phát huy vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ em tỉnh hải dương hiện nay

9 886 3
phát huy vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ em tỉnh hải dương hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phát huy vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ em tỉnh Hải Dương hiện nay Nguyễn Thị Nhan Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn ThS. Triết học: 60 22 03 08 Người hướng dẫn : TS. Trần Văn Riễn Năm bảo vệ: 2014 108 tr . Abstract. Làm rõ một số vấn đề lý luận chung về phát huy vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ em. Khảo sát thực trạng phát huy vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ em ở tỉnh Hải Dương hiện nay và chỉ ra nguyên nhân của thực trạng. Đề xuất một số quan điểm, giải pháp để phát huy hiệu quả của gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ em Keywords.Chủ nghĩa xã hội khoa học; Gia đình; Giáo dục đạo đức; Trẻ em; Hải dương Content. 1. Tính cấp thiết của đề tài Lịch sử nhân loại đã chứng minh trẻ em có vai trò quan trọng trong sự vận động và phát triển của xã hội hiện tại và tương lai.Ngày nay, “ trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” [54] không chỉ là một câu khẩu hiệu mà trở thành một triết lý xã hội sâu sắc. Sự phát triển của thế hệ trẻ quyết định sự phát triển của một dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “ tuổi trẻ là tương lai của đất nước” [74, Tr.81].Chính vì vậy, việc giáo dục trẻ em là một việc làm thường xuyên và cần thiết để thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Giáo dục trẻ em không phải là trách nhiệm riêng biệt của một tổ chức hay một thiết chế xã hội cụ thể nào mà nó là một công việc đòi hỏi sự chung tay góp sức của gia đình – nhà trường – xã hội. Trong đó, gia đình chính là môi trường giáo dục đầu tiên và có tầm quan trọng quyết định đối với việc hình thành, phát triển nhân cách cho trẻ em.Việc thực hiện chức năng này của gia đình có ảnh hưởng lâu dài, toàn diện với trẻ em trong suốt cuộc đời.Giáo dục nhà trường, giáo dục xã hội chỉ phát huy được vai trò khi lấy giáo dục gia đình làm cơ sở. Ở Việt Nam, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã và đang đặt ra những yêu cầu bức thiết đối với sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục gia đình nói riêng nhằm tạo ra những công dân ưu tú về tài năng và đạo đức, vừa đủ năng lực xây dựng xã hội mới, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại vừa giữ gìn bản sắc dân tộc. Yêu cầu đó đặt ra cho sự nghiệp giáo dục, trong đó giáo dục gia đình phải không ngừng đổi mới, hoàn thiện về nội dung, phương pháp, cách thức giáo dục hiện đại mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Trong những năm gần đây, nước ta đang thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa, hội nhập kinh tế, văn hoá quốc tế. Xu hướng hội nhập đã và đang tạo ra những thế và lực mới, song các yếu tố văn hoá phương tây không phù hợp với dân tộc Việt Nam đã len lỏi vào một bộ phận lớn người dân mà chủ yếu là thế hệ trẻ.Từ đó hình thành văn hoá ngoại lai ảnh hưởng tiêu cực đến đạo đức, lối sống của thanh niên, trẻ em.Đồng thời, nền kinh tế thị trường với những mặt trái của nó cũng làm băng hoại các giá trị đạo đức truyền thống hình thành lối sống coi trọng vất chất của một bộ phận con người Việt Nam. Cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại, công tác giáo dục trẻ em trong gia đình cũng bị lới lỏng.Đặc biệt là việc giáo dục đạo đức cho trẻ em chưa được coi trọng và đầu tư đúng mức.Trong xã hội không ít bậc phụ huynh chỉ quan tâm đến việc chăm lo đời sống vật chất cho trẻ em mà không chú ý đời sống tinh thần và giáo dục trẻ.Thậm chí nhiều phụ huynh cho rằng việc cung cấp đầy đủ nhu cầu về vật chất cho trẻ em là làm tròn trách nhiệm.Hoặc có nhiều gia đình còn đẩy trách nhiệm giáo dục cho nhà trường và thầy cô giáo. Nhiều gia đình đã coi trọng việc giáo dục trẻ em phát triển toàn diện, song do kiến thức và năng lực hạn chế, phương pháp chưa khoa học nên hiệu quả của việc giáo dục còn thấp. Tỉnh Hải Dương là một trong những tỉnh có tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhanh.Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực của Tỉnh chưa cao. Vì vậy, vấn đề giáo dục đào tạo nguồn nhân lực nói chung và đào tạo nguồn nhân lực tương lai nói riêng được coi là những vấn đề quan trọng và có tính chất chiến lược trong sự phát triển của Tỉnh. Sở Giáo dục và Đào tạo Tỉnh Hải Dương thường xuyên khẳng định muốn phát triển giáo dục cần phải phát huy tổng hợp các yếu tố gia đình – nhà trường – xã hội, đặc biệt nhấn mạnh vai trò của gia đình trong công tác giáo dục trẻ em. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua nhân tố gia đình chưa thực hiện tốt vai trò của mình.Vì vậy, trong phạm vi Tỉnh đây vẫn còn là một vấn đề bức thiết không những đối với nghành giáo dục mà đối với toàn xã hội. Với những vấn đề trên, tôi chọn đề tài: “phát huy vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ em tỉnh Hải Dương hiện nay” làm luận văn thạc sỹ. 2. Tình hình nghiên cứu Gia đình từ lâu đã là đối tượng nghiên cứu hấp dẫn, có sức thu hút mạnh mẽ không chỉ trong giới nghiên cứu khoa học xã hội mà cả các cơ quan, tổ chức có liên quan. Do đó đã có nhiều công trình khác nhau nghiên cứu về gia đình nói chung và chức năng giáo dục của gia đình nói riêng. Ở nước ngoài và trong nước đã được tác giả luận văn trình bày trong luận văn, những công trình trên đã đưa ra nhiều tiếng nói khác nhau liên quan đến gia đình nói chung, và vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ em nói riêng. Tuy nhiên, nghiên cứu về vấn đề phát huy vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ em tại tỉnh Hải Dương thì chưa có công trình nào nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích: Trên cơ sở làm rõ chức năng của gia đình đối với giáo dục đạo đức cho trẻ em nói chung, và việc thực hiện chức năng này ở tỉnh Hải Dương nói riêng, tác giả đưa ra những phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm phát huy tốt vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ em. - Nhiệm vụ: + Làm rõ một số vấn đề lý luận chung về phát huy vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ em. + Khảo sát thực trạng phát huy vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ em ở tỉnh Hải Dương hiện nay và chỉ ra nguyên nhân của thực trạng, những vấn đề đặt ra. + Đề xuất một số quan điểm, giải pháp để phát huy hiệu quả vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ em 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Luận văn nghiên cứu vấn đề phát huy vai vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ em. - Phạm vi: Luận văn tập trung vào vấn đề vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ em trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong giai đoạn hiện nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận Luận văn được thực hiện trên cơ sở của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về gia đình, trẻ em và vai trò của gia đình trong việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Chủ trương, chính sách của địa phương về việc thực hiện chức năng giáo dục của gia đình ở tỉnh Hải Dương. - Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương pháp lôgic và lịch sử, phân tích và tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, phương pháp khảo sát, điều tra xã hội học 6. Đóng góp của luận văn + Về lý luận Luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm về mặt lý luận vai trò của gia đình trong việc giáo dục trẻ em. Luận văn thành công sẽ là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học và các độc giả quan tâm đến vấn đề nay. + Về thực tiễn Trên cơ sở thực trạng của địa phương, tác giả luận văn đưa ra phương hướng, giải pháp giúp các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội, gia đình tại địa bàn tỉnh Hải Dương thực hiện giáo dục đạo đức cho trẻ em có hiệu quả hơn. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,phụ lục luận văn được kếtcấu thành 3 chương 7 tiết. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Công ước Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em, Điều 1 2. Văn Thị Kim Cúc (2005), “ Tác động của mức độ kì vộng của bố mẹ tới sự đánh giá bản thân của trẻ”, Tạp chí Tâm lý học(2), tr. 18-22. 3. Cục thống kê Hải Dương (2005), Báo cáo số 60CTK/XHMT số lượng giáo viên và học sinh phổ thông giữa năm học 2005-2006 ( có đến 31/12/2005). 4. Cục thống kê tỉnh Hải Dương (2010), Kinh tế, xã hội tỉnh Hải Dương 5 năm (2006 - 2010), Nxb. Thống kê, Hà Nội. 5. Phạm Khắc Chương (chủ biên - 1996), Giáo dục gia đình, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 6. Đảng Cộng sản Việt Nam ( 1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia. 8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội. 9. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 10. Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng bộ tỉnh Hải Dương (2005), Văn kiện đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV. 11. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Ban chấp hành tỉnh Hải Dương (2008), Báo cáo kết quả công tác tập hợp thanh niên công nhân trong các khu, cụm công nghiệp và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Hải Dương, Hải Dương. 12. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Ban chấp hành tỉnh Hải Dương (2008), Báo cáo tổng kết công tác Đoàn và phong trào thanh niên trường học năm học 2007- 2008, Hải Dương. 13. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Ban chấp hành tỉnh Hải Dương (2010), Báo cáo tổng kết công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2010, Hải Dương. 14. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Ban chấp hành tỉnh Hải Dương (2011), Báo cáo tổng kết công tác Đoàn và phong trào thanh niên trường học năm học 2010- 2011, Hải Dương. 15. Lê Thanh Hà (1999), Kế thừa, phát huy những giá trj đạo đức của gia đình truyền thống trong việc xây dựng văn hoá gia đình văn hoá ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sỹ khoa học Triết học, Đại học quốc gia Hà Nội. 16. Trần Thị Thanh Hằng (2001), vấn đề giảm nghèo trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Nxb Thống kê, Hà Nội. 17. Học viện Chính trị Quốc Gia (2000), Giáo trình đaọ đức học, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội. 18. Đinh Thị Phương Hoài ( 2001), Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ đối với đẻ con thấp cân và tử vong trứơc sinh ở một số vùng miền núi phía Bắc Việt Nam, Luận án tiến sĩ Y học. 19. Lê công Hoàn (2005), “ nhu cầu đối với sự hình thành vi phạm đạo đức ở trẻ lứa tuổi mần non”, Tạp chí Tâm lý học(4), tr. 5-10 20. Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (1998), Báo cáo đề tài nghiên cứu vai trò của gia đình trong việc giáo dục xã hội hóa trẻ em, Hà Nội. 21. Nguyễn Thị Lan Hương (2004), “ Quan niệm của Ph. Ăngghen, chủ tịch Hồ Chí Minh về gia đình và ý nghĩa của nó đối với việc nghiên cứu gia đình trong xã hội thông tin”, Triết học, (11), tr. 22- 26. 22. Đặng cảnh Khanh (2003), “ Một số suy nghĩ về phát huy vai trò của gia đình và cộng đồng trong giáo dục các giá trị truyền thống cho trẻ em”, Khoa học dân số, gia đình và trẻ em (2), tr. 45 – 49. 23. Nguyễn Thế Long (1999), Gia đình và dân tộc, Nxb Lao động. 24. Luật Bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em (2005), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 25. A.Ma-ca-ren-cô(1978), Nói chuyên về giáo dục gia đình, Nxb Kim Đồng. 26. C.Mác – Ph. Ăng-ghen (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 27. Nguyễn Đức Mạnh (2004), “ Gia đình và chăm sóc giáo dục trẻ em tuổi mầm non trong gia đình hiện nay”, Khoa học về phụ nữ, (3), tr.21-26. 28. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 29. Hồ Chí Minh ( 1996), Toàn tập, Tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Xuất bản lần thứ 2, Hà Nội. 30. Hồ Chí Minh ( 2000), toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội. 31. Dương thị Minh (2004), Gia đình Việt Nam vai trò người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 32. Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt (1987), Giáo dục học, Tập 1, Nxb Giáo dục. 33. I.A.Pê-sec-ni-co-va (1980), Dạy con yêu lao động, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 34. Nguyễn Thị Phương (2004), “ bình đẳng giới, nhận thức và thực hành trong chăm sóc trẻ em”, Khoa học về phụ nữ (30), tr. 27-34. 35. Đinh Văn Quảng (2003), “Phát triển kinh tế hộ gia đình trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay”, Khoa học DS-GD&TE, (2), tr. 61-63. 36. Nguyễn Thị Tố Quyên (2005), “ Vấn đề giáo dục giới tính cho trẻ em trong gia đình”, Xã hội học (1), tr.85-87. 37. Trần Quang Tiệp (2005), “ Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong đấu tranh phòng chống người chưa thành niên phạm tội”, Nhà nước và phát luật (1), tr. 62- 66 38. Tỉnh uỷ Hải Dương ( 2006), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ quý I và phương huớng, nhiệm vụ quý II năm 2006. 39. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc KofiAnan, “Lời tựa của báo cáo của UNICÈ”, Tình trạng trẻ con năm 2000”. 40. Lê Thi (1997), Vai trò gia đình trong việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 41. Lê Thị Thu (2004), “Vị trí và chức năng của gia đình trong sự phát triển của xã hội”, Lao động và Công đoàn (309), tr. 36. 42. Nguyễn Quốc Tuấn (1995), Tìm hiểu các quy phạm pháp luật về Hôn nhân và gia đình, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh. 43. Uỷ ban Bảo vệ, chăm sóc trẻ em Việt Nam, Tổ chức cứu trợ trẻ em Thuỵ Điển (1999), Tài liệu tham khảo về công tác cứu trợ trẻ em làm trái pháp luật, Hà Nội. 44. Uỷ ban Bảo vệ, chăm sóc trẻ em Việt Nam (2001), Báo cáo tóm tắt đánh giá 10 năm thực hiện chương trình hành động quốc gia vì trẻ em Việt Nam (1991 – 2000) và chương trình hành động vì trẻ em Việt Nam 2001-2010. 45. Uỷ ban Bảo vệ, chăm sóc trẻ em Việt Nam (2002), Báo cáo kiểm định đánh giá 10 năm thi hành Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 1991-2001. 46. Uỷ ban Bảo vệ, chăm sóc trẻ em Việt Nam (2002), Chương trình hành động quốc gia và trẻ em giai đoạn 2001 – 2010, Công ty in Văn hoá phẩm, Hà Nội. 47. Uỷ ban dân số gia đình và trẻ em, Báo cáo dân số gia đình và trẻ em từ 2001- 2005. 48. Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương (2004), Báo cáo đánh giá sự nghiệp gia đình và các mục tiêu của chương trình hành động vì trẻ em Hải Dương 2001-2003 kế hoạch 2004-2005. 49. Uỷ ban dân số gia đình và trẻ em (2005), Báo cáo công tác dân số gia đình và trẻ em năm 2005 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2006. 50. Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương (2005), Chương trình công tác dân số - gia đình và trẻ em 5 năm 2006-2010. 51. Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương, Ban Chỉ đạo hoạt động hè (2009), Báo cáo tổng kết hoạt động hè và chiến dịch thanh niên tình nguyện hè 2009, Hải Dương. 52. Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương (2011), Báo cáo tình hình an ninh trật tự của Hải Dương năm 2006 - 2011 trình Hội đồng nhân dân tỉnh, Hải Dương. 53. Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương (2012), Báo cáo đánh giá sự nghiệp gia đình và mục tiêu của chương trình hành động vì trẻ em tỉnh Hải Dương 2009 – 2010 và kế hoạch 2011 -2012. 54. Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương (2012), kế hoạch số 416/KH-UBND về thực hiện Chương trình giảm nghèo năm 2012. 55. Lê Ngọc Văn (2004), “Một vài nét thực trạng gia đình Việt Nam hiện nay”, Khoa học về phụ nữ (3), tr. 14-18. 56. TS. Lê Ngọc văn (2006), Gia đình Việt Nam và những vấn đề đặt ra hiện nay, Tạp chí của ủy ban dân số, gia đình và trẻ em tr4-tr7. 57. Viện Sử học Việt Nam (1991), Quốc triều hình luật, Nxb Pháp lý. 58. Viện ngôn ngữ học (2005), Từ điển tiếng việt, Nxb Hồng Đức. 59. Xec-mai-cơ (1991), 142 tình huống giáo dục gia đình, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 60. Nguyễn Thị Xuân (2004), Vai trò của gia đình trong việc chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, Luận văn thạc sĩ Triết học. 61. Nguyễn Thị Yến (2002), Xây dựng gia đình nông dân ở tỉnh Bến Tre, Luận văn thạc sĩ Triết học. . chung về phát huy vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ em. Khảo sát thực trạng phát huy vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ em ở tỉnh Hải Dương hiện nay. đến gia đình nói chung, và vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ em nói riêng. Tuy nhiên, nghiên cứu về vấn đề phát huy vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho. đạo đức cho trẻ em. - Nhiệm vụ: + Làm rõ một số vấn đề lý luận chung về phát huy vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ em. + Khảo sát thực trạng phát huy vai trò của gia đình

Ngày đăng: 13/01/2015, 12:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan