kiểm toán nội bộ của ngân hàng nhà nước việt nam

116 431 0
kiểm toán nội bộ của ngân hàng nhà nước việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ HẢI LIÊN KIỂM TOÁN NỘI BỘ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ HẢI LIÊN KIỂM TOÁN NỘI BỘ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế Mã số: 60 34 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐỖ HỮU TÙNG Hà Nội - 2014 MỤC LỤC Trang Danh mục các chữ viết tắt i Danh mục các bảng ii Danh mục các hình vẽ iii MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM 8 1.1. Lý luận chung về kiểm toán nội bộ 8 1.1.1. Hệ thống kiểm soát nội bộ và những hạn chế vốn có 8 1.1.2. Một số vấn đề cơ bản về kiểm toán nội bộ 14 1.2. Quản lý hoạt động kiểm toán nội bộ trong các tổ chức 26 1.2.1. Rủi ro trong hoạt động của các tổ chức 26 1.2.2. Tầm quan trọng của kiểm toán nội bộ đối với hoạt động của tổ chức 26 1.2.3. Nội dung và điều kiện cần thiết để quản lý hoạt động kiểm toán nội bộ có hiệu quả 28 1.3. Sự cần thiết của kiểm toán nội bộ đối với hoạt động của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam 29 1.3.1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trước yêu cầu hội nhập quốc tế 29 1.3.2. Đặc thù và rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 30 1.3.3. Yêu cầu quản lý hoạt động kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 31 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM 33 2.1. Khái quát về bộ máy tổ chức và cơ quan chuyên trách kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam 33 2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 33 2.1.2. Hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát tại Ngân hàng Nhà nước 36 2.1.3. Vụ Kiểm toán nội bộ - Cơ quan chuyên trách kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 39 2.2. Quản lý hoạt động kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam hiện nay 41 2.2.1. Tổ chức bộ máy và xây dựng hệ thống văn bản pháp quy, quy trình nghiệp vụ 41 2.2.2. Nhân sự cho hoạt động kiểm toán nội bộ 44 2.2.3. Nội dung quy trình nghiệp vụ và kết quả kiểm toán nội bộ 46 2.3. Hạn chế trong hoạt động kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam 64 2.3.1. Một số hạn chế cơ bản 64 2.3.2. Nguyên nhân 68 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM 71 3.1. Tham khảo mô hình kiểm toán Ngân hàng trung ƣơng một số nƣớc trên thế giới và kinh nghiệm đối với Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam 71 3.1.1. Mô hình kiểm toán Ngân hàng trung ương một số nước trên thế giới 71 3.1.2. Kinh nghiệm đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 79 3.2. Mục tiêu và định hƣớng nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam 82 3.2.1. Mục tiêu 82 3.2.2. Định hướng 83 3.3. Đề xuất giải pháp cải thiện việc quản lý hoạt động kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam 85 3.3.1. Rà soát, bổ sung chức năng nhiệm vụ và hoàn thiện tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ 85 3.3.2. Xây dựng, hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động kiểm toán nội bộ 92 3.3.3. Tăng cường thực hiện kiểm toán nội bộ dựa trên cơ sở rủi ro 97 3.3.4. Tăng cường kiểm soát chất lượng của tổ chức kiểm toán độc lập bên ngoài về chất lượng kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước 100 3.3.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công tác kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng Nhà nước 101 3.3.6. Các giải pháp hỗ trợ 102 3.3.7. Một số kiến nghị 104 KẾT LUẬN 106 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 108 i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 HT KSNB Hệ thống Kiểm soát nội bộ 2 KSNB Kiểm soát nội bộ 3 KTNB Kiểm toán nội bộ 4 NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc ii DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 1.1 Ma trận mối quan hệ giữa các loại rủi ro 30 2 Bảng 2.1 Bảng xếp hạng rủi ro tóm tắt các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam 52 3 Bảng 2.2 Ma trận đánh giá khả năng xảy ra một sự kiện 53 4 Bảng 2.3 Bảng tóm tắt cách tính điểm rủi ro đối với một hệ thống, quy trình, nghiệp vụ 56 5 Bảng 2.4 Mức rủi ro và tần suất kiểm toán đối với các hệ thống, quy trình, nghiệp vụ 57 6 Bảng 2.5 Thống kê số lƣợng các cuộc kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nƣớc giai đoạn 2009-2013 63 iii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ STT Hình Nội dung Trang 1 Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Vụ Kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam 41 2 Hình 2.2 Sơ đồ cơ cấu trình độ cán bộ làm công tác kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam 45 3 Hình 2.3 Sơ đồ cơ cấu ngạch Kiểm soát viên của cán bộ làm công tác kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam 45 4 Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức vụ Kiểm toán của Ngân hàng Liên bang Đức 73 5 Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức Kiểm toán nội bộ Ngân hàng trung ƣơng Pháp 75 6 Hình 3.3 Tổ chức kiểm toán Ngân hàng Trung ƣơng Hàn Quốc 77 7 Hình 3.4 Kiểm toán nội bộ Ngân hàng trung ƣơng Malaysia 78 8 Hình 3.5 Cơ cấu tổ chức vụ Kiểm toán nội bộ NHNN Việt Nam giai đoạn 2011-2015 89 9 Hình 3.6 Cơ cấu tổ chức vụ Kiểm toán nội bộ NHNN Việt Nam giai đoạn sau 2015 91 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong nền kinh tế thị trƣờng, hoạt động kiểm toán đã trở thành nhu cầu tất yếu đối với hoạt động của bất kỳ tổ chức kinh doanh nào cũng nhƣ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của tổ chức trong quá trình cạnh tranh và hội nhập. Kiểm toán là công cụ quản lý kinh tế ngày càng khẳng định vai trò, vị trí quan trọng trong hệ thống các công cụ quản lý của nền kinh tế quốc dân ở Việt Nam hiện nay. Nếu nền kinh tế đƣợc ví nhƣ một cơ thể sống thì Ngân hàng trung ƣơng đƣợc ví nhƣ "hệ tuần hoàn” điều tiết nhịp độ phát triển của cơ thể ấy. NHNN Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức năng Ngân hàng trung ƣơng của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trên chặng đƣờng tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế, hoạt động của NHNN với những bƣớc tiến tích cực, thực thi hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia, đảm bảo ổn định giá trị đồng tiền đã và đang là một trong những yếu tố quan trọng góp phần không nhỏ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Đứng trƣớc xu hƣớng hội nhập quốc tế về hoạt động ngân hàng đang diễn ra ngày càng sâu rộng, việc tiếp tục nâng cao chất lƣợng quản lý hoạt động NHNN, trong đó có hoạt động KTNB là một nhiệm vụ hết sức cần thiết. Bởi vì, hoàn thiện bộ máy, chức năng nhiệm vụ và điều chỉnh hoạt động của kiểm toán nội bộ hiện nay sẽ làm hạn chế tới mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra. Việc đầu tƣ vào phát triển một bộ phận KTNB chuyên nghiệp và quản lý có hiệu quả hoạt động KTNB là theo đúng xu thế quốc tế về xây dựng mô hình quản trị Ngân hàng nói chung và Ngân hàng trung ƣơng nói riêng theo hƣớng hiện đại. Với các chức năng, phạm vi hoạt động, cộng với tính chuyên nghiệp và độc lập cao, KTNB sẽ giúp đánh giá toàn bộ HT KSNB của Ngân hàng, nhằm đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống. Công ta ́ c KTNB thƣ ̣ c sƣ ̣ la ̀ công cu ̣ hƣ ̃ u hiê ̣ u giu ́ p Ban lãnh đ ạo NHNN Việt Nam đa ̉ m ba ̉ o thƣ ̣ c hiê ̣ n cân đối 3 mục tiêu: tăng trƣơ ̉ ng, hiê ̣ u qua ̉ va ̀ kiê ̉ m soa ́ t. Mặc dù còn gặp phải một số khó khăn nhất định nhƣng công tác KTNB của NHNN Việt nam trong những năm gần đây đã góp phần quan trọng đảm bảo hoạt động đúng hành lang pháp luật, an toàn, hiệu quả. Tìm ra những hạn chế và phƣơng án 2 giải quyết những vấn đề bất cập nhằm cải thiện việc quản lý hoạt động KTNB của NHNN Việt Nam là cơ sở để đƣa các quy định về KTNB trong Luật NHNN năm 2010 phát huy tác dụng. Nắm bắt đƣợc tầm quan trọng của công tác KTNB trong hoạt động NHNN Việt Nam, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam” để làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu  Trong nước: Đã có nhiều nghiên cứu trong nƣớc trên nhiều khía cạnh và lĩnh vực khác nhau về KTNB. Các nghiên cứu đã xem xét những vấn đề mang tính khái quát chung về KTNB hay đề cập đến tổ chức KTNB trong một đơn vị nhất định hay một ngành nhất định trong nền kinh tế. Về quản lý hoạt động KTNB trong ngành Ngân hàng, có một số đề tài nghiên cứu khoa học mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao. Đề tài luận án tiến sĩ «Hoàn thiện quá trình và tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam» (Vũ Thùy Linh, Học viện Tài chính, năm 2014) là một minh chứng điển hình. Đề tài đã khái quát hóa và làm rõ nội hàm KTNB trong các ngân hàng thƣơng mại, chỉ rõ mối quan hệ giữa hoạt động quản lý với KSNB và KTNB, đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng tới KTNB. Luận án phân tích sâu sắc lý luận về quá trình và tổ chức bộ máy KTNB ngân hàng thƣơng mại. Đây là những luận cứ khoa học tạo nền tảng lý luận để tác giả nghiên cứu thực tế và đề xuất các giải pháp có tính ứng dụng cao. Từ kết quả nghiên cứu về KTNB tại một số ngân hàng thƣơng mại trên thế giới, luận án đã rút ra bài học kinh nghiệm về KTNB có giá trị tham khảo tốt cho các ngân hàng Việt nam. Ba là, dựa trên kết quả khảo sát thực tế, tác giả đã chỉ ra sự thay đổi cấp bách trong mối quan hệ giữa hoạt động quản trị rủi ro của các ngân hàng hiện nay với công tác KTNB, mà ở đó KTNB đóng vai trò là lớp phòng vệ cuối cùng chịu trách nhiệm cung cấp thông tin cho bộ phận quản trị cấp cao của ngân hàng. Đây là điểm mới cơ bản của luận án đƣợc rút ra sau khi khảo sát thực trạng. Kết quả nghiên cứu này đã cung cấp những căn cứ thực tiễn để tác giả đề xuất các giải pháp hoàn thiện quá trình 3 và tổ chức bộ máy KTNB trong các ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc Việt Nam. Từ những định hƣớng phát triển hệ thống ngân hàng đến năm 2020, lý giải về sự cần thiết tiếp tục hoàn thiện KTNB trong các ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc, luận án đã đề xuất đồng bộ các giải pháp lớn để hoàn thiện quá trình và tổ chức bộ máy KTNB trong các ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc. Tác giả chỉ rõ: (1) hoàn thiện nội dung kiểm toán hoạt động, tập trung ƣu tiên đánh giá độc lập tính đầy đủ, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ; (2) hoàn thiện mô hình và cơ cấu tổ chức kiểm toán nội bộ; (3) hoàn thiện chức năng kiểm toán nội bộ hiện đại phù hợp với yêu cầu quản trị ngân hàng và bộ phận quản lý rủi ro; và (4) hoàn thiện phƣơng pháp và quy trình kiểm toán nội bộ dựa vào rủi ro. Đây là những điểm mới, riêng có của luận án. Các giải pháp đƣợc đề xuất phù hợp với yêu cầu đổi mới, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng nên có tính ứng dụng cao. Một số kiến nghị cụ thể đối với các cơ quan quản lý, NHNN, các Ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc và tổ chức KTNB trong các Ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc đã chỉ ra điều kiện quan trọng để hoàn thiện KTNB là thông qua hoàn thiện HT KSNB và hệ thống kế toán phù hợp với quy định của NHNN và thông lệ quốc tế hiện nay. Về hoạt động KTNB của NHNN Việt Nam, đã có một số đề tài nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp đề xuất để tăng cƣờng quản lý và nâng cao chất lƣợng kiểm toán nội bộ. Đặc biệt là đề tài: «Giải pháp nâng cao chất lượng kiểm soát, kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế về hoạt động Ngân hàng» (Lê Thái Nam, Vụ Kiểm toán nội bộ NHNN, năm 2010). Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là đƣa ra các giải pháp nâng cao chất lƣợng hoạt động kiểm soát, kiểm toán nội bộ NHNN Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập. Nội dung nghiên cứu của đề tài là xuất phát từ việc tìm hiểu mô hình KTNB Ngân hàng trung ƣơng của một số quốc gia trên thế giới, đánh giá về hoạt động kiểm soát và KTNB trong thời kỳ đổi mới tại NHNN Việt Nam để từ đó đề xuất các giải pháp cho việc xây dựng tổ chức, bộ máy, chính sách, các nghiệp vụ kiểm soát và KTNB tại NHNN Việt Nam. Nghiên cứu bằng lý luận và thực tiễn với các bƣớc phân tích, tổng hợp, so sánh các tổ chức bộ máy, chính sách KTNB Ngân hàng Trung ƣơng ở một số nƣớc, từ đó tác giả Lê Thái Nam đã rút ra kinh nghiệm có thể áp dụng vào thực tiễn Việt Nam; [...]... hoạt động kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam + Chƣơng 2: Thực trạng quản lý hoạt động kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam + Chƣơng 3: Một số giải pháp cải thiện việc quản lý hoạt động kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam 7 Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM 1.1 Lý luận chung về kiểm toán nội bộ 1.1.1... toán chuyên nghiệp tiến hành + Loại 2: Kiểm toán nội bộ (Internal Audit): Là loại kiểm toán do kiểm toán viên nội bộ của đơn vị thực hiện + Loại 3: kiểm toán Nhà nƣớc (State Audit): Là loại kiểm toán do cơ quan Kiểm toán Nhà nƣớc thực hiện * Khái niệm và bản chất của kiểm toán nội bộ: Theo IIA, Viện Kiểm toán Nội bộ, tổ chức nghề nghiệp dành cho kiểm toán viên nội bộ thành lập năm 1941 có trụ sở chính... quyền hạn, trách nhiệm của các tổ chức kiểm toán và kiểm toán viên, thừa nhận sự khách quan, độc lập của kiểm toán, chấp nhận giá trị pháp lý của các tài liệu có chữ ký của kiểm toán viên * Phân loại kiểm toán [17, tr 87-95]: - Phân loại kiểm toán theo chức năng: + Loại 1: Kiểm toán hoạt động (Operational Audit): Là loại kiểm toán để xem xét, đánh giá tính hiệu lực và hiệu quả của một đơn vị Tính hiệu... hành lang pháp lý, nâng cao chất lƣợng kiểm toán nội bộ trên cơ sở đánh giá rủi ro Đề tài cũng đề cập đến mối quan hệ giữa kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nƣớc với các tổ chức kiểm toán từ bên ngoài nhƣ Kiểm toán Nhà nƣớc và các tổ chức kiểm toán khác nhƣng không nghiên cứu hoàn chỉnh các tổ chức này 5 Phƣơng pháp nghiên cứu  Phương pháp phân tích: Phân tích nội dung tài liệu theo cấu trúc logíc... tế phát triển, kiểm toán báo cáo tài chính thƣờng do các tổ chức kiểm toán chuyên nghiệp thực hiện để phục vụ cho các nhà quản lý, các chủ đầu tƣ, chính phủ, các cơ quan thuế, các ngân hàng, các khách hàng khác có nhu cầu… - Phân loại kiểm toán theo chủ thể kiểm toán: + Loại 1: Kiểm toán độc lập (Independent Audit): Là loại kiểm toán do các kiểm toán viên độc lập thuộc các tổ chức kiểm toán chuyên nghiệp... mực về kiểm toán quốc tế và của Việt Nam Sau giai đoạn thực hiện kiểm toán là lập báo cáo kết quả kiểm toán Tuỳ thuộc vào loại hình kiểm toán, các báo cáo kiểm toán có thể khác nhau về nội dung, bản chất nhƣng trong mọi trƣờng hợp nó phải cung cấp cho ngƣời sử dụng về mức độ tƣơng quan giữa các thông tin đã kiểm toán với các chuẩn mực đã xây dựng Tuỳ thuộc vào các loại kiểm toán và các cuộc kiểm toán, ... mật Nhà nƣớc và bí mật của tổ chức đƣợc kiểm toán; - Không gây cản trở hoạt động bình thƣờng của tổ chức đƣợc kiểm toán; - Đƣợc tiếp cận mọi hồ sơ, tài liệu của đối tƣợng kiểm toán để thực hiện mục 19 tiêu kiểm toán 1.1.2.4 Nội dung quy trình nghiệp vụ chủ yếu Quy trình kiểm toán nội bộ nói chung trải qua các giai đoạn sau: - Giai đoạn 1: Đánh giá rủi ro và lập kế hoạch kiểm toán Bƣớc đầu tiên của. .. với kiểm toán bên ngoài về chƣơng trình, tài liệu kiểm toán, nội dung kiểm toán, báo cáo kiểm toán và việc sử dụng các phƣơng pháp, kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán Nếu KTNB cung cấp kết quả, tài liệu cho các cơ quan ngoại kiểm để xây dựng kế hoạch, chƣơng trình kiểm toán thì kiểm toán bên ngoài lại đánh giá chất lƣợng hoạt động của KTNB, xác định rủi ro để xây dựng chƣơng trình, nội dung kiểm toán. .. cho kiểm toán bên ngoài sử dụng, khai thác thông tin trong quá trình kiểm toán thì kiểm toán bên ngoài thông qua kết quả KTNB để quyết định lựa chọn phƣơng pháp, kỹ thuật thu thập bằng 28 chứng kiểm toán thích hợp Bởi vậy, tăng cƣờng kiểm soát chất lƣợng của tổ chức kiểm toán độc lập bên ngoài về chất lƣợng kiểm toán nội bộ là yếu tố quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động kiểm toán nội bộ. .. quả quản lý hoạt động kiểm toán nội bộ 1.3 Kiểm toán nội bộ đối với hoạt động của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam 1.3.1 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trước yêu cầu hội nhập quốc tế Kinh nghiệm quốc tế cho thấy hệ thống tài chính - ngân hàng cạnh tranh và mở cửa là những hệ thống hỗ trợ hiệu quả cho phát triển và tăng trƣởng kinh tế Cạnh tranh sẽ làm cho hệ thống ngân hàng vững mạnh, hiệu quả và lành mạnh hơn . động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 30 1.3.3. Yêu cầu quản lý hoạt động kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 31 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ CỦA NGÂN HÀNG. Nhà nước Việt Nam 33 2.1.2. Hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát tại Ngân hàng Nhà nước 36 2.1.3. Vụ Kiểm toán nội bộ - Cơ quan chuyên trách kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nước Việt. quản lý hoạt động kiểm toán nội bộ có hiệu quả 28 1.3. Sự cần thiết của kiểm toán nội bộ đối với hoạt động của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam 29 1.3.1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trước yêu cầu

Ngày đăng: 08/01/2015, 12:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan