đa dạng hóa loại hình kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam

90 377 0
đa dạng hóa loại hình kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THU QUỲNH ĐA DẠNG HOÁ LOẠI HÌNH KINH DOANH NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH Hà Nội - 2009 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THU QUỲNH ĐA DẠNG HOÁ LOẠI HÌNH KINH DOANH NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Chuyên ngành: Mã số: 60 34 05 LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Trịnh Thị Hoa Mai Hà Nội - 2009 85 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 88 MỞ ĐẦU 1 I. Tính cấp thiết của đề tài 1 II. Tình hình nghiên cứu 2 III. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3 IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 V. Phương pháp nghiên cứu 5 VI. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn 5 VII. Bố cục của luận văn 6 Chương 1: Một số vấn đề chung về đa dạng hóa loại hình kinh doanh của Ngân hàng thương mại 7 1.1. Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại 7 1.1.1. Khái niệm năng lực cạnh của ngân hàng thương mại 7 1.1.2. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại 8 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại: 15 1.2. Đặc điểm loại hình kinh doanh của ngân hàng: 18 1.3.Đa dạng hóa loại hình kinh doanh và vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngân hàng trong bối cảnh hội nhập: 20 1.3.1. Khái niệm đa dạng hoá: 20 1.3.2. Lợi ích từ đa dạng hoá loại hình kinh doanh đối với Ngân hàng: 21 86 1.4. Kinh nghiệm quốc tế về đa dạng hoá loại hình kinh doanh để nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngân hàng thương mại: 24 1.4.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc: 24 1.4.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc 27 1.4.3. Một số bài học rút ra: 29 Chương 2: Thực trạng đa dạng hóa loại hình kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 32 2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 32 2.1.1. Cấu trúc mô hình tổ chức của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 32 2.1.2 Khái quát quá trình phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. 33 2.2. Thực trạng đa dạng hóa để nâng cao năng lực cạnh tranh kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 35 2.2.1. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng 35 2.2.2. Lĩnh vực tín dụng 38 2.2.3. Dịch vụ thanh toán: 43 2.2.3.1. Dịch vụ thanh toán trong nước 43 2.2.3.2. Dịch vụ thanh toán ngoài nước 46 2.4. Đánh giá chung 48 2.3.1. Những mặt mạnh 48 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân: 49 87 Chương 3: Giải pháp đa dạng hóa loại hình kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh ở Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 51 3.1. Môi trường kinh doanh mới của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam 51 3.2. Định hướng hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong giai đoạn tới 53 3.2.1. Định hướng chung 53 3.2.2. Định hướng đa dạng hoá loại hình kinh doanh 56 3.3. Một số giải pháp cơ bản 58 3.3.1. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính và sức cạnh tranh của các ngân hàng 58 3.3.2. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và đa dạng hoá loại hình kinh doanh 65 3.3.3. Nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng 75 KẾT LUẬN 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO 83 88 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Tiếng Việt Từ viết tắt Giải nghĩa NHĐT&PTVN Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam NHNN Ngân hàng Nhà nước NHNNg Ngân hàng nước ngoài NHTM Ngân hàng Thương mại NHTM CP Ngân hàng Thương mại cổ phần NHTM QD Ngân hàng Thương mại Quốc doanh TCTC Tổ chức tài chính TCTD Tổ chức tín dụng Tiếng Anh Từ viết tắt Giải nghĩa ATM Máy rút tiền tự động BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam FDI Vốn đầu tư trực tiếp GDP Tổng sản phẩm quốc nội IMF Quỹ tiền tệ quốc tế ODA Hỗ trợ phát triển chính thức PBOC Ngân hàng trung ương Trung Quốc WB Ngân hàng thế giới WTO Tổ chức Thương mại Thế giới 1 MỞ ĐẦU I. Tính cấp thiết của đề tài Nền kinh tế thế giới đang chuyển mình vận động theo xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế vì vậy đòi hỏi nước ta phải thực hiện đường lối đổi mới cho phù hợp với tiến trình phát triển chung của nhân loại. Trên quan điểm đó, Đảng và Nhà nước ta đang từng bước thực hiện triệt để đường lối đổi mới kinh tế theo xu hướng hội nhập. Hiện nay Việt Nam cũng đã trở thành thành viên chính thức của WTO từ năm 2007. Vì vậy, yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với Việt Nam hiện nay là phải nhận diện được những cơ hội cũng như thách thức trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng để kịp thời có những bước cải cách thích hợp nhằm hạn chế tối đa những rủi ro đối với nền kinh tế trong nước, cũng như đảm bảo để Việt Nam trở thành nước có vị thế trên trường quốc tế. Không nằm ngoài quỹ đạo chung, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã và đang không ngừng đổi mới để nâng cao sức cạnh tranh của mình trên thị trường và trở thành một trong những ngân hàng chủ lực trong lĩnh vực đầu tư và phát triển. Tuy nhiên, cho đến nay hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập. Các hoạt động của ngân hàng vẫn chủ yếu là hoạt động ngân hàng truyền thống, chưa đa dạng nên chưa đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của khách hàng. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập và cũng đã có những cam kết trong việc tham gia hội nhập của mình với các thể chế tài chính trong khu vực và quốc tế. Theo những cam kết đó các Ngân hàng thương mại đã có những lộ trình cụ thể để thực hiện và tuân theo. Tiến tới hội nhập Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam sẽ có những 2 thuận lợi, cơ hội để nâng cao vị thế của mình bên cạnh đó cũng gặp không ít những thách thức, khó khăn trong thời gian tới. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, việc triển khai nghiên cứu đề tài là thực sự cần thiết II. Tình hình nghiên cứu Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu và bài viết trên các tạp chí đề cập đến vấn đề phát triển dịch vụ ngân hàng Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. - Luận văn “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam” của tác giả Lê Thị Hồng Điều nghiên cứu về những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng thời gian qua tại BIDV, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng này được tốt hơn - Luận văn “Cơ chế quản lý vốn tập trung tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam”, tác giả Trương Võ Kim Ngân nghiên cứu và đưa ra những cơ sở lý luận về quản trị vốn tự có của các NHTM, quá trình triển khai ứng dụng cơ chế quản lý vốn tập trung tại BIDV, từ đó rút ra những thành tựu và tồn tại trong thực tiễn ứng dụng đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại BIDV - Luận văn “Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam trong quá trình hội nhập”, tác giả Thân Thị Vân đã nghiên cứu lý luận và thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh như: nâng cao năng lực tài chính, tăng vốn điều lệ 3 Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình và bài viết đề cập cụ thể, chi tiết đến vấn đề phát triển dịch vụ ngân hàng để nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO Do đó, với đề tài: “Đa dạng hóa loại hình kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam”, tác giả muốn đóng góp một cách nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về đa dạng hóa các loại hình dịch vụ ngân hàng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nhằm tăng vị thế, năng lực cạnh tranh của ngân hàng này trong quá trình hội nhập và phát triển. III. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu  Mục đích nghiên cứu: - Làm sáng tỏ lý luận cạnh tranh, tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP, những luận cứ khoa học về sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam góp phần phát triển kinh tế trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. - Làm rõ thực trạng về năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam và những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam.  Nhiệm vụ nghiên cứu: - Đánh giá những đóng góp cho nền kinh tế và những tồn tại trong năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam, đồng thời phân tích một số nguyên nhân của những tồn tại này và đưa ra những đề xuất để nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam, góp phần phát triển kinh tế trong thời kỳ hội nhập. 4 - Phân tích thực trạng kinh doanh của các loại hình dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, từ đó đưa ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân cơ bản về vai trò đóng góp của từng loại hình kinh doanh vào tăng trưởng của ngân hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng. - Đề xuất một số giải pháp nhằm đa dạng hóa các loại hình kinh doanh để nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: - Những lý luận cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của các NHTM về nhân lực, quản trị, tài chính, sản phẩm dịch vụ, công nghệ, uy tín thương hiệu và mạng lưới; những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các NHTM như môi trường vĩ mô mà các NHTM đang hoạt động. - Thực trạng kinh doanh của các loại hình dịch vụ (huy động vốn, tín dụng, thanh toán trong nước và nước ngoài) tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam để rút ra những điểm mạnh và hạn chế từ đó đề ra một số giải pháp nhằm đa dạng hóa các loại hình dịch vụ ngân hàng để nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. - Giải pháp và những kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Phạm vi thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu toàn bộ hệ thống Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam trên cơ sở một số lĩnh vực hoạt động [...]... cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chương 3: Giải pháp đa dạng hóa loại hình kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh ở Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong giai đoạn tới 7 Chương 1: Một số vấn đề chung về đa dạng hóa loại hình kinh doanh của Ngân hàng thương mại 1.1 Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại 1.1.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh của ngân. .. 1.2 Đặc điểm loại hình kinh doanh của ngân hàng: Có thể nói ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, loại hình kinh doanh của ngân hàng được thể hiện dưới dạng sản phẩm dịch vụ, nên mô 19 hình và phương thức kinh doanh của ngân hàng cũng có những đặc điểm và đặc thù riêng so với các loại hình doanh nghiệp khác Trên cơ sở những loại hình kinh doanh mà ngân hàng thực hiện, ngân hàng sẽ khai... năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đặc biệt là trong giai đoạn Việt Nam vừa gia nhập WTO VII Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương, bao gồm: Chương 1: Một số vấn đề chung về đa dạng hóa loại hình kinh doanh của Ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng đa dạng hóa loại hình kinh doanh nhằm nâng cao. .. nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại: Các đặc điểm trong hoạt động kinh doanh của một Ngân hàng thương mại thể hiện năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại đó, nhưng để phát huy năng lực cạnh tranh trên, Ngân hàng thương mại còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố từ bên ngoài, đó là: 1.1.3.1 Môi trường kinh doanh: Môi trường kinh doanh của Ngân hàng thương mại thể hiện... cả các đối tư ng trong nền kinh tế không chỉ để tăng thu nhập cho ngân hàng mà còn làm giảm bớt rủi ro trong kinh doanh 1.3.2 Lợi ích từ đa dạng hoá loại hình kinh doanh đối với Ngân hàng:  Đa dạng hoá giúp các Ngân hàng thương mại nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh: - Thứ nhất, đa dạng hoá giúp Ngân hàng thương mại phân tán và giảm rủi ro Một Ngân hàng thương mại kinh doanh dịch vụ đa dạng sẽ phân... tiêu của doanh nghiệp, đồng thời đạt được những mục tiêu của doanh nghiệp đặt ra Năng lực cạnh tranh có thể chia làm 3 cấp: - Năng lực cạnh tranh quốc gia: là năng lực của một nền kinh tế đạt được tăng trưởng bền vững, thu hút được đầu tư, đảm bảo ổn định kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân - Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: là khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh. .. cơ và thách thức của các NHTM Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 6 Phân tích đầy đủ và toàn diện hơn về các loại hình dịch vụ của ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, những kết quả đã đạt được cũng như là những hạn chế trong các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của ngân hàng này trong thời gian qua Đưa ra định hướng phát triển trên cơ sở đa dạng hóa mảng dịch vụ này nhằm nâng cao năng. .. định và khó xác định về chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng Vì vậy, các ngân hàng cần chú trọng nâng cao chất lượng quản trị nhân sự, áp dụng các biện pháp kiểm soát chất lượng dịch vụ 1.3 Đa dạng hóa loại hình kinh doanh và vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngân hàng trong bối cảnh hội nhập: 1.3.1 Khái niệm đa dạng hoá: Theo đại từ điển Kinh tế thị trường, đa dạng hoá kinh doanh là sách lược kinh. .. trong môi trường cạnh tranh trong và ngoài nước Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện qua hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, lợi nhuận và thị phần mà doanh nghiệp đó đạt được - Năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ: được đo bằng thị phần của sản phẩm dịch vụ thể hiện trên thị trường Khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ phụ thuộc vào lợi thế cạnh tranh của nó Nó dựa vào chất lượng,... chính là năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong tư ng lai Có một đội ngũ cán bộ thừa hành và nhân viên giỏi, có khả năng sáng tạo và thực thi chiến lược sẽ giúp ngân hàng hoạt động ổn định và phát triển bền vững Có thể khẳng định nguồn nhân lực đủ về số lượng và đầy đủ về chất lượng là một biểu hiện năng lực cạnh tranh cao của Ngân hàng thương mại 1.1.2.4 Năng lực công nghệ: Trong lĩnh vực ngân hàng thì . đa dạng hóa loại hình kinh doanh của Ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng đa dạng hóa loại hình kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. . quá trình phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. 33 2.2. Thực trạng đa dạng hóa để nâng cao năng lực cạnh tranh kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 35 2.2.1 của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 32 2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 32 2.1.1. Cấu trúc mô hình tổ chức của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Ngày đăng: 09/01/2015, 09:41

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

  • MỞ ĐẦU

  • 1.1. Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại

  • 1.1.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại

  • 1.2. Đặc điểm loại hình kinh doanh của ngân hàng:

  • 1.3.1. Khái niệm đa dạng hoá:

  • 1.3.2. Lợi ích từ đa dạng hoá loại hình kinh doanh đối với Ngân hàng:

  • 1.4.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc:

  • 1.4.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc

  • 1.4.3. Một số bài học rút ra:

  • 2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

  • 2.2.1. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng

  • 2.2.2. Lĩnh vực tín dụng

  • 2.2.3. Dịch vụ thanh toán:

  • 2.3. Đánh giá chung

  • 2.3.1. Những mặt mạnh

  • 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân:

  • 3.2.1. Định hướng chung

  • 3.2.2. Định hướng đa dạng hoá loại hình kinh doanh

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan