geer AE và cộng sự về các yếu tố ảnh hưởng đến đầu ra của khả năng nói lưu loát ở trẻ nghe kém được cấy điện cực ốc tai hoặc 21  mang máy trợ thính sớm, kết quả cho thấy rằng... ý nghe mới hiểu Đối với trẻ mất thính lực ở mức độ sâu, khả năng giao tiếp bằng lời của trẻ cực kỳ kém Nhìn chung trong giao tiếp, trẻ khiếm thính vẫn sử dụng ngôn ngữ nói, nhưng ngôn ngữ lời nói của trẻ có những đặc điểm sau: Nghe: nghe là cơ sở quan trọng cho giao tiếp bằng lời nói, do hạn chế về nghe nên trẻ nghe kém khó tiếp nhận lời nói từ đó dẫn đến thể hiện lời nói kém Giọng nói : phần lớn trẻ. .. nhiên trẻ sử dụng ngôn ngữ nói giao tiếp với mọi người khó hiểu và ngược lại mọi người nói trẻ cũng không hiểu Chính vì vậy khi giao tiếp với trẻ khiếm thính thường ta hay sử dụng ngôn ngữ ký hiệu là phương tiện giao tiếp chủ yếu trong cộng đồng người khiếm thính 1.8 CAN THIỆP NGÔN NGỮ CHO TRẺ KHIẾM THÍNH Một trong những nội dung quan trọng của phục hồi chức năng cho trẻ khiếm thính là can thiệp ngôn ngữ . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI CAO BÍCH THỦY ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHE - NÓI SAU CAN THIỆP NGÔN NGỮ TRỊ LIỆU CHO TRẺ DƯỚI 6 TUỔI ĐƯỢC ĐEO MÁY TRỢ THÍNH . Yoshinaga-Itano C cũng cho thấy rằng, trẻ khiếm thính được can thiệp trước 6 tháng tuổi có kết quả tốt hơn trẻ được can thiệp sau 6 tháng tuổi, trẻ trai có kết quả tốt hơn trẻ gái, trẻ dân tộc. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG NGHE - NÓI 48 3.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ NGHE - NÓI. 55 Chương 4. BÀN LUẬN 60 4.1 ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY NGHE KÉM 60 4.2 KẾT QUẢ CAN THIỆP NGÔN

Ngày đăng: 13/01/2015, 21:39

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan