xây dựng và sử dụng trò chơi dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên sư phạm trong dạy học môn giáo dục học ở trường đại học đồng tháp

104 803 2
xây dựng và sử dụng trò chơi dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên sư phạm trong dạy học môn giáo dục học ở trường đại học đồng tháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

xây dựng và sử dụng trò chơi dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên sư phạm trong dạy học môn giáo dụ...

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI DẠY HỌC NHẰM TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP Mã số: CS2011.01.41 Chủ nhiệm đề tài: Ths. Nguyễn Kim Chuyên ĐỒNG THÁP, Tháng 06/2012 1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ ĐH Đại học GDH Giáo dục học GV Giảng viên LĐC Lớp đối chứng LTN Lớp thực nghiệm LLGD Lý luận giáo dục SV Sinh viên SP Sư phạm SVSP Sinh viên sư phạm TCH Tích cực hóa TTC Tính tích cực 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài: 6 2.Mục đích nghiên cứu: 6 3.Khách thể và đối tượng nghiên cứu: 7 4. Giả thuyết khoa học: 7 5. Nhiệm vụ nghiên cứu: 7 6. Phạm vi nghiên cứu 7 7. Phương pháp nghiên cứu 7 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG & SỬ DỤNG TRÒ CHƠI DẠY HỌC 9 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề: 9 1.2 Các khái niệm cơ bản 11 1.3. Những vấn đề lý luận cơ bản về trò chơi dạy học và tích cực hóa hoạt động học tập 16 1.4. Đặc điểm sư phạm môn GDH 27 1.5. Đặc điểm của SV sư phạm 27 1.6. Kết luận chương 1 30 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI DẠY HỌC TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC HỌC HỆ SƯ PHẠM Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP 32 2.1. Vài nét về trường Đại học Đồng Tháp và chương trình môn GDH hệ SP 322 2.2 Thực trạng xây dựng và sử dụng trò chơi dạy học trong dạy học môn GDH hệ sư phạm ở trường Đại học Đồng Tháp 34 2.3 Kết luận chương 2 48 CHƯƠNG III. HỆ THỐNG CÁC TRÒ CHƠI DẠY HỌC TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC HỌC VÀ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG 5050 3.1 Xây dựng một số trò chơi trong dạy học môn GDH (phần LLGD) 50 3.2 Biện pháp xây dựng và sử dụng trò chơi dạy học trong dạy học môn GDH 622 3.3 Thực nghiệm sư phạm 677 3.4 Kết luận chương 3 788 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 79 3 1. Kết luận 79 2. Khuyến nghị 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………. 82 PHỤ LỤC………………………………… ……………………………… 85 4 DANH MỤC CÁC BẢNG Mục bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1. Phân phối chương trình môn GDH 34 Bảng 2.2. Nhận thức của SV về hình thức và PPDH môn GDH 36 Bảng 2.3. Hứng thú của SV với các loại trò chơi dạy học môn GDH 37 Bảng 2.4. GV nhận định về tác dụng của việc sử dụng trò chơi 38 Bảng 2.5. Căn cứ xây dựng và sử dụng trò chơi của GV 40 Bảng 2.6. Mức độ sử dụng trò chơi trong giờ học môn GDH theo ý kiến 41 của SV Bảng 2.7. Mức độ phân bổ thời gian sử dụng trò chơi do GV nhận xét 42 Bảng 2.8. Thái độ của SV khi tham gia trò chơi 42 Bảng 2.9. SV ứng xử với trò chơi khi GV tổ chức 43 Bảng 2.10. Đánh giá của GV khi SV tiếp nhận trò chơi 45 Bảng 2.11. Hiệu quả sử dụng các loại trò chơi, theo đánh giá của GV 46 Bảng 3.1. Phân phối tần số kiểm tra trước thực nghiệm 70 Bảng 3.2. Kết quả kiểm tra nhận thức của 2 nhóm khi chưa có tác động 71 Sư phạm Bảng 3.3. Mức độ biểu hiện tính tích cực trong giờ học 72 Bảng 3.4. Kết quả kiểm tra 15 phút lần 1 75 Bảng 3.5. kết quả kiểm tra 15 phút lần 2 76 5 DANH MỤC CÁC HÌNH Mục hình Tên hình Trang Hình 2.1. Hứng thú của SV đối với PP& HT 36 dạy học môn GDH Hình 2.2. Tần số sử dụng trò chơi của GV theo 40 đánh giá của GV Hình 2.3. Độ khó của trò chơi theo ý kiến của SV 44 Hình 3.1. Biểu diễn tần suất kết quả kiểm tra trước khi 71 có tác động sư phạm Hình 3.2. Biểu hiện tính tích cực ở lớp đối chứng 73 Hình 3.3. Biểu hiện tính tích cực ở lớp thực nghiệm 73 Hình 3.4. So sánh kết quả học tập sau 2 lần thực nghiệm 77 6 MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài: Quá trình dạy học ngày nay xác định nhà trường phải chú trọng tập trung vào việc tạo ra những cơ hội và điều kiện học tập thuận lợi cho người học, yêu cầu này một mặt kích thích người người học phát huy cao độ tính tích cực học tập, mặt khác yêu cầu người GV phải khuyến khích, hướng dẫn và tổ chức học tập cho người học phải chủ động trong việc chiếm lĩnh tri thức, kinh nghiệm và giá trị cần thiết cho bản thân để họ có khả năng thích ứng cao trong việc tiếp cận xu hướng dạy học mới. Yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực đã đặt ra những đòi hỏi phải đổi mới mục tiêu, nội dung của quá trình đào tạo ở mọi cấp học, bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân ở nước ta. Các trường đại học nói chung và trường Đại học Đồng Tháp nói riêng đã có nhiều cải tiến trong công tác đảm bảo chất lượng đào tạo. Nhiều hoạt động nhằm đổi mới phương pháp dạy học đã được phát động và triển khai dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều biện pháp dạy học phát huy tính tích cực học tập cho SV vẫn chưa được triển khai, một trong những kỹ thuật dạy học chưa được đông đảo giáo viên quan tâm sử dụng đó là kỹ thuật sử dụng trò chơi trong dạy học. Việc sử dụng trò chơi trong dạy học là một biện pháp dạy học phù hợp với xu hướng đổi mới dạy học hiện đại. Ở các trường đào tạo ngành sư phạm, môn Giáo dục học là môn nghiệp vụ, việc sử dụng biện pháp dạy học của GV có ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập kinh nghiệm trong giảng dạy và tổ chức hoạt động giáo dục của SV về sau. Trong chương trình dạy học môn GDH, nhiều nội dung nếu được thiết kế để tổ chức theo trò chơi dạy học sẽ phát huy được tính tích cực học tập của SV và mang lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học theo xu hướng hiện nay. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “ Xây dựng và sử dụng trò chơi dạy học nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của sinh viên sư phạm trong dạy học môn Giáo dục học ở Trường Đại học Đồng Tháp” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2.Mục đích nghiên cứu: Thông qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề sử dụng trò chơi dạy học nhằm thiết kế thành modul bài giảng có sử dụng trò chơi dạy học trong dạy học môn GDH để tích cực hóa hoạt động học tập của SV, qua đó góp phần nâng cao chất lượng học tập môn GDH cho SVSP ở trường ĐH Đồng Tháp. 7 3.Khách thể và đối tượng nghiên cứu: 3.1 Khách thể nghiên cứu: Hoạt động dạy và học môn GDH (phần LLGD) của SVSP trên lớp ở trường ĐH Đồng Tháp. 3.2 Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống các trò chơi dạy học trong dạy học môn GDH (phần LLGD) của SVSP ở trường ĐH Đồng Tháp. 4. Giả thuyết khoa học: Nếu đề tài: “Xây dựng và sử dụng trò chơi dạy học nhằm tích cực hóa hóa hoạt động học tập của SVSP trong dạy học môn GDH ở trường ĐH Đồng Tháp” được hoàn thành sẽ xây dựng được hệ thống các trò chơi dạy học trong dạy học môn GDH và các biện pháp sử dụng chúng phù hợp với các hình thức tổ chức dạy học, đặc điểm môn học và đặc điểm SV thì sẽ phát huy tính tích cực học tập cho SVSP, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng trong dạy học môn GDH. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu: 5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc xây dựng và sử dụng trò chơi dạy học trong dạy học môn GDH. 5.2 Khảo sát thực trạng việc xây dựng và sử dụng trò chơi dạy học trong dạy học môn GDH của SVSP ở trường ĐH Đồng Tháp. 5.3. Xây dựng hệ thống các trò chơi dạy học trong dạy học môn GDH (phần LLGD) và nghiên cứu các biện pháp sử dụng hệ thống trò chơi học tập đã thiết kế. 5.4 Tổ chức thực nghiệm sư phạm 6. Phạm vi nghiên cứu Đề tài này chúng tôi tập trung nghiên cứu vấn đề xây dựng và sử dụng trò chơi dạy học trong dạy học môn GDH (phần LLGD) của SVSP năm thứ nhất ở trường ĐH Đồng Tháp. Thực nghiệm được tổ chức tại trường ĐH Đồng Tháp trên quy mô nhóm thực nghiệm lớp HPGE407507 có 166 SV và nhóm đối chứng lớp HP GE407508 có 168 SV 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận 8 Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa nguồn tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. 7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp quan sát Quan sát hoạt động dạy học môn Giáo dục học (phần: LLGD) thông qua dự giờ, thăm các lớp đại học sư phạm khóa 2010, để thu thập thông tin liên quan đến viêc sử dụng trò chơi dạy học 7.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu Anket Xây dựng hai loại bảng điều tra ( phiếu Anket) dùng cho GV và SV để thu thập thông tin về thực trạng vấn đề nghiên cứu. 7.2.3. Phương pháp phỏng vấn Thông qua phỏng vấn GV và SV về việc xây dựng và sử dụng trò chơi trong dạy học và nhận xét của GV và SV về các trò chơi dạy học đề tài đưa ra. 7.2.4. Phương pháp thực nghiệm Thực nghiệm kết quả nghiên cứu, so sánh, đối chiếu với thực trạng, đồng thời quan sát, điều tra và phỏng vấn SV và GV về hiệu quả của việc ứng dụng các trò chơi dạy học trong môn GDH. 7.2.5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục Căn cứ vào các sản phẩm nghiên cứu của các tác giả khác, các trò chơi trong giáo trình và các tài liệu khác để xây dựng các trò chơi dạy học phù hợp. 7.2.6. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng phương pháp này để xử lý kết quả thu thập được. Phục vụ cho việc phân tích, đánh giá trong quá trình nghiên cứu. 9 NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI DẠY HỌC 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề: 1.1.1 Ở nước ngoài: Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, một số nhà khoa học giáo dục Nga như: P.A.Bexonova, OP.Seina, V.I.Đalia, E.A.Pokrovxki đã đánh giá cao vai trò giáo dục, đặc biệt và tính hấp dẫn của trò chơi dân gian Nga đối với trẻ mẫu giáo. E.A.Pokrovxki trong lời đề tựa cho tuyển tập “Trò chơi của trẻ em Nga” đã chỉ ra nguồn gốc, giá trị đặc biệt và tính hấp dẫn lạ thường của trò chơi dân gian Nga [11tr 19-20] Bên cạnh kho tàng trò chơi học tập trong dân gian còn có một số hệ thống trò chơi dạy học khác do các nhà giáo dục có tên tuổi xây dựng. Đại diện cho khuynh hướng sử dụng trò chơi dạy học làm phương tiện phát triển toàn diện cho trẻ phải kể đến nhà sư phạm nổi tiếng người tiệp khắc I.A.Komenxki(1592-1670). Ông coi trò chơi là hình thức hoạt động cần thiết, phù hợp với bản chất và khuynh hướng của trẻ. Trò chơi dạy học là một dạng hoạt động trí tuệ nghiêm túc, là nơi mọi khả năng của trẻ em được phát triển, mở rộng phong phú thêm vốn hiểu biết. Với quan điểm trò chơi là niềm vui sướng của tuổi thơ, là phương tiện phát triển toàn diện cho trẻ I.A.Komenxki đã khuyên người lớn phải chú ý đến trò chơi dạy học cho trẻ và phải hướng dẫn, chỉ đạo đúng đắn cho trẻ chơi. Trong nền giáo dục cổ điển, ý tưởng sử dụng trò chơi với mục đích dạy học được thể hiện đầy đủ trong hệ thống giáo dục của nhà sư phạm người Đức Ph.Phroebel(1782-1852) Ông là người đã khởi xướng và đề xuất ý tưởng kết hợp dạy học với trò chơi cho trẻ. Quan điểm của ông về trò chơi phản ánh cơ sở lý luận sư phạm duy tâm thần bí. Ông cho rằng thông qua trò chơi trẻ nhận thức được cái khởi đầu do thượng đế sinh ra tồn tại ở khắp mọi nơi, nhận thức được những qui luật tạo ra thế giới, tạo ra ngay chính bản thân mình. Vì thế ông phủ nhận tính sáng tạo và tính tích cực của trẻ trong khi chơi. Ph.Phroebel cho rằng, nhà giáo dục chỉ cần phát triển cái vốn có sẵn của trẻ, ông đề cao vai trò giáo dục của trò chơi trong quá trình phát triển thể chất, làm vốn ngôn ngữ cũng như phát triển tư duy, trí tưởng tượng của trẻ [11 tr22] [...]... cứu về trò chơi dạy học Song chưa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu vào việc xây dựng và sử dụng trò chơi dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của SV trong dạy học môn GDH Những công trình nghiên cứu nêu trên là cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài: Xây dựng và sử dụng trò chơi dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của SVSP trong dạy học môn GDH ở trường đại học Đồng Tháp 1.2 Các khái... trường ĐH Đồng Tháp - Nội dung khảo sát: 1) Nhận thức của SV về việc xây dựng và sử dụng trò chơi trong dạy học môn GDH 2) Nhận thức của GV về vai trò, tác dụng của việc sử dụng trò chơi trong dạy học môn GDH 3) Thực trạng xây dựng và sử dụng trò chơi dạy học trong dạy học môn GDH của GV 4) Những thuận lợi và khó khăn khi xây dựng trò chơi trong dạy học môn GDH (phần LLGD) - Phương pháp khảo sát: Bằng phương... TRẠNG XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI DẠY HỌC TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC HỌC HỆ SƯ PHẠM Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP 2.1 Vài nét về trường Đại học Đồng Tháp và chương trình môn GDH hệ SP 2.1.1 Vài nét về trường Đại học Đồng Tháp - Trường Đại học Đồng Tháp được thành lập ngày 10/01/2003 theo quyết định số 08/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ và công văn số 5830/VPCP-KGVX ngày 9/4/2008 về việc đổi tên trường. .. việc dạy học nói chung lẫn cho việc tổ chức hướng dẫn các trò chơi sau này hiệu quả hơn [19 tr 429] 1.3.1.5 Tác dụng của việc sử dụng trò chơi dạy học để nâng cao tính tích cực học tập của SV trong dạy học môn GDH 25 Trong quá trình dạy học môn GDH, các trò chơi nếu được sử dụng hợp lý sẽ thúc đẩy một cách tự nhiên tính năng động và tính tích cực tham gia học tập của SV Sử dụng trò chơi trong dạy học. .. học tập nhằm đạt các mục tiêu học tập 1.3.2.2 Các biện pháp tích cực hóa học tập - Biện pháp tích cực hóa học tập là kiểu biện pháp dạy học hướng vào người học, dựa vào kinh nghiệm và hoạt động của chính họ để tập trung tác động vào quá trình học tập nhằm hình thành và phát triển hoạt động học tập, làm cho người học trở thành chủ thể tự giác của quá trình đó - Các biện pháp cụ thể để tích cực hóa học. .. về tích cực hóa hoạt động học tập 1.3.2.1 Tích cực hóa người học vào quá trình học tập Vấn đề TCH được đặt ra từ rất lâu, được giải thích từ nhiều lập trường khác nhau như: TCH quá trình dạy học, TCH quá trình nhận thức của học sinh; phát huy TTCNT của học sinh, nâng cao tính tích cực tự giác chủ động của học sinh; tích cực hoá hoạt động của học sinh; phát huy tính tích cực, sáng tạo năng động của học. .. Vai trò, vị trí của người giáo viên chủ nhiệm lớp 3.2 Nội dung công tác của người giáo viên chủ nhiệm 3.3 Phương pháp công tác của người giáo viên chủ nhiệm 3.4 Yêu cầu đối với giáo viên chủ nhiệm lớp (Nguồn: Đề cương môn GDH (hệ sư phạm) – Tổ giáo dục học – Khoa Tâm lý Giáo dục và Quản lý giáo dục – Đại học Đồng Tháp, năm học 2010-2011) 2.2 Thực trạng xây dựng và sử dụng trò chơi dạy học trong dạy học. .. giác, chủ động, độc lập, sáng tạo để thực hiện nhiệm vụ học tập của mình 1.3 Những vấn đề lý luận cơ bản về trò chơi dạy học và tích cực hóa hoạt động học tập 1.3.1 Lý luận về trò chơi dạy học 1.3.1.1 Cấu trúc chung của trò chơi dạy học Trò chơi dạy học có mọi đặc điểm của trò chơi thông thường, nhưng về cấu trúc nó kết hợp các yếu tố chơi và các yếu tố sư phạm trong một tổ hợp hoạt động và quan hệ... nhiệm vụ học tập Tính tích cực học tập thường được thể hiện ở ba mức độ từ thấp đến cao: bắt chước, tìm tòi và sáng tạo trong học tập Nó luôn gắn liền với nhu cầu của người học và được biểu hiện trong kết quả học tập của SV - Tích cực hóa học tập là tác động đến người học và quá trình học tập thông qua các yếu tố của quá trình dạy học Hay nói cách khác, tích cực hóa học tập là giúp cho người học tự giác,... chức và hướng dẫn quá trình học tập của học sinh khi họ tham gia trò chơi gọi là trò chơi dạy học Các nhiệm vụ, quy tắc, luật chơi và các quan hệ trong trò chơi dạy học được tổ chức tương đối chặt chẽ trong khuôn khổ các nhiệm vụ dạy học và được định hướng vào mục tiêu, nội dung học tập Trò chơi dạy học được sáng tạo ra và được sử dụng bởi các nhà giáo và người lớn dựa trên những khuyến nghị của lý . sử dụng trò chơi dạy học nhằm tích cực hóa hóa hoạt động học tập của SVSP trong dạy học môn GDH ở trường ĐH Đồng Tháp được hoàn thành sẽ xây dựng được hệ thống các trò chơi dạy học trong dạy. DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC HỌC HỆ SƯ PHẠM Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP 32 2.1. Vài nét về trường Đại học Đồng Tháp và chương trình môn GDH hệ SP 322 2.2 Thực trạng xây dựng và sử dụng trò chơi dạy học. trạng việc xây dựng và sử dụng trò chơi dạy học trong dạy học môn GDH của SVSP ở trường ĐH Đồng Tháp. 5.3. Xây dựng hệ thống các trò chơi dạy học trong dạy học môn GDH (phần LLGD) và nghiên

Ngày đăng: 04/01/2015, 18:01

Từ khóa liên quan

Trích đoạn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan