quản lý chất thải tại các khu, cụm công nghiệp ở thành phố vinh và các khu vực phụ cận

97 1K 5
quản lý chất thải tại các khu, cụm công nghiệp ở thành phố vinh và các khu vực phụ cận

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

i ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Phan Thị Hằng QUẢN LÝ CHẤT THẢI TẠI CÁC KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ VINH VÀ CÁC KHU VỰC PHỤ CẬN Chuyên ngành: Khoa học môi trường Mã số: 60.85.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS: Mai Trọng Thông Hà Nội – 2012 ii MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài 3 2.1. Mục đích nghiên cứu 3 2.2. Nhiệm vụ của đề tài 3 3. Giới hạn của đề tài 3 4. Cấu trúc luận văn 3 Chương 1 4 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN 4 1.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THÀNH PHỐ VINH 4 1.1.1. Đặc điểm tự nhiên 4 1.1.2. Tình hình phát triển kinh tế 10 1.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ VINH VÀ CÁC VÙNG PHỤ CẬN 13 1.2.1. Qui mô và tốc độ tăng trưởng công nghiệp 13 1.2.2. Cơ cấu ngành công nghiệp 14 1.2.3. Các hình thức tổ chức công nghiệp trong Thành phố Vinh 15 Chương 2 27 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27 2.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN 27 2.1.1. Một số khái niệm 27 2.1.2. Một số tiêu chuẩn đánh giá chất lượng môi trường 28 2.2. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU 32 2.2.1. Quan điểm hệ thống 32 2.2.2. Quan điểm lãnh thổ 33 2.2.3. Quan điểm tổng hợp 33 2.2.4. Quan điểm lịch sử 33 2.2.5. Quan điểm phát triển bền vững 34 iii 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34 2.4. NGUỒN SỐ LIỆU 35 Chương 3 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI TẠI CÁC KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP 37 3.1. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP 37 3.1.1. Hiện trạng chất lượng môi trường không khí 37 3.1.2. Hiện trạng chất lượng môi trường nước 47 3.1.3. Hiện trạng chất thải rắn 63 3.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ CHẤT THẢI TẠI CÁC KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ VINH 65 3.2.1. Thực trạng quản lý môi trường khu, cụm công nghiệp ở Việt Nam 65 3.2.2. Thực trạng quản lý môi trường tại các khu, cụm CN ở thành phố Vinh 68 3.3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BVMT VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI TẠI CÁC KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP 78 3.3.1. Các giải pháp liên quan đến chính sách, cơ chế, chế tài 79 3.3.2. Các giải pháp liên quan đến công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát môi trường 79 3.3.3. Các giải pháp liên quan đến xây dựng nguồn nhân lực 80 3.3.4. Các giải pháp tuyên truyền nâng cao ý thức BVMT 81 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO 85 iv DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Quy mô dân số và lao động TP.Vinh giai đoạn 2001 - 2020 10 Bảng 1.2: Cơ cấu ngành công nghiệp năm 2009 14 Bảng 1.3: Các dự án đầu tư trong KCN Bắc Vinh 16 Bảng 1.4: Các dự án đầu tư trong KCN Nam Cấm 19 Bảng 1.5: Tổng số lao động đang làm việc trong các KCN 20 Bảng 1.6: Giá trị sản xuất công nghiệp của các KCN (tỷ đồng) 21 Bảng 1.8: Các dự án lớn tại các cụm công nghiệp 24 Bảng 1.9: Một số điểm công nghiệp chính trong Thành phố Vinh 25 Bảng 2.1: Giá trị giới hạn của các thông số cơ bản trong không khí xung quanh 29 Bảng 2.2: Giá trị giới hạn của các thông số và nồng độ các chất trong nước mặt 29 Bảng 2.3: Giá trị giới hạn của các thông số chất lượng nước dưới đất 30 Bảng 2.4: Giá trị giới hạn của các thông số và nồng độ các chất trong nước thải sản xuất giấy và bột giấy 31 Bảng 2.5: Giá trị các thông số ô nhiễm cho phép trong nước thải sinh hoạt 31 Bảng 2.6: Giá trị các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp 31 Bảng 3.1: Chất lượng môi trường không khí tại một số nhà máy trong khu, cụm công nghiệp năm 2011 38 Bảng 3.2: Diễn biến chất lượng không khí xung quanh các khu, cụm CN 43 (2008-2010) 43 Bảng 3.3: Lưu lượng nước thải tại các KCN năm 2011 47 Bảng 3.4: Nước thải sản xuất tại các khu, cụm công nghiệp năm 2011 50 Bảng 3.5: Chất lượng nước thải sinh hoạt tại các khu, cụm công nghiệp năm 2011 52 Bảng 3.6: Chất lượng nước ngầm một số nhà máy trong KCN Nam Cấm 53 năm 2011 53 Bảng 3.7: Diễn biến chất lượng nước ngầm tại các khu, cụm công nghiệp từ 2008 – 2010 55 Bảng 3.8: Diễn biến chất lượng nước mặt các khu vực tiếp nhận nước thải (2008-2010) 58 Bảng 3.9: Tổng lượng chất thải rắn của các nhà máy trong KCN Bắc Vinh 63 Bảng 3.10: Tổng lượng chất thải rắn của các nhà máy trong KCN Nam Cấm 64 Bảng 3.11: Thực trạng công tác quản lý môi trường KCN Bắc Vinh 72 Bảng 3.12: Thực trạng công tác quản lý môi trường KCN Nam Cấm 73 Bảng 3.13: Tổng hợp về công tác quản lý chất thải của một số nhà máy trong các KCN tại thành phố Vinh 75 v DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Bản đồ hành chính thành phố Vinh 4 Hình 1.2: Sơ đồ khu công nghiệp Bắc Vinh 16 Hình 1.3: Mặt bằng tổng thể khu công nghiệp Nam Cấm 18 Hình 3.1: Diễn biến nồng độ khí SO2 tại các khu, cụm công nghiệp 45 Hình 3.2: Diễn biến nồng độ khí CO tại các khu, cụm công nghiệp 46 Hình 3.3: Diễn biến nồng độ khí NO 2 tại các khu, cụm công nghiệp 46 Hình 3.4: Diễn biến nồng độ bụi lơ lửng tại các khu, cụm công nghiệp 46 Hình 3.5: Diễn biến chất lượng nồng độ BOD5 tại các khu, cụm công nghiệp 57 Hình 3.6: Diễn biến chất lượng nồng độ COD tại các khu, cụm công nghiệp 57 Hình 3.7: Diễn biến chất lượng nồng độ NO2- tại các khu, cụm công nghiệp 59 Hình 3.8: Diễn biến chất lượng nồng độ NH4+ tại các khu, cụm công nghiệp 60 Hình 3.9: Diễn biến chất lượng nồng độ SS tại các khu, cụm công nghiệp 61 Hình 3.10: Diễn biến chất lượng nồng độ DO tại các khu, cụm công nghiệp 62 vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Ban quản lý: BQL Bảo vệ môi trường: BVMT Cam kết bảo vệ môi trường: CKBVMT Chất thải nguy hại: CTNH Chất thải rắn: CTR Chất lượng môi trường: CLMT Công ty: CT Công nghiệp: CN Cơ sở sản xuất: CSSX Cụm công nghiệp: CCN Đánh giá tác động môi trường: ĐTM Khu công nghiệp: KCN Khu kinh tế: KKT Một thành viên: MTV Nước thải sản xuất: NTSX Nhà máy: NM Ô nhiễm môi trường: ONMT Quy chuẩn Việt Nam: QCVN Quan trắc môi trường: QTMT Sản xuất công nghiệp: SXCN Thành phố: TP Tiểu thủ công nghiệp: TTCN Trách nhiệm hữu hạn: TNHH Tài nguyên và môi trường: TNMT Tiêu chuẩn cho phép: TCCP 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua ngành công nghiệp tỉnh Nghệ An đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, tăng trưởng ổn định, nhiều ngành và cơ sở sản xuất có khả năng cạnh tranh trên thị trường như: ximăng, mía đường, nông sản, thực phẩm, khai thác khoáng sản Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh năm 2009 đạt 14.829.008 triệu đồng (theo giá hiện hành), tăng 4,6 lần so với năm 2001 và tăng 1,7 lần so với năm 2005. Trong những năm qua, ngành công nghiệp Nghệ An liên tục giữ được đà tăng trưởng hai con số, và được coi là đầu tàu tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế của tỉnh. Giai đoạn 2001 – 2008, tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân đạt 24,7% cao hơn tốc độ tăng trưởng công nghiệp cả nước 8,8% (tốc độ tăng trưởng công nghiệp cả nước là 15,9%) và vùng Bắc Trung Bộ 9,3% (tốc độ tăng trưởng công nghiệp của vùng là 15,5%). Năm 2009 tốc độ tăng trưởng chỉ đạt khoảng 7%, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế. Đến năm 2010 tốc độ tăng trưởng công nghiệp được phục hồi và đạt 19,8%. Giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố Vinh tăng từ 1.352.426 triệu đồng năm 2005 lên 3.098.237 triệu đồng năm 2010 (theo giá so sánh 1994) chiếm 30,5% tỉ trọng công nghiệp của thành phố và 36,4% giá trị sản xuất công nghiệp của toàn tỉnh (theo giá hiện hành). Qui mô công nghiệp của thành phố Vinh đang có xu hướng ngày càng mở rộng thể hiện vai trò chủ đạo của ngành công nghiệp trong phát triển kinh tế cũng như khẳng định những thành quả của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong đường lối phát triển kinh tế của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp trung bình giai đoạn 2005 - 2010 của thành phố Vinh tương đối cao 19,97%. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng không ổn định qua các năm và có tương quan giống với biểu đồ tăng trưởng công nghiệp cả tỉnh. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp của Vinh có độ dốc rõ nét từ 39,5% (2005) xuống 12,1% (2006). Sự xuống dốc đột biến này có nguyên nhân tương tự như ngành công nghiệp của tỉnh. Năm 2006 là một năm đầy biến động với sự sắp xếp lại của nhiều doanh nghiệp, sự khó khăn về thị trường tiêu thụ cũng như những bất cập trong hoạt 2 động sản xuất. Và sau năm 2006, công nghiệp của thành phố có những dấu hiệu phục hồi, tốc độ tăng trưởng có xu hướng tăng nhanh và vẫn liên tục giữ ở hai con số (17,4% - 2008, 21,6% - 2009, 13,8% - 2010). Hiện nay, thành phố Vinh có diện tích tự nhiên 104,96 km 2 bằng 0,64% diện tích của tỉnh, dân số 30,15 vạn người, chiếm 10,3% dân số toàn tỉnh (năm 2010). Hiện tại trên địa bàn thành phố Vinh chỉ có 1 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động (KCN Bắc Vinh theo quy hoạch rộng 200ha, giai đoạn I rộng 60,16 ha nhưng do nằm trong khu dân cư nên không có khả năng mở rộng) và 4 CCN: Đông Vĩnh, Nghi Phú, Hưng Lộc, Hưng Đông. Trong đó CCN Hưng Đông có diện tích quy hoạch lớn nhất 39,51 ha, 3 CCN còn lại có diện tích nhỏ khoảng 10 ha trở xuống. Các khu công nghiệp nhỏ này đã được lấp đầy. Một số nhà máy lớn đang được xây dựng nhưng ở ngoài địa bàn thành phố như: Nhà máy Bia Sài Gòn (Hưng Nguyên – Nam Đàn), các nhà máy trong KCN Nam Cấm (Nghi Lộc). Nhiều năm gần đây, nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp với máy móc thiết bị cũ, không có hệ thống thu gom và xử lý chất thải, nằm xen kẽ các khu dân cư đã gây tác động đến môi trường không khí và nước ở thành phố Vinh. Thực hiện chủ trương xử lý các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm, tỉnh Nghệ An và thành phố Vinh đã có chủ trương xây dựng các khu, cụm công nghiệp tập trung để chuyển các cơ sở sản xuất (CSSX) ra khỏi thành phố. Tuy nhiên, phần lớn các khu, cụm công nghiệp đều xây dựng theo hình thức "cuốn chiếu", cơ sở hạ tầng và hạng mục xử lý chất thải, mương tiêu thoát nước đều được thực hiện sau hoặc chưa có làm cho vấn đề ô nhiễm môi trường tại các khu, cụm công nghiệp đang trở thành vấn đề bức xúc. Từ thực tiễn nêu trên, để đánh giá đầy đủ các hiện trạng về chất thải gây ô nhiễm môi trường và công tác quản lý (kiểm kê, thu gom, xử lý) chất thải sản xuất, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả trong việc quản lý chất thải tại các khu cụm công nghiệp ở thành phố Vinh và các khu vực phụ cận, học viên cao học đã chọn đề tài luận văn thạc sỹ “Quản lý chất thải tại các khu, cụm công nghiệp ở thành phố Vinh và các khu vực phụ cận”. 3 2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài 2.1. Mục đích nghiên cứu - Đánh giá hiện trạng chất thải các loại và thực trạng công tác quản lý chất thải tại các khu, cụm công nghiệp ở thành phố Vinh và các khu vực phụ cận. - Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong việc quản lý chất thải tại các khu, cụm công nghiệp ở thành phố Vinh và các khu vực phụ cận. 2.2. Nhiệm vụ của đề tài - Đánh giá hiện trạng chất thải các loại tại khu, cụm công nghiệp ở địa bàn nghiên cứu. - Đánh giá diễn biến của chất lượng môi trường không khí, môi trường nước tại các khu, cụm công nghiệp và các vùng phụ cận trong giai đoạn 2008 - 2010. - Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải tại khu vực nghiên cứu (thu gom, xử lý chất thải). - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải tại các khu, cụm công nghiệp tại địa bàn nghiên cứu. 3. Giới hạn của đề tài - Đối tượng: Các khí thải, chất thải lỏng, chất thải rắn phát sinh từ sản xuất và sinh hoạt tại các khu, cụm công nghiệp gây ảnh hưởng đến môi trường không khí, môi trường nước tại thành phố Vinh và các khu vực phụ cận. - Phạm vi nghiên cứu: Các khu công nghiệp: Bắc Vinh, Nam Cấm. Các cụm công nghiệp: Đông Vĩnh, Nghi Phú, Hưng Lộc. 4. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Đặc điểm tự nhiên, phát triển kinh tế và tình hình phát triển công nghiệp tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Đánh giá hiện trạng môi trường và công tác quản lý chất thải tại các khu, cụm công nghiệp tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 4 Chương 1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN 1.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THÀNH PHỐ VINH 1.1.1. Đặc điểm tự nhiên 1.1.1.1. Vị trí địa lý TP.Vinh là một trong hai đô thị lớn nhất vùng Bắc Trung Bộ có diện tích tự nhiên là 105,01 km 2 bao gồm 16 phường và 9 xã. Thành phố có tọa độ địa lý từ 18°38'50” đến 18°43’38” vĩ độ Bắc, từ 105°56’30” đến 105°49’50” kinh độ Đông. Vinh là thành phố nằm bên bờ sông Lam, phía Bắc giáp huyện Nghi Lộc, phía Nam và Đông Nam giáp huyện Nghi Xuân, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Hưng Nguyên. Vinh nằm trên trục đường quốc lộ 1A xuyên Việt và đường sắt Bắc - Nam, cách thủ đô Hà Nội 319 km về phía bắc, cách cố đô Huế 350 km, Đà Nẵng 472 km, TP. Hồ Chí Minh 1447 km về phía nam, cách thủ đô Viên Chăn (Lào) 400 km về phía Tây. Vinh là một trong những vị trí đầu mối giao thông quan trọng của cả nước. TP.Vinh nằm ở trung độ cả nước trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc - Nam, giữa hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh là hai trung tâm kinh tế - chính trị, văn hoá lớn nhất, phát triển nhất cả nước. Vinh là giao điểm của các tuyến giao thông Bắc Nam và Đông Tây. Về đường bộ trong vòng 250 - 500 km, từ Vinh có thể dễ dàng đến với Hà Nội, Đà Nẵng, Trung Lào, Viêng Chăn. Với 500 - 1000 km, Vinh cũng dễ dàng tiếp xúc với khu vực có năng lực sản xuất và lưu thông hàng hóa lớn như thành phố Hồ Chí Minh, vùng Đông Bắc Thái Lan, cửa khẩu giáp Trung Quốc. Về đường thủy, Vinh có cảng và đường hàng hải đến các nước trên thế giới. Ngoài vị trí trung độ của vùng Bắc Trung Bộ, Vinh chịu sự chi phối rất mạnh của Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, có những ảnh hưởng nhất định với vùng Trung Lào. Đây là một lợi thế rất quan trọng trong xu thế hội nhập hiện nay, tạo điều kiện thuận lợi cho Vinh giao lưu với các vùng trong cả nước và thế giới. [...]... Phòng thống kê thành phố Vinh 1.2.3 Các hình thức tổ chức công nghiệp trong Thành phố Vinh Ngoài các hình thức tổ chức công nghiệp đã có từ trước năm 2000 như: Dệt kim Hoàng thị Loan, cụm công nghiệp Bến Thuỷ, cụm công nghiệp Ga Vinh (là các khu vực tập trung công nghiệp) … Giai đoạn 2001 đến nay công nghiệp trên địa bàn chỉ phát triển thêm một số khu, cụm công nghiệp như: Khu công nghiệp Bắc Vinh, CCN Đông... Nguồn: [26] 1.2.3.3 Các điểm công nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp và cụm công nghiệp Thành phố Vinh hiện có 96 nhà máy, xí nghiệp và các cơ sở sản xuất công nghiệp bố trí tương đối độc lập trên địa bàn thành phố Trong đó, số cơ sở thuộc ngành sản xuất công nghiệp nặng có 11 cơ sở (chiếm 11,5%), công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có 40 cơ sở chiếm (41.5%), công nghiệp chế biến gỗ có 9 cơ sở (chiếm 9.2%),... 11 Thành phố Vinh hiện có 1 khu công nghiệp: KCN Bắc Vinh, và 4 cụm công nghiệp (khu tiểu thủ công nghiệp) : Nghi Phú, Hưng Lộc, Đông Vĩnh và Hưng Đông Tại vùng phụ cận thành phố có KCN Nam Cấm (thuộc địa phận huyện Nghi Lộc) KCN Bắc Vinh với diện tích 60,16 ha đến nay đã lấp đầy 62,9% với 16 dự án đang hoạt động Các CCN là địa điểm di dời của phần lớn các điểm công nghiệp đã được giải toả trong nội thành. .. canh: rau ở Hưng Đông, Đông Vĩnh; hoa, cây cảnh ở Nghi Ân, Nghi Liên; nuôi trồng thủy sản ở Hưng Hòa, Hưng Lộc Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 594 ha, với các loài nuôi đa dạng, có hiệu qủa kinh tế cao và mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản tại Hưng Chính, Nghi Kim và Nghi Liên[33] 1.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ VINH VÀ CÁC VÙNG PHỤ CẬN Thành phố Vinh là thành phố đa ngành,... trong 35 năm qua) và dự báo sẽ là 45 vạn người vào năm 2020 [11] Tốc độ đô thị hoá ở TP .Vinh đang tăng lên Các khu vực tập trung công nghiệp đã và đang được hình thành Đây là những điều kiện, động lực thu hút tập trung dân cư vào các đô thị và khu công nghiệp, là nhân tố đẩy nhanh quá trình đô thị hoá, đồng thời gây sức ép lên các vấn đề xã hội, môi trường trong khu vực đô thị và vùng lân cận Bảng 1.1:... dựng nhưng ở ngoài địa bàn thành phố như: Nhà máy Bia Sài Gòn (Hưng Nguyên - Nam Đàn), Các nhà máy trong khu Công nghiệp Nam Cấm (Nghi Lộc) 1.2.3.1 Khu công nghiệp tập trung Đến năm 2010, Nghệ An đã có 4 khu công nghiệp (KCN) được lập qui hoạch chi tiết: Bắc Vinh, Nam Cấm – thuộc khu kinh tế Đông Nam, Hoàng Mai, Đông Hồi Trong đó 3 khu công nghiệp đã được thành lập và đi vào sản xuất là KCN Bắc Vinh, KCN... cơ cấu Các ngành sản xuất khác như công nghiệp cơ khí, chế tạo, công nghiệp hóa chất có tỉ trọng còn rất khiêm tốn trong cơ cấu công nghiệp của trung tâm Tỉ trọng của các ngành công nghiệp chế biến còn lại chỉ chiếm khoảng 10,5% giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố Vinh Ngành công nghiệp điện, ga, nước chỉ đóng góp 0,3% giá trị sản xuất ngành công nghiệp [26] Bảng 1.2: Cơ cấu ngành công nghiệp. .. địa bàn thành phố đã hình thành 05 làng nghề hoa, cây cảnh tại các xã Nghi Liên, Nghi Ân Các loại hình dịch vụ đô thị được duy trì và phát triển, từng bước đi vào nề nếp ở các xã ngoại thành Kế hoạch sử dụng quỹ hỗ trợ khuyến khích và phát triển hợp tác xã, quỹ khuyến công được triển khai có hiệu quả Đề án phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ thành phố Vinh giai đoạn 2009 - 2015 đã được phê duyệt và đang... Nguồn: Sở Công nghiệp Nghệ An [21] Các điểm công nghiệp trong thành phố Vinh có một số những đặc điểm sau: - Hầu hết các nhà máy, xí nghiệp đều phân bố tương đối độc lập và tập trung ở một số phường như Trường Thi, Trung Đô, Lê Lợi với qui mô trung bình và nhỏ Mối liên kết giữa các cơ sở sản xuất khá lỏng lẻo Chỉ trừ những xí nghiệp nhánh nằm 25 trong một công ty, giữa các xí nghiệp này ít nhiều có sự phụ. .. tế 1.1.2.1 Dân cư và lao động Với sự phát triển mạnh các hoạt động kinh tế, đặc biệt là sự phát triển khá nhanh của các ngành công nghiệp và dịch vụ, Vinh đã trở thành nơi thu hút mạnh đối với dân cư và các nguồn lao động ở các vùng lân cận, đặc biệt là trong tỉnh Nghệ An Dân số của thành phố tăng khá nhanh Năm 1975 dân số thành phố mới chỉ 9,6 vạn người đến năm 2010 dân số thành phố đã lên đến 307,9 . việc quản lý chất thải tại các khu, cụm công nghiệp ở thành phố Vinh và các khu vực phụ cận. 2.2. Nhiệm vụ của đề tài - Đánh giá hiện trạng chất thải các loại tại khu, cụm công nghiệp ở địa bàn. trạng chất thải các loại và thực trạng công tác quản lý chất thải tại các khu, cụm công nghiệp ở thành phố Vinh và các khu vực phụ cận. - Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong việc quản. kê, thu gom, xử lý) chất thải sản xuất, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả trong việc quản lý chất thải tại các khu cụm công nghiệp ở thành phố Vinh và các khu vực phụ cận, học viên

Ngày đăng: 07/01/2015, 17:11

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC BẢNG BIỂU

  • DANH MỤC HÌNH VẼ

  • DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

  • MỞ ĐẦU

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài

  • 2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài

  • 2.1. Mục đích nghiên cứu

  • 2.2. Nhiệm vụ của đề tài

  • 3. Giới hạn của đề tài

  • 4. Cấu trúc luận văn

  • 1.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THÀNH PHỐ VINH

  • 1.1.1. Đặc điểm tự nhiên

  • 1.1.2. Tình hình phát triển kinh tế

  • 1.2.1. Qui mô và tốc độ tăng trưởng công nghiệp

  • 1.2.2. Cơ cấu ngành công nghiệp

  • 1.2.3. Các hình thức tổ chức công nghiệp trong Thành phố Vinh

  • 2.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN

  • 2.1.1. Một số khái niệm

  • 2.1.2. Một số tiêu chuẩn đánh giá chất lượng môi trường

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan