xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản bằng phương pháp sinh học

70 1.2K 2
xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản bằng phương pháp sinh học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI  HOÀNG VĂN PHONG XỬ LÝ NƢỚC THẢI NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN BẰNG PHƢƠNG PHÁP SINH HỌC Chuyên ngành: Hoá môi trƣờng Mã số: 60.44.41 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NỘI – 2011 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN  HOÀNG VĂN PHONG XỬ LÝ NƢỚC THẢI NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN BẰNG PHƢƠNG PHÁP SINH HỌC Chuyên ngành: Hoá môi trường Mã số: 60.44.41 Luận văn Thạc sỹ khoa học Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Đình Bảng HÀ NỘI – 2011 i MỤC LỤC Lời cam đoan Error! Bookmark not defined. Lời cảm ơn! Error! Bookmark not defined. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iii DANH MỤC BẢNG iii DANH MỤC HÌNH iv ĐẶT VẤN ĐỀ Error! Bookmark not defined. CHƢƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1 1.1. Hiện trạng và nhu cầu thực tiễn 1 1.2. Một số đặc điểm sinh học cua biển (Scylla serrata) 2 1.3. Tình hình sản xuất giống cua 4 1.4. Những nghiên cứu về ảnh hƣởng của các yếu tố môi trƣờng đến sinh trƣởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cua 5 1.5. Tình hình sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thuỷ sản trên thế giới 10 1.5.1. Khái niệm về chế phẩm vi sinh và cơ chế tác dụng 10 1.5.2. Tình hình nghiên cứu sử dụng chế phẩm vi sinh trong NTTS 13 CHƢƠNG II. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17 2.1. Đối tƣợng, phạm vi, thời gian và địa điểm nghiên cứu 17 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu. 17 2.2.1.Phương pháp tiếp cận 17 2.2.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm 18 2.3. Sơ đồ các nội dung nghiên cứu. 23 2.4. Phƣơng pháp phân tích một số yếu tố môi trƣờng nƣớc: 24 2.4.1. Phương pháp phân tích N-NH 4 + 24 2.4.2. Phương pháp phân tích N-NO 2 - 25 2.4.3. Phương pháp phân tích N-NO 3 - 25 2.4.4. Phương pháp phân tích tổng Nitơ 26 2.4.5. Phương pháp xác định CODMn 27 2.4.6. Xác định chỉ số BOD 28 2.4.7. Phương pháp xác định độ kiềm 29 ii 2.5. Phƣơng pháp thu thập, phân tích và xử lý số liệu 31 CHƢƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 32 3.1. Đánh giá chất lƣợng nƣớc thải từ các trại sản xuất giống cua xanh tại Hải Phòng 32 3.2. Kết quả xử lý nƣớc thải bằng chế phẩm vi sinh 33 3.2.1. Biến động các yếu tố thuỷ lý 33 3.2.2. Kết quả xử lý chất hữu cơ trong nước thải bằng chế phẩm vi sinh 33 3.3. Nghiên cứu sử dụng chế phẩm vi sinh trong trại sản xuất giống cua xanh (Scylla serata) 39 3.3.1. Biến động các yếu tố môi trường thuỷ lý 39 3.3.2. Biến động amoni (NH 4 + ) và nitrite (NO 2 - ), nitrat (NO 3 - ) 40 3.3.3. Tỷ lệ sống của ấu trùng cua trong thí nghiệm 49 3.3.4. Tỷ lệ sống của Megalopa sang Cua bột 50 CHƢƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 53 4.1.Kết luận 53 4.2. Đề xuất 54 CHƢƠNG V. TÀI LIỆU THAM KHẢO 55 iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BOD Biological Oxygen Demand COD Chemical Oxygen Demand DO Disovel Oxygen TAN Total Amoni VSV Vi sinh vật Z Zoae Me Megalope CT Công thức TN Thí nghiệm DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Địa điểm thu mẫu nước thải 18 Bảng 2.2. Thành phần và công dụng chế phẩm Lymnozyme 19 Bảng 2.3: Bố trí thí nghiệm 20 Bảng 2.4. Lập đường chuẩn phân tích tổng Nitơ 27 Bảng 2.5. Lượng ức chế quá trình nitrat hoá 29 Bảng 3.1: Thông số chất lượng nước thải 32 Bảng 3.2: Biến động một số yếu tố môi trường trong bể thí nghiệm 33 Bảng 3.3: Kết quả phân tích NH 4 + (mg/l) 34 Bảng 3.4: Kết quả phân tích NO 2 - (mg/l) 35 Bảng 3.5: Kết quả phân tích NO 3 - (mg/l) 36 Bảng 3.6: Kết quả phân tích BOD 5 (mgO 2 /l) 37 Bảng 3.7: Kết quả phân tích COD (mg/l) 38 Bảng 3.8: Kết quả theo dõi biến động NO 2 - (mg/l) 40 Bảng 3.9: Kết quả theo dõi biến động NO 3 - (mg/l) 42 Bảng 3.10: Kết quả theo dõi biến động NH 4 + (mg/l) 43 Bảng 3.11: Kết quả theo dõi biến động N tổng số (mg/l) 44 Bảng 3.12: Kết quả theo dõi biến động BOD 5 (mgO 2 /l) 45 Bảng 3.13: Kết quả theo dõi biến động COD (mg/l) 47 Bảng 3.14. Môi trường nước hệ thống sản xuất cua giống 48 Bảng 3.15: Tỷ lệ sống của ấu trùng trong thí nghiệm 49 iv Bảng 3.16: Thời gian biến thái của ấu trùng cua biển 50 Bảng 3.17: Tỷ lệ sống từ ấu trùng Megalopas sang cua bột. 50 Bảng 3.18. Các thông số sản xuất (1 chu kỳ sản xuất giống) 51 Bảng 3.19. Chi phí sản xuất 51 Bảng 3.20. Tổng thu 52 Bảng 3.21. Doanh thu và hiệu quả kinh tế 52 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Sơ đồ bề mặt mô hình hệ thống bể lọc ngập nước 21 Hình 2.2: Sơ đồ mặt đứng mô hình hệ thống bể lọc ngập nước 21 Hình 2.3: Sơ đồ mặt đứng hệ thống hoàn lưu 21 Hình 2.4: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 23 Hình 3.1: Biến động hàm lượng NH 4 + trong 5 ngày thử nghiệm 34 Hình 3.3: Biến động hàm lượng NO 2 - trong 5 ngày thử nghiệm 35 Hình 3.4: Biến động hàm lượng NO 3 - trong 5 ngày thử nghiệm 36 Hình 3.5: Biến động hàm lượng BOD trong 12 ngày thử nghiệm 37 Hình 3.6: Biến động hàm lượng COD trong 5 ngày thử nghiệm 38 Hình 3.7: Biến động các yếu tố môi trường trong bể ương 39 Hình 3.8: Biến động hàm lượng NO 2 - trong bể ương 41 Hình 3.9: Biến động hàm lượng NO 3 - trong bể ương 41 Hình 3.10: Biến động hàm lượng NH 4 + trong bể ương 44 Hình 3.11: Biến động hàm lượng N tổng số trong bể ương 45 Hình 3.12: Biến động hàm lượng BOD 5 ở các bể thí nghiệm 46 Hình 3.13: Biến động hàm lượng COD theo tuần nuôi 47 Hình 3.14: Tỷ lệ sống qua mỗi giai đoạn của ấu trùng cua biển 49 Hình 3.15: Tỷ lệ sống qua mỗi giai đoạn của ấu trùng cua biển 50 1 CHƢƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Hiện trạng và nhu cầu thực tiễn Khoảng năm ngàn trại nuôi giống thủy sản đang hoạt động cung cấp trên 20 tỉ tôm giống và các loại giống nuôi khác cho nuôi trồng thủy sản hàng năm. Phần lớn các trạm nuôi giống sử dụng nước mặn hoặc nước lợ trong sản xuất giống (Lê Văn Cát và ctv, 2008) Hình thức nuôi phổ biến đang áp dụng hiện nay là thay nước nuôi hàng ngày với một tỉ lệ nhất định nào đó phụ thuộc vào loài nuôi và chế độ nuôi. Phần lớn nước nuôi được thải thẳng ra ngoài môi trường, không qua xử lý. Nước thải chứa thức ăn thừa, chất bài tiết, phân, vi khuẩn gây bệnh, kháng sinh. Các tạp chất trên có khả năng gây hại cho vực nhận nước: giảm chất lượng nước, gây tổn hại sinh cảnh, làm suy giảm đa dạng sinh học, nhiễm mặn đất, lan truyền bệnh, biến đổi gien của vi sinh do kháng sinh và đôi khi gây hiện tượng phú dưỡng cho vực nước nhận [Woolard, Irvine., 1995; Dahl và ctv., 1997; Furumai và ctv., 1998; Dincer AR và ctv., 2001] Vì lợi ích bảo vệ môi trường nói chung và ngành sản xuất nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững thì việc xử lý và tái sử dụng nước thải từ các trại nuôi giống là một trong những nhu cầu cần thiết. Ngoài ra, tái sử dụng nước nuôi hải sản còn mang lợi ích kinh tế nếu cơ sở nuôi cách xa nguồn nước cấp và cho các cơ sở bán đồ hải sản tươi sống tại các thành phố do giảm chi phí vận tải nước nuôi. Tái sử dụng nước nuôi thủy sản đã được phổ biến ở nhiều nước phát triển trên thế giới [Colt J. 2006; Timmons và ctv., 2002], trong khi đó phương thức sản xuất trên chưa được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam. Nước nuôi giống thủy sản nói riêng hoặc nuôi trồng thủy sản nói chung có mức độ ô nhiễm không quá nặng nề như các ngành sản xuất khác nhưng những chất ô nhiễm lại là chất gây độc trực tiếp cho loài nuôi với nồng độ rất thấp, điển hình nhất là amoniac, thành phần phân hủy từ chất thải. Xử lý nước thải vì vậy tập trung vào xử lý amoni, cụ thể là chuyển hóa chúng thành dạng nitrat thông qua quá trình nitrat hóa bằng con đường vi sinh vật [Woolard CR, Irvine RL .,1995; World Bank 2001; Vredenbregt và ctv., 1997; Dincer và ctv., 1999] So với các loại nước thải khác, tính chất đặc thù của nước nuôi thủy sản có nồng độ amoni thấp, độ muối 2 cao, thường chứa các chất ức chế (sử dụng trong khi nuôi, ví dụ kháng sinh) nhưng yêu cầu mức độ làm sạch rất cao nếu nhằm mục đích tái sử dụng. Các yếu tố trên ức chế rất mạnh đến hiệu quả hoạt động xử lý của vi sinh vật tự dưỡng (loại chuyển hóa amoni thành nitrat) vốn đã là chủng loại có tốc độ phát triển chậm [Hunik và ctv 1993; Catalan-Sakairi và ctv 1997]. Khó khăn khác khi sử dụng công nghệ sinh học trong xử lý nước nuôi là sản xuất theo thời vụ (vùng miền bắc), qui mô sản xuất nhỏ, chủng loại vật nuôi đa dạng ngay trong một cơ sở sản xuất. Những đặc điểm trên đây sẽ tác động đến hiệu quả sử dụng công nghệ xử lý nước thải, dẫn đến: chi phí xây dựng và vận hành hệ thống xử lý cao, khó ổn định. 1.2. Một số đặc điểm sinh học cua biển (Scylla serrata) Phân bố: Scylla serrata có sự phân bố rộng rãi nhất và là loài duy nhất cho đến nay được ghi nhận ở vùng biển Ấn Độ, Tây Thái Bình Dương, biển Đỏ, vịnh Rachard, Nam Phi, Đông và Tây Úc, biển Arafura, Darwin, Timor, Indonesia, biển Thái Bình Dương, Fiji, Solomon Island, New Coledonia, Philippines, Okinawa Japan, Đài Loan, biển Nam Trung Hoa, Singapore, Malaysia, Cambodia, Việt Nam (Keenan và ctv. 1998). Scylla serrata phân bố phổ biến ở vùng vĩ độ cao nơi có nhiệt độ thấp hơn vùng biển nước ta (Hoàng Đức Đạt. 1992). Tập tính sống của cua biển Trong giai đoạn ấu trùng Zoae, ấu trùng sống ở biển, đến giai đoạn Megalops chuyển vào sống ở vùng nước lợ. Ấu trùng trải qua nhiều giai đoạn lột xác biến thái thành cua con (2 – 3cm). Cua con sống trong những bãi rong ở rừng ngập mặn thuộc vùng hạ triều cho đến khi lớn hơn (7 – 13cm). Cua di chuyển tới các vùng quang đãng hơn, cua sống ở tầng đáy và di chuyển tới vùng triều để kiếm mồi. Khi trưởng thành, cua phát dục và giao vĩ đẻ trứng trong vùng nước lợ. Phôi phát triển nở ra ấu trùng ở vùng biển sâu (Keenan and A. Blackshaw (Editors), 1999.) Vòng đời phát triển của cua biển. Vòng đời cua biển trải qua nhiều giai đoạn khác nhau và mỗi giai đoạn có tập tính sống, cư trú khác nhau: 3 - Ấu trùng Zoae và Megalops: Sống trôi nổi và nhờ dòng nước đưa vào ven bờ biến thái thành cua con. - Cua con: Bắt đầu sống bò trên đáy và đào hang để sống hay chui rúc vào gốc cây, bụi rậm đồng thời với việc chuyển từ đời sống trong môi trường nước mặn sang nước lợ ở rừng ngập mặn, vùng cửa sông hay ngay cả vùng nước ngọt trong quá trình lớn lên. - Cua đến giai đoạn thành thục: Có tập tính di cư ra vùng nước mặn ven biển sinh sản. Cua có khả năng bò lên cạn và di chuyển rất xa. Đặc biệt, vào thời kỳ sinh sản, cua có khả năng vượt cả rào chắn để ra biển sinh sản. * Về độ muối: Ấu trùng Zoae thích hợp với độ muối từ 25‰ - 30‰, cua con và cua trưởng thành thích nghi và phát triển tốt trong phạm vi 2‰ - 38‰. Tuy nhiên, trong thời kỳ đẻ trứng đòi hỏi độ muối từ 22‰ - 32‰. * Về nhiệt độ, pH: cua biển là loài phân bố rộng, tuy nhiên nhiệt độ thích hợp nhất từ 25 0 C - 30 0 C. Cua chịu đựng pH từ 7.5 - 9.2 và thích hợp nhất là 8.2 - 8.8. Cua thích sống nơi nước chảy nhẹ, dòng chảy thích hợp nhất trong khoảng 0.06m/s - 1.6m/s (Keenan and A. Blackshaw (Editors), 1999). * Về sinh cảnh nơi cư trú: cua biển thích sống những nơi có nhiều thực vật thuỷ sinh, những vùng bán ngập, có bờ để đào hang, tìm nơi trú ẩn, nhất là thời kỳ lột xác. Vùng rừng ngập mặn cửa sông, ven biển là nơi có nhiều cua biển sinh sống (Keenan et al. 1999) Dinh dƣỡng Cua biển là loài giáp xác ăn tạp, ăn cả thực vật và động vật, động vật tìm thấy trong đáy bùn và có hiện tượng ăn thịt lẫn nhau khi thiếu thức ăn (Jayamanne, S. C. and Jinadasa, J., 1991). Tính ăn của cua biển biến đổi theo từng giai đoạn phát triển nhưng nhu cầu dinh dưỡng của chúng khá lớn. Giai đoạn ấu trùng Zoae, cua thích ăn thực vật và động vật phù du. Đến giai đoạn Megalops chúng ăn được thức ăn cỡ to hơn, giai đoạn này chúng có thể ăn thịt tôm, nhuyễn thể nghiền nát. Giai đoạn cua con chuyển dần sang ăn tạp như rong tảo, giáp xác nhuyễn thể cá hay ngay cả xác chết động vật. Giai đoạn trưởng thành cua ăn rong, tảo, cá, giáp xác, 4 nhuyễn thể và xác động vật chết. Trước và ngay sau khi lột xác cua ngừng ăn ((Jayamanne, S. C. and Jinadasa, J., 1991)) 1.3. Tình hình sản xuất giống cua Tình hình sản xuất giống cua thế giới Năm 1983, Heasman, M.P. và Fielder D.R. đã thử nghiệm cho cua đẻ ở phòng thí nghiệm và nuôi đại trà cua xanh (Scylla serrata) từ giai đoạn Zoea đến cua bột, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng: Cần duy trì chất lượng nước bằng hệ thống lọc nước tuần hoàn, nhiệt độ nước 27 0 C, độ mặn 30 ± 2‰, mật độ thức ăn từ 3 – 5con/l (Nauplius của Artemia) được coi là các điều kiện thích hợp trong quá trình ương nuôi ấu trùng. Với điều kiện này thì thời gian chuyển giai đoạn từ Zoea đến cua bột là 30 ngày, tỷ lệ sống giai đoạn Zoea đạt từ 1- 4% (Nguyễn Cơ Thạch 2000). Đến năm 2002, quy trình kỹ thuật sản xuất giống thành công nhưng tỷ lệ sống còn thấp. Tỷ lệ sống cao nhất từ giai đoạn Z 1 đến giai đoạn cua đầu tiên (C 1 ) cao nhất ở các thể tích nuôi nhỏ (<100 lit) là 1% (Ong, 1964), 4% (Duplesis, 1971), 15% (Marichamy và Rajapackiam 1992). Đối với quy mô lớn (0.1 – 1m 3 ), tỷ lệ sống trung bình từ Z 1 đến Megalopas Scylla serrata 3 – 5 ngày tuổi là 3% , và 24.3% đối với loài S. tranquebarica (Yunus,T, L. Ahmad, Rusdi, and D.Makatutu. 1994). Tình hình sản xuất giống cua ở Việt Nam. Để giải quyết vấn đề cua giống, Bộ khoa học công nghệ - Môi trường và Bộ thuỷ sản đã giao nhiệm vụ cho các Viện nghiên cứu triển khai nghiên cứu từ những năm 1980. Nhưng ở thời điểm đó các tác giả như Nguyễn Văn Chung, Scrome, Starobogator chủ yếu tập chung nghiên cứu về định loại loài và một số đặc điểm sinh học làm cơ sở cho những nghiên cứu sau này. Trong những năm đầu của thập kỷ 90, các tác giả như Hoàng Đức Đạt, Đoàn Văn Đẩu, Nguyễn Cơ Thạch đã tiến hành nghiên cứu các đặc điểm sinh học, sinh sản và sản xuất giống nhân tạo cua xanh nhưng kết quả còn hạn chế. [...]... quả của phương pháp sử lý sinh học  Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc xử lý nước trại giống bằng phương pháp vi sinh Phân tích hiệu quả của việc sử lý nước trại sản xuất giống cua bằng phương pháp vi sinh thông qua hạch toán chi phí sản xuất: tổng thu – tổng chi So sánh với một số phương pháp đang áp dụng hiện nay 2.2.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm  Đánh giá chất lƣợng nƣớc thải từ các trại sản xuất... phẩm vi sinh trong NTTS Cơ sở khoa học của việc sử dụng các chế phẩm vi sinh là tạo được sự cân bằng giữa sức khỏe của động vật nuôi tốt, môi trường được cải thiện và số lượng vi sinh gây bệnh được khống chế Nghiên cứu và ứng dụng các vi sinh vật có lợi để sản xuất các chế phẩm sinh học phục vụ nuôi trồng thủy sản mới chỉ được đề cập trong những năm cuối của thế kỷ XX, khi nuôi trồng thủy sản trở thành... và 5 9 1.5 Tình hình sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thuỷ sản trên thế giới Trong những năm gần đây, phong trào nuôi thủy sản đang phát triển mạnh theo hướng thâm canh, để bền vững đòi hỏi phải có giải pháp tốt trong quản lý ao và sinh vật nuôi Chế phẩm vi sinh được sử dụng khá nhiều hiện nay trong nghề nuôi thủy sản, nhất là trong sản xuất giống và nuôi thương phẩm tôm cua dù kết quả được... thuỷ sản nước lợ Trung tâm Quốc gia giống Hải sản miền Bắc trong hệ thống sản xuất giống nhân tạo cua xanh Địa điểm nghiên cứu: Trạm nghiên cứu Thủy sản Nước lợ Hải Thành – Dương Kinh – Hải Phòng Thời gian nghiên cứu: Tháng 4/2011 đến 9/2011 2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1 Phương pháp tiếp cận  Đánh giá chất lượng nước thải từ các trại sản xuất giống hải sản Thông qua thu mẫu nước thải từ các trại sản. .. giống hải sản khu vực Hải Phòng, tiến hành phân tích các thông số môi trường để đánh giá chất lượng nước thải  Thử nghiệm sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý nước thải trại sản xuất giống cua xanh trên bể kính Trên cơ sở phân tích tác dụng của các loại chế phẩm sinh học sử dụng trong trại sản xuất giống thuỷ sản, lựa chọn loại chế phẩm vi sinh phù hợp để thực nghiệm trong bể kính Đánh giá hiệu quả xử lý môi... nước trong toàn bộ chu kỳ sản xuất, so sánh với tiêu chuẩn ngành và các phương pháp khác  Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc xử lý nước trại giống bằng phương pháp vi sinh Chỉ tiêu này liên quan đến lợi nhuận của hai phương thức sản xuất giống cua sử dụng chế phẩm vi sinh, lọc tuần hoàn và đối chứng sử dụng hoá chất, thay nước định kỳ Tổng hợp đầy đủ các khoản chi phí đầu vào gồm chi phí cua mẹ, nước. .. BL Trại sản xuất giống hải sản Trung Hiếu – Đồ Sơn 18/4/2011 TH Trại sản xuất giống Thái Thiên – Dương Kinh 18/4/2011 TT + Bảo quản mẫu: Mẫu được bảo quản trong chai + Các chỉ tiêu phân tích: pH, S‰, t0, NH4+- N, NO2-, NO3-, BOD5, COD, Nts, Pts  Thí nghiệm xử lý nƣớc thải trại sản xuất giống hải sản bằng phƣơng pháp vi sinh trên quy mô bể kính - Địa điểm: Trạm Nghiên cứu nuôi trồng Thuỷ sản Nước lợ... dụng các kháng sinh Các sản phẩm sinh học hoạt động như một phần trong tổng thể quản lý hoạt động sản xuất giống và nuôi thương phẩm bền vững nhằm chống lại nguồn gây bệnh trong qui trình nuôi 16 CHƢƠNG II PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tƣợng, phạm vi, thời gian và địa điểm nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu - Nước thải từ trại sản xuất giống nhân tạo cua biển (Scylla serata) - Chế phẩm sinh học: chế phẩm... lọc sinh học Mật độ ấu 8 m3 dụng Chế độ thay nước Chế phẩm sinh học Thời gian thí nghiệm 50 con/l Artemia, thức ăn công Artemia, thức ăn công nghiệp nghiệp - Thay nước khi nước bị ô lọc sinh học, cấp vào bể nhiễm ương - Định kỳ thay 20%/ngày - Bổ sung lượng nước bốc ở giai đoạn Megalope và hơi vào bể lọc sinh học Thức ăn sử 70 con/l - Nước tuần hoàn qua hệ trùng Zoae 1 cua bột Cấp định kỳ vào bể lọc sinh. .. sinh học (5 ngày/lần) 45 ngày/đợt 45 ngày/đợt - Cấu tạo hệ thống bể lọc sinh học: gốm có bể lọc sinh học ngập nước, hệ thống hoàn lưu (1) Hệ thống bể lọc sinh học ngập nước - Cao trình đáy bể lọc thấp hơn bể ương nuôi bể được xây hình chữ nhật kéo dài và chia làm 4 ngăn (hình 1) Đường đi của nước, nước thải vào từ bề mặt chảy xuống đáy rồi từ đáy chuyển lên đỉnh bể lọc và sau đó được cấp vào bể nuôi . NỘI – 2011 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN  HOÀNG VĂN PHONG XỬ LÝ NƢỚC THẢI NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN BẰNG PHƢƠNG PHÁP SINH HỌC Chuyên. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI  HOÀNG VĂN PHONG XỬ LÝ NƢỚC THẢI NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN BẰNG PHƢƠNG PHÁP SINH HỌC Chuyên ngành: Hoá môi trƣờng. trại nuôi giống thủy sản đang hoạt động cung cấp trên 20 tỉ tôm giống và các loại giống nuôi khác cho nuôi trồng thủy sản hàng năm. Phần lớn các trạm nuôi giống sử dụng nước mặn hoặc nước lợ

Ngày đăng: 08/01/2015, 08:31

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

  • DANH MỤC BẢNG

  • DANH MỤC HÌNH

  • CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

  • 1.1. Hiện trạng và nhu cầu thực tiễn

  • 1.2. Một số đặc điểm sinh học cua biển (Scylla serrata)

  • 1.3. Tình hình sản xuất giống cua

  • 1.5.1. Khái niệm về chế phẩm vi sinh và cơ chế tác dụng

  • 1.5.2. Tình hình nghiên cứu sử dụng chế phẩm vi sinh trong NTTS

  • CHƯƠNG II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

  • 2.1. Đối tƣợng, phạm vi, thời gian và địa điểm nghiên cứu

  • 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.

  • 2.2.1. Phương pháp tiếp cận

  • 2.2.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm

  • 2.3. Sơ đồ các nội dung nghiên cứu.

  • 2.4. Phƣơng pháp phân tích một số yếu tố môi trƣờng nƣớc:

  • 2.4.4. Phương pháp phân tích tổng Nitơ

  • 2.4.5. Phương pháp xác định CODMn

  • 2.4.6. Xác định chỉ số BOD

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan