bồi dưỡng năng lực tư duy phê phán cho học sinh trung học phổ thông miền núi thông qua dạy học đại số tổ hợp lớp 11

153 1.3K 14
bồi dưỡng năng lực tư duy phê phán cho học sinh trung học phổ thông miền núi thông qua dạy học đại số tổ hợp lớp 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

i LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, phòng Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Tây Bắc đã tạo điều kiện cho tác giả thực hiện luận văn này. Trong suốt thời gian qua, ngoài sự nỗ lực của bản thân, đề tài luận văn được hoàn thành với sự hướng dẫn chu đáo, tận tình của PGS.TS. Đặng Quang Việt và TS. Nguyễn Triệu Sơn. Luận văn còn có sự giúp đỡ về tài liệu và những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo thuộc chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán, Trường Đại học Tây Bắc. Tác giả xin trân trọng gửi tới các thầy cô lời cảm ơn chân thành và sâu sắc. Tác giả cũng xin cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo trong Tổ Toán – Tin của các trường: PTDT Nội trú Tỉnh Sơn La, THPT Thuận Châu, THPT Chiềng Sinh đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực nghiệm đề tài. Cuối cùng xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, những người đã luôn nhiệt giúp đỡ và động viên để tác giả có thêm nghị lực để hoàn thành luận văn này. Tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót cần được góp ý, sửa chữa. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và bạn đọc. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả luận văn Đỗ Hồng Điệp iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ GV Giáo viên ĐC Đối chứng ĐT Đối tượng HS Học sinh Nxb Nhà xuất bản PPDH Phương pháp dạy học PTDT Phổ thông dân tộc TDPP Tư duy phê phán THPT Trung học phổ thông TN Thực nghiệm SGK Sách giáo khoa iv DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Trang Bảng 1.1. Tổng hợp kết quả điều tra giáo viên …………………. Bảng 1.2. Tổng hợp kết quả điều tra giáo viên dạy Toán khi dạy học một số nội dung phần Đại số tổ hợp trong SGK Đại số và Giải tích 11 ………………………………………………………. Bảng 1.3. Tổng hợp kết quả điều tra học sinh về ý thức học tập môn Toán ……………………………………………………… Bảng 3.1. Thống kê kết quả bài kiểm tra 45 phút ………………. Bảng 3.2. Thống kê kết quả bài kiểm tra 15 phút ………………. Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả thực nghiệm sư phạm …………… Bảng 3.4. Tổng hợp phân loại kết quả các bài kiểm tra ………… Biểu đồ 3.1: Tổng hợp phân loại kết quả học tập ………………. Bảng 3.5. Bảng thống kê các tham số đặc trưng ……………… 21 22 23 93 93 95 95 96 97 v MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn …………………………………………………… Lời cam đoan ………………………………………………… Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng, biểu ……………………………………… Mục lục …………………………………………………………… MỞ ĐẦU ………………………………………………………… Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ……………… 1.1. Một số khái niệm cơ bản .…………………………………… 1.1.1. Năng lực 1.1.1.1 Khái niệm năng lực 1.1.1.2 Các mức độ của năng lực 1.1.1.3. Phân loại năng lực 1.1.1.4. Năng lực toán học 1.1.2. Tư duy 1.1.2.1. Khái niệm tư duy 1.1.2.2. Các thao tác của tư duy 1.1.2.3. Các loại hình tư duy và vai trò của chúng 1.1.3. Tư duy toán học 1.1.3.1. Khái niệm tư duy toán học 1.1.3.2. Hình thức tư duy toán học 1.1.3.3. Một số loại hình tư duy toán học 1.1.4. Năng lực tư duy . 1.1.5. Tư duy phê phán 1.1.5.1. Khái niệm tư duy phê phán 1.1.5.2. Nguyên tắc cơ bản của TDPP i ii iii iv v 1 6 6 6 6 8 8 8 10 10 10 11 12 12 12 13 14 15 15 16 vi 1.1.5.3. Dấu hiệu của năng lực TDPP trong toán học 1.2. Tìm hiểu chung về bồi dưỡng năng lực tư duy phê phán thông qua dạy học môn Toán 1.2.1. Nội dung chương trình về kiến thức Đại số tổ hợp trong SGK Đại số và Giải tích lớp 11 1.2.2. Một số thuận lợi và khó khăn của giáo viên và học sinh ở một số trường THPT khi dạy và học nội dung kiến thức đại số tổ hợp 1.2.2.1. Về phía giáo viên 1.2.2.2. Về phía học sinh 1.2.2.3. Một vài nguyên nhân 1.3. Kết luận Chương I Chƣơng 2. BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC TƢ DUY PHÊ PHÁN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG MIỀN NÚI THÔNG QUA DẠY HỌC ĐẠI SỐ TỔ HỢP LỚP 11 2.1. Những căn cứ để bồi dưỡng năng lực tư duy phê phán cho học sinh thông qua dạy học Toán 2.1.1. Căn cứ vào đặc điểm Toán học 2.1.2. Căn cứ vào yêu cầu đổi mới PPDH ………………………… 2.1.3. Căn cứ vào nội dung phần Đại số tổ hợp trong SGK Đại số và Giải tích 11 2.2. Định hướng bồi dưỡng năng lực TDPP khi dạy học Đại số tổ hợp 2.2.1. Bồi dưỡng kỹ năng xem xét và phân tích yêu cầu để tìm cách giải quyết bài toán 2.2.2. Bồi dưỡng các thao tác tư duy và kĩ năng đặt câu hỏi 2.3. Một số biện pháp sư phạm bồi dưỡng năng lực TDPP 2.3.1. Biện pháp 1: Bồi dưỡng cho học sinh biết suy xét, cân nhắc 17 18 18 20 20 22 24 24 26 26 26 26 26 27 27 27 28 vii liên hệ giữa tiền đề và mối quan hệ với các kết quả khi tìm hiểu một vấn đề hoặc tiến hành giải một dạng toán 2.3.2. Biện pháp 2: Bồi dưỡng cho học sinh có khả năng đề xuất những câu hỏi để đi tới lời giải bài toán 2.3.3. Biện pháp 3: Bồi dưỡng cho học sinh khả năng tìm kiếm những căn cứ trong các lập luận khi giải quyết vấn đề; đánh giá tính hợp lý của cách phát hiện, cách giải quyết vấn đề 2.3.4. Biện pháp 4: Bồi dưỡng cho học sinh khả năng sẵn sàng xem xét các ý kiến khác nhau, có thái độ hoài nghi tích cực, có khả năng xác định và vận dụng được các tiêu chí khác nhau để đánh giá các ý tưởng, các giải pháp, tranh luận để tìm ra giải pháp tốt nhất 2.3.5. Biện pháp 5: Bồi dưỡng cho học sinh khả năng nhận ra những thiếu sót, sai lầm trong những lập luận không đúng trong một lời giải 2.3.6. Biện pháp 6: Bồi dưỡng cho học sinh khả năng sửa chữa sai lầm khi lập luận để chứng minh hoặc giải toán 2.4. Kết luận Chương 2 Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm 3.2. Nội dung thực nghiệm 3.3. Tổ chức thực nghiệm 3.3.1. Công tác chuẩn bị 3.3.2. Tổ chức thực nghiệm 3.3.2.1. Tìm hiểu đối tượng thực nghiệm 3.3.2.2. Thiết kế chương trình thực nghiệm 3.3.3. Tiến hành thực nghiệm 3.3.3.1. Tiến hành soạn giáo án các giờ dạy 3.3.3.2. Tiến hành các giờ dạy 28 39 47 53 59 69 88 89 89 89 89 89 90 90 90 91 91 92 viii 3.3.3.3. Tiến hành kiểm tra 3.3.4. Kết quả các bài dạy thực nghiệm 3.3.5. Xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm 3.3.6. Phân tích các kết quả thực nghiệm sư phạm 3.3.6.1. Phân tích định tính kết quả 3.3.6.2. Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm giảng dạy 3.3.6.3. Nhận xét 3.4. Kết luận rút ra từ thực nghiệm KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC ………………………………………………………… 92 92 93 97 97 98 98 99 100 101 103 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nước ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, sự phát triển nhanh và mạnh của khoa học công nghệ, khoa học giáo dục đi cùng với nó chính là sự cạnh tranh quyết liệt giữa các quốc gia trên nhiều lĩnh vực mà bản chất chính là sự cạnh tranh về nguồn nhân lực. Hơn lúc nào hết, mỗi cá nhân đều phải đổi mới cách nghĩ và cách làm để việc dạy và học đạt kết quả tốt nhất. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI đã khẳng định vị trí quan trọng của ngành giáo dục trong thời kỳ hiện nay với mục tiêu: “ Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn ”. Đồng thời cũng xác định rõ nhiệm vụ, giải pháp thực hiện mục tiêu đó là: “ Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhận và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực ”. Theo quan niệm truyền thống của người Việt Nam, việc “tranh luận” về một vấn đề nào đó hoặc trình bày những quan điểm cá nhân khác với các suy nghĩ chung thường là không dễ dàng vì nó thường bị cho là “tranh cãi”; việc phê phán một quan điểm, một vấn đề nào đó thường bị hiểu nhầm là chê bai, coi thường; thêm vào đó là truyền thống “Tôn sư trọng đạo” những lề lối tư duy và hành động ấy đã ăn sâu vào nếp sống, nếp nghĩ của dân tộc, quy định cách thức mà hệ thống giáo dục của chúng ta đang vận hành. Nên hầu 2 như học sinh thường “ngại” hoặc “không dám” trình bày và bảo vệ những ý kiến, những quan điểm khác với giáo viên. Trong thời đại ngày nay, khi nhận thức của con người ngày càng được nâng cao hơn cùng với sự phát triển nhanh và mạnh của tất cả các lĩnh vực trong xã hội thì năng lực tư duy không còn giữ nguyên nghĩa nữa mà phát triển thành năng lực TDPP để chắt lọc những tinh hoa của nhân loại, phục vụ cho cuộc sống, cho cộng đồng và cho xã hội. Trong bối cảnh đổi mới giáo dục toàn cầu, Việt Nam cũng đang đứng trước một thách thức lớn đó là việc đổi mới sách giáo khoa phổ thông, đổi mới PPDH để phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh. Bên cạnh đó không thể bỏ qua được tính kế thừa và phát huy những thế mạnh sẵn có, vì vậy đây là lúc mà năng lực TDPP hơn lúc nào hết được thể hiện rõ nét và mạnh mẽ nhất. Tư duy phê phán là một mục tiêu quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực giảng dạy vì được ứng dụng trong việc phân tích logic hay tìm ra vấn đề tiềm ẩn bằng việc đưa ra các sáng kiến. Việc tranh luận là một công cụ hiệu quả để phát triển kỹ năng nhận xét của học sinh vì giáo viên nắm bắt được quá trình nhận thức và tạo ra các cơ hội tốt để nâng cao tầm hiểu biết của học sinh. Trong chương trình môn Toán ở trường THPT, nội dung phần Đại số tổ hợp của SGK Đại số và Giải tích lớp 11 là phần có nhiều kiến thức và bài tập thực tế, dễ khơi gợi được sự hứng thú trong học tập và phát triển được tư duy cho học sinh, quan trọng hơn nữa là các kiến thức này rất cần thiết khi học sinh tiếp tục học cao lên ở các bậc học cao hơn ở một số ngành học. Nội dung Đại số tổ hợp tương đối khó với cả người dạy và người học, sách giáo khoa và sách tham khảo chỉ giúp giáo viên hệ thống bài tập mà chưa đề cập nhiều đến phương pháp giảng dạy mang lại hiệu quả và chưa phát huy được tính tích cực của học sinh trong học tập. Có một số đề tài nghiên cứu về việc rèn luyện TDPP cho học sinh, sinh [...]... chức dạy học nội dung kiến thức Đại số tổ hợp 25 Chƣơng 2 BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC TƢ DUY PHÊ PHÁN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG MIỀN NÚI THÔNG QUA DẠY HỌC ĐẠI SỐ TỔ HỢP LỚP 11 2.1 Những căn cứ để bồi dƣỡng năng lực TDPP cho học sinh thông qua dạy học Toán 2.1.1 Căn cứ vào đặc điểm Toán học - Toán học là môn học có tính trừu tư ng rất cao - Toán học gắn với lí tư ng hóa - Toán học là sự trừu tư ng hóa... về tư duy, tư duy phê phán, năng lực, năng lực tư duy và năng lực tư duy phê phán Đã tiến hành khảo sát, điều tra thực tế tại một số trường THPT trong địa bàn Tỉnh Sơn La về thuận lợi và khó khăn trong việc bồi dưỡng năng lực TDPP của giáo viên và học sinh Những kết quả nghiên cứu, khảo sát đó sẽ là cơ sở để xây dựng, định hướng các biện pháp nhằm bồi dưỡng năng lực TDPP cho học sinh lớp 11 thông qua. .. trong dạy học các bộ môn và nhiều công trình nghiên cứu về môn Toán trong trường THPT, nhưng việc nghiên cứu bồi dưỡng năng lực TDPP cho học sinh thông qua dạy học phần Đại số tổ hợp trong SGK Đại số và Giải tích lớp 11 chưa nhiều Từ những lý do trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: Bồi dƣỡng năng lực tƣ duy phê phán cho học sinh Trung học phổ thông miền núi thông qua dạy học Đại số tổ hợp lớp 11 2 Lịch... hạn: năng lực toán học, năng lực văn học, năng lực hội họa, năng lực âm nhạc… Hai loại năng lực chung và năng lực riêng luôn bổ sung, hỗ trợ cho nhau 1.1.1.4 Năng lực toán học Theo V.A.KƠ-RU-TECXKI năng lực toán học được hiểu theo hai ý nghĩa, hai mức độ: Một là, theo ý nghĩa năng lực học tập (tái tạo) tức là năng lực đối với việc học toán, đối với việc nắm chương trình toán học ở trong trường phổ thông, ... hơn Tư duy trí tuệ có thể mở đường cho nhiều tư duy sáng tạo Giá trị của tư duy trí tuệ cũng có thể kết thúc nhưng thời gian thường kéo dài và có không ít sản phẩm của tư duy trí tuệ là tồn tại vĩnh cửu Một năng lực không kém phần quan trọng của tư duy đó chính là tư duy phê phán 1.1.5 Tƣ duy phê phán 1.1.5.1 Khái niệm tƣ duy phê phán Có thể tìm thấy rất nhiều cách định nghĩa về tư duy phê phán như: Tư. .. lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu Chương 2: Bồi dưỡng năng lực tư duy phê phán cho học sinh Trung học phổ thông miền núi thông qua dạy học Đại số tổ hợp lớp 11 Chương 3 : Thực nghiệm sư phạm 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Một số khái niệm cơ bản 1.1.1 Năng lực 1.1.1.1 Khái niệm năng lực Theo quan điểm của các nhà tâm lý học, năng lực là tổng hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân... phương án dạy học theo hướng bồi dưỡng năng lực TDPP cho học sinh 9 Những đóng góp của đề tài - Hệ thống cơ sở lý luận của dạy học môn toán về một số vấn đề: tư duy, năng lực, năng lực tư duy, TDPP và năng lực TDPP - Đề xuất biện pháp tổ chức dạy học một số phần của Đại số tổ hợp trong SGK Đại số và Giải tích 11 nhằm bồi dưỡng năng lực TDPP và góp phần nâng cao kết quả học tập cho học sinh 10 Cấu trúc... suất ở trường phổ thông, Luận văn thạc sĩ Lê Thị Thu Hương(2006), Rèn luyện tư duy phê phán cho học sinh thông qua dạy học hình học không gian lớp 11 – THPT, Tạp chí Giáo dục, Hà Nội Tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu sâu về bồi dưỡng năng lực TDPP trong dạy học phần Đại số tổ hợp ở SGK Đại số và Giải tích lớp 11 3 Mục đích nghiên cứu - Hệ thống cơ sở lý luận về năng lực, TDPP và năng lực TDPP -... sở lý luận của lý thuyết tư duy, quan điểm của lý thuyết TDPP và năng lực TDPP trong dạy học toán - Đề xuất một số biện pháp dạy học một số kiến thức Đại số tổ hợp trong SGK Đại số và Giải tích 11 nhằm bồi dưỡng năng lực tư TDPP cho học sinh - Thiết kế ba giáo án minh họa cho việc dạy học một số kiến thức về Đại số tổ hợp trong SGK Đại số và Giải tích 11 nhằm bồi dưỡng năng lực TDPP - Thực nghiệm sư... Khanh – Năng lực và đánh giá kết quả giáo dục theo năng lực trong chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015) Tóm lại chúng ta có thể hiểu về năng lực theo nghĩa chung nhất như sau: Năng lực là tổng hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động có kết quả cao * Năng lực của học sinh phổ thông - Năng lực của học sinh phổ thông không . 2. BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC TƢ DUY PHÊ PHÁN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG MIỀN NÚI THÔNG QUA DẠY HỌC ĐẠI SỐ TỔ HỢP LỚP 11 2.1. Những căn cứ để bồi dưỡng năng lực tư duy phê phán cho học sinh thông. tiễn của đề tài nghiên cứu Chương 2: Bồi dưỡng năng lực tư duy phê phán cho học sinh Trung học phổ thông miền núi thông qua dạy học Đại số tổ hợp lớp 11 Chương 3 : Thực nghiệm sư phạm . tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: Bồi dƣỡng năng lực tƣ duy phê phán cho học sinh Trung học phổ thông miền núi thông qua dạy học Đại số tổ hợp lớp 11 . 2. Lịch sử nghiên cứu Trong những năm

Ngày đăng: 12/01/2015, 14:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan