bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và tự do tôn giáo trong pháp luật việt nam hiện nay

12 836 5
bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và tự do tôn giáo trong pháp luật việt nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và tự do tôn giáo trong pháp luật Việt Nam hiện nay Phạm Phương Hoa Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn ThS. Luật (Chuyên ngành đào tạo thí điểm) Người hướng dẫn : PGS.TS. Tường Duy Kiên Năm bảo vệ: 2013 112 tr . Abstract. Luận văn góp phần cung cấp những tri thức khoa học cơ bản mang tính lý luận về quyền của người có tín ngưỡng, tôn giáo; pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong pháp luật quốc tế; giúp người đọc nhận thức đầy đủ và toàn diện hơn quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Luận văn nêu lên thực trạng và những bất cập trong việc bảo đảm thực hiện quyền của người có tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt nam, từ đó nêu ra một số giải pháp cho việc bảo đảm thực hiện quyền của người có tín ngưỡng, có tôn giáo ở Việt Nam. Keywords.Quyền tự do tín ngưỡng; Tự do tôn giáo; Pháp luật Việt Nam; Quyền con người Content. 1. Lý do chọn đề tài Quyền tự do tín ngưỡng và tự do tôn giáo là một quyền con người cơ bản, được cộng đồng quốc tế ghi nhận trong hệ thống pháp luật quốc tế: Hiến chương Liên hợp quốc (1945), Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền (1948) và các công ước quốc tế về quyền con người. - Thực trạng tôn giáo ở Việt Nam: Việt Nam là quốc gia có nhiều tôn giáo, số lượng đồng bào các tôn giáo chiếm tỉ lệ cao. Các tôn giáo đều có giá trị nhân văn cao đẹp, đạo đời hòa hợp, đều mong muốn sống ‘‘tốt đời, đẹp đạo”, làm cho ‘‘Nước vinh, đạo sáng”. Đảng, Nhà nước Việt Nam tôn trọng một sự thật lịch sử, một thực tế và đã đáp ứng kịp thời những nhu cầu, nguyện vọng tôn giáo chính đáng của tín đồ là nhân tố quan trọng để động viên đồng bào có tín ngưỡng, tôn giáo tích cực tham gia sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Xuất phát từ nhận thức mới về tôn giáo: Trong thời kỳ đổi mới, vấn đề tôn giáo có những nội dung mới. Năm 1990, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 24 về công tác tôn giáo đã khẳng định ‘Tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới”, đây là kim chỉ nam cho mọi hành động của hệ thống chính trị trong ứng xử đối với các đồng bào các tôn giáo. - Xuất phát từ kinh nghiệm quốc tế về bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và tự do tôn giáo: xuất phát từ chính sách đối ngoại mở rộng, đa dạng hóa, đa phương hóa các mối quan hê quốc tế, Việt Nam tham gia hầu hết các công ước quốc tế, Việt Nam có trách nhiệm thực hiện các công ước đã gia nhập, đòi hỏi phải nội luật hóa các điều quốc tế để xây dựng hệ thống pháp luật quốc gia tương thích với pháp luật quốc tế và phù hợp với xu thế quốc tế hóa. - Xuất phát từ chính sách và thực hiện chính sách về tôn giáo: Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và tự do tôn giáo là một xu thế tiến bộ của nhân loại, đã trở thành một chính sách lớn của nhiều nhà nước. Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và tự do tôn giáo, theo hay không theo một tôn giáo nào là tư tưởng nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và tự do tôn giáo là một nguyên tắc trong quan hệ của Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tôn giáo; là động lực quan trọng giúp đồng bào tôn giáo nhận thức rằng, Nhà nước không phân biệt đối xử, bình đẳng giữa đồng bào có tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo; là một nhân tố quan trọng phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Trong quá trình triển khai thực hiện, chính sách tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta cũng đã và đang bộc lộ những hạn chế, chưa phù hợp với tình hình thực tế. Có nơi, có lúc còn hiện tượng hạn chế, thu hẹp thậm chí vi phạm quyền tự do tín ngưỡng và tự do tôn giáo; chính sách của Đảng về tự do tín ngưỡng và tự do tôn giáo chưa được thể chế hóa kịp thời thành pháp luật; hoặc chưa rõ ràng, cụ thể dẫn đến việc áp dụng không thống nhất giữa các địa phương, thậm chí sai chủ trương, chưa đáp ứng được nhu cầu tôn giáo ngày càng tăng của tổ chức, cá nhân tôn giáo. Trình độ văn hóa dân chủ, văn hóa pháp luật, văn hóa nhân quyền của người dân đến nay vẫn chưa cao, chưa đồng đều, ngay cả cán bộ trong bộ máy nhà nước cũng chưa nhận thức đúng đắn, đầy đủ về tín ngưỡng, tôn giáo; về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tự do tín ngưỡng và tự do tôn giáo; đặc biệt là khuôn khổ pháp luật quốc tế về tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo. Ngoài ra, khó khăn trong việc luật pháp hóa hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo còn gặp phải từ sự thiếu thiện chí xây dựng của một số cá nhân trong và ngoài nước. Một bộ phận tín đồ, chức sắc trong tôn giáo đã bị các thế lực xấu tìm cách lợi dụng để chống phá công cuộc xây dựng đất nước, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; những phần tử cực đoan ở nước ngoài cấu kết với bọn phản động trong nước lợi dụng vấn đề tôn giáo với chiêu bài ‘tự do, dân chủ, nhân quyền”, coi đó như là con bài gây sức ép với Việt Nam trong thảo luận về các vấn đề kinh tế, chính trị, ngoại giao để can thiệp sâu vào công việc nội bộ của ta. Như vậy, từ những nhận thức lý luận mới về tôn giáo, về bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo; từ kinh nghiệm quốc tế về quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo; từ thực trạng chính sách và việc thực hiện chính sách đối với tôn giáo, mặc dù có nhiều thành tựu, song chưa tạo được hành lang pháp lý vững chắc, tính khả thi và hiệu quả chưa cao. Với những lí do trên, tác giả đã chọn đề tài “Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và tự do tôn giáo trong pháp luật Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình, với mục đích góp phần khắc phục những hạn chế trong nghiên cứu khoa học về bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo của cá nhân, tổ chức tôn giáo trước yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay, nhằm bổ sung, hoàn thiện và phát triển các quan điểm, chính sách đã có, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo ở Việt Nam trong tình hình hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Từ lâu, giới nghiên cứu nước ngoài, nhất là các học giả Liên Xô, Trung Quốc, Pháp, Mỹ đã có nhiều công trình nghiên cứu lý luận về tôn giáo, mối quan hệ giữa Nhà nước và giáo hội đã giới thiệu quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về tôn giáo, thái độ của các Đảng Cộng sản cũng như kinh nghiệm giải quyết vấn đề tôn giáo của các nước Xã hội chủ nghĩa. Tư tưởng ‘‘tôn giáo và xã hội xã hội chủ nghĩa cùng chung sống” của Bành Diệu (Nghiên cứu tôn giáo, số 9/2007); Luật pháp tôn giáo ở Trung Quốc: Tiến trình lịch sử và những phát triển gần đây (Nghiên cứu tôn giáo, số 4 và 5/2009) đã phân tích quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về tôn giáo dưới nhãn quan mới, khẳng định sự tồn tại của tôn giáo trong xã hội chủ nghĩa, đặc biệt các tác phẩm nêu trên đã đi sâu nghiên cứu về luật pháp tôn giáo, cũng như kinh nghiệm giải quyết vấn đề tôn giáo ở Trung quốc. Đây là kinh nghiệm quan trọng để Việt Nam tham khảo để hoàn thiện luật pháp về tôn giáo. Liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo và chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo ở Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của nhiều học giả trong nước, như các tác phẩm:Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam, lý luận và thực tiễn, PGS.TS Đỗ Quang Hưng, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2008, giúp tác giả có cái nhìn toàn diện, hệ thống về chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta qua các thời kỳ lịch sử, nhất là sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay. Tôn giáo và tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo ở Việt Nam, Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự thuộc Bộ quốc phòng, NXb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2005. Cuốn sách đã cung cấp cho tác giả những thông tin khái quát về một số vấn đề cơ bản về tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, sự lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo chống phá cách mạng của các thế lực thù địch và quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Bên cạnh đó, nhiều bài viết đã đề cập đến quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước ta, nhất là trong thời kỳ đổi mới, trong đó là các bài viết: Tôn trọng tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo – Chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước của Đặng Tài Tính (Công tác tôn giáo, số 1/2005); Trở lại những quan điểm đổi mới về tôn giáo của Nghị quyết 24 của Nguyễn Thanh Xuân (Công tác tôn giáo, số 2/2005); Quá trình nhận thức của Đảng về vấn đề tôn giáo, công tác tôn giáo và chính sách tôn giáo qua cương lĩnh, văn kiện, nghị quyết từ đổi mới đến nay (Nghiên cứu tôn giáo, số 1/2011), Luận văn thạc sĩ – Nguyễn Thị Diệu Thúy – Mã số 603810 về Quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo của công dân Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn; đặc biệt là cuốn sách Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam, của Ban Tôn giáo Chính phủ, đã giúp tác giả có cái nhìn toàn diện hơn về tình hình tôn giáo; hiểu rõ quan điểm nhận thức tư duy lý luận mới của Đảng ta về vấn đề tôn giáo, tôn trọng tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo trong thời kỳ đổi mới. Tuy nhiên, các công trình trên mới nghiên cứu, phân tích về chính sách, hoặc pháp luật Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo hoặc về tình hình tôn giáo, chưa có công trình nào nghiên cứu tổng thể về vấn đề bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo trong pháp luật Việt Nam hiện nay. 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích: Nghiên cứu tổng quát về khuôn khổ pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo. Đánh giá lại hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến tôn giáo và thực hiện chính sách tôn giáo trong thời kỳ mới, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ: Để thực hiện được mục đích nói trên, tác giả đã đưa ra và giải quyết các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu, làm rõ về nhận thức lý luận về tín ngưỡng, tôn giáo; quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo. - Nghiên cứu, phân tích khuôn khổ pháp luật quốc tế về tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo. - Quan điểm, chính sách, pháp luật liên quan đến việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo. Từ đó đối chiếu, so sánh pháp luật Việt Nam về bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo với các chuẩn mực quốc tế. - Đánh giá thực trạng bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo trong pháp luật Việt Nam hiện nay; trên cơ sở đó rút ra nguyên nhân của những bất cập trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo. - Kiến nghị, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo ở Việt Nam. 4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu - Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận: Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo và tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo; quan điểm của cộng đồng quốc tế về quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo; quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về bảo đảm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo của công dân. - Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phân tích, tổng hợp, xã hội học, so sánh, đánh giá để làm sáng tỏ những vấn đề liên quan. Luận văn cũng khai thác thông tin tư liệu của các công trình nghiên cứu đã công bố để chứng minh cho các luận điểm. 5. Những nét mới của luận văn - Luận văn đưa ra cái nhìn tổng thể về quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo: khái niệm, bản chất, đặc điểm của quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo; một số nguyên tắc liên quan đến quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo. - Luận văn phân tích những tiêu chuẩn quốc tế và kinh nghiệm bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo trong pháp luật một số nước có ý nghĩa với Việt Nam; - Góp phần làm rõ thực trạng bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo trong pháp luật Việt Nam hiện nay, tính tương thích của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế về tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo. - Phân tích, làm rõ nhận thức lý luận mới về tín ngưỡng, tôn giáo; chính sách mới về quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo ở Việt Nam. - Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, phân tích, đánh giá, luận văn cũng đưa ra các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay. 6. Kết quả nghiên cứu và ý nghĩa của luận văn Kết quả nghiên cứu của Luận văn sẽ góp phần cung cấp những tri thức khoa học cơ bản mang tính lý luận về quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo; giúp người đọc nhận thức đầy đủ và toàn diện hơn về khuôn khổ pháp luật quốc tế và quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước Việt Nam về bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo. Luận văn cũng nêu lên những thực trạng bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo; những bất cập trong việc bảo đảm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo ở Việt Nam; từ đó nêu ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả của việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo ở Việt Nam trong thời kỳ mới. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn kết cấu gồm 3 chương như sau: - Chương 1: Cơ sở lý luận về bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo. - Chương 2. Thực trạng bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo trong pháp luật Việt Nam hiện nay - Chương 3. Quan điểm và giải pháp bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo trong pháp luật ở Việt Nam hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu tiếng việt 1. Ban Tôn giáo Chính phủ (1996), Báo cáo kết quả đoàn công tác tại Cộng hòa Indonexia, Hà Nội. 2. Ban Tôn giáo Chính phủ (2012), "Một số tôn giáo ở Việt Nam", tr.104, NXB Tôn giáo, Hà Nội 3. Ban Tôn giáo Chính phủ (2012), Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện chỉ thị 01/2005/CT-TTg, ngày 04/2/2005 của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin lành. 4. Ban Tôn giáo Chính phủ (2012), Văn bản của Đảng và Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội. 5. C.Mác (1995), "lời nói đầu - Góp phần phê phán triết học Pháp quyền của Heeghen", C.Mác và Ph.Angghen toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội, tr.570. 6. Cao Thanh (2007), "Đôi nét về tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Indonexia", Tạp chí công tác tôn giáo, số 1-2. 7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), "Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII", tr. 78, Nxb Sự thật, Hà Nội. 8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), "Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII", tr. 126, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), "Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX", tr. 128, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), "Văn kiện Đảng toàn tập", tr. 198 -199, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), "Văn kiện Đảng toàn tập", tr. 198, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), "Văn kiện Đảng toàn tập", tr. 440, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), "Văn kiện Đảng toàn tập", tr. 476, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), "Văn kiện Đảng toàn tập", tr. 610, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), "Văn kiện Đảng toàn tập", tr. 696, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), "Văn kiện Đảng toàn tập", tr. 1035, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), "Văn kiện Đảng toàn tập", tr. 133, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), "Văn kiện Đảng toàn tập", tr. 451, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 19. Giáo hoàng Học viện Piô X (1972), "Thánh Công đồng chung Vaticanô II", tr.670, Đà Lạt. 20. Giáo hoàng Học viện Piô X (1972), "Thánh Công đồng chung Vaticanô II", tr.675, Đà Lạt. 21. Gudmundur alfredsson & asbjorn eide (2010), Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền 1948, tr.396, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội. 22. Khoa luật Đại học Quốc gia (2011), Tuyển tập Hiến pháp một số quốc gia, Hiến pháp nước Cộng hòa Pháp, tr.204. 23. Khoa luật Đại học Quốc gia (2011), Tuyển tập Hiến pháp một số quốc gia, Hiến pháp Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, tr.88. 24. Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), "Bộ Luật về Quyền của Hoa Kỳ, 1791 ", Tư tưởng về quyền con người, tr.122. 25. Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), "Tuyên ngôn độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ", Tư tưởng về quyền con người, tr.115. 26. Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), "Tuyên bố năm 1981 về xóa bỏ mọi hình thức không khoan dung và phân biệt dựa trên tín ngưỡng, tôn giáo'', Giới thiệu các văn kiện quốc tế về quyền con người, tr476. 27. Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), "Tuyên ngôn Độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 1776 ", Tư tưởng về quyền con người, tr.115. 28. Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), "Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền Pháp, 1788", Tư tưởng về quyền con người, tr.119. 29. Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), "Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người'', Giới thiệu các văn kiện quốc tế về quyền con người, tr.52 30. Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Các điều sửa đổi, bổ sung Hiến pháp Hoa Kỳ, Tuyển tập Hiến pháp của một số quốc gia, tr.540. 31. Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Hiến pháp Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Tuyển tập Hiến pháp của một số quốc gia, tr.538. 32. Khoa Luật Trường Đại học Quốc gia (2011), "Tuyển tập Hiến pháp của một số quốc gia", tr.148, NXB Hồng Đức, Hà Nội. Điều 18E, 33. Khoa Luật Trường Đai học Quốc gia Hà Nội (2011), "Bình luận chung số 22 Quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng hoặc tôn giáo (Điều 18), Tập hợp những bình luận/kiến nghị chung của Ủy ban Công ước Liên Hợp quốc, tr.297. 34. Lý Du Sô (2007), "Sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam luôn được Nhà nước tôn trọng và đảm bảo", Tạp chí Công tác tôn giáo, số 3/2007, tr.28; 35. Nguyễn Văn Sang (2006), Các sinh hoạt tôn giáo luôn được suôn sẻ, thuận lợi, Tạp chí Công tác tôn giáo, sô 4-5/2006, tr.37. 36. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, Điều 2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 37. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Bộ Luật Dân sự, Điều 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 38. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Bộ Luật Tố tụng dân sự, Điều 8, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 39. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Giáo dục, Điều 10 đoạn 2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 40. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Hôn nhân và gia đình, Điều 2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 41. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt nam, Hiến pháp năm 194, 1959, 1980, 199, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [...]... 19750263582468&ich_t_y_p_e=1&ich_d_i_s_k_i_d=2&ich_u_n_i_t=1 (Tìm hiểu về quyền con người), [truy cập ngày 15/12/2012] 50 http://btgcp.gov.vn/Ban Tôn giáo Chính phủ, Sắc lệnh 234 của Chủ tịch nước Dân Chủ Cộng hòa, [truy cập ngày 6/02/2013] 51 http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%B1 _do_ t%C3%B4n_gi%C3%A1o (Từ điển về Tự do tín ngưỡng) , [truy cập ngày 13/12/2012] 2 Tài liệu tiếng anh 52 Saeed Abdullah - Saeed Hassan (2004), Freedom of religion, apostasy... lành, điểm 5, Hà nội 43 Thủ tướng Chính phủ (2008), Chỉ thị về nhà, đất liên quan đến tôn giáo 44 Tiểu ban Trung Quốc của Quốc hội Mỹ (2012), Báo cáo thường niên năm 2012, tr.78 45 Trần Dân Tiên (1975), Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chí Minh, tr 123, Nxb Sự thật, Hà Nội 46 Vụ Các tôn giáo khác, Ban Tôn giáo Chính phủ (2012), tài liệu tham khảo đặc biệt, Hà Nội 47 Vụ Châu Âu, Bộ Ngoại giao,... Taliban destroy acient Buddhist relics 54 U.S Department of State (2006), International Religious Freedom Report 2006 Iran 55 http://www.gov.cn/test/2005-06/22/content_8406.htm, [truy cập ngày 26/12/2012] 56 http://www.hrcr.ofg/docs/American_Convention/oashr4.htm,[truy cập 26/12/2012] 57 http://www.hri.org/docs/ECHR50.htm, [truy cập ngày 26/12/2012] 58 http://wwwl.umn.edu/humanrts/instree/loas2005.htm, . quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo trong pháp luật Việt Nam hiện nay - Chương 3. Quan điểm và giải pháp bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo trong pháp luật ở Việt Nam hiện nay. . có tôn giáo ở Việt Nam. Keywords .Quyền tự do tín ngưỡng; Tự do tôn giáo; Pháp luật Việt Nam; Quyền con người Content. 1. Lý do chọn đề tài Quyền tự do tín ngưỡng và tự do tôn giáo là một quyền. việc bảo đảm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo ở Việt Nam; từ đó nêu ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả của việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo ở Việt Nam trong

Ngày đăng: 13/01/2015, 10:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan