đánh giá đặc điểm ô nhiễm dư lượng chất diệt cỏ đioxin và khả năng phân hủy sinh học tại khu vực ô nhiễm tây sân bay biên hòa tỉnh đồng nai

99 666 2
đánh giá đặc điểm ô nhiễm dư lượng chất diệt cỏ đioxin và khả năng phân hủy sinh học tại khu vực ô nhiễm tây sân bay biên hòa tỉnh đồng nai

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Hà Nội - 2012 Phùng Khắc Huy Chú ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM Ô NHIỄM DƢ LƢỢNG CHẤT DIỆT CỎ/ĐIOXIN VÀ KHẢ NĂNG PHÂN HỦY SINH HỌC TẠI KHU VỰC Ô NHIỄM TÂY SÂN BAY BIÊN HÒA TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Phùng Khắc Huy Chú ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM Ô NHIỄM DƢ LƢỢNG CHẤT DIỆT CỎ/DIOXIN VÀ KHẢ NĂNG PHÂN HỦY SINH HỌC TẠI KHU VỰCÔ NHIỄM TÂY SÂN BAY BIÊN HÒA TỈNH ĐỒNG NAI Chuyên ngành: Khoa học môi trường Mã số: 60 85 02 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS.NCVCC. Đặng Thị Cẩm Hà Hà Nội – 2012 MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các bảng biểu, hình vẽ Bảng ký hiệu các chữ viết tắt Trang MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1.Dioxin, đặc điểm tính chất của dioxin và các chất tƣơng tự 4 1.1.1. Các đặc điểm lý, hóa học của dioxin 4 1.1.1.1. Dioxin có độ bền cao 5 1.1.1.2. Dioxin ái mỡ và kỵ nước 6 1.1.1.3. Tính bền vững hoá học 6 1.1.1.4. Tính bền nhiệt 6 1.1.1.5. Thời gian bán huỷ của dioxin 7 1.1.2. Nguồn gốc và khối lượng dioxin do chiến tranh hoá học để lại ở Nam Việt Nam 8 1.1.3. Đặc điểm ô nhiễm dioxin ở sân bay Biên Hòa, Đà Nẵng và Phù Cát 8 1.1.3.1. Ô nhiễm chất diệt cỏ/dioxin ở sân bay Biên Hòa 8 1.1.3.2. Tình trạng ô nhiễm chất diệt cỏ/dioxin ở sân bay Đà Nẵng 9 1.1.3.3. Tình trạng ô nhiễm chất diệt cỏ/dioxin ở sân bay Phù Cát 11 1.2.Một số đặc tính của chất diệt cỏ 2,4-D và 2,4,5-T 16 1.3. Phân hủy sinh học chất diệt cỏ 2,4-D và 2,4,5-T 17 1.3.1. Phân hủy sinh học hiếu khí 2,4-D và 2,4,5-T 17 1.3.2. Các cụm gene tham gia phân hủy 2,4-D 18 1.3.3. Enzyme 2,4-dichlorophenoxyacetate/α-ketoglutarate dioxygenease 19 1.3.4. Các enzyme monooxygenease tham gia quá trình phân hủy chất diệt cỏ 2,4,5-T và 2,4-D 20 1.3.5. Các nghiên cứu về phân hủy sinh học 2,4-D và 2,4,5-T ở Việt Nam 22 1.4. Chuyển hóa, phân hủy sinh học dioxin và các chất tƣơng tự 24 1.4.1. Phân hủy hiếu khí sinh học dioxin và các hợp chất tương tự dioxin bởi vi khuẩn 24 1.4.1.1. Phân hủy hiếu khí sinh học dioxin và dibenzofuran không chứa clo 25 1.4.1.2. Phân hủy dioxin và dibenzofuran bởi oxy hóa kép vị trí bên 25 1.4.1.3. Phân hủy dioxin và các hợp chất tương tự dioxin bởi oxy hóa kép vị trí góc 26 1.4.1.4. Phân hủy sinh học các hợp chất dioxin và dibenzofuran chứa clo 28 1.4.1.5. Phân hủy các hợp chất dioxin chứa clo bởi enzyme cytochrome P- 450- monooxygenease 29 1.4.2. Nghiên cứu phân hủy sinh học chất diệt cỏ chứa dioxin ở Việt Nam 29 CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 34 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 34 2.2.1. Phân tích các đồng phân độc của dioxin 35 2.2.2. Phân tích hàm lượng mùn, thành phần cơ giới 35 2.2.3. Nghiên cứu đa dạng vi sinh vật trong đất 35 2.2.3.1. Lấy mẫu đất để tiến hành phân tích vi sinh vật 36 2.2.3.2. Phân lập vi khuẩn 36 2.2.3.3. Tách DNA tổng số mẫu đất nhiễm, mẫu bùn hồ và từ VSV nuôi cấy 36 2.2.3.4. Phương pháp nghiên cứu các đặc điểm hình thái vi sinh vật 36 2.2.3.5. Phân loại vi sinh vật bằng xác định trình tự gene 16S rRNA 37 2.2.3.6. Xác định trình tự đoạn gene tfdA mã hóa cho enzyme phân hủy 2,4-D 37 2.2.3.7. Xác định trình tự đoạn gene mã hóa enzyme dioxin dioxygenase 37 2.2.3.8. Định tính khả năng sử dụng chất diệt cỏ/dioxin của vi khuẩn 38 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm ô nhiễm khu vực Tây sân bay Biên Hòa 39 3.1.1. Sự phân bố hàm lượng đồng phân 2,3,7,8-TCDD trong đất tại khu vực Tây sân bay Biên Hoà 39 3.1.2. Sự phân bố hàm lượng mùn trong đất khu vực Tây sân bay Biên Hòa 43 3.1.3. Sự phân bố hàm lượng sét tại khu vực Tây sân bay Biên Hòa 44 3.2. Đặc điểm sinh học của một số chủng vi khuẩn phân lập từ đất ô nhiễm chất diệt cỏ/dioxin tại khu vực Tây sân bay Biên Hòa 46 3.2.1. Phân lập và xác định khả năng phân hủy chất diệt cỏ/dioxin của một số chủng vi khuẩn 46 3.2.1.1. Phân loại chủng vi khuẩn BHNA1 47 3.2.1.2. Phân loại chủng vi khuẩn BHNB1 49 3.2.2. Một số đặc điểm sinh học của các chủng vi khuẩn sử dụng chất diệt cỏ/dioxin và các chất tương tự 55 3.2.2.1. Sự tồn tại của các gene tfdA ở chủng BHNA1 55 3.2.2.2. Sự tồn tại của các gene tfdA ở chủng BHNB1 58 3.2.3. Sự tồn tại của gene dioxin dioxygenase ở chủng BHNB1 62 3.2.4. Định tính khả năng sử dụng các chất diệt cỏ/dioxin 65 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO 74 PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Một số tính chất của dioxin và furan Bảng 1.2. Đặc điểm thổ nhưỡng của sân bay Đà Nẵng Bảng 3.1. Hàm lượng đồng phân 2,3,7,8-TCDD, mùn, thành phần cơ giới tại các điểm nghiên cứu tại khu vực Tây sân bay Biên Hòa. Bảng 3.2. Một số đặc điểm hình thái khuẩn lạc của các vi khuẩn phân lập từ mẫu đất khu vực Tây sân bay Biên Hòa. Bảng 3.3. Diện tích pick của đồng phân 2,3,7,8-TCDD. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1. Các vị trí lấy mẫu nghiên cứu tại khu vực Tây sân bay Biên Hòa Hình 2.2. Quy trình tiến hành phân tích mẫu đất chứa dioxin. Hình 3.1. Biểu đồ sự phân bố của đồng phân dioxin 2,3,7,8-TCDD theo độ sâu. Hình 3.2. Biểu đồ sự phân bố hàm lượng đồng phân 2,3,7,8-TCDD ở cùng một độ sâu lấy mẫu. Hình 3.3. Biểu diễn hàm lượng đồng phân 2,3,7,8-TCDD tại các điểm lấy mẫu. Hình 3.4. Sơ đồ biến động hàm lượng mùn theo độ sâu tại khu vực Tây sân bay Biên Hòa. Hình 3.5. Sơ đồ biến động hàm lượng sét theo độ sâu tại khu vực nghiên cứu. Hình 3.6. Hình thái khuẩn lạc chủng BHNA1 Hình 3.7. Hình thái tế bào vi khuẩn BHNA1 dưới kính hiển vi điện tử quét JEOL Hình 3.8. Cây phát sinh chủng loại chủng BHNA1 Hình 3.9. Hình thái khuẩn lạc chủng BHNB1 Hình 3.10. Hình thái tế bào vi khuẩn BHNB1 dưới kính hiển vi điện tử quét JEOL. Hình 3.11. Cây phát sinh chủng loại chủng BHNB1. Hình 3.12. Sản phẩm PCR nhân đoạn gene tfdA với cặp mồi tfdAF và tfdAR của chủng BHNA1 Hình 3.13. Trình tự nucleotide đoạn gene mã hóa enzyme TfdA và trình tự aminoacide suy diễn nhân lên từ DNA chủng Pseudomonas sp.BHNA1. Hình 3.14. Cây phát sinh chủng loại gene tfdAcủa chủng BHNA1. Hình 3.15. Sản phẩm PCR nhân đoạn gene tfdA với cặp mồi tfdAF và tfdAR của chủng BHNB1. Hình 3.16. Cây phát sinh chủng loại gene tfdA của chủng BHNB1. Hình 3.17. Sản phẩm PCR nhân đoạn gene dioxin dioxygenase với cặp mồi DIOXY-F và DIOXY-R. Hình 3.18. Cây phát sinh chủng loại gene dioxin dioxygenase của chủng BHNB1. Hình 3.19. Phổ sắc ký khí khối phổ thể hiện khả năng loại bỏ đồng phân 2,3,7,8- TCDD bởi hai chủng vi khuẩn BHNA1 và BHNB1 BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT BH Sân bay Biên Hòa CDD Chất diệt cỏ chứa dioxin CDHH Chất độc hóa học DD Dibenzo-p-dioxin DBF Dibenzofuran ĐN Sân bay Đà Nẵng PC Sân bay Phù Cát PCB Polychlorinatedbiphenyl PCDD Polychlorinated dibenzo-p-dioxin PCDF Polychlorinated dibenzofuran ppm Parts per million (µg/kg) ppt Parts per trillion (ng/kg) 2,3,7,8-TCDD 2,3,7,8-tetrachlorodibenzo-p-dioxin 2,4-D 2,4-dichlorophenoxyacetic acid 2,4-DCP 2,4-dichlorophenol 2,4,5-T 2,4,5-trichlorophenoxyacetic acid 2,4,5-TCP 2,4,5-trichlorophenol đtg Đồng tác giả kb Kilo bazơ PAH Polycyclic Aromatic Hydrocacbon = hydrocacbon đa nhân PCR Polymerase Chain Reaction =phản ứng chuỗi trùng hợp TPCG Thành phần cơ giới VK Vi khuẩn VSV Vi sinh vật MỞ ĐẦU Trong chiến tranh ở Việt Nam, các chất diệt cỏ chứa dioxin (chất diệt cỏ/dioxin) được gọi với các tên khác nhau là chất độc hóa học, chất diệt cỏ, dioxin, chất da cam mà quân đội Mỹ sử dụng ở miền Nam Việt Nam bắt đầu từ ngày 10/8/1961 và kết thúc vào ngày 31/10/1971 đã gây ra thảm họa lớn cho môi trường và con người. Theo Young (2009) quân đội Mỹ đã rải tổng cộng 74.175.920 lít chất diệt cỏ, trong đó: chất da cam là 43.332.640 lít; chất xanh lá mạ, chất hồng, chất tím là 2.944.240 lít; chất trắng là 21.798.400 lít; chất xanh da trời là 6.100.640 lít [2]. Các chất diệt cỏ trên chứa dioxin (tetraclordibenzodioxin-TCDD) là tạp chất sinh ra trong quá trình sản xuất các chất diệt cỏ. Sân bay Biên Hòa là một trong số các căn cứ quân sự mà quân đội Mỹ sử dụng làm nơi lưu trữ, đóng nạp các chất trên để phục vụ các cuộc phun rải kéo dài và để lại sự ô nhiễm nặng nề cho đến ngày nay. Hiện tại có 4 khu vực ở sân bay này vẫn bị ô nhiễm chất diệt cỏ/dioxin. Khu 1 là khu chứa ở phía Nam sân bay nồng độ ô nhiễm cao nhất tới 5,8 triệu ppt, diện tích của khu vực này khoảng 4,7 ha; Khu 2 là nam sân bay diện tích ô nhiễm khoảng 1,0 ha, chiều sâu nhiễm 1 m, độ tồn lưu dioxin (2,3,7,8 TCDD) phân tích được tới 65.000 ppt. Khu 3 là khu vực ao - hồ thuộc cổng II sân bay, diện tích ô nhiễm hơn 2 ha và chủ yếu là trầm tích (bùn), nồng độ dioxin phân tích cao nhất ở khu vực này chỉ khoảng 2.200 ppt. Khu 4 là Tây sân bay, đây là khu vực mới được phát hiện (khu Pacer Ivy) [2]. Ảnh hưởng của chất diệt cỏ chứa dioxin đối với môi trường sinh thái và con người ở Việt Nam đã được nghiên cứu từ những năm 80 của thể kỷ trước với nhiều đề tài, dự án điều tra, đánh giá tác hại của chất diệt cỏ/dioxin. Đồng thời các nghiên cứu ở quy mô khác nhau đã nhằm vào việc tìm kiếm các công nghệ xử lý khử độc ô nhiễm môi trường mang tính khả thi. Từ nghiên cứu trong phòng thí nghiệm tới quy mô pilot hiện trường và thử nghiệm ở quy mô lớn tới hàng nghìn mét khối để xử lý khử độc đất hay trầm tích bị ô nhiễm đã được tiến hành. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ ở đối tượng là các “điểm nóng” với các khu vực bị ô nhiễm đã biết như đầu Bắc sân bay Đà Nẵng, khu vực Z1 sân bay Biên Hòa, còn những khu vực mới phát hiện trong thời gian gần đây thì chưa có nghiên cứu chi tiết kể cả điều tra cơ bản. Vì vậy cho đến nay chưa có giải pháp công nghệ để xử lý làm sạch khu vực Tây sân bay Biên Hòa. Chính vì vậy các nghiên cứu đã được tiến hành nhằm vào việc xác định khu vực ô nhiễm trong đó có đánh giá độ tồn lưu và khả năng xử lý bằng con đường sinh học. Các nhiệm vụ đầu tiên được đặt ra là đó là đánh giá một số tính chất của đất ô nhiễm và mức độ độc của dioxin theo độ sâu; nghiên cứu đa dạng vi sinh vật cũng như sự biểu hiện của các gene chức năng trong đất nhiễm chất diệt cỏ/dioxin; nghiên cứu khả năng khử clo sinh học các hợp chất ô nhiễm theo cơ chế oxy hóa cắt vòng, xúc tác hay loại khử clo, các quá trình biến đổi chất sử dụng chất diệt cỏ/dioxin như là nguồn carbon và năng lượng duy nhất hay theo cơ chế trao đổi chất. Một số nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về phân lập, đánh giá khả năng sử dụng các hợp chất độc cũng như gene tham giá quá trình phân hủy các chất độc đã được tiến hành [9,11,1,22,21,27,5,126,6,84,91]. Bên cạnh các nghiên cứu về đa dạng chủng loại, gene chức năng cùng một số nghiên cứu về lý, hóa và sinh học nhằm khử độc đất nhiễm đã được tiến hành trong đất tại các “điểm nóng” trong đó có sân bay Đà Nẵng, khu vực Z1 sân bay Biên Hòa. Trong các công nghệ có thể áp dụng cho xử lý môi trường nói chung và xử lý các hợp chất khó phân hủy nói riêng, đặc biệt là các chất diệt cỏ có chứa dioxin thì việc khử độc đất nhiễm bằng phân hủy sinh học (bioremediation) được quan tâm đặc biệt do giá thành thấp và thân thiện với môi trường. Cơ sở của phương pháp phân hủy sinh học trong điều kiện của Việt Nam là kích thích tập đoàn vi sinh vật bản địa để phân hủy chất ô nhiễm là hỗn hợp của chất diệt cỏ/dioxin và các chất ô nhiễm tạo ra trong đất sau quá trình phân hủy tự nhiên. Do vậy nghiên cứu đa dạng vi sinh vật và gene chức năng trong đất nhiễm là hết sức cần thiết. Đồng thời nghiên cứu khả năng phân hủy 2,3,7,8-TCDD là chất chiếm tỷ lệ 90 đến 99% tổng độ độc trong đất đã được đặt ra. Kết quả của các nghiên cứu cơ bản về quần xã vi sinh vật, các gene chức năng có mặt trong đất và bùn hồ nhiễm chất diệt cỏ chứa dioxin sẽ là cơ sở quyết định trong xây dựng quy trình công nghệ phù hợp để xử lý khử độc các điểm nóng ô nhiễm vẫn còn tồn tại cho đến nay. Trên cơ sở lý luận khoa học và nhu cầu cấp bách của việc khử độc làm sạch đất nhiễm tại các “điểm nóng” đã biết và các khu vực mới phát hiện thuộc các sân bay quân sự cũ, góp phần thực hiện Chương trình khắc phục hậu quả của chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh, đề tài “Đánh giá đặc điểm ô nhiễm dư lượng chất diệt cỏ/đioxin và khả năng phân hủy sinh học tại khu vực ô nhiễm Tây sân bay Biên Hòa tỉnh Đồng Nai” thực hiện với các mục đích và nội dung chính như sau:  Mục tiêu của đề tài Tìm hiểu mức độ ô nhiễm chất diệt cỏ/dioxin tại khu vực đầu phía Tây sân bay Biên Hòa tỉnh Đồng Nai, đánh giá khả năng phân hủy sinh học của vi sinh bản địa tại khu vực trong điều kiện phòng thí nghiệm.  Nội dung nghiên cứu - Khảo sát và phân tích hiện trạng, đặc điểm ô nhiễm dioxin tại khu vực đầu Tây sân bay Biên Hòa (chỉ số môi trường, địa hóa cơ bản như hàm lượng mùn, thành phần cơ giới, độ pH v.v. và mức độ ô nhiễm dioxin); - Đặc điểm sinh học của một số chủng vi khuẩn phân lập được từ khu vực nghiên cứu. - Xác định sự có mặt của 2 gene chức năng tfdA và dioxin dioxygenase tham gia phân hủy chất diệt cỏ/dioxin từ hai chủng vi khuẩn trên. - Nghiên cứu khả năng phân hủy chất diệt cỏ/dioxin của hai chủng vi khuẩn được phân lập từ khu vực nghiên cứu và phân loại định tên chúng; [...]... tính toán lại khối lượng các CĐHH chứa dioxin, đưa ra con số: 386 kg hay hơn 1000 kg 1.1.3 Đặc điểm ô nhiễm dioxin ở sân bay Biên Hòa, Đà Nẵng và Phù Cát 1.1.3.1 Ô nhiễm chất diệt cỏ/ dioxin ở sân bay Biên Hòa Tại sân bay Biên Hòa các khu vực đã được khảo sát và mức độ ô nhiễm chất diệt cỏ/ dioxin ở mức độ khác nhau bao gồm: Khu vực Nam của sân bay (khu A); Khu vực Pacer Ivy nằm ở Tây của đường băng... phía Tây sân bay là tương đối cao, tuy nhiên chưa có nghiên cứu cụ thể nào về đặc điểm ô nhiễm ở khu vực Tây sân bay cũng như các yếu tố thành phần cơ giới (hàm lượng sét, cát) và hàm lượng mùn đó là các yếu tố chính ảnh hưởng tới sự phân bố cũng như sự di chuyển của dioxin trong đất tại khu vực này - Sân bay Đà Nẵng có 3 khu vực đánh giá mức độ ô nhiễm Tại đầu Bắc sân bay Đà Nẵng (khu vực pha trộn và. .. vực ô nhiễm mới tại sân bay Biên Hòa Căn cứ vào đặc điểm địa hình, địa chất của khu vực này rất gần sông Đồng Nai (khoảng 1km) mực nước mặt thấp, gần khu dân cư bên ngoài sân bay nên có khả năng phạm vi gây ảnh hưởng lớn tới môi trường Do đó chúng tôi xác định cần phải nghiên cứu cụ thể đặc điểm và mức độ ô nhiễm tại khu vực này để làm cơ sở khoa học cho các công tác nghiên cứu sau này 1.2.Một số đặc. .. giới nhẹ, hàm lượng mùn ít, khả năng trao đổi ion kém, không có khả năng lưu giữ nước và các chất hữu cơ, do vậy cùng với địa hình dốc, gồ ghề chỉ số dẻo thấp dễ dàng rửa trôi các chất độc khi có mưa hay nắng gió Từ tổng quan tài liệu về đặc điểm ô nhiễm tại 3 điểm nóng trên có thể rút ra một số nhận xét sau: - Sân bay Biên Hòa có 3 khu vực ô nhiễm chính là khu vực Z1, khu vực Nam và Tây sân bay Kết quả... về phân lập, định loại vi khu n và đánh giá khả năng sử dụng 2,4-D và 2,4,5-T và các gene chức năng tham gia vào các bước của con đường phân hủy dioxin và các chất ô nhiễm khác Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu sâu sắc về chủng loại cũng như các gene chức năng trong các chủng vi khu n cũng như sự đa dạng gene chức năng trong đất nhiễm chất diệt cỏ/ dioxin tại sân bay Biên Hòa 1.4 Chuyển hóa, phân hủy sinh. .. 94,9% [57] 1.1.3.3 Tình trạng ô nhiễm chất diệt cỏ/ dioxin ở sân bay Phù Cát Tại sân bay Phù Cát 7 khu vực đã lấy mẫu phân tích dioxin gồm: khu chứa, khu nạp, khu đệm, khu rửa, bể lắng lọc, các hồ trong sân bay (bao gồm hồ A, hồ B, hồ C) và khu vực phía Đông Nam đường băng (khu vực Bộ Quốc Phòng Mỹ cung cấp) a Khu chứa Khu chứa có diện tích khoảng 8.000 m2, trong đó sân bê tông là nơi chứa chính chiếm... tranh và tại đây có diễn ra các hoạt động tàng trữ, pha trộn, đóng nạp và thu hồi các chất diệt cỏ/ dioxin và các chất độc khác trong chiến tranh Khu vực Tây sân bay Biên Hòa là một trong các điểm đó Sau khi nhận được thông tin Việt Nam đã có các cuộc khảo sát cũng như xây dựng dự án để điều tra, đánh giá mức độ ô nhiễm tại các khu vực trên Sau khi khảo sát sơ bộ năm 2008 đã xác định đây là một khu vực ô. .. cứu, La Thị Thanh Phương và đtg (2005) đã xác định khả năng phân hủy 2,4,5-T của chủng vi khu n BDN15 được phân lập từ đất xử lý ô nhiễm ở sân bay Đà Nẵng, chủng vi khu n này có khả năng phân hủy 2,4,5-T với tốc độ 40µg/ngày ở điều kiện tĩnh [22] Khi nghiên cứu khả năng phân hủy chất độc của chủng nấm sợi FDN22 được phân lập từ đất xử lý ô nhiễm chất độc hóa học đã chứng minh khả năng loại bỏ 65% 2,4-D... các chất diệt cỏ/ dioxin đến các nhóm vi sinh vật đặc biệt là nấm và xạ khu n [84] Đặng Thị Cẩm Hà và đtg cũng có các nghiên cứu tương tự về số lượng và thành phần nhóm vi sinh vật trong các mẫu nước và đất nhiễm tại sân bay Đà Nẵng với các nhóm vi sinh vật tập trung nghiên cứu đó là vi sinh vật dư ng, vi nấm, xạ khu n, nấm men, vi khu n khử sulfat, vi khu n khử nitrat và vi khu n trên môi trường sinh. .. 2,4-D và 2,4,5-T ở Việt Nam, tuy nhiên chưa có nghiên cứu sâu về đa dạng vi sinh vật và gene tham gia phân hủy 2,4-D và 2,4,5T trong đất nhiễm chất diệt cỏ chứa dioxin tại điểm nóng” sân bay Biên Hòa Từ các kết quả đã được công bố và được tổng quan ở trên có thể rút ra một số các nhận xét sau: - Phân hủy sinh học 2,4-D và 2,4,5-T đã được nghiên cứu từ rất sớm ở trong và ngoài nước Chủ yếu các công bố . của chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh, đề tài Đánh giá đặc điểm ô nhiễm dư lượng chất diệt cỏ/ đioxin và khả năng phân hủy sinh học tại khu vực ô nhiễm Tây sân bay Biên Hòa tỉnh. ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM Ô NHIỄM DƢ LƢỢNG CHẤT DIỆT CỎ/DIOXIN VÀ KHẢ NĂNG PHÂN HỦY SINH HỌC TẠI KHU VỰCÔ NHIỄM TÂY SÂN BAY BIÊN HÒA TỈNH ĐỒNG NAI Chuyên ngành: Khoa học môi trường Mã số:. 3.2. Đặc điểm sinh học của một số chủng vi khu n phân lập từ đất ô nhiễm chất diệt cỏ/ dioxin tại khu vực Tây sân bay Biên Hòa 46 3.2.1. Phân lập và xác định khả năng phân hủy chất diệt cỏ/ dioxin

Ngày đăng: 08/01/2015, 12:56

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

  • BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT

  • MỞ ĐẦU

  • 1.1.Dioxin, đặc điểm tính chất của dioxin và các chất tương tự

  • 1.1.1. Các đặc điểm lý, hóa học của dioxin

  • 1.1.2. Nguồn gốc và khối lƣợng dioxin do chiến tranh hoá học để lại ở Nam Việt Nam

  • 1.1.3. Đặc điểm ô nhiễm dioxin ở sân bay Biên Hòa, Đà Nẵng và Phù Cát

  • 1.2.Một số đặc tính của chất diệt cỏ 2,4-D và 2,4,5-T

  • 1.3. Phân hủy sinh học chất diệt cỏ 2,4-D và 2,4,5-T

  • 1.3.1. Phân hủy sinh học hiếu khí 2,4-D và 2,4,5-T

  • 1.3.2. Các cụm gene tham gia phân hủy 2,4-D

  • 1.3.3. Enzyme 2,4-dichlorophenoxyacetate/α-ketoglutarate dioxygenease

  • 1.3.5. Các nghiên cứu về phân hủy sinh học 2,4-D và 2,4,5-T ở Việt Nam

  • 1.4. Chuyển hóa, phân hủy sinh học dioxin và các chất tương tự

  • 1.4.2. Nghiên cứu phân hủy sinh học chất diệt cỏ chứa dioxin ở Việt Nam

  • CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

  • 2.1. Đối tượng nghiên cứu

  • 2.2. Phương pháp nghiên cứu

  • 2.2.1. Phân tích các đồng phân độc của dioxin

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan