Bài tập thực hành hệ thống cấp nước

223 2.5K 3
Bài tập thực hành hệ thống cấp nước

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

131 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI TS. ĐOÀN THU HÀ, KS. NGUYỄN MẠNH TUÂN BÀI TẬP THỰC HÀNH HỆ THỐNG CẤP NƯỚC WRU NHÀ XUẤT BẢN XÂY DỰNG HÀ NỘI – 2007 132 MỤC LỤC Trang Mục lục 1 Lời nói đầu 3 Phương pháp thực hiện và tổ chức bài tập thực hành 4 Chương 1. Hệ thống phân phối nước và thiết bị 1.1. Các khái niệm cơ bản về Hệ thống cấp nước 1.1. 1. Nội dung cơ bản 1.1. 2. Bài tập thực hành 1.1. 3. Nghiên cứu điển hì nh 1.2. Quy hoạch và thiết kế tối ưu hệ thống phâ n phối nước 1.2.1. Nội dung cơ bản 1.2. 2. Bài tập thực hành 1.2. 3. Nghiên cứu điển hì nh 1.3. Độ tin cậy của hệ thống cấp nước 1.3. 1. Nội dung cơ bản 1.3. 2. Bài tập thực hành 1.3. 3. Mức độ quan trọng của các tuyến ống trên mạng lưới và ví dụ tính toán 1.3.4. Nghiên cứu điển hì nh 1.4. Cấu tạo của mạng lưới cấp nước 1.4. 1. Nội dung cơ bản 1.4. 2. Bài tập thực hành 1.4. 3. Giới thiệu hệ thống SCADA trong quản l ý hệ thống phân phối nước 1.4.4. Giới thiệu một số thiết bị, phụ tùng sử dụng trên mạng lưới đư ờng ống cấp nước. Chương 2. Quản lý cung cầu trong cấp nước 2.1. Tính toán, dự báo dân số và nhu cầu dùng nước 2.1. 1. Nội dung cơ bản 2.1. 2. Hình thức bài tập thực h ành 2.1.3. Bài tập cá nhâ n 2.1.4. Thảo luận nhóm 2.2. Quản lý cung cầu trong cấp nước 2.2. 1. Nội dung cơ bản 2.2. 2. Hình thức bài tập thực h ành 2.2.3. Thảo luận nhóm – Chủ đề 1 2.2.4. Thảo luận nhóm - Chủ đề 2 Chương 3. Chất lượng cấp nước 3.1. Các chỉ tiêu và đánh giá chất lượng cấp nước 3.1. 1. Nội dung cơ bản 3.1. 2. Bài tập thực hành 7 7 7 7 8 9 9 9 11 11 11 12 13 13 13 13 14 15 15 19 19 19 19 19 21 21 21 22 22 23 25 25 25 25 133 3.2. Đánh giá chỉ số thực hiện của ngành dịch vụ cấp nước đô thị - Sử dụng phần mềm SIGMA Lite 3.2.1. Nội dung cơ bản 3.2. 2. Bài tập thực hành 3.2. 3. Giới thiệu và hướng dẫn sử dụng chương trình Sigma Lite để đánh giá chỉ số thực hiện của dịch vụ cấp nước đô thị 3.3. Các quá trình biến đổi chất lượng nước trên hệ thống cấp nước, các mô hình chất lượng nước 3.3.1. Nội dung cơ bản 3.3. 2. Bài tập thực hành Chương 4. Mô hình hóa và thiết kế hệ thống phân phối nước 4.1. Giới thiệu và ứng dụng các m ô hình hệ thống phân phối nước 4.1.1. Nội dung cơ bản 4.1. 2. Bài tập thực hành 4.2. Lý thuyết lập m ô hình, mô phỏng và chỉnh lý mô hình, ứng dụng mô hình trong thiết kế hệ thống cấp nước 4.2.1. Nội dung cơ bản 4.2. 2. Bài tập thực hành 4. 3. Sử dụng phần mềm EPANET trong tính toán thiết kế hệ thống phân phối nước 4.3.1. Giới thiệu phần mềm E PANET 4.3.2. Trình tự các bước sử dụng Epanet 4.3. 3. Một số chú ý khi sử dụng c hương trình Epanet 4.3.4. Bài tập thực hành 4.3. 5. Nghiên cứu điển hì nh Chương 5. Nước va trong mạng lưới phân phối nước 5.1.1. Cơ sở lý thuyết về nước va và các công thức cơ bản tính toán nước va 5.1. 2. Nội dung cơ bản 5.1. 3. Công thức cơ bản tính toán nước va 5.2. Một số phương pháp và thiết bị chống va 5.2. 1. Nội dung cơ bản 5.2. 2. Bài tập thực hành Phụ lục Phụ lục 1 Mức độ quan trọng của các tuyến ống trên mạng lưới và ví dụ tính toán Phụ lục 2 Các xu hướng dùng nước và các phương pháp dự báo nhu cầu sử dụng nước Phụ lục 3 Quản lý theo nhu cầu trong cấp nước tại các nước đang phát triển Phụ lục 4 Công nghệ, thiết kế và sử dụng hệ thống thu nước mưa Phụ lục 5 Giới thiệu và hướng dẫn sử dụng chương trình Sigma Lite để đánh giá chỉ số thực hiện của dịch vụ cấp nước đô thị 26 26 26 27 27 27 27 29 29 29 29 30 30 31 38 38 40 41 43 46 47 47 47 47 52 52 52 55 55 60 75 87 92 134 Nghiên cứu điển hình Tính toán và thiết kế hệ thống cấp nước thị xã Hà Tĩnh Tài liệu tham khảo 103 149 LỜI NÓI ĐẦU 135 Tài liệu Bài tập thực hành Hệ thống cấp nước là tài liệu dùng cho giáo viên và học viên với mục đích hỗ trợ và bổ sung thêm cho tài liệu giảng dạy môn học Hệ thống cấp nước trong chương trình đào tạo cao học ngành Cấp thoát nước trường Đại học Thủy lợi. Tài liệu này được biên soạn trong khuôn khổ Dự án Hỗ trợ tăng cường năng lực cho Trường Đại học Thuỷ lợi, do Chí nh phủ Đan Mạch tài trợ (Dự án WaterSPS, MARD – DANIDA), với sự hỗ trợ của chuyên gia tư vấn quốc tế TS. Roger Chenevey và chuyên gia tư vấn trong nước, PGS. TS. Nguyễn Việt Anh (chương 1), PGS.TS. Nguyễn Văn Tín (Các chương 1,2,3,4,5), Bộ môn Cấp thoát nước, trường Đại học Xây dựng Hà Nội. Nội dung của cuốn Bài tập thực hành Hệ thống cấp nước góp phần giúp học viên hiểu rõ hơn về môn học, liên hệ các kiến thức đã học với thực tế, góp phần nâng cao khả năng chủ động và t ính tích cực của học viên trong quá trình học tập cũng như cho công tác sau khi kết thúc khóa học. Tài liệu gồm 5 chương: Chương 1. Hệ thống phân phối nước và thiết bị Chương 2. Quản lý cung - cầu trong cấp nước Chương 3. Chất lượng cấp nước Chương 4. Mô hình hoá và thiết kế hệ thống phân phối nước Chương 5. Nước va trong mạng lưới phân phối nước Trong mỗi chương có các bài tập thực hành: bài tập cá nhân, bài tập thực hành trên m áy tính, bài tập và thảo luận nhóm. Một số nội dung cơ bản, ví dụ tính toán và nghiên cứu điển hình cũng được giới thiệu trong tài liệu. Các bài tập thực hành được bố trí theo từng chương và có sự liên hệ chặt chẽ với giáo trình Hệ thống Cấp nước. Nguồn tài liệu tham khảo chính phục vụ cho môn học được cung cấp trong phần Tài liệu tham khảo. Phần lớn các tài liệu trên hiện đang có tại Thư viện trường Đại học Thuỷ lợi. Một số tài liệu có thể được truy cập và tải miễn phí qua Internet. Một điểm cần lưu ý các học viên là các tài liệu chuyên ngành đều thường xuyên được cập nhật, cũng như những kiến thức chuyên ngành của chúng ta luôn đổi mới, đòi hỏi người làm công tác chuyên môn phải luôn thích nghi và đáp ứng với sự đổi mới đó. Chúng tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành tới TS. Roger Cheveney, cố vấn trưởng tiểu hợp phần 1.3, đồng thời là chuyên gia tư vấn quốc tế, PGS. TS. Nguyễn Việt Anh và PGS. TS. Nguyễn Văn Tín, chuyên gia tư vấn trong nước đã tư vấn giúp đỡ trong quá trình lập đề cương và biên soạn tài liệu. Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những t hiếu sót, chúng tôi mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc. Mọi ý kiến xin gửi về: Bộ môn Cấp thoát nước, Trường Đại học Thủy lợi, 175, Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội 136 Các tác giả PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN VÀ TỔ CHỨC CÁC BÀI TẬP THỰC HÀNH 137 Các bài tập thực hành được tổ chức dưới các hình thức thảo luận nhóm, các bài tập cá nhân, bài tập thực hành trên máy tính, và tham quan thực địa. - Thảo luận nhóm: Thảo luận nhóm là một phương pháp tích cực giúp học viên tham gia vào quá trình giảng dạy và học tập trên lớp, khuyến khích thúc đẩy khả năng hợp tác giữa các thành viên trong nhóm, tăng cường khả năng suy nghĩ ở mức cao. Để đạt được hiệu quả, thảo luận nhóm yêu cầu phải rõ ràng về nội dung và mục tiêu thảo luận, nhiệm vụ của nhóm và của mỗi cá nhân trong nhóm, yêu cầu có kỹ năng tổ chức và quản lý thích hợp. Học viên được chia nhóm thảo luận, mỗi nhóm thường bao gồm 4 – 6 học viên. Mỗi nhóm cần được hướng dẫn để phân công người trưởng nhóm (điều hành thảo luận), người chuẩn bị báo cáo (từng phần) và người trình bày báo cáo (có thể là hơn 1 người). Mỗi học vi ên nên đóng vai trò là trưởng nhóm, chuẩn bị báo cáo hay trình bày báo cáo ít nhất 1 lần trong cả khoá học. Các thảo luận nhóm thường có thời gian tương đương 2 tiết học lý thuyết. Học viên được cung cấp các nội dung thảo luận, những ý kiến gợi ý, định hướng, phát triển kiến thức, hình thức cũng như thời gian chuẩn bị và trình bày, vv Tài liệu phục vụ cho thảo luận nhóm có thể cung cấp cho học viên trước buổi thảo luận nhóm . Học viên có thể lựa chọn (hoặc với sự gợi ý và thống nhất của giáo viên) hình thức trình bày: sử dụng máy chiếu Overhead projector, multimedia projector, các bảng biểu plakat, pano, poster hay diễn thuyết, vv Thời gian trình bày mỗi nhóm thường kéo dài từ 10 đến 15 phút, tiếp đến là những câu hỏi của giáo viên và các nhóm khác. Kỹ năng trình bày khi thảo luận rất quan trọng. Giáo viên có lưu ý học viên về phần này khi chuẩn bị, và được đá nh giá vào kết quả thảo luận nhóm. Giáo viên là người điều khiển cuộc thảo luận (facilitator), đảm bảo không khí sôi nổi, phát huy sự chủ động và sáng tạo của học viên, đồng thời định hướng buổi thảo luận đi đúng nội dung. Kết thúc buổi thảo luận, các nhóm sẽ tóm tắt những vấn đề đã thực hiện, những ý kiến đã thảo luận và và giáo viên đưa ra kết luận. Những nội dung này cần đư ợc ghi chép lại và phát cho học viên ngay sau đó. - Thảo luận nhóm mở rộng: Thảo luận nhóm mở rộng đòi hỏi nhiều thời gian hơn, cho phép học viên tìm hiểu kỹ, sâu hơn về một vấn đề, mở rộng được phạm vi kiến thức liên quan. Các chủ đề và sách tham khảo được cung cấp sớm, thường là 1-2 tuần, để nhóm học viên chuẩn bị. 138 Báo cáo chuẩn bị thảo luận của nhóm cần được gửi trước cho giáo viên, ít nhất trước khi thảo luận 3-4 ngày. Báo cáo không nên dày quá 15 trang (không kể phụ lục) và cũng không nên sơ sài quá. Cần lưu ý là báo cáo thảo luận phải là sản phẩm lao động của cả nhóm, và nên được cả nhóm đọc trước khi nộp. Học viên có thể sử dụng thư viện, internet, tham khảo ý kiến chuyên gia, tham quan khảo sát thực địa, vv để thu thập thêm thông tin, phục vụ ch o việc thảo luận nhóm. Tại buổi trình bày kết quả làm việc của nhóm thảo luận, mỗi nhóm cử ra 1 (hoặc hơn 1) người trình bày kết quả phần chuẩn bị của nhóm và trả lời các câu hỏi của giáo viên và các nhóm thảo luận khác. Kết thúc buổi thảo luận, các nhóm sẽ tóm tắt những vấn đề đã thực hiện, những ý kiến đã thảo luận và giáo viên đưa ra kết luận. N hững nội dung này cần được ghi chép lại và phát cho học viên ngay sau đó. - Bài tập nhóm kết hợp báo cáo thảo luận: Bài tập nhóm kết hợp báo cáo thảo luận là sự kết hợp giữa bài tập cá nhân, làm việc và thảo luận nhóm. Học viên được chia nhóm làm việc, các phần việc chuẩn bị báo cáo có thể làm việc cá nhân và theo nhóm. Báo cáo bài tập nhóm được chuẩn bị ngoài giờ học chính thức. Mỗi nhóm sẽ được giáo viên giao các nội dung cần tập trung báo c áo thảo luận. Khi từng nhóm báo cáo kết quả bài tập nhóm sẽ tập trung báo cáo vấn đề cần thảo luận được giao. Hình thức tổ chức báo cáo bài tập nhóm kết hợp thảo luận tương tự như tổ chức thảo luận nhóm mở rộng. - Bài tập cá nhân: Bài tập cá nhân có thể là các bài tập tính toán nhỏ hoặc những phần công việc liên quan đến kiến thức đang học. Bài tập cá nhâ n có thể là các phần tính toán phục vụ cho việc thực hiện nghiên cứu điển hình và có thể sử dụng trong thảo luận và làm việc nhóm. Bài tập cá nhân có thể làm tại lớp hoặc được chuẩn bị ở nhà. Học viên sẽ được cung cấp tài liệu, bao gồm: đề bài, mục tiêu của bài tập; các tài liệu phục vụ tính toán; phương pháp thực hiện, các phần mềm sử dụng; nội dung và kết quả cần đạt được; các câu hỏi phải trả lời; hình thức và cấu trúc của bá o cáo kết quả bài tập phải nộp; thời hạn nộp và tổng kết bài tập trên lớp; tài liệu tham khảo. Báo cáo bài tập cá nhân yêu cầu làm rõ mục tiêu của bài tập, phương pháp giải quyết vấn đề, kết quả đạt được, phân tích kết quả, nội dung và kiến thức thu nhận được. - Làm việc nhóm: Có thể chia lớp thành 4-6 nhóm , mỗi một nhóm chuẩn bị là một nghiên cứu điển hình trong suốt khóa học. Giáo viên hướng dẫn gợi ý, học viên đề xuất lựa chọn đề 139 tài, được sự đồng ý của giáo viên. Tài liệu do giáo viên cung cấp. Nếu học viên không lựa chọn được đề tài, giáo viên sẽ ấn định chủ đề. Trong làm việc nhóm có sử dụng các bài tập cá nhân và bài tập nhóm trong quá trình học. Báo cáo làm việc nhóm là báo cáo của một nghiên cứu điển hình sẽ được hoàn thành trước khi kết thúc khóa học. Mỗi báo cáo điển hình dài khoảng 30 - 50 trang. Bài tập nhóm được thực hiện theo phương thức làm việc nhóm. Các bài tập nhóm có thể được sử dụng phục vụ để hoà n thành một nghiên cứu điển hình. - Bài tập thực hành trên máy tính: Trong chương trình môn học Hệ thống cấp nước, học viên được giới thiệu một số phần mềm sử dụng trong tính toán thiết kế và đánh giá Hệ thống cấp nước. Để học viên có thể nhanh chóng tiếp cận và sử dụng được phần mềm, học viên sẽ được trực tiếp giới thiệu và sử dụng phần mềm trên m áy tính thông qua các bài tập hoặc ví dụ có sẵn, hoặc sau khi được giới thiệu về phần mềm, học viên sẽ thực hiện các bài tập thực hành trên máy tính. Học viên sẽ được cung cấp tài liệu trước buổi thực hành trên máy tính. Tài liệu gồm có: Mục đích, nội dung của bài tập; các thông tin dữ liệu sẽ sử dụng cho bài tập thực hành trên máy tính; phần mềm sẽ sử dụng; nội dung và kết quả yêu cầu đạt đư ợc; các câu hỏi phải trả lời; hình thức và cấu trúc báo cáo; thời hạn nộp báo cáo. Học viên sẽ thực hiện bài tập thực hành trên máy tính và nộp báo cáo cá nhân hoặc theo nhóm (2 đến 3 người). Báo cáo bài tập thực hành gồm có kết quả, phân tích kết quả, kết luận và kiến nghị. - Tham quan thực địa: Giúp học viên tiếp cận với thực tế theo phương phá p giáo dục trực quan, trong chương trình học môn học Hệ thống cấp nước, học viên được đi tham quan thực địa. Học viên được cung cấp mục đích, nội dung, yêu cầu trước khi đi tham quan. Học sinh phải quan sát, tham quan học tập theo mục đích và nội dung đã được giao. Kết thúc chuyến tham quan, học viên phải nộp báo cáo thu hoạch. Báo cáo thu hoạch có thể được kết hợp với báo cáo thu hoạch phần kiến t hức liên quan đến nội dung của chuyến tham quan thực địa. Giáo viên chấm và nhận xét về báo cáo tham quan. Tổng kết chuyến tham quan. - Nghiên cứu điển hình: Nghiên cứu điển hình được cung cấp và giới thiệu trong giờ học ở lớp. Nghiên cứu điển hình có thể là một hồ sơ dự án thực tế hoặc là một nghiên cứu gắn liền với thực tế. Có thể là một nghiên cứu tổng thể, nội dung lớn, có thể là một nghiên cứu nhỏ. Những kiến t hức lý thuyết hoặc các giải pháp, biện pháp kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu điển hình gắn liền với các kiến thức học viên được học. 140 Việc giới thiệu nghiên cứu điển hình trong chương trình học có những lợi ích sau: Giúp học viên tham gia vào bài học; Hoàn thiện kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng đưa ra quyết định trong những vấn đề liên quan đến thực tế; Phát triển khả năng tổng hợp các vấn đề và các số liệu thực tế; khả năng áp dụng lý thuyết trong các tình huống thực. Học viên sẽ được cung cấp tài liệu Nghiên cứu điển hình hoặc bản tóm tắt cùng các câu hỏi và các nội dung thảo luận liên quan. CHƯƠNG 1: HỆ THỐNG PHÂN PHỐI NƯỚC VÀ THIẾT BỊ [...]... bản về Hệ thống cấp nước 1.1.1 Nội dung cơ bản - Thành phần các công trình trong hệ thống cấp nước, chức năng và phạm vi áp dụng của từng loại công trình trong các loại hệ thống cấp nước khác nhau Phân loại hệ thống cấp nước, phạm vi áp dụng các sơ đồ hệ thống cấp nước - Cách lựa chọn tiêu chuẩn cấp nước cho các đối tượng dùng nước khác nhau Chế độ tiêu thụ nước của các đối tượng sử dụng nước Hệ số... lượng nước - Chức năng và phương pháp xác định dung tích bể chứa nước sạch, đài nước, bể chứa của trạm bơm tăng áp trong hệ thống cấp nước đô thị - Phương pháp xác định chiều cao của đài nước và cột nước yêu cầu của máy bơm trạm bơm I, trạm bơm II với các sơ đồ hệ thống khác nhau: Hệ thống cấp nước có đài nước đặt ở đầu, cuối hay giữa mạng lưới; Hệ thống cấp nước có nhiều nguồn cấp nước; Hệ thống cấp nước. .. dân sẵn sàng mắc nước, giá nước và khả năng chi trả, vốn đầu tư và thời gian hoàn vốn 2.3.2 Hình thức bài tập thực hành - Bài tập cá nhân - Thảo luận nhóm 2.3.3 Bài tập cá nhân Mục tiêu 2.3.3.1 2.3.3.2 - Tính toán dự báo dân số và nhu cầu dùng nước phục vụ nghiên cứu cấp nước cho các đô thị hoặc các khu dân cư cần cung cấp nước Cách thức tiến hành Học viên được giao bài tập, dạng bài tập cá nhân, làm... thiết kế hệ thống cấp nước Các trường hợp tính toán mạng lưới cấp nước trong các trường hợp bố trí sơ đồ cấp nước khác nhau So sánh, lựa chọn các phương án cấp nước - Mạng lưới cấp nước và những yêu cầu cơ bản đối với mạng lưới cấp nước Các sơ đồ mạng lưới cấp nước Ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng Nguyên tắc và phương pháp vạch tuyến mạng lưới cấp nước - Tính toán tối ưu thiết kế mạng lưới cấp nước, so... chủ đề Công nghệ, thiết kế và sử dụng các hệ thống thu nước mưa 2.4.4.2 Tài liệu Công nghệ, thiết kế và sử dụng hệ thống thu nước mưa 161 Tác giả: Alan Fewkes Phụ lục 4 2.4.4.3 Mục tiêu Nắm bắt được các kiến thức cơ bản, lịch sử phát triển và việc ứng dụng các hệ thống thu nước mưa ở các nước phát triển và đang phát triển Các loại hệ thống thu gom nước mưa, các thành phần cấu thành hệ thống Dung tích... cấp nước có két nước trên mái riêng cho từng nhà - Hệ thống cấp nước không sử dụng đài nước Sử dụng máy biến tần điều chỉnh chế độ làm việc của trạm bơm II - Phân tích, lựa chọn phương án cấp nước phụ thuộc đặc điểm khu vực nghiên cứu và các điều kiện thiết kế khác nhau 1.1.2 Bài tập thực hành Bài tập nhóm kết hợp báo cáo thảo luận 1.1.2.1 - Mục tiêu Tính toán thiết kế hệ thống cấp nước cho một đô... hệ thống cấp nước, công suất của trạm, cách lập bảng thống kê và biểu đồ tiêu thụ nước, phương pháp tính toán đài nước, bể chứa, phân tích lựa chọn phương án cấp nước cho một đô thị trong nghiên cứu điển hình Quy hoạch thiết kế Hệ thống cấp nước thị xã Hà Tĩnh, chương 3, 4, trang 106 Quy hoạch và thiết kế tối ưu hệ thống phân phối nước 1.2 1.2.1 Nội dung cơ bản - Phương pháp và quy trình thiết kế hệ. .. đánh giá chỉ số thực hiện của dịch vụ cấp nước đô thị Phụ lục 5 165 3.3 Các quá trình biến đổi chất lượng nước trên hệ thống cấp nước, các mô hình chất lượng nước 3.3.1 Nội dung cơ bản - Các quá trình biến đổi chất lượng nước trong hệ thống cấp nước - Các quá trình trộn nước (trộn trong đường ống, trộn tại các mối nối, trộn tại các thiết bị trữ nước ) - Các quá trình biến đổi chất lượng nước trong các... tích lựa chọn phương án cấp nước (sơ đồ hệ thống cấp nước) cho khu vực nghiên cứu cấp nước 1.1.2.5 Tài liệu tham khảo - Nguyễn Văn Tín, Nguyễn Thị Hồng, Đỗ Hải Cấp nước, tập 1, Giáo trình NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, 2001 - Larry Mays Water distribution systems handbook McGraw-Hill 2000 trang 10.1 – 10.20 - Tài liệu phục vụ thiết kế hệ thống Cấp nước thị xã Phủ Lý, Bắc Ninh, thành phố Hạ Long, thị... lượng nước và nguồn lực phải bỏ ra, sự tăng trưởng trong doanh thu, số khách hàng, chỉ số chất lượng, vv 3.2.2 Bài tập thực hành - Thực hành trên máy tính 3.2.2.1 Mục tiêu - Sử dụng phần mềm Sigma Lite đánh giá chỉ số thực hiện của doanh nghiệp cấp nước 3.2.2.2 Tài liệu - Phần mềm SIGMA Lite - Các chỉ số thực hiện đánh giá dịch vụ cấp nước của IWA - Các dữ liệu thực tế của một số công ty cấp nước tại . nhau: Hệ thống cấp nước có đài nước đặt ở đầu, cuối hay giữa mạng lưới; Hệ thống cấp nước có nhiều nguồn cấp nước; Hệ thống cấp nước có két nước trên mái riêng cho từng nhà. - Hệ thống cấp nước. trong các loại hệ thống cấp nước khác nhau. Phân loại hệ thống cấp nước, phạm vi áp dụng các sơ đồ hệ thống cấp nước. - Cách lựa chọn tiêu chuẩn cấp nước cho các đối tượng dùng nước khác nhau hiện và tổ chức bài tập thực hành 4 Chương 1. Hệ thống phân phối nước và thiết bị 1.1. Các khái niệm cơ bản về Hệ thống cấp nước 1.1. 1. Nội dung cơ bản 1.1. 2. Bài tập thực hành 1.1. 3. Nghiên

Ngày đăng: 07/01/2015, 10:08

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1. Các khái niệm cơ bản về Hệ thống cấp nước

    • 1.1.1. Nội dung cơ bản

    • 1.1.2. Bài tập thực hành

    • 1.1.3. Nghiên cứu điển hình

    • 1.2. Quy hoạch và thiết kế tối ưu hệ thống phân phối nước

      • 1.2.1. Nội dung cơ bản

      • 1.2.2. Bài tập thực hành

      • 1.2.3. Nghiên cứu điển hình

      • 1.3. Độ tin cậy của hệ thống cấp nước

        • 1.3.1. Nội dung cơ bản

        • 1.3.2. Bài tập thực hành

        • 1.3.3. Mức độ quan trọng của các tuyến ống trên mạng lưới và ví dụ tính toán

        • 1.3.4. Nghiên cứu điển hình

        • 1.4. Cấu tạo của mạng lưới cấp nước

          • 1.4.1. Nội dung cơ bản

          • 1.4.2. Bài tập thực hành

          • 1.4.3. Giới thiệu hệ thống SCADA trong quản lý hệ thống phân phối nước

          • 1.4.4. Giới thiệu một số thiết bị, phụ tùng sử dụng trên mạng lưới đường ống cấp nước.

          • 2.1. Tính toán, dự báo dân số và nhu cầu dùng nước

            • 2.1.1. Nội dung cơ bản

            • 2.1.2. Hình thức bài tập thực hành

            • 2.1.3. Bài tập cá nhân

              • 2.1.4. Thảo luận nhóm

              • 2.2. Quản lý cung cầu trong cấp nước

                • 2.2.1. Nội dung cơ bản

                • 2.2.2. Hình thức bài tập thực hành

                • 2.2.3. Thảo luận nhóm – Chủ đề 1

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan