QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BÌNH MINH KHI ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 9000_Tiểu luận thay đổi và phát triển tổ chức

37 2.1K 17
QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BÌNH MINH KHI ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 9000_Tiểu luận thay đổi và phát triển tổ chức

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC    TIỂU LUẬN THAY ĐỔI VÀ PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC Tên đề tài: QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BÌNH MINH KHI ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 9000 GVHD: PGS. TS. TRẦN KIM DUNG NHÓM: 07 LỚP: CHQT_Đ3 KHÓA: K22 TP. HCM, Tháng 03/2014 DANH SÁCH NHÓM 07 1. NGUYỄN THỊ BÍCH DUYÊN 7701220246 2. NGUYỄN THỊ DUNG 7701220199 3. NGUYỄN THÀNH LỘC 7701220630 4. PHẠM QUỐC TRUNG 7701221284 5. NGÔ ANH TUẤN 7701221304 Tiểu luận Thay đổi và phát triển tổ chức 2014 1 Mục lục 1. Giới thiệu Công ty CP Nhựa Bình Minh 2 1.1. Thông tin khái quát: 2 1.2. Lịch sử hình thành và phát triển công ty: 3 1.3. Tầm nhìn, Sứ mệnh, Giá trị cốt lõi 3 1.4. Ngành nghề và địa bàn kinh doanh 3 1.5. Mô hình quản trị và cơ cấu quản lý 4 2. Đề cương hướng dẫn áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9000 tại Công ty CP Nhựa Bình Minh 5 3. Quản trị sự thay đổi khi áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9000 10 3.1. Chuẩn đoán thực trạng tại Công ty CP Nhựa Bình Minh khi áp dụng ISO 9000 10 3.2. Phân tích kháng cự (phản ứng) của tổ chức khi áp dụng ISO 9000 18 4. Giải pháp nâng cao hiệu quả sự quản trị sự thay đổi tại Công ty CP Nhựa Bình Minh: 20 4.1. Định hướng phát triển Hệ thống quản lý chất lượng của Công ty: 20 4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị sự thay đổi và hoàn thiện Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9000 20 4.2.1. Can thiệp OD nâng cao hiệu quả khi áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 20 4.2.2. Hoàn thiện Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008 27 Tiểu luận Thay đổi và phát triển tổ chức 2014 2 1. Giới thiệu Công ty CP Nhựa Bình Minh 1.1. Thông tin khái quát: - Tên Công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BÌNH MINH - Tên viết tắt : BM PLASCO - Địa chỉ trụ sở : 240 Hậu Giang, Phường 9, Quận 6, TP.HCM - Website : www.binhminhplastic.com - Chi nhánh Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh: Số 7, Đường số 2, Khu công nghiệp Sóng Thần 1, Thị xã Dĩ An, Bình Dương - Chi nhánh Vĩnh Lộc - Bến Lức: Lô C1-6 đến C1-30, KCN Vĩnh Lộc 2, Ấp Voi Lá, xã Long Hiệp, Huyện Bến Lức, Long An Tiểu luận Thay đổi và phát triển tổ chức 2014 3 1.2. Lịch sử hình thành và phát triển công ty: Hình thành: - Nhựa Bình Minh được hình thành từ việc sáp nhập hai Công ty: Công ty Ống nhựa hóa học Việt Nam (Kepivi) và Công ty Nhựa Kiều Tinh theo quyết định của Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh. Chuyển đổi cơ cấu: - Ngày 02/01/2004 Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh chính thức chuyển đổi thành Công ty cổ phần với tên giao dịch là Binh Minh Plastic Joint-Stock Company, tên viết tắt là BM PLASCO. - Giai đoạn 1977 – 1985: Giai đoạn hình thành; - Giai đoạn 1986 – 1996: Đầu tư khoa học kỹ thuật, định hướng các sản phẩm chính; - Giai đoạn 1997 – đến nay: Xây dựng thương hiệu – đổi mới để phát triển; 1.3. Tầm nhìn, Sứ mệnh, Giá trị cốt lõi Tầm nhìn “Tiếp tục là doanh nghiệp hàng đầu của ngành nhựa vật liệu xây dựng Việt Nam” Sứ mệnh “Cung ứng sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Bảo đảm hài hòa các lợi ích của khách hàng, người lao động, cổ đông và xã hội.” Giá trị cốt lõi “Đồng thuận cao, tông trọng quá khứ, tự tin hướng tới tương lai” 1.4. Ngành nghề và địa bàn kinh doanh Qua 35 năm hình thành và phát triển, đến nay Nhựa Bình Minh vẫn là doanh nghiệp nhựa hàng đầu và có uy tín cao trong ngành nhựa Việt Nam nói chung, ngành nhựa công nghiệp nói riêng, chuyên cung cấp các loại ống, phụ tùng ống nhựa, các sản phẩm nhựa kỹ thuật cao cho các ngành cấp thoát nước, bưu chính viễn thông, điện lực, xây dựng và dân dụng, cụ thể: - Ống và phụ tùng uPVC đườngk ính từ 21mm đến 630mm, dùng trong các ngành cấp thoát nước, điện lực, bưu chính viễn thông, xây dựng và dân dụng. - Ống và phụ tùng HDPE đường kính từ 16mm đến 1200mm, dùng trong các ngành cấp thoát nước, điện lực, xây dựng và dân dụng, đặc biệt cho các vùng nước phèn và nước mặn. - Ống gân HDPE thành đôi và phụ tùng đường kính từ 110mm đến 500mm, đặc biệt dùng trong ngành thoát nước hạ tầng, điện lực. - Ống và phụ tùng PP-R đường kính từ 20mm đến 160mm, dùng cho nước nóng và nước lạnh, chịu áp lực cao. Tiểu luận Thay đổi và phát triển tổ chức 2014 4 - Bình xịt cung cấp cho ngành nông nghiệp. - Nón bảo hộ lao động cung cấp cho ngành xây dựng và khai thác mỏ. 1.5. Mô hình quản trị và cơ cấu quản lý Mô hình quản trị - Từ khi cổ phần hóa, mô hình quản trị đã được áp dụng tại Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh (BMP) bao gồm: Đại hội đồng Cổ đông, Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát, Ban Tổng giám đốc và Kế toán trưởng. Cơ cấu tổ chức của Công ty được xây dựng trên nguyên tắc quản lý theo các khối chức năng công việc đã được phân công và quy định trong Sổ tay chất lượng của Công ty. Tổng Giám đốc quản lý, điều hành Công ty thông qua việc phân cấp, phân quyền, ủy quyền các Phó Tổng Giám đốc để trực tiếp giải quyết và giám sát các công việc cụ thể của khối. Từ cuối tháng 11/2012, theo lộ trình đã được Hội đồng Quản trị báo cáo tại Đại hội đồng cổ đông tháng 4/2012, Công ty đã tách biệt rõ vai trò, trách nhiệm giữa Chủ tịch Hội đồng Quản trị và Tổng giám đốc. Chủ tịch Hội đồng Quản trị sẽ có nhiều thời gian hơn để tập trung vào việc hoạch định chiến lược Công ty. Ban Tổng Giám đốc có thể phát huy tối đa khả năng trong việc thực thi các chiến lược đã được Hội đồng Quản trị đề ra. Tiểu luận Thay đổi và phát triển tổ chức 2014 5 Cơ cấu quản lý 2. Đề cương hướng dẫn áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9000 tại Công ty CP Nhựa Bình Minh - Chất lượng của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có vai trò hết sức quan trọng trong sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp, sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng quyết liệt và sự thành công của doanh nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào mức độ phù hợp của Tiểu luận Thay đổi và phát triển tổ chức 2014 6 chất lượng sản phẩm, sự hợp lý về giá cả và dịch vụ thuận tiện. Doanh nghiệp sẽ chiến thắng nếu sản phẩm và dịch vụ thỏa mãn được nhu cầu ngày càng phong phú của khách hàng. - Chất lượng sản phẩm là yêu cầu xuất phát từ phía khách hàng, các tiêu chuẩn sản phẩm, các thỏa thuận ghi trong hợp đồng hay các yêu cầu của pháp chế, để đảm bảo cung cấp sản phẩm có chất lượng, tạo niềm tin cho khách hàng các doanh nghiệp phải có được một hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) từ đó hướng toàn bộ nỗ lực của mình cho mục tiêu phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn. Sự ra đời của Tiêu chuẩn TCVN ISO 9000 đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hình thành Hệ thống quản lý chất lượng ở mỗi doanh nghiệp. Sau gần 20 năm triển khai áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9000 tại Việt Nam, đến nay đã có khoảng hơn 10000 tổ chức được chứng chỉ và nhiều tổ chức khác đang trong quá trình triển khai xây dựng. - Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh với quy mô hơn 600 lao động, là một trong những doanh nghiệp đầu tiên tiếp cận với Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008. Hệ thống đã hỗ trợ rất nhiều trong công tác quản lý và điều hành: trách nhiệm và quyền hạn của các bộ phận được xác định rõ ràng hơn, các hoạt động kiểm soát chất lượng, kiểm soát an toàn trong sản xuất cũng từng bước cải tiến, các yêu cầu của khách hàng được đáp ứng thỏa đáng thông qua việc chuẩn hóa các quy trình làm việc, một số hoạt động quản lý đã được tin học hóa thông qua việc triển khai áp dụng các công nghệ thông tin. - Các bước triển khai áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9000 Bước 1: Cam kết của lãnh đạo Ban Lãnh đạo Công ty bao gồm Lãnh đạo cấp cao, giám đốc điều hành đã cam kết và quyết tâm xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9000 bằng Tiểu luận Thay đổi và phát triển tổ chức 2014 7 việc đăng ký chứng nhận. Nhiệm của Lãnh đạo Công ty Nhựa Bình Minh trong quá trình này được xác định: - Xác định mục đích, phạm vi xây dựng hệ thống quản lý chất lượng; - Lập Ban chỉ đạo dự án ISO 9000 hoặc phân công nhóm thực hiện dự án, phân công Đại diện lãnh đạo về chất lượng và thư ký thường trực. - Tổ chức đào tạo nhận thức chung về ISO 9000 và phương pháp xây dựng hệ thống văn bản; - Đánh giá thực trạng - Lập kế hoạch thực hiện. Bước 2: Xây dựng nhóm lãnh đạo chương trình chất lượng và nhóm cải tiến chất lượng Giám đốc điều hành sẽ là người đứng đầu các thành viên, cấp quản lý các phòng ban và các cán bộ chuyên tách về chất lượng. Bộ phận này sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ từ việc lập kế hoạch, giám sát thực hiện kế hoạch và phân bố nguồn lực. Bước 3: Nhận thức về ISO 9000 Việc nhận thức về ISO là vấn đề quan trọng trong việc triển khai thực hiện sau này, các nhận thức này phải được truyền đạt đến toàn thể nhân viên công ty. Nội dung của các truyền đạt này bao gồm: - Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 là gì? - Mục đích của việc xậy dựng hệ thống chất lượng ISO 9000 - Các tiêu chí của bộ tiêu chuẩn ISO 9000 - Lợi ích của việc thực hiện ISO 9000 - Cách thức xây dựng hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000 - Vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của từng bộ phận, từng cá nhân hoặc chuyên gia tư vấn. Bước 4: Đào tạo Đây là vấn đề quan trọng cho cả việc xây dựng hệ thống ISO và quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Đào tạo một cách thường xuyên với chương trình đào tạo được xây dựng khác nhau phù hợp với từng đối tượng. Nội dung chương trình đào tạo: - Các khái niệm cơ bản của hệ thống QLCL - Sự ảnh hưởng chung của hệ thống QLCL đến các mục tiêu chiến lược của tổ chức - Các quy trình nào cần thay đổi? - Các kỹ thuật tác nghiệp cho hệ thống. Bước 5: Đánh giá thực trạng công ty Bước này sẽ đối chiếu thực trạng của công ty với các tiêu chuẩn Tiểu luận Thay đổi và phát triển tổ chức 2014 8 - Lưu đồ số 1 thể hiện các hoạt động thông tin từ khi khách hàng đặt đơn mua hàng đến khi sản phẩm đến tay họ. - Từ lưu đồ này, ban xây dựng hệ thống chất lượng sẽ xây dựng lưu đồ hoạt động của các phòng ban, phân xưởng qua đó sẽ thiết lập hồ sơ, tài liệu hiện có xem xét các tài liệu nào phù hợp, sẽ bổ sung vào bộ tiêu chuẩn, loại bỏ tài lieuj không phù hợp. Đồng thời liệt kê ra danh sách các tài liệu cần thay đổi hoạc bổ sung theo quy định của bộ tiêu chuẩn Bước 6: Xây dựng kế hoạch thực hiện Đây là bước Công ty tiến hành xây dựng kế hoạch cụ thể để hoàn thành công việc theo sơ đồ sau: Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Quá trình thực hiện Chiến dịch nhận thức ISO-9000 Bổ nhiệm đại diện ISO-9000 Lập kế hoạch - nhân lực Đào tạo thông tin về chất lượng Số tay chất lượng Các thủ tục, quy trình Hướng dẫn công việc Giám sát quá trình thực hiện Đánh giá sơ bộ lần 1 Đào tạo chất lượng Đánh giá sự phù hợp Hoạt động phòng ngừa và khắc phục Đăng ký và chứng nhận Bước 7: Xây dựng hệ thống văn bản chất lượng, tài liệu Khái quát Các tài liệu của hệ thống đảm bảo chất lượng được sử dụng trong Công ty gồm: - Chính sách chất lượng và các mục tiêu chất lượng. - Sổ tay chất lượng - Các thủ tục văn bản. - Các tài liệu hỗ trợ (các tài liệu bên ngoài, các hướng dẫn công việc các biểu mẫu, các qui trình, tiêu chuẩn, các kế hoạch kiểm soát quá trình, kiểm tra thử nghiệm…) - Các hồ sơ liên quan đến toàn bộ hệ thống đảm bảo chất lượng. Sổ tay chất lượng Sổ tay chất lượng mô tả khái quát hệ thống đảm bảo chất lượng của Công ty gồm: - Phạm vi áp dụng và các ngoại lệ của hệ thống đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN ISO 9000. [...]... thay đổi khi áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9000 3.1 Chuẩn đoán thực trạng tại Công ty CP Nhựa Bình Minh khi áp dụng ISO 9000 - Đánh giá thực trạng của Công ty Nhựa Bình Minh, nhận thấy hoạt động của Công ty chưa thật sự hiệu quả và chất lượng sản phẩm dịch vụ chưa được hoàn hảo trước khi áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9000, cụ thể như sau: Phân công công... của Công ty và những cam kết với tổ chức và khách hàng, Ban Lãnh đạo đã xác định phát triển và hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008 theo hướng tin học hóa hệ thống quản lý: - Ứng dụng sâu rộng hệ thống Công nghệ thông tin vào Hệ thống quản lý, sớm vận hành hệ thống ERP - Duy trì và nâng cao chất lượng Hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008: triển khai áp dụng quản. .. tổ chức 2014 những quy định quản lý cũ nhưng đang phát huy hiệu quả tại Công ty; cho rằng hệ thống quản lý đã thành công khi xây dựng và ban hành xong mà không có tinh thần đo lường và kiểm soát liên tục 4 Giải pháp nâng cao hiệu quả sự quản trị sự thay đổi tại Công ty CP Nhựa Bình Minh: 4.1 Định hướng phát triển Hệ thống quản lý chất lượng của Công ty: Nhằm hỗ trợ cho việc thực hiện các mục tiêu và. .. quản lý của tổ chức trở thành một hệ thống duy nhất sử dụng những nhân tố chung Do vậy, việc đánh giá tình hình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng cũng chính là xem xét đánh giá sự nhuần nhuyễn của việc áp dụng các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng vào hệ thống quản lý của tổ chức Hiện nay có rất nhiều phương pháp đánh giá dựa trên các chuẩn mực của hệ thống quản lý chất 11 Tiểu luận Thay đổi và. .. CBCNV và nhất là đội ngũ CBCNV mới gia nhập Công ty 3.2 Phân tích kháng cự (phản ứng) của tổ chức khi áp dụng ISO 9000 - Từ những phân tích thực trạng của Công ty CP Nhựa Bình Minh trước và sau khi áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9000, ta có thể thấy được những phản ứng của tổ chức, nhân viên trong tổ chức đối với sự thay đổi này - Phản ứng tích cực khi áp dụng Hệ thống quản. .. sự thay đổi và hoàn thiện Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9000 4.2.1 Can thiệp OD nâng cao hiệu quả khi áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 Từ những kháng cự tích cực và tiêu cực đã phân tích như trên, Công ty CP Nhựa Bình Minh đã triển khai thực hiện những can thiệp OC để nâng cao hiệu quả khi áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9000 4.2.1.1 Quan hệ con người... tích và cải tiến? c) Tổ chức sử dụng tự đánh giá hệ thống quản lý chất lượng để cải tiến tính hiệu lực và hệ thống tổng thể của tổ chức như thế nào? 15 Tiểu luận Thay đổi và phát triển tổ chức 2014 Câu hỏi 25: Kiểm soát sự không phù hợp (8.3) a) Tổ chức kiểm soát sự không phù hợp của quá trình và sản phẩm như thế nào? b) Tổ chức phân tích sự không phù hợp để làm bài học và để cải tiến quá trình và sản... Hệ thống quản lý chất lượng là một phần hệ thống quản lý của tổ chức, tập trung vào việc đạt kết quả có liên quan đến mục tiêu chất lượng, thỏa mãn yêu cầu và mong đợi của các bên quan tâm một cách thích hợp Các mục tiêu của tổ chức, như những mục tiêu liên quan đến sự tăng trưởng, nguồn tài chính, lợi nhuận Các phần khác nhau của hệ thống quản lý chất lượng được tích hợp với nhau và với hệ thống quản. .. được công ty lựa chọn tiến hành đánh giá chứng nhận chính thức hệ thống chất lượng của công ty Bước 11: Duy trì hệ thống quản lý chất lượng sau khi chứng nhận Ở giai đoạn này cần tiến hành khắc phục các vấn đề còn tồn tại phát hiện quan đánh giá chứng nhận và tiếp tục thực hiện các hoạt động theo yêu cầu của tiêu chuẩn để duy trì và cải tiến không ngừng hệ thống chất lượng của công ty 3 Quản trị sự thay. .. về hệ thống ISO Chuẩn bị các câu hỏi mà nhân viên thường băn khoăn và lo lắng khi áp dụng ISO 9000 và những câu trả lời tương ứng sau đó dán nó ở bản thông tin nhân viên, nơi căn tin và nhưng nơi nhân viên nghỉ ngơi Một số câu hỏi như: o ISO 9000 là gì? o Tại sao công ty phải áp dụng tiêu chuẩn ISO 9000? Mọi người được lợi gì khi áp dụng ISO 9000? o Việc áp dụng ISO 9000 có thay đổi cơ cấu nhân sự . TIỂU LUẬN THAY ĐỔI VÀ PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC Tên đề tài: QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BÌNH MINH KHI ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 9000 . của tổ chức khi áp dụng ISO 9000 18 4. Giải pháp nâng cao hiệu quả sự quản trị sự thay đổi tại Công ty CP Nhựa Bình Minh: 20 4.1. Định hướng phát triển Hệ thống quản lý chất lượng của Công ty: . ty CP Nhựa Bình Minh 5 3. Quản trị sự thay đổi khi áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9000 10 3.1. Chuẩn đoán thực trạng tại Công ty CP Nhựa Bình Minh khi áp dụng ISO 9000 10 3.2.

Ngày đăng: 05/01/2015, 19:27

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • K22_CHDEM3_NHOM07_TIEU LUAN OCD_BIA

  • K22_CHDEM3_NHOM07_TIEU LUAN OCD_DS NHOM

  • K22_CHDEM3_NHOM07_TIEU LUAN OCD_NOI DUNG CHINH

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan