tư tưởng của nho giáo tiên tần về con người và xã hội

8 900 11
tư tưởng của nho giáo tiên tần về con người và xã hội

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tư tưởng của Nho giáo tiên Tần về con người và xã hội Vũ Thị Mai Anh Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn ThS. Triết học: 60 22 80 Người hướng dẫn : TS. Nguyễn Thanh Bình Năm bảo vệ: 2014 93 tr . Abstract. Chương 1: Điều kiện và tiền đề chủ yếu cho sự hình thành tư tưởng của Nho giáo tiên Tần về con người và xã hội, với 2 tiết.Chương 2: Tư tưởng của Nho giáo tiên Tần về con người, với 3 tiết. Chương 3: Tư tưởng của Nho giáo tiên Tần về xã hội, với 2 tiết Keywords.Triết học; Nho giáo tiên Tần; Triết học phương Đông Content. 1. Lý do chọn đề tài. Nho giáo hay còn gọi là Khổng giáo là một hệ thống đạo đức, triết lý và tôn giáo do Khổng Tử xây dựng và phát triển, với ý thức bảo vệ tôn ti trật tự của nhà Chu và xây dựng một “xã hội lý tưởng”. Thời Xuân Thu, Khổng Tử đã san định, hiệu đính và giải thích bộ lục kinh gồm Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu và Kinh Nhạc (về sau thất lạc Kinh Nhạc gọi là Ngũ Kinh). Sau khi Khổng Tử mất, học trò của Khổng Tử tập hợp các lời dạy của ông để soạn ra cuốn Luận Ngữ. Học trò xuất sắc của Khổng Tử là Tăng Sâm (còn gọi là Tăng Tử) dựa vào lời thầy mà soạn ra Đại học, cháu nội của Khổng Tử là Khổng Cấp (còn gọi là Tử Tư) viết ra cuốn Trung dung. Đến thời Chiến Quốc, Mạnh Tử trên cơ sở tư tưởng của Khổng Tử mà viết sách Mạnh Tử. Từ Khổng Tử đến Mạnh Tử hình thành nên Nho giáo nguyên thủy còn gọi là Nho giáo tiên Tần (trước đời Tần). Nho giáo tiên Tần đã từng là hệ tư tưởng của Trung Quốc trong thời gian dài. Khổng Tử tuy từng cho mình là “Chỉ thuật lại (đạo thánh hiền) không sáng tác” (Thuật nhi bất tác) [25, tr.343] nhưng trải qua hoạt động lý luận cũng như thực tiễn (chính trị, giáo dục), Khổng Tử đã hệ thống hóa lại các vấn đề cốt lõi của văn hóa, tư tưởng nhà Chu. Trên cơ sở đó, ông xây dựng nên một học thuyết triết học, chính trị - xã hội tương đối hoàn chỉnh và chính điều này đã làm cho Nho giáo trở thành hệ tư tưởng có giá trị và người kế thừa bảo vệ phát triển tư tưởng của Khổng Tử là Mạnh Tử. Mạnh Tử đã bác bỏ thuyết “Công lợi” của Dương Chu, thuyết “Kiêm ái” của Mặc Tử để khẳng định vị thế của Nho giáo trong lòng xã hội. Tiếp đến là Tuân Tử, người đã cụ thể hóa các giáo lý của Nho giáo và phát triển tư tưởng của Khổng Tử theo thiên hướng thực tiễn và đưa lý luận đó vào giải thích và giải quyết các vấn đề chính trị - xã hội Trung Quốc thời Chiến Quốc. Song, nếu như triết học phương Tây chủ yếu bàn về vấn đề cơ bản của triết học, những vấn đề bản thể luận và nhận thức luận thì mối quan tâm chủ yếu của Nho giáo chính là vấn đề con người và vấn đề xã hội. Nho giáo tiên Tần mà đại diện là Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử bàn về vấn đề con người trước hết là từ khía cạnh đạo đức, nhân cách và quan hệ xã hội của con người. Từ việc xác định bản tính con người và vai trò của con người, các nhà Nho tiên Tần xây dựng học thuyết chính trị - xã hội nhằm xây dựng, duy trì xã hội theo mô hình xã hội lý tưởng. Từ những năm đầu của thế kỷ I, Nho giáo đã chính thức thâm nhập vào Việt Nam. Song chỉ đến khi nước ta giành được độc lập, thoát khỏi ách thống trị hơn 1000 năm Bắc thuộc thì Nho giáo đã ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực và nhất là đối với đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Đến đời Lý, Trần, Nho giáo bắt đầu ảnh hưởng và có vai trò trong lĩnh vực giáo dục – khoa cử. Thể hiện điều này là việc Nhà nước phong kiến dưới triều Lý cho xây dựng Văn Miếu, Quốc Tử Giám (ban đầu là nơi học tập của các hoàng tử và con em của tầng lớp quý tộc quan liêu, sau mở rộng thu nhận cả những học trò giỏi trong thiên hạ). Từ đó trở đi, sự ảnh hưởng của Nho giáo càng ngày càng sâu rộng hơn đến đời sống tinh thần của người Việt Nam. Sự ảnh hưởng trước tiên chính là nhân sinh quan người Việt. Những lý thuyết Nho giáo phù hợp với truyền thống của dân tộc ta đã được ông cha ta học hỏi, tiếp thu, cải biến và phát triển. Do vậy mà những quan niệm về đạo làm người, về nhân cách, về các mẫu hình con người tiêu biểu như người quân tử, đại trượng phu của ông cha ta hết sức gần gũi với các tầng lớp nhân dân. Một số giá trị về đạo làm người của Nho giáo được người Việt Nam đề cao, các đức tính hiếu, đễ, tín, nghĩa… vẫn là những chuẩn mực đạo đức mà nhiều tầng lớp người Việt Nam tu dưỡng, học tập. Nhưng Việt Nam hiện nay, những tác động tiêu cực từ mặt trái của kinh tế thị trường đang gây ra nhiều hậu quả to lớn về đạo đức và lối sống bởi Việt Nam đang trên đà phát triển, xu thế toàn cầu hóa ngày càng mở rộng… Việc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của nhà nước đang diễn ra sôi động, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Vậy làm thế nào để phát triển kinh tế, xã hội mà vẫn giữ được giá trị đạo đức, nhân cách con người Việt Nam. Giải quyết vấn đề này thì một trong những nhiệm vụ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách là phải đánh giá, nhìn nhận toàn diện và đúng đắn những giá trị trong tư tưởng của Nho giáo tiên Tần về con người và xã hội. Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này, song chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu riêng lẻ hoặc vấn đề con người hoặc vấn đề xã hội, thậm chí tồn tại không ít những quan điểm trái ngược nhau ngay trong một vấn đề. Trên cơ sở tiếp thu, tham khảo nhiều kết quả nghiên cứu từ những công trình ấy, trong bản luận văn này, chúng tôi tập trung nghiên cứu tư tưởng của Nho giáo tiên Tần về con người và xã hội, để từ đó, chỉ ra những giá trị nổi bật và hạn chế cơ bản của nó. Từ những lý do trên đây, chúng tôi lựa chọn vấn đề “Tư tưởng của Nho giáo tiên Tần về con người và xã hội” làm đề tài nghiên cứu trong Luận văn thạc sĩ Triết học của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. Nghiên cứu về con người và xã hội trong tư tưởng của Nho giáo tiên Tần không phải là đề tài mới bởi Nho giáo tiên Tần đã là công cụ quan trọng trong việc cai trị, quản lý xã hội của nhiều triều đại phong kiến Việt Nam. Chính vì vậy mà nó đã là đề tài của nhiều nhà nghiên cứu. Công trình nghiên cứu của Phan Bội Châu với tác phẩm Khổng học đăng. Trong cuốn sách này, ông đã trình bày một cách cô đọng, súc tích và giải thích tương đối rõ ràng, theo lập trường của mình, các khái niệm, phạm trù, tư tưởng cơ bản của Nho giáo. Đặc biệt, ông nhấn mạnh đến đạo đức, đạo đức trong cư xử giữa người với người theo quan điểm của Nho giáo. Lã Trần Vũ với cuốn Lịch sử tư tưởng chính trị Trung Quốc (Trần Văn Tấn dịch, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1964). Lã Trấn Vũ là một trong những học giả nổi tiếng của Trung Quốc hiện nay. Ông đã viết nhiều tác phẩm về sử học, triết học và kinh tế. Những vấn đề về Nho giáo được tác giả đề cập đến như vấn đề tính người, quan niệm về luân lý, đạo đức, vấn đề chính trị - xã hội. Cụ thể là những vấn đề: nhà vua phải chăm lo đời sống vật chất của dân và phải thường xuyên giáo dục, giáo hoá dân, phải thi hành đường lối nhân trị. Đồng thời, tác giả cũng tập trung làm rõ những mặt tích cực và hạn chế của Nho giáo trong bối cảnh lịch sử của xã hội Trung Quốc thời Xuân Thu - Chiến Quốc và các thời kỳ sau đó. Tập thể tác giả (Vũ Khiêu chủ biên) trong cuốn sách Nho giáo xưa và nay đã tập trung nghiên cứu hàng loạt vấn đề như: sự ra đời và phát triển của Nho giáo; mối quan hệ giữa Nho giáo với kinh tế, xã hội, giáo dục, văn hoá… Tác phẩm Nho giáo của Trần Trọng Kim chủ yếu lý giải quan niệm của Nho giáo về bản tính con người, và từ quan niệm đó, tư tưởng chính trị xã hội của Nho giáo đã hình thành, phát triển. Tác giả Nguyễn Hiến Lê với những tác phẩm Khổng Tử, Mạnh Tử, Đại cương chính trị Trung Quốc (viết chung với Giản Chi); Nguyễn Đăng Thục với 5 tập sách Lịch sử triết học Phương Đông… Qua những tác phẩm này chúng ta có thể thấy, con người là nội dung chủ yếu của Nho giáo. Tác giả Nguyễn Thanh Bình với Học thuyết chính trị – xã hội của Nho giáo và ảnh hưởng của nó ở Việt Nam (từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX): Trong cuốn sách này, tác giả đã bàn nhiều vấn đề liên quan đến nội dung của luận văn như quan điểm của Nho giáo về con người, quan điểm của Nho giáo về xã hội lý tưởng và quan điểm của Nho giáo về đức trị. Ngoài ra còn nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài như: Đôi điều suy nghĩ về đối tượng giáo dục, giáo hoá của Nguyễn Thanh Bình, Quan điểm của Khổng Tử về giáo dục và đào tạo con người của Doãn Chính, Phương pháp dạy học của Khổng Tử của Trịnh Xuân Vũ… Liên quan đến đề tài trong luận văn của chúng tôi còn có một số luận án đã được bảo vệ như: Trần Đình Thảo với Quan niệm của Nho giáo nguyên thuỷ về con người qua mối quan hệ thân – nhà - nước – thiên hạ; Nguyễn Thị Tuyết Mai với Quan niệm của Nho giáo về con người, về giáo dục và đào tạo con người. Ngoài ra, còn có nhiều công trình nghiên cứu, các bài viết có giá trị khác song do dung lượng và thời gian, chúng tôi chưa đề cập tới được. Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về Nho giáo với nhiều góc độ và nội dung, song còn ít công trình nghiên cứu tư tưởng của Nho giáo tiên Tần về con người và xã hội. Trên cơ sở tham khảo những công trình nghiên cứu đã được công bố, luận văn của chúng tôi cố gắng tìm hiểu đầy đủ, sâu sắc và có hệ thống tư tưởng của Nho giáo tiên Tần về con người và xã hội. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. Mục đích của luận văn: Từ việc nghiên cứu tư tưởng Nho giáo tiên Tần về con người và xã hội, luận văn chỉ ra một số giá trị và hạn chế chủ yếu của Nho giáo tiên Tần về con người và xã hội. Nhiệm vụ của luận văn: Để đạt được mục đích trên, luận văn tập trung làm rõ một số nội dung chủ yếu sau: - Những điều kiện và tiền đề chủ yếu cho sự hình thành và phát triển tư tưởng của Nho giáo tiên Tần về con người và xã hội. -Phân tích làm rõ một số nội dung chủ yếu trong Nho giáo tiên Tần về con người và xã hội. - Chỉ ra những giá trị và hạn chế chủ yếu của Nho giáo tiên Tần trong những tư tưởng đó. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. Cơ sở lý luận của luận văn được dựa trên cơ sở lý luận của triết học Mác-Lênin về con người và xã hội. Phương pháp nghiên cứu của luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp luận chung của triết học Mác-Lênin, cùng những nguyên lý cơ bản của triết học Mác-Lênin về con người, xã hội . Ngoài ra còn kết hợp một số phương pháp nghiên cứu khoa học khác, như phương pháp logic - lịch sử, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp đối chiếu - so sánh. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn. Đối tượng nghiên cứu: Tư tưởng của Nho giáo tiên Tần về con người và xã hội. Phạm vi nghiên cứu: - Một số tác phẩm của Nho giáo tiên Tần, chủ yếu là sách Tứ thư, (sách Đại học, sách Trung dung, sách Luận ngữ, sách Mạnh tử), sách Tuân tử, Ngũ kinh. - Các công trình nghiên cứu về Nho giáo và Nho giáo Việt Nam . 6. Đóng góp của Luận văn. Luận văn trình bày có hệ thống những nội dung chủ yếu trong tư tưởng của Nho giáo tiên Tần về con người và xã hội . 7. Ý nghĩa của Luận văn. Luận văn góp phần làm rõ hơn những tư tưởng của Nho giáo tiên Tần về con người và xã hội. Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong việc giảng dạy, nghiên cứu và học tập về Nho giáo tiên Tần, nhất là khi đề cập đến vấn đề con người và xã hội. 8. Kết cấu của Luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn gồm 3 chương với 7 tiết. Chương 1: Điều kiện và tiền đề chủ yếu cho sự hình thành tư tưởng của Nho giáo tiên Tần về con người và xã hội, với 2 tiết Chương 2: Tư tưởng của Nho giáo tiên Tần về con người, với 3 tiết Chương 3: Tư tưởng của Nho giáo tiên Tần về xã hội, với 2 tiết DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hoàng Thị Bình (2002), Nhân, nhân nghĩa, nhân chính trong “Luận ngữ” và “Mạnh Tử”, Tạp chí Triết học, (số 8), tr.23 – 25. 2. Nguyễn Thanh Bình (2002), Quan niệm của Nho giáo về xã hội lý tưởng và việc nhận thức để xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Kỷ yếu hội thảo khoa học Kỷ niệm 55 năm Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2-9, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. 3. Nguyễn Thanh Bình (2007), Học thuyết chính trị-xã hội của Nho giáo và ảnh hưởng của nó ở Việt Nam (từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX), Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội. 4. Nguyễn Thị Bình (2005), Tư tưởng Nhân, Lễ,Chính danh trong tác phẩm Luận ngữ của Khổng Tử và vận dụng vào đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay. Luận văn thạc sĩ khoa học triết học, Trung tâm học liệu, Đai học Huế. 5. Phan Văn Các (1991), “Việc nghiên cứu Khổng Tử và Nho giáo ở Trung Quốc trong thập kỷ 80”, Tạp chí Triết học, (số 1), tr.61. 6. Các Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập (2000), tập 3, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 7. Các Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập (2000), tập 20, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 8. Phan Bội Châu (1998), Khổng học đăng, Nxb.Văn hóa-Thông tin, Hà Nội. 9. Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê (1992), Đại cương triết học Trung Quốc, quyển 2, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh. 10. Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê (1994), Tuân Tử, Nxb. Văn hóa, Hà Nội. 11. Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê (1996), Chiến quốc sách, Nxb. Văn hóa, Hà Nội. 12. Doãn Chính(Chủ biên) (1992), Đại cương lịch sử triết học phương Đông cổ đại, Nxb.Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội. 13. Doãn Chính, Trương Văn Chung, Nguyễn Thế Nghĩa, Vũ Tình (2004), Đại cương triết học Trung Quốc, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 14. Phan Huy Chú (1992), Lịch triều hiến chương loại chí, tập 1,2,3 (Tổ phiên dịch Viện sử học), Nxb.Khoa học Xã hội, Hà Nội. 15. Phan Đại Doãn (Chủ biên) (1998), Một số vấn đề về Nho giáo Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 16. Đại Việt sử ký toàn thư (2000), tập 1, (Ngô Đức Thọ dịch và chú thích), Nxb. Văn hóa-Thông tin, Hà Nội. 17. Đại Việt sử ký toàn thư (2000), tập 2, (Hoàng Văn Lâu dịch và chú thích), Nxb. Văn hóa-Thông tin, Hà Nội. 18. Đại Việt sử ký toàn thư (2000), tập 3, (Hoàng Văn Lâu dịch và chú thích), Nxb. Văn hóa-Thông tin, Hà Nội. 19. Quang Đạm (1994), Nho giáo xưa và nay, Nxb.Văn hóa, Hà Nội. 20. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2001), Lịch sử tư tưởng chính trị, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 21. Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (2002), Giáo trình triết học Mác-Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 22. Phạm Đăng Hùng, Lê Công Lai (1996), Lịch sử triết học phương Đông, Nxb. Giao thông vận tải, Hà Nội. 23. Cao Xuân Huy (1995), Tư tưởng triết học phương Đông gợi những cái nhìn tham chiếu, Nxb. Văn học, Hà Nội. 24. Trần Đình Hượu (2001), Các bài giảng về tư tưởng phương Đông, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội. 25. Chu Hy (1996), Tứ thư tập chú, (Nguyễn Đức Lân dịch và chú giải), Nxb. Văn hóa-Thông tin, Hà Nội. 26. Trần Trọng Kim (1992), Nho giáo, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh. 27. Trần Trọng Kim (2002), Nho giáo, Nxb. Văn hoá Thông tin, Hà Nội. 28. Phạm Văn Khoái (2004), Khổng Phu Tử và Luận ngữ, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội 29. Vũ Khiêu (Chủ biên) (1990), Nho giáo xưa và nay, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 30. Phùng Hữu Lan (1998), Đại cương triết học sử Trung Quốc, (Nguyễn Văn Dương dịch), Nxb. Thanh niên, Hà Nội. 31. Nguyễn Hiến Lê, Giản Chi (1992), Tuân Tử, Nxb.Khoa học xã hội, Hà Nội. 32. Nguyễn Hiến Lê (1994), Lão Tử, Nxb. Văn hóa-Thông tin, Hà Nội. 33. Nguyễn Hiến Lê (1992), Đại cương Triết học Trung Quốc, tập 1,2, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh. 34. Nguyễn Hiến Lê (2001), Khổng Tử, Nxb. Văn hóa-Thông tin, Hà Nội. 35. Luận ngữ (1996), (Đoàn Trung Còn dịch), Nxb. Trí Đức Tòng thơ, Sài Gòn. 36. Nguyễn Thị Thanh Mai (2004), “Tư tưởng Đức-Tài của Khổng Tử và tư tưởng Hồng-Chuyên của Hồ Chí Minh”, Tạp chí Triết học, (số 10), tr. 34-41. 37. Hà Thúc Minh (2002), Đạo Nho và văn hóa phương Đông, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 38. Nguyễn Thế Nghĩa (Chủ biên) (1999), Đại cương lịch sử các tư tưởng và học thuyết chính trị trên thế giới, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 39. Phạm Duy Nghĩa (2004), Pháp luật và những nhân tố tích cực của Nho giáo, Nxb. Pháp lý, Hà Nội. 40. Phan Ngọc (dịch giả) (1999), Triết học Trung Hoa, Nxb. Thế giới, Hà Nội. 41. Cung Thị Ngọc (2005), “Về phương pháp quản lý xã hội của Nho giáo”, Tạp chí Triết học, (số 5), tr. 42-45. 42. Nhữ Nguyên (biên soạn) (1996), Lịch sử triết học, Nxb. Đồng Nai. 43. Viện Nghiên cứu Hán Nôm (2002), Ngữ văn Hán Nôm, tập 2, Ngũ Kinh, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội. 44. Viện Nghiên cứu Hán Nôm (2002), Ngữ văn Hán Nôm, tập 1, Tứ thư, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội. 45. Dương Hồng – Vương Thành Trung – Nhiệm Đại Viên – Lưu Phong (chủ dịch) (2006), Tứ thư, Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội. 46. Lê Văn Quán (1997), Lịch sử triết học Trung Quốc, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 47. Bùi Thanh Quất (Chủ biên) (1999), Lịch sử triết học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 48. Hoàng Thị Kim Quế (2004), “Những nét đặc thù và giá trị đương đại trong tư tưởng pháp luật của Khổng Tử”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (số 9), tr. 32-38. 49. Bùi Ngọc Sơn (2003), “Tư tưởng chính trị trong Kinh Dịch”, Tạp chí Triết học, (số 8), tr. 33-37. 50. Nguyễn Văn Thọ (2005), “Vấn đề bản chất con người trong Nho giáo Trung Quốc cổ đại”, Tạp chí Triết học, (số 1), tr. 21-24. 51. Đỗ Anh Thơ (2006), Khổng Tử cùng học trò bàn về vấn đề giáo dục, Nxb. Lao động-Xã hội, Hà Nội. 52. Nguyễn Đăng Thục (1991), Lịch sử triết học phương Đông, tập 2, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh. 53. Nguyễn Đăng Thục (1998), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập 6, 7, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh. 54. Nguyễn Tài Thư (1993), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 55. Nguyễn Tài Thư (1997), Nho học và Nho học ở Việt Nam, Viện Triết học, Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội. 56. Nguyễn Tài Thư (1998), “Nho giáo và Nho giáo ở Việt Nam: Góc nhìn tín ngưỡng và lịch sử”, Tạp chí Triết học, (số 5), tr. 33-38. 57. Nguyễn Tài Thư (2007), “Tình hình nghiên cứu và hoạt động của giới Nho học Trung Quốc mấy năm nay”, Tạp chí Triết học, (số 8), tr. 53-61. 58. Trương Lập Văn (Chủ biên) (1998), Triết học phương Đông (Quyển Đạo), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 59. Trương Lập Văn (Chủ biên) (1998), Triết học phương Đông (Quyển Lý), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 60. Trương Lập Văn (Chủ biên) (1998), Triết học phương Đông (Quyển Tâm), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 61. Nguyễn Khắc Viện (1993), Bàn về đạo Nho, Nxb. Thế giới, Hà Nội. 62. Viện Nghiên cứu Hán Nôm (2002), Tứ thư, tập 1, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 63. Viện Nghiên cứu Hán Nôm (2002), Tứ Thư, tập 2, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 64. Trần Nguyên Việt (2004), “Phạm trù Đức trong học thuyết của Khổng Tử”, Tạp chí Triết học, (số 3), tr. 25-29. 65. Lã Trấn Vũ (1964), Lịch sử tư tưởng chính trị Trung Quốc, (Trần Văn Tấn dịch), Nxb.Sự thật, Hà Nội. 66. Nguyễn Hữu Vui (Chủ biên) (2002), Lịch sử triết học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. . kiện và tiền đề chủ yếu cho sự hình thành tư tưởng của Nho giáo tiên Tần về con người và xã hội, với 2 tiết.Chương 2: Tư tưởng của Nho giáo tiên Tần về con người, với 3 tiết. Chương 3: Tư tưởng. kiện và tiền đề chủ yếu cho sự hình thành tư tưởng của Nho giáo tiên Tần về con người và xã hội, với 2 tiết Chương 2: Tư tưởng của Nho giáo tiên Tần về con người, với 3 tiết Chương 3: Tư tưởng. việc nghiên cứu tư tưởng Nho giáo tiên Tần về con người và xã hội, luận văn chỉ ra một số giá trị và hạn chế chủ yếu của Nho giáo tiên Tần về con người và xã hội. Nhiệm vụ của luận văn: Để

Ngày đăng: 13/01/2015, 12:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan