pháp luật việt nam và một số quốc gia trên thế giới về trách nhiệm bồi thường của nhà nước

8 596 4
pháp luật việt nam và một số quốc gia trên thế giới về trách nhiệm bồi thường của nhà nước

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Pháp luật Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới về trách nhiệm bồi thường của nhà nước Hoàng Xuân Hoan Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn ThS. Luật: 60 38 60 Người hướng dẫn : TS. Trần Minh Ngọc Năm bảo vệ: 2013 99 tr . Abstract. Tìm hiểu sơ lược về sự hình thành chế định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước của một số nước trên thế giới và Việt Nam. Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật hiện hành của Việt Nam về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Trình bày, phân tích và so sánh một số chế định cơ bản trong pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước của một số quốc gia trên thế giới. Đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật của Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước Keywords.Luật Quốc tế; Pháp luật Việt Nam; Trách nhiệm bồi thường của nhà nước; Luật Hiến pháp Content. Nhà nước với tư cách là một chủ thể công quyền duy nhất trong xã hội, được hình thành từ nhân dân và thực hiện quyền điều hành, quản lý xã hội trong đó có nhiệm vụ bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khi những quyền và lợi ích hợp pháp này bị xâm phạm. Quá trình Nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình thông qua hành vi của đội ngũ công chức thì một điều tất yếu là có thể gây thiệt hại cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào. Trong xã hội ngày nay, lẽ đương nhiên, khi xảy ra thiệt hại thì phải đặt ra vấn đề bồi thường nhưng phạm vi, phương thức và mức độ bồi thường như thế nào thì phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội, cũng như chính sách pháp luật của từng nước. Ở Việt Nam, Hiến pháp năm 1992 là Hiến pháp đầu tiên ghi nhận tương đối rõ quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại khi có hành vi trái pháp luật của cán bộ, công chức trong quá trình thực thi công vụ. Cụ thể, Điều 72 Hiến pháp năm 1992 quy định “Người bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, xét xử trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự. Người làm trái pháp luật trong việc bắt, giam giữ, truy tố, xét xử gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý nghiêm minh”. Điều 74 Hiến pháp năm 1992 quy định “Mọi hành vi xâm phạm… quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân phải được xử lý nghiêm minh. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất và phục hồi danh dự”. Những quy định này của Hiến pháp năm 1992 phù hợp với tinh thần của Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền được Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 10 tháng 12 năm 1948, trong đó liệt kê các quyền cơ bản mà mọi cá nhân được hưởng, đồng thời cũng phù hợp với tinh thần Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị ngày 16/12/1966, có hiệu lực từ ngày 23/3/1976 (Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gia nhập ngày 24/9/1982) đã tuyên bố: "Bất cứ người nào trở thành nạn nhân của việc bị bắt hoặc bị giam cầm bất hợp pháp đều có quyền yêu cầu được bồi thường”. Khi xây dựng Bộ luật dân sự năm 1995, các nhà làm luật đã dành 2 điều riêng biệt là Điều 623 và Điều 624 để cụ thể hóa quy định trên của Hiến pháp năm 1992, theo đó: (1) Cơ quan nhà nước phải bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức của mình gây ra trong khi thi hành công vụ; (2) Cơ quan tiến hành tố tụng phải bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Các quan điểm này tiếp tục được ghi nhận trong Bộ luật dân sự năm 2005 tại các Điều 619 và 620. Những quy định trên của Bộ luật dân sự năm 1995 và Bộ luật dân sự năm 2005 cũng mới chỉ quy định cơ quan nhà nước quản lý cán bộ, công chức gây ra thiệt hại trong quá trình thực thi công vụ phải bồi thường. Chỉ đến khi Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được ban hành (có hiệu lực từ ngày 01/01/2010) thì Nhà nước ta mới chính thức thừa nhận trách nhiệm bồi thường này là trách nhiệm của Nhà nước. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, có thể nhận thấy rằng Luật “dường như chưa đi vào cuộc sống” do những vướng mắc, bất cập từ bản thân những quy định nội tại của Luật. Điều này có nguyên nhân xuất phát từ việc đây là đạo luật chuyên biệt đầu tiên của nước ta điều chỉnh về vấn đề trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, trong quá trình xây dựng luật không thể không tránh khỏi những thiếu sót nhất định về cơ sở lý luận cũng như thực tiễn dẫn đến một số nội dung chưa hoàn thiện. Chính vì vậy, tác giả đã chon đề tài nghiên cứu “Pháp luật Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước”. Mục đích nghiên cứu đề tài trước hết là phân tích, so sánh và lý giải để làm sáng tỏ về mặt lý luận và thực tiễn ở Việt Nam cũng như một số quốc gia trên thế giới những vấn đề cơ bản về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, từ đó đưa ra cái nhìn tổng thể, những luận điểm riêng biệt và đề xuất những giải pháp đối với việc hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nước ở Việt Nam. Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu có một số chuyên đề nghiên cứu và bài viết liên quan đến nội dung của đề tài như: Luận án Tiến sỹ của tác giả Lê Mai Anh: “Bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra”. Nội dung của Luận án đề cập đến nhiều vấn đề có tính tham khảo quan trọng cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu của tác giả như: đặc điểm, nội dung, bản chất của trách nhiệm Nhà nước trong việc bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra khi tiến hành các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử. Ngoài ra còn có nhiều chuyên đề, bài viết, bài nghiên cứu của một số tác giả làm công tác xây dựng pháp luật với nội dung đề cập đến nhiều vấn đề cơ bản phục vụ cho quá trình xây dựng Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước cũng là những tài liệu nghiên cứu quan trọng được tác giả lựa chọn tham khảo khi thực hiện đề tài nghiên cứu. Ngoài các phần: Mở đầu; Kết luận; Lời cam đoan; Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn được chia thành 3 Chương: Chương 1: Khái quát về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước Chương 2: Pháp luật Việt Nam trong mối tương quan với pháp luật một số quốc gia trên thế giới về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước Chương 3: Kiến nghị, đề xuất hoàn thiện chính sách và pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Alfredo Santos (2007), Trách nhiệm bồi thường nhà nước ở Liên bang Thụy Sỹ, Kỷ yếu Hội thảo “Pháp luật về bồi thường nhà nước”, Nhà Pháp luật Việt Pháp, Hà Nội. 2. Lê Mai Anh (2002), Bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. 3. Lê Mai Anh (2004), Bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra, NXB Lao động xã hội, Hà Nội. 4. Arnel Cezar (2006), Luật và chính sách về trách nhiệm của Nhà nước của Philippine, Hội thảo “Pháp luật và chính sách về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước”, Văn phòng Quốc hội. 5. Bộ luật Dân sự Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1995). 6. Bộ luật Dân sự Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005). 7. Bộ luật Tố tụng hình sự Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1988). 8. Bộ luật Tố tụng hình sự Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003). 9. Bộ luật Tố tụng dân sự Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004). 10. Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (2004), Kỷ yếu các Tọa đàm tổ chức tại Việt Nam trong khuôn khổ dự án Jica giai đoạn 2000 – 2003, Hà Nội. 11. Chỉ thị số 53 - CT/TW ngày 21/3/2000 của Bộ Chính trị. 12. Christian A. Brendel (2006), Luật và chính sách về trách nhiệm nhà nước ở Cộng hòa liên bang Đức, trách nhiệm pháp lý của Nhà nước Đức đối với các hành vi trái luật, Hội thảo “Pháp luật và chính sách về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước”, Văn phòng Quốc hội. 13. Nguyễn Đăng Dung (2006), Bồi thường thiệt hại của lập pháp, Hội thảo “Pháp luật và chính sách về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước”, Văn phòng Quốc hội. 14. Hiến pháp Việt Nam năm 1959. 15. Hiến pháp Việt Nam năm 1980. 16. Hiến pháp Việt Nam năm 1992 (đã sửa đổi, bổ sung). 17. Trần Thị Hiền (2006), Bàn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước khi công chức thi hành công vụ gây thiệt hại trong lĩnh vực hành pháp, Hội thảo “Pháp luật và chính sách về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước”, Văn phòng Quốc hội. 18. Dương Đăng Huệ (2006), Thực trạng pháp luật hiện hành về bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức nhà nước gây ra và một số vấn đề cơ bản của dự án Luật Bồi thường nhà nước tại Việt Nam, Hội thảo “Pháp luật và chính sách về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước”, Văn phòng Quốc hội, Hà Nội. 19. Inosentius Samsul (2006), Khung pháp lý về trách nhiệm nhà nước ở nước cộng hoà Inđônêsia, Hội thảo “Pháp luật và chính sách về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước”, Văn phòng Quốc hội. 20. Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước Việt Nam (2009). 21. Ngô Đức Mạnh (2006), Báo cáo dẫn đề Hội thảo “Pháp luật và chính sách về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước”, Văn phòng Quốc hội. 22. Nhà Pháp luật Việt Pháp (2006), Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước (Bản dịch từ tài liệu tiếng pháp), Hà Nội. 23. Nghị định số 47/CP ngày 03.5.1997 về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra. 24. Nghị quyết số 08 -NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị. 25. Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 17/3/2003 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra. 26. Nguyễn Như Phát (2006), Mấy vấn đề lý thuyết về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước, Hội thảo “Pháp luật và chính sách về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước”, Văn phòng Quốc hội. 27. Nguyễn Như Phát, Bùi Nguyên Khánh (2008), “Pháp luật về bồi thường nhà nước ở Cộng hòa liên bang Đức”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số chuyên đề pháp luật bồi thường nhà nước. 28. Taro Morinaga (2005), Báo cáo kết quả tọa đàm về Luật Bồi thường nhà nước ngày 19 tháng 12 năm 2005 (phần trình bày của ông Morinaga, chuyên gia pháp lý dài hạn của Nhật Bản - trong khuôn khổ hợp tác giữa Dự án Jica, Nhật Bản và Bộ Tư pháp Việt Nam), Hà Nội. 29. Taro Morinaga (2006), Báo cáo kết quả tọa đàm về Luật Bồi thường nhà nước ngày 28, 29 tháng 3 năm 2006 (phần trình bày của ông Morishima, chuyên gia pháp lý ngắn hạn của Nhật Bản - trong khuôn khổ hợp tác giữa Dự án Jica, Nhật Bản và Bộ Tư pháp Việt Nam), Hà Nội. 30. Taro Morinaga (2006), Báo cáo kết quả tọa đàm về Luật Bồi thường nhà nước ngày 30 tháng 3 năm 2006 (phần trình bày của ông Morishima, chuyên gia pháp lý ngắn hạn của Nhật Bản - trong khuôn khổ hợp tác giữa Dự án Jica, Nhật Bản và Bộ Tư pháp Việt Nam), Hà Nội. 31. Taro Morinaga (2006), Báo cáo kết quả tọa đàm về Luật Bồi thường nhà nước ngày 28, 29 tháng 4 năm 2006 (phần trình bày của ông Morinaga, chuyên gia pháp lý dài hạn của Nhật Bản - trong khuôn khổ hợp tác giữa Dự án Jica, Nhật Bản và Bộ Tư pháp Việt Nam), Hà Nội. 32. Taro Morinaga (2006), Báo cáo kết quả tọa đàm về Luật Bồi thường nhà nước tháng 6 năm 2006 (phần trình bày của ông Morinaga, chuyên gia pháp lý dài hạn của Nhật Bản - trong khuôn khổ hợp tác giữa Dự án Jica, Nhật Bản và Bộ Tư pháp Việt Nam), Hà Nội. 33. Taro Morinaga (2006), Báo cáo kết quả tọa đàm về Luật Bồi thường nhà nước tháng 5 năm 2006 (phần trình bày của ông Morinaga, chuyên gia pháp lý dài hạn của Nhật Bản - trong khuôn khổ hợp tác giữa Dự án Jica, Nhật Bản và Bộ Tư pháp Việt Nam), Hà Nội. 34. Taro Morinaga (2006), Bồi thường nhà nước tại Nhật Bản, Hội thảo “Pháp luật và chính sách về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước”, Văn phòng Quốc hội. 35. Thông tư liên tịch số 01/2004/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC-BTP-BQP về hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị quyết số 388/2003/NQ- UBTVQH11 về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra. 36. Nguyễn Thanh Tịnh (2006), “Bàn về sự cần thiết quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước tại Việt Nam”, Tạp chí dân chủ và pháp luật. 37. Nguyễn Trọng Tỵ (2006), “Suy nghĩ về Nghị quyết số 388”, Tạp chí dân chủ và pháp luật. 38. Đặng Thanh Tùng (2006), Thực trạng pháp luật về bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức trong bộ máy hành chính gây ra và hướng hoàn thiện, Hội thảo “Pháp luật và chính sách về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước”, Văn phòng Quốc hội. 39. Trần Văn Trung (2006), Thực tiễn áp dụng Nghị quyết số 388 về bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong tố tụng hình sự của ngành kiểm sát và một số kiến nghị, đề xuất, Hội thảo “Pháp luật và chính sách về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước”, Văn phòng Quốc hội. 40. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội. 41. Viện khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nhà xuất bản từ điển bách khoa, Nhà xuất bản tư pháp, Hà Nội. 42. Viện khoa học pháp lý (2001), “Bồi thường thiệt hại do bị bắt giữ, xét xử oan sai ở Việt Nam và một số nước trên thế giới”. Thông tin khoa học pháp lý, (Số 2). 43. Chu Thị Trang Vân (2006), “Giải pháp cho một dự án Luật về bồi thường oan, sai trong tư pháp hình sự”, Nghiên cứu lập pháp. 44. Nguyễn Thị Thu Vân (2008), “Chế định trách nhiệm bồi thường nhà nước trong pháp luật Cộng hòa Pháp”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số chuyên đề pháp luật bồi thường nhà nước. 45. Cao Đăng Vinh (2008), “Tìm hiểu pháp luật bồi thường nhà nước ở Canada”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số chuyên đề pháp luật bồi thường nhà nước. Nguyễn Như Ý (1998), Đại Từ Điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản văn hóa thông tin, Hà Nội. . sơ lược về sự hình thành chế định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước của một số nước trên thế giới và Việt Nam. Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Phân. pháp luật hiện hành của Việt Nam về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Trình bày, phân tích và so sánh một số chế định cơ bản trong pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước của một. một số quốc gia trên thế giới. Đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật của Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước Keywords .Luật Quốc tế; Pháp luật Việt Nam; Trách

Ngày đăng: 13/01/2015, 10:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan