quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường trung học cơ sở trong bối cảnh hiện nay

10 937 0
quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường trung học cơ sở trong bối cảnh hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường trung học cơ sở trong bối cảnh hiện nay Nguyễn Trường Nguyên Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn ThS. Giáo dục học: 60 14 05 Người hướng dẫn : PGS.TS. Đinh Thị Kim Thoa Năm bảo vệ: 2013 109 tr . Abstract. Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác quản lý hoạt động giáo dục. Khảo sát thực trạng giáo dục kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS trên địa bàn Quận Lê Chân – Thành phố Hải Phòng. Khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống ở các trường THCS trên địa bàn Quận Lê Chân – Thành phố Hải Phòng trong bối cảnh hiện nay. Đề xuất một số biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường trung học cơ sở trong bối cảnh hiện nay. Keywords.Kỹ năng sống; Quản lý giáo dục; Giáo dục ngoài giờ lên lớp; Giáo dục trung học Content. 1. Lý do chọn đề tài Sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật thế kỷ XXI đã tạo ra chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế, xã hội, chính trị của tất cả các nước trên thế giới và của các các thành viên trong xã hội. Thế giới gần như đã “phẳng” với biên giới quốc gia chỉ còn mang tính ước lệ, các nền văn hóa trên thế giới đã xích lại gần nhau hơn. Chính vì vậy mà đòi hỏi mỗi người chúng ta cần hòa nhập và thích nghi cùng với sự phát triển của xã hội văn minh. Sự phát triển của các mạng xã hội như You tube, Tweeter, Zing….đã ngày càng thâm nhập sâu vào đời sống của thanh niên trẻ với muôn hình vạn trạng: cả những điều tốt đẹp về kiến thức, văn hóa nhưng cũng không ít những nội dung xấu không được kiểm duyệt làm người dùng dễ dàng sa ngã nếu không được trang bị những kiến thức phòng vệ. Một bộ phận không nhỏ học sinh – sinh viên xuống cấp về đạo đức, thiếu kỹ năng sống. Biểu hiện như: thụ động trong cuộc sống hàng ngày, không thể hiện được khả năng bản thân, có thái độ tiêu cực khi mâu thuẫn với bè bạn, gia đình, thầy cô giáo, lúng túng khi xử lý các tình huống phát sinh trong cuộc sống, có cách sống không khoa học, hiệu quả…thậm chí còn có xu thế phát triển lệch lạc: thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của đồng loại, thiên tai, bệnh dịch, nghèo đói. Đáng lo là có những biểu hiện suy đồi đạo đức và vi phạm pháp luật…Vì vậy, đòi hỏi ngành giáo dục và đào tạo cần tăng cường việc giáo dục KNS cho học sinh. Việc giáo dục KNS cho HS là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta quan tâm qua Nghị quyết Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ hai, lần năm khóa VIII [11,tr 12]; Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng CSVN lần thứ IX [12]; Nghị quyết Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ X và XI [12]; Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020; Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18 tháng 4 của Chính phủ [4,tr 13]; Luật giáo dục năm 2005; Luật giáo dục sửa đổi năm 2009 [31]. Điều lệ trường Trung học cơ sở và trường trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành năm 2011[2, tr 43] đã chỉ rõ: “Ngành GD& ĐT phải tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống và kĩ năng sống cho học sinh, sinh viên”. Không chỉ có vậy ngày 17 tháng 8 năm 2012 Tổng Bí thư Trung ương Đảng khóa XI Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm và làm việc với Bộ giáo dục và đào tạo và đề nghị: “Trước mắt cần tập trung tạo chuyển biến mạnh mẽ trong một số lĩnh vực, quan tâm hơn nữa việc dạy đạo đức làm người, bồi dưỡng rèn luyện nhân cách con người, như Bác Hồ từng dạy: học là để làm người, rồi mới làm cán bộ để phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân”. Trong đó Tổng Bí thư cũng chỉ rõ: ”Kỹ năng sống không phải là sống luồn cúi, luồn lách để làm lợi cho bản thân mà chính là sự học tập để thích nghi với sự phát triển của xã hội “ [10]. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có công văn số 5289/BGD&ĐT-GDTrH ngày 16 tháng 8 năm 2012 [3, tr 9] về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2012-2013 trong đó nhấn mạnh “Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh thông qua các môn học, hoạt động giáo dục và xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa. Nhà trường chủ động phối hợp với gia đình và cộng đồng trong giáo dục đạo đức và kỹ năng sống cho học sinh “. Bắt đầu từ năm học 2010-2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống lồng ghép vào một số môn học cấp THCS như HĐGDNGLL, GDCD, Sinh học, Vật lý…và đang được cả xã hội quan tâm về giáo dục kỹ năng sống của tầng lớp thanh thiếu niên. Vì vậy, đòi hỏi các nhà trường, cùng cả xã hội cần phối hợp, tăng cường hơn nữa việc giáo dục KNS cho học sinh – sinh viên nhằm tạo ra một bước chuyển biến cơ bản trong nhận thức của giới trẻ hiện nay. Trong nhà trường phổ thông, nhân cách của học sinh được hình thành từ hai con đường cơ bản: dạy- học trên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp. Điều lệ trường phổ thông [2, tr 39] nêu rõ: ”Các hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động trong giờ lên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản” đồng thời “Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm các hoạt động ngoại khoá về khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao, an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội, giáo dục giới tính, giáo dục pháp luật, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục kỹ năng sống nhằm phát triển toàn diện và bồi dưỡng năng khiếu; các hoạt động vui chơi, tham quan, du lịch, giao lưu văn hoá, giáo dục môi trường; hoạt động từ thiện và các hoạt động xã hội khác phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh”. Đây chính là những mục tiêu, con đường cơ bản cần phải đạt trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Giáo dục KNS cho học sinh cấp THCS có thể thực hiện qua nhiều con đường như các hoạt động học tập, các sinh hoạt tập thể, các hoạt động ngoại khóa, các chương trình phối kết hợp giữa nhà trường và các tổ chức xã hội, phụ huynh học sinh. Một trong những con đường có tác động nhiều và ảnh hưởng đến sự hình thành kỹ năng sống cho học sinh là các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại các cơ sở giáo dục. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có liên quan đến việc mở rộng kiến thức, tình cảm, tư tưởng, thể chất và tinh thần của học sinh. Việc kết hợp học tập và giảng dạy trên lớp với việc rèn luyện kỹ năng thực hành giúp học sinh hiểu sâu hơn, nắm được bản chất các sự vật hiện tượng tạo nên niềm tin khoa học, óc sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề trong học tập cũng như đời sống để học sinh tự tin hơn trong cuộc sống sau này. Với Thành phố Hải phòng là thành phố Cảng với nhiều cửa ngõ giao thương của cả vùng Bắc bộ và đất nước nên có nhịp độ phát triển kinh tế, xã hội nhanh so với các địa phương khác. Tuy nhiên, do trình độ học vấn không đồng đều, tỉ lệ tội phạm cao, địa bàn dân cư phức tạp và có nhiều tệ nạn xã hội mà thành phố trong những năm gần đây có nhiều vụ việc phức tạp xảy ra, trẻ vị thành niên phạm tội tăng, trẻ em bỏ học có xu hướng gia tăng, đạo đức ở một bộ phận học sinh đi xuống như không lễ phép với thầy cô, gia đình, tham gia những nhóm bạn xấu chơi game online và các tệ nạn xã hội khác. Chính vì vậy mà công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đang là đòi hỏi bức thiết của Chính quyền và Nhân dân địa phương và cũng cấp bách nhiều hơn các địa phương khác. Với tâm huyết của một người nhiều năm công tác trong ngành giáo dục, với nhiệm vụ quản lý giáo dục tôi nhận thấy việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một việc làm rất quan trọng và cấp bách nhưng để phù hợp với chương trình giáo dục, tình hình địa phương cần đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ vấn đề này hơn nữa từ đó áp dụng vào thực tiễn góp một phần nhỏ bé của mình trong phát triển sự nghiệp giáo dục của địa phương. Với lý do như vậy tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường trung học cơ sở trong bối cảnh hiện nay” 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm phát triển các khả năng tích hợp một số nội dung trong giáo dục học sinh ở các trường THCS đạt được các mục tiêu giáo dục trong bối cảnh hiện nay. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1 Khách thể nghiên cứu Quản lý hoạt động giáo dục ở các trường THCS. 3.2 Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS trong bối cảnh hiện nay. 4. Phạm vi nghiên cứu Luận văn chỉ nghiên cứu giới hạn ở 10 trường THCS trên địa bàn Quận Lê Chân – Thành phố Hải phòng trong giai đoạn hiện nay. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác quản lý hoạt động giáo dục. - Khảo sát thực trạng giáo dục kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS trên địa bàn Quận Lê Chân – Thành phố Hải Phòng. - Khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống ở các trường THCS trên địa bàn Quận Lê Chân – Thành phố Hải Phòng trong bối cảnh hiện nay. - Đề xuất một số biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường trung học cơ sở trong bối cảnh hiện nay. 6. Giả thuyết khoa học Hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã có một số hiệu quả nhất định nhưng vẫn còn có nhiều bất cập. Nếu có những biện pháp quản lý hợp lý, sáng tạo, chỉ đạo chặt chẽ, tổ chức thực hiện tốt, kiểm tra đánh giá chính xác thì sẽ khắc phục được những bất cập và nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong bối cảnh hiện nay. 7. Phương pháp nghiên cứu Quá trình thực hiện đề tài kết hợp các nhóm phương pháp nghiên cứu sau: 7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Các phương pháp nghiên cứu lý luận - Nghiên cứu các văn kiện, nghị quyết của Đảng, các văn bản quy định của Nhà nước và của ngành giáo dục và đào tạo, các tài liệu lý luận về quản lý, quản lý giáo dục và các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu có liên quan đến đề tài nhằm xây dựng cơ sở lý luận về công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS. 7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp trò chuyện - Phương pháp phỏng vấn - Phương pháp khảo sát thực tế - Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động - Phương pháp điều tra bằng Ankét: Sử dụng hệ thống câu hỏi mở và câu hỏi đóng để tìm hiểu các vấn đề liên quan đến đối tượng nghiên cứu. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục. Nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1 : Cơ sở lý luận của việc quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS. Chương 2 : Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS. Chương 3 : Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS trong bối cảnh hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thanh Bình (2009) Chuyên đề giáo dục KNS – Nhà xuất bản giáo dục. 2. Bộ GD&ĐT (2009), Điều lệ trường trung học. Nhà xuất bản GD 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Công văn số 5289/BGD&ĐT-GDTrH ngày 16 tháng 8 năm 2012 về việc “ Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2012-2013” 4. Chính phủ nước Cộng hoà XHCN Việt Nam (2005), Nghị quyết số 05/2005/NQ- CP ngày 18 tháng 4 của Chính phủ web site www.gov.vn 5. Các Mác và Ph Ăng ghen (1993) Toàn tập. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội. 6. J.A Cômenxki (1592 - 1670) (2009) Lý luận dạy học vĩ đại , Nhà xuất bản giáo dục. 7. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010). Đại cương khoa học quản lý. Nhà xuất bản ĐHQG, Hà Nội. 8. Nguyễn Đức Chính (2011). Thiết kế và đánh giá trong giáo dục - Tập bài giảng tại lớp Cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục, K11 (2011-2013). Trường ĐHGD - ĐHQG, Hà Nội. 9. Nguyễn Đức Chính (2011). Đo lường và đánh giá trong giáo dục - Tập bài giảng tại lớp Cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục, K11 (2011-2013). Trường ĐHGD - ĐHQG, Hà Nội. 10. Báo Dân trí ngày 17/08/2012 11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001). Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ 2 Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội; 12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,X,XI của Đảng. Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội. 13. Đảng bộ thành phố Hải Phòng (2010). Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hải Phòng lần thứ XIV nhiệm kỳ 2010-2015. 14. Đảng bộ quận Lê Chân (2010). Nghị quyêt Đại hội Đảng bộ quận Lê Chân lần thứ XIV nhiệm kỳ 2010-2015. 15. Đặng Quốc Bảo (2010). Những vấn đề cơ bản về lãnh đạo, quản lý và sự vận dụng vào điều hành nhà trường – Tập bài giảng tại lớp Cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục, K11 (2011-2013). Trường ĐHGD - ĐHQG, Hà Nội. 16. Đặng Quốc Bảo (2010). Chuyên đề phát triển nguồn nhân lực, phát triển con người – Tập bài giảng tại lớp Cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục, K11(2011- 2013). Trường ĐHGD - ĐHQG, Hà Nội. 17. Đặng Quốc Bảo (2013). Tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục – Tập bài giảng tại lớp Cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục, K11(2011-2013). Trường ĐHGD - ĐHQG, Hà Nội. 18. Vũ Cao Đàm (2007). Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nhà xuất bản ĐHQG, Hà nội. 19. Trần Khánh Đức (2009). Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI. Nhà xuất bản GD Việt Nam. 20. Đặng Xuân Hải ( 2012). Quản lý sự thay đổi vận dụng cho quản lý các trường - Tập bài giảng tại lớp Cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục, K11 (2011-2013). Trường ĐHGD - ĐHQG, Hà Nội. 21. Đặng Xuân Hải ( 2010). Quản lý hành chính nhà nước nói chung và quản lý ngành giáo dục nói riêng - Tập bài giảng tại lớp Cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục, K11 (2011-2013). Trường ĐHGD - ĐHQG, Hà Nội. 22. Nguyễn Trọng Hậu (2013). Đại cương khoa học quản lý - Tập bài giảng tại lớp Cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục, K11 (2011-2013). Trường ĐHGD - ĐHQG, Hà Nội. 23. Trần Kiểm (2009), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội 24. Phạm Văn Nhân(2009). Cẩm nang tổng hợp kỹ năng hoạt động thanh thiếu niên- Nhà xuất bản Lao Động. 25. N. Lênin (V. I. U-li-a-nốp)(2008). "Nhiệm vụ của Đoàn thanh niên", Mát - xcơ - va, Nhà xuất bản chính trị quốc gia. 26. Nguyễn Thị Mỹ Lộc – Đinh Thị Kim Thoa- Đặng Hoàng Minh( 2012). Tài liệu Phương pháp giáo dục Giá trị sống – Kỹ năng sống cho học sinh phổ thông và Bài giảng Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh THCS 27. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Trần Văn Tính – Vũ Phương Liên( 2012) –Tập bài giảng Phương pháp giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống 28. Nguyễn Thị Oanh (2009). Kỹ năng sống cho tuổi vị thành niên- Nhà xuất bản Thanh niên. 29. UNDP (2001). Báo cáo phát triển con người Việt Nam năm 2001. Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Hà Nội, 2001. 30.UNICEF(1996). Chương trình Chương trình hợp tác quốc gia thứ năm (1991- 1996), web site: www. molisa.gov.vn 31. UNESCO(2010). Kế hoạch hành động Dakar – Senegan ,4/2010 32. Hà Nhật Thăng (2012). Xu thế phát triển giáo dục - Tập bài giảng tại lớp Cao học chuyên ngành QLGD, K11 (2011-2013). Trường ĐHGD - ĐHQG, Hà Nội. 33. Quốc hội nước cộng hoà XHCN Việt Nam. Luật giáo dục năm 2005, sửa đổi năm 2009. . dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường trung học cơ sở trong bối cảnh hiện nay. Keywords .Kỹ năng sống; Quản lý giáo dục; Giáo dục ngoài giờ lên lớp; Giáo. Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường trung học cơ sở trong bối cảnh hiện nay Nguyễn Trường Nguyên Trường Đại học Giáo. Phòng trong bối cảnh hiện nay. - Đề xuất một số biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường trung học cơ sở trong

Ngày đăng: 13/01/2015, 10:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan