bãi bồi ven biển cửa sông bắc bộ việt nam

296 1K 3
bãi bồi ven biển cửa sông bắc bộ việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bãi bồi ven biển cửa sông Việt Nam bộ sách chuyên khảo TI NGUYÊN THIÊN NHIÊN V MÔI TRƯờNG VIệT NAM Viện khoa học v công nghệ việt nam ViÖn khoa häc vμ c«ng nghÖ viÖt nam bé s¸ch chuyªn kh¶o TμI NGUY£N THI£N NHI£N Vμ M¤I TR¦êNG VIÖT NAM VIệN KHOA HọC V CÔNG NGHệ VIệT NAM Bộ SáCH CHUYÊN KHảO HộI ĐồNG BIÊN TậP Chủ tịch Hội đồng: GS.TSKH Đặng vũ minh Phó Chủ tịch Hội đồng: GS.TSKH Nguyễn Khoa Sơn pgs.tskh Nguyễn Tác An, pgs.ts Lê Trần Bình, pgs.tskh Nguyễn Văn C, gs.tskh Vũ Quang Côn, ts Mai Hà, gs.vs Nguyễn Văn Hiệu, gs.TSKH Hà Huy Khoái, gs.tskh Nguyễn Xuân Phúc, gs.ts Bùi Công Quế, gs.tskh Trần Văn Sung, pgs.ts Phạm Huy Tiến, gs.ts Trần Mạnh Tuấn, gs.tskh Nguyễn ái Việt. Lời giới thiệu Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam là cơ quan nghiên cứu khoa học tự nhiên và công nghệ đa ngành lớn nhất cả nớc, có thế mạnh trong nghiên cứu cơ bản, nghiên cú và phát triển công nghệ, điều tra tài nguyên thiên nhiên và môi trờng Việt Nam. Viện tập trung một đội ngũ cán bộ nghiên cứu có trình độ cao, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại đáp ứng các yêu cầu về nghiên cứu và thực nghiệm của nhiều ngành khoa học tự nhiên và công nghệ. Trong suốt 30 năm xây dựng và phát triển, nhiều công trình và kết quả nghiên cứu có giá trị của Viện đã ra đời phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để tổng hợp và giới thiệu có hệ thống ở trình độ cao, các công trình và kết quả nghiên cứu tới bạn đọc trong nớc và quốc tế, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam quyết định xuất bản bộ sách chuyên khảo. Bộ sách tập trung vào ba lĩnh vực sau: Nghiên cứu cơ bản; Phát triển và ứng dụng công nghệ cao; Tài nguyên thiên nhiên và môi trờng Việt Nam. Tác giả của các chuyên khảo là những nhà khoa học đầu ngành của Viện hoặc các cộng tác viên đã từng hợp tác nghiên cứu. Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam xin trân trọng giới thiệu tới các quý đọc giả bộ sách này và hy vọng bộ sách chuyên khảo sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích, có giá trị phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, đào tạo đại học và sau đại học. Hội đồng Biên tập B·i båi ven biÓn cöa s«ng ViÖt Nam NguyÔn V¨n C− ViÖn khoa häc vμ c«ng nghÖ viÖt nam i MỤC LỤC Trang Mục lục …………………………………………………….….… i Mở đầu……………………………………………………….… Chương I: Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến sự thành tạo và phát triển các bãi bồi ven biển cửa sông Bắc bộ … I. Đặc điểm địa chất ………….……………………………… II. Đặc điểm địa hình địa mạo ………………………………. III. Trầm tích hiện đại tầng mặt………………………………. IV. Đặc điểm khí hậu…………………………………………. V. Đặc đ iểm thuỷ văn………………………………………… VI. Đặc điểm hải văn…………………………………………. Chương II: Qúa trình thành tạo và phát triển các bãi bồi ven biển cửa sông Bắc bộ.………………………………. I. Lịch sử thành tạo và phát triển….………………………… II. Qui luật thành tạo và phát triển các bãi bồi ven biển cửa sông trong thời kỳ hiện tại……………………………… III. Xu thế biến động bãi bồi VBCS Quảng Ninh – Ninh Bình Chương III: Tiềm năng các loại hình tài nguyên thiên nhiên bãi bồi ven biển cửa sông Bắc bộ ……………… I. Tài nguyên khí hậu………………………………………. II. Tài nguyên đất……… …………………………………. III. Tài nguyên khoáng sản………………………………… IV. Tài nguyên nước mặt …………………………………… V. Tài nguyên nước dưới đất………………………………. VI. Tài nguyên sinh vật……………………………………… Chương IV: Một số giải pháp khai thác sử dụng hợp lý các bãi bồi ven biển cửa sông Bắc bộ ………………. I. Hiện trạng khai thác sử dụng các dạng tài nguyên………. II. Những quan điểm và nguyên tắc định hướng khai thác sử dụng hợp lý các bãi bồi ven biển cửa sông………………. III. Những thuận lợi và khó khăn trong việ c khai thác và sử dụng hợp lý các bãi bồi ven biển cửa sông Bắc bộ………. IV. Một số giải pháp cơ bản sử dụng hợp lý đất bãi bồi ven biển cửa sông Bắc bộ ………………….………………… V. Đề xuất một số mô hình khai thác sử dụng đất bãi bồi cửa sông ven biển Bắc bộ……………………………………… Kết luận và kiến nghị ……………… ………………………… Tài liệu tham khảo……………………………………………… iii 1 1 3 15 20 46 62 67 67 77 84 139 139 143 147 148 160 173 185 185 205 208 210 223 231 235 ii iii MỞ ĐẦU Các bãi bồi ven biển cửa sông Bắc bộ (từ Quảng Ninh đến Ninh Bình) được hình thành và phát triển không ngừng tạo ra các khu vực bồi tụ, xói lở xen kẽ. Hiện nay các bãi bồi ven biển cửa sông Bắc bộ có diện tích trên 0,3 triệu ha. Đó là vùng đất mới, hầu hết hoang hóa nhưng rất giàu dinh dưỡng, có vị trí địa lý đặc biệt, phong phú và đa dạng về tài nguyên. Các bãi bồi ven biển cửa sông chủ yếu do sông - biển hình thành nên rất nhạ y cảm với sự biến động của tự nhiên, luôn thay đổi theo không gian và thời gian. Sự tồn tại của các bãi bồi ven biển cửa sông phản ánh quá trình cân bằng động của các hệ sinh thái kém bền vững. Một khi các yếu tố tự nhiên ở đây bị tác động thô bạo hoặc khai thác không hợp lý thì trạng thái cân bằng sẽ bị phá vỡ dẫn đến suy thoái môi trường, thậm chí xảy ra các sự cố môi trường không thể lường trước được. Ngoài ra, do không có đầy đủ số liệu điều tra cơ bản về tài nguyên môi trường, do không nắm được qui luật phát triển các bãi bồi nên hàng loạt các dự án, nhất là các dự án quai đê lấn biển, di dân ra vùng đất mới đã thất bại gây thiệt hại rất lớn về người và của. Đặc biệt trong những năm gần đây, thiên tai xảy ra ở vùng ven biển cửa sông ngày càng gia tă ng về cường độ và tần suất: bão lớn, lũ lụt, mực nước biển dâng cao gây xói lở cục bộ, làm sạt lở đê kè và các công trình dân sinh kinh tế. Sự khai thác tài nguyên thụ động, thiếu qui hoạch đã và đang để lại cho vùng này những hậu quả nghiêm trọng: hàng ngàn hécta đất bãi bồi bị hoang hoá, xói lở, nguồn lợi hải sản ven bờ ngày càng cạn kiệt cả về số lượng lẫn nguồn gen Lịch sử nghiên cứu vùng ven biển cửa sông Bắc bộ gắn liền với lịch sử chinh phục thiên tai, khai khẩn đất đai miền duyên hải, có lẽ được bắt đầu từ thời đại phong kiến nhà Trần (Trần Nhân Tông - 1248), đặc biệt là thời nhà Nguyễn, Nguyễn Công Trứ (1830) đã lấy địa bàn cấp huyện làm qui hoạch khai hoang (hai huyện mới Tiền Hải và Kim Sơn ra đời) và lấy thuỷ lợi để làm căn cứ tổ chức qui hoạch ruộng đất. Truyền thống quí báu đó của ông cha đã được nhân dân vùng ven biển cửa sông duy trì và phát triển qua các thời đại. Tuy nhiên, mãi tới sau ngày hoà bình lập lại ở miền Bắc (1954) và nhất là sau khi thống nhất đất nước (1975) việc lấn biển, khai thác các bãi bồi và bảo vệ đất đai chống xói lở bờ biển mới được chú trọng đặc biệ t. Các cuộc khảo sát nghiên cứu biển - cửa sông được tiến hành đều đặn và đã thu được những kết quả có giá trị về mặt khoa học và thực tiễn, đã góp phần khai thác có hiệu quả một số dạng tài nguyên và bảo vệ môi trường dải ven biển của một số vùng. Song, do hạn chế về mục tiêu và nội dung đặt ra nên chưa có những nghiên cứu chi tiết về những yế u tố thuỷ thạch động lực, địa động lực hiện đại - những nhân tố thành Nguyễn Văn Cư iv tạo bãi bồi, nên vẫn chưa phát hiện một cách đầy đủ về cơ chế thành tạo, qui luật phát triển các bãi bồi ven biển cửa sông. Ngoài ra, các vấn đề về tài nguyên - môi trường, dự báo xu thế biến động bãi bồi dưới ảnh hưởng của con người vẫn chưa được xem xét một cách đúng mức Với những lý do nêu trên, đồng thời để đáp ứng kịp thời quyết định 773/TTg của Thủ tướng Chính phủ về: "Chương trình khai thác, sử dụng đất hoang hóa bãi bồi ven sông, ven biển và mặt nước ở các vùng đồng bằng", Viện Địa lý đã được giao triển khai đề án: "Điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường nhằm khai thác sử dụng hợp lý đất hoang hoá các bãi bồi ven biển cửa sông Việt Nam" (1996 - 1999). Chuyên khảo : “Bãi bồi ven biển cửa sông Bắc bộ, Việt Nam” là tập hợp các kết quả nghiên cứu của nhiều đề tài, đề án mà tác giả làm chủ nhiệm. Tác giả xin chân thành cám ơn Lãnh đạo Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Ban biên tập chuyên khảo Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, các bạn đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành chuyên khảo. Do hạn chế về kinh phí và thời gian biên soạn nên không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nh ận được ý kiến đóng góp của các chuyên gia và các bạn đồng nghiệp. Tác giả [...]... TRIỂN CÁC BÃI BỒI VEN BIỂN CỬA SÔNG BẮC BỘ Vùng ven biển cửa sông Bắc bộ từ Quảng Ninh đến Ninh Bình nằm trong hệ toạ độ địa lý từ 21o33' đến 19o59' vĩ độ Bắc và từ 108o15' đến 106o02' độ kinh Đông Đây là vùng duyên hải Đông Bắc Quảng Ninh và dải ven biển của châu thổ sông Hồng - sông Thái Bình, có đường bờ biển kéo dài 589 km Về mặt hành chính vùng nghiên cứu nằm trong phạm vi của 15 huyện ven biển: Hải... mm/năm, nhưng hàng năm bãi vẫn bồi tụ, lấn ra biển 30 ÷ 80 m, hệ thống các cồn ngầm và bar trước cửa sông phát triển làm cho sông phân nhánh Chu kỳ để các bar và bãi nổi cao trên mặt nước là 12 ÷ 15 năm (đối với cửa Đáy) và 30 ÷ 50 năm (đối với cửa Ba Lạt) Cấu tạo trầm tích của bãi và các bar ở cửa Ba Lạt và Chương I Điều kiện tự nhiên … các bãi bồi ven biển cửa sông Bắc Bộ 11 cửa Đáy có cấu tạo xiên... Bình, Nam Định và Ninh Bình Giới hạn vùng biển nông ven bờ được tính từ đường đẳng sâu 20 m trở vào Động lực thành tạo và phát triển các bãi bồi ven biển cửa sông (VBCS) Bắc bộ rất phức tạp thể hiện tương tác giữa các quyển, đặc biệt đối với dải bờ biển nơi có nhiều cửa sông đổ ra biển Dưới đây là những nét chính về một số nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đén sự hình thành và phát triển các bãi bồi VBCS Bắc bộ. .. địa hình bãi tích tụ chịu ảnh hưởng của các hình thái động lực khác nhau: 21) Bãi tích tụ sông - biển, sông đóng vai trò thống trị Bãi tích tụ do sông đóng vai trò thống trị, phân bố ở vùng cửa sông Ba Lạt, cửa Đáy Kích thước bãi rất lớn có hình dạng vòng cung lồi ra biển, biểu hiện nguồn cung cấp phù sa dồi dào từ các sông đưa ra (cửa Ba Lạt chiếm 40 ÷ 45%, cửa Đáy 30 ÷ 40% tổng lượng phù sa sông Hồng)... phát triển và bồi tụ thường xuyên và bị ảnh hưởng khi triều cường Đất ở đây bị nhiễm mặn Tuổi bề mặt là hiện đại (QIV3) 16) Đồng bằng tích tụ sông biển chịu tác động trực tiếp của thuỷ triều Phân bố thành dải và cụm dọc theo bờ biển, rộng nhất là khu vực cửa Thái Bình, Hải Hậu, Kim Sơn và một số đảo cửa sông Bạch Đằng, khu Chương I Điều kiện tự nhiên … các bãi bồi ven biển cửa sông Bắc Bộ 9 vực đảo... nhiều lớp mỏng trầm tích ven biển có trùng lỗ Dải trầm tích Neogen ở võng địa hào Hà Nội có bề dày hàng ngàn mét chắc là còn kéo dài ra đảo Bạch Long Vĩ và phân bố rộng rãi ở vịnh Bắc bộ, là đối tượng rất quan trọng trong việc tìm kiếm dầu khí Cuối thời kỳ Plioxen, phần lớn lãnh thổ miền Bắc Việt Nam được nâng Chương I Điều kiện tự nhiên … các bãi bồi ven biển cửa sông Bắc Bộ 15 lên kiểu khối tảng... 0,1 mm Giá trị Md đạt từ 0,28 ÷ 0,34 và So = 1,5 ÷ 2 ở ven bờ và So = 6 ở trong cửa sông Đường cong tích luỹ có dạng dốc đứng Chương I Điều kiện tự nhiên … các bãi bồi ven biển cửa sông Bắc Bộ 17 Cát trung - cát nhỏ: Có hàm lượng phần trăm cấp hạt chính tập trung thấp, đạt xấp xỉ 30% Trầm tích này phân bố rải rác ở các cửa sông bãi ngầm nằm dọc ven bờ các đảo Ngọc Vừng, Trà Bản, Trà Ngọ, Cái Bầu, Cái... như bột, sét Đặc biệt ở độ sâu 4 ÷ 5 m, phía ngoài bờ biển Thái Bình và Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, sóng và dòng chảy đã bóc đi lớp trầm tích bề mặt để lộ ra các "cửa sổ" sét trên mặt đáy Theo Nguyễn Hoàn [43] thì địa hình ở những độ sâu này bị biến đổi mạnh Chương I Điều kiện tự nhiên … các bãi bồi ven biển cửa sông Bắc Bộ 13 28) Sườn mài mòn - tích tụ Phân bố thành dải cong hình lưỡi liềm ở cửa. .. dẫn ven bờ, khu vực bãi trũng thấp ở hai bên cửa sông Ngoài ra chúng còn có mặt ở các bãi triều có rừng cây nước mặn phát triển mạnh ở đoạn Văn Lý - Hải Hậu trầm tích bột sét có mặt ở độ sâu 15 ÷ 25 m Trầm tích bột sét ở đây có hàm lượng cấp hạt 0,1 ÷ 0,005 mm chiếm 40 ÷ 55% được phân chia ra các cấp hạt như sau: cấp hạt Chương I Điều kiện tự nhiên … các bãi bồi ven biển cửa sông Bắc Bộ 19 0,05 ÷ 0,01... Đặc điểm khí hậu Nằm trong miền khí hậu phía Bắc Việt Nam nên tính chất căn bản của khí hậu dải ven biển Bắc bộ là nhiệt đới gió mùa Điều kiện khí hậu ở đây chịu sự chi phối của chế độ bức xạ mặt trời nội chí tuyến, của hai hệ thống gió mùa (Đông Bắc và Tây Nam đã biến tính khi thổi vào vịnh Bắc bộ) và tác động của biển Để đánh giá đặc điểm khí hậu dải ven biển từ Quảng Ninh đến Ninh Bình, chúng tôi . khai thác sử dụng hợp lý đất hoang hoá các bãi bồi ven biển cửa sông Việt Nam& quot; (1996 - 1999). Chuyên khảo : Bãi bồi ven biển cửa sông Bắc bộ, Việt Nam là tập hợp các kết quả nghiên cứu. Các bãi bồi ven biển cửa sông Bắc bộ (từ Quảng Ninh đến Ninh Bình) được hình thành và phát triển không ngừng tạo ra các khu vực bồi tụ, xói lở xen kẽ. Hiện nay các bãi bồi ven biển cửa sông Bắc. PHÁT TRIỂN CÁC BÃI BỒI VEN BIỂN CỬA SÔNG BẮC BỘ Vùng ven biển cửa sông Bắc bộ từ Quảng Ninh đến Ninh Bình nằm trong hệ toạ độ địa lý từ 21 o 33' đến 19 o 59' vĩ độ Bắc và từ 108 o 15'

Ngày đăng: 06/01/2015, 14:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan