Giáo án tự chọn ngữ văn 11

27 6.5K 7
Giáo án tự chọn ngữ văn 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tuần 01, Tiết 01 LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI I. Mục tiêu cần đạt Nắm được cách thức phân tích đề và cách lập dàn ý bài văn nghị luận xã hội. II. Tổ chức hoạt động dạy và học Tuần 02, Tiết 02 VIẾT MỞ BÀI, KẾT BÀI HOẶC ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI I. Mục tiêu cần đạt Học sinh có kĩ năng viết phần mở, kết bài, đặc biệt là xây dựng đoạn trong bài văn nghị luận xã hội. II. chức hoạt động dạy và học 1 HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ Đề bài: Tuân Tử nói: “Đường tuy gần, chẳng đi chẳng đến. Việc tuy nhỏ, chẳng làm chẳng nên”. Hãy bình luận câu nói trên. (Dạy và học nghị luận xã hội, tr 48) Tìm hiểu đề và lập dàn ý: - Vấn đề cần nghị luận là gì (ý nghĩa của câu nói)? - Cuộc sống đặt ra những yêu cầu gì đối với con người? - Để thực hiện, đáp ứng những yêu cầu cuộc sống, con người cần làm gì? - Hành động có thể mang lại điều gì? - Bài học kinh nghiệm, liên hệ? DÀN Ý THAM KHẢO -Vấn đề cần nghị luận: Nếu không hành động và tích cực hành động sẽ không giải quyết được dù là những yêu cầu đơn giản nhất của cuộc sống. - Cuộc sống luôn đặt ra nhiều yêu cầu đối với con người: + Những vấn đề lớn và nhỏ, đơn giản và phức tạp cần giải quyết, những thử thách cần vượt qua, những trách nhiệm phải gánh vác, … + Con người cần có khả năng suy xét và tri thức hành động. Thiếu khả năng suy xét sẽ dẫn đến làm việc mù quáng, không có ý thức hành động thì mọi việc sẽ giữ nguyên hiện trạng ban đầu mà không thể tiến triển để có được diễn biến, kết quả. -Đáp ứng, thực hiện những yêu cầu của cuộc sống, con người cần: + Nhận diện, xác định bản chất của vấn đề, của công việc cần giải quyết để định hướng hành động. + Xây dựng ý thức, cách thức hành động: biết phải làm gì, cần bắt đầu từ đâu, việc nào trước, khâu then chốt ở chỗ nào, mục đích cuối cùng của hành động… + Giải quyết từng phần của công việc, từng bước của quá trình, từng khía cạnh nhỏ của vấn đề, từng khâu của thử thách… bằng những việc làm cụ thể. -Hành động có thể mang lại nhiều điều: + Con người có cơ hội kiểm nghiệm lại năng lực của chính mình để thấy điểm mạnh, điểm yếu mà điều chỉnh bản thân. + Các phần việc sẽ dần dần được giải quyết, cái đích cần tới sẽ gần lại, rõ hơn và hiện thực hơn. + Cảm giác e ngại sẽ bớt dần, niềm vui sẽ đến trong những thành quả cụ thể. + Hành động đồng nghĩa với tạo cơ hội và xây dựng niềm tin vào sự thành công. -Bài học: + Mọi khoảng cách đều có thể khắc phục, mọi thử thách đều có thể được giải quyết bằng ý thức hành động. Sự thất bại, bế tắc, cùng đường chỉ có khi ý thức hành động bị triệt tiêu. + Cần hành động ngay và cần bắt đầu bằng những việc làm cụ thể nhất để giải quyết những công việc cụ thể trước mắt. + “Cây lớn một ôm khởi sinh từ một cái mầm nhỏ, đài cao chín tầng khởi đầu từ một sọt đất, đi xa ngàn dặm bắt đầu từ một bước chân” (Lão Tử, Đạo đức kinh). Tuần 03, Tiết 03 TỰ TÌNH (Bài II) – Hồ Xuân Hương CÂU CÁ MÙA THU – Nguyễn Khuyến THƯƠNG VỢ - Trần Tế Xương I. Mục tiêu cần đạt Cảm nhận được tâm trạng bi kịch, tính cách và bản lĩnh Xuân Hương; hiểu được tài năng nghệ thuật thơ Nôm của tác giả. Cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu Việt Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ và vẻ đẹp tâm hồn của thi nhân; thấy được nghệ thuật tả cảnh và sử dụng từ ngữ của Nguyễn Khuyến. Cảm nhận được hình ảnh bà Tú và tình cảm yêu quý mà Tú Xương dành cho người vợ của mình. Thấy được thành công nghệ thuật của bài thơ: từ ngữ giàu sức biểu cảm; vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn từ văn học dân gian. II. Tổ chức hoạt động dạy và học 2 HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ Đề bài: Tuân Tử nói: “Đường tuy gần, chẳng đi chẳng đến. Việc tuy nhỏ, chẳng làm chẳng nên”. Hãy bình luận câu nói trên. (Dạy và học nghị luận xã hội, tr 48) Yêu cầu: Hs viết mở, kết bài và một đoạn văn phần thân bài cho đề bài trên. Gv gọi hs trình bày kết quả trước lớp để lớp tham khảo, góp ý. Gv nhận xét, bổ sung hoặc sửa chữa… -Hs căn cứ vào phần tìm hiểu đề, lập dàn ý của tiết học trước để thực hiện yêu cầu. - Gv góp ý: + Mở bài: Giới thiệu ý có liên quan để dẫn vào vấn đề nghị luận. Nêu vấn đề: Đề bài có câu trích thì ghi lại nguyên văn câu trích (cả xuất xứ nếu có) và nhận định đúng hay không đúng. Đề bài không có câu trích thì nêu ý của đề và nêu nhận định phù hợp với đề bài. + Kết bài: Kết luận chung về vấn đề. Liên tưởng, liên hệ. + Viết một đoạn trong phần thân bài: hình thức đoạn văn, cách xây dựng đoạn (diễn dịch, qui nạp, móc xích, song hành), cấu trúc: luận điểm, luận cứ, luận chứng (dẫn chứng và phân tích dẫn chứng) Tuần 04, Tiết 04 LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH I. Mục tiêu cần đạt Củng cố, vận dụng những kiến thức về thao tác và cách phân tích vào việc xây dựng thao tác lập luận phân tích trong một đoạn (một bài) văn nghị luận. II. Tổ chức hoạt động dạy và học 3 HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ -Bản lĩnh, cá tính của Hồ Xuân Hương được thể hiện như thế nào trong bài “Tự tình” II? (PTL, tr 22) -Thủ pháp lấy động tả tĩnh, sự hòa phối màu sắc tinh tế và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Khuyến trong bài “Câu cá mùa thu”? (PTL, tr 30,31) -Hình ảnh thân cò trong hai câu thực của bài “Thương vợ” gợi cho em liên tưởng đến những câu ca dao nào? So với những câu ca dao đó, cách dùng của Tú Xương gợi ra cảm nhận mới mẻ gì? (PTL, tr 48) 1. “Tự tình” bài II của Hồ Xuân Hương -Trơ cái hồng nhan với nước non + Trơ (phơi ra, bày ra) cái hồng nhan (kiếp hồng nhan phận hẩm duyên ôi) với nước non (cuộc đời, không gian mênh mông). + Trơ: trơ trọi, lẻ bóng kết hợp với thủ pháp đối cái hồng nhan >< nước non + Trơ: bẽ bàng, tủi hổ cùng với thủ pháp đảo và nhịp điệu 1/3/3 của câu thơ. Không chỉ thế mà còn thể hiện sự kiên cường, bền bỉ, thách thức, nó đồng nghĩa với từ trơ trong câu thơ của Bà Huyện Thanh Quan: Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt (Thăng Long thành hoài cổ) -Xiên ngang ……đá mấy hòn + Bản lĩnh, mạnh mẽ, không chấp nhận hoàn cảnh, số phận + Xiên ngang, đâm toạc làm cảnh vật trở nên sinh động và căng tràn sức sống- một sức sống mãnh liệt ngay cả trong tình huống bi thương. 2. “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến -Thủ pháp lấy động tả tĩnh: gợi rõ một bức tranh thu thanh vắng, quạnh hiu. + hơi gợn tí của sóng biếc mặt ao + khẽ đưa của lá vàng + cá đâu đớp động dưới chân bèo -Sự hòa phối màu sắc tinh tế: thật dân dã, mang đậm nét hồn quê. “Cái thú vị … chiếc lá thu rơi” (Xuân Diệu, Đọc thơ Nguyễn Khuyến) SGK, tr 121. - Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ + Các từ láy vừa tạo hình vừa gợi cảm: lạnh lẽo, tẻo teo, lơ lửng, + Các tính từ và các từ chỉ mức độ: trong veo, bé tẻo teo, hơi gợn tí, khẽ đưa vèo, xanh ngắt, vắng teo, quanh co + Vần eo: gợi cảm nhận một cái gì mỗi lúc một thu hẹp diện tích. 3. “Thương vợ” của Trần Tế Xương - Ca dao: Cái cò lặn lội bờ sông – Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non; Con cò mày đi ăn đêm – Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao; Nước non lận đận một mình – Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay … - Trong thơ Tú Xương, cái cò, con cò trở thành thân cò chất chứa sự cảm thông, chia sẻ với nỗi đau thân phận (hình ảnh con cò gắn với cảnh ngộ, số phận của người phụ nữ, người nông dân trong ca dao xưa). Hơn thế, thân cò không chỉ rợn ngợp, bé nhỏ trước bờ sông heo hút hay trong đêm tối mênh mông, trong không gian rộng lớn mà còn heo hút, rợn ngợp trước cả hai chiều không gian và thời gian (khi, buổi). Tuần 05, Tiết 05 LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC I. Mục tiêu cần đạt Nắm được cách thức phân tích đề và cách lập dàn ý bài văn nghị luận văn học (về một bài thơ, đoạn thơ). II. Tổ chức hoạt động dạy và học HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ Đề bài: Những nét nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ “Thương vợ” của Trần Tế Xương. (KTĐG, tr 132) Tìm hiểu đề, lập dàn ý cho đề bài trên. -Xác định vấn đề cần nghị luận? -Xác định luận điểm, luận cứ, luận chứng cho vấn đề? -Cần sử dụng thao tác lập luận nào? DÀN Ý THAM KHẢO -Vận dụng sáng tạo hình ảnh và ngôn ngữ dân gian: thân cò. -Vận dụng sáng tạo thành ngữ dân gian: một duyên hai nợ; năm nắng mười mưa. -Sử dụng từ láy đạt hiệu quả cao trong việc biểu lộ tình cảm, cảm xúc: lặn lội, eo sèo,… -Sử dụng tiếng chửi quen thuộc (thông tục) trong dân gian, tạo thành lời thơ hợp lí và nhuần nhuyễn: 2 câu kết. Tuần 06, tiết 06 BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT – Cao Bá Quát BÀI CA NGẤT NGƯỞNG – Nguyễn Công Trứ VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC (Phần một) 4 HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ Chia lớp thành 2 nhóm làm việc: -Nhóm 1: phân tích các câu thơ 2,4,7,8 trong bài “Tự tình” II. -Nhóm 2: phân tích 4 câu đầu trong bài “Thương vợ”. Nhóm 1: -Trơ cái hồng nhan với nước non: nỗi đau đớn, xót xa, cay đắng của nhà thơ trước tình cảnh của chính mình. Câu thơ còn thể hiện bản lĩnh, cá tính của Xuân Hương: sự kiên cường, bền bỉ, thách thức. -Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn: trăng sắp tàn (bóng xế) mà vẫn khuyết chưa tròn hay chính là cảm nhận về thân phận của nhà thơ: tuổi xuân đã trôi qua mà nhân duyên chưa trọn vẹn. Thật là cay đắng! (hai lần mang thân đi làm lẽ và cả hai lần hạnh phúc đều đến và đi quá nhanh.) -Ngán nỗi … tí con con!: + Ngán: chán ngán, ngán ngẩm => mệt mỏi, chán chường trước duyên phận éo le, bẽ bàng. + Xuân: mùa xuân, tuổi xuân. Mùa xuân của thiên nhiên thì tuần hoàn, vĩnh cửu còn tuổi xuân của đời người thì qua đi không bao giờ trở lại. + Lại 1 : thêm lần nữa, lại 2 : trở lại. Sự trở lại của mùa xuân lại đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi xuân. + Mảnh tình-san sẻ-tí-con con: mảnh tình đã bé lại còn san sẻ thành ra ít ỏi, chỉ còn tí con con nên càng xót xa, tội nghiệp. + Âm điệu, nhịp điệu của câu thơ 8: 2/2/1/2 giống như một tiếng thở dài, buông xuôi theo dòng đời. Nhóm 2: - Nỗi vất vả gian truân của bà Tú: + Hoàn cảnh làm ăn, cuộc sống tảo tần, buôn bán ngược xuôi, vất vả đơn chiếc. + Cách nói thời gian, cách nêu địa điểm; mượn hình ảnh con cò trong ca dao, sự sáng tạo khi vận dụng hình ảnh, ngôn ngữ của văn học dân gian; cách đảo ngữ; nghệ thuật đối. - Đức tính cao đẹp của bà Tú: + Đảm đang, tháo vát, chu đáo với chồng con. + Cách nói khôi hài, trào phúng; dùng số từ. - Tình thương yêu quí trọng vợ của Tú Xương thể hiện qua sự thấu hiểu nỗi vất vả, gian truân và đức tính cao đẹp của bà Tú. Hs có thể tự rút ra bài học thiết thực cho riêng mình ( thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ với người thân và những người xung quanh mình; thêm yêu kính, trân trọng người chị, người mẹ, người bà và tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam…). I.Mục tiêu cần đạt Cảm nhận được tâm hồn tự do, phóng khoáng cùng thái độ tự tin của tác giả. Thấy được những đặc điểm nổi bật của thể hát nói. Thấy được tâm trạng bi phẫn của kẻ sĩ chưa tìm được lối ra trên đường đời. Hiểu được đặc điểm thơ cổ thể và các hình ảnh biểu tượng. Nắm được những nét chính về cuộc đời, nghị lực, nhân cách và giá trị thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu. II.Tổ chức hoạt động dạy và học HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ -Vì sao tác giả đang đi trên đường mà lại ca bài ca đường cùng? Em hiểu thế nào về tâm sự của tác giả gửi gắm ở câu cuối bài thơ? (SBTC, tr 32) -Em có suy nghĩ gì về mẫu hình con người được xây dựng trong bài thơ? -Lí tưởng đạo đức của NĐC được xây dựng chủ yếu trên cơ sở tình cảm nào? Có điều gì gần gũi về tư tưởng nhân nghĩa giữa NĐC và Nguyễn Trãi? (SGV, tr 66) 1.Tâm sự của tác giả Cao Bá Quát trong câu thơ cuối Ông muốn nhắn nhủ với người đời: hãy dũng cảm dứt bỏ con đường công danh vô nghĩa, tự tìm cho mình một con đường đi khác để thực hiện lí tưởng của mình. (Bài ca có 6 câu năm chữ, 9 câu bảy chữ, 1 câu tám chữ. Bài sử dụng nhiều vần khác nhau, cả vần bằng và vần trắc, nhịp điệu, tiết tấu biến hóa tạo điều kiện cho sự diễn tả tâm trạng có nhiều thay đổi- cách xưng hô của tác giả.) 2.Mẫu hình con người được xây dựng trong Bài ca ngất ngưởng Sống ở đời cần phải có trách nhiệm với đời, cần phải tận lực cống hiến và cống hiến một cách có kết quả. Tuy nhiên, con người cũng cần biết chơi, biết hưởng thụ những niềm vui mà cuộc sống dành cho mình, và chính cái chơi ấy đã làm cho cuộc sống thêm phần vui vẻ. 3.Cuộc đời và tư tưởng yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu (SNCV, tr 33, 35) Tuần 07, tiết 07 VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC – Nguyễn Đình Chiểu (Phần hai) I.Mục tiêu cần đạt Cảm nhận được vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người nghĩa sĩ nông dân và thái độ cảm phục xót thương của tác giả đối với những con người xả thân vì nước. Hiểu được giá trị nghệ thuật của bài văn tế: tính trữ tình, thủ pháp tương phản và việc sử dụng ngôn ngữ. II.Tổ chức hoạt động dạy và học HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ -Phân tích nét đặc sắc của hình tượng người nông dân nghĩa sĩ? (SNCV, tr 29-30) -Trận chiến đấu của các nghĩa sĩ đã được miêu tả như thế nào? (SBTC, tr 22) -Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ được miêu tả nổi bật với những phẩm chất gì? (SBTC, tr 23) 1.Hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong bài văn tế (SNCV, tr 29-30) 2.Tính chất trữ tình, thủ pháp tương phản và việc sử dụng ngôn ngữ -Ôi! -Khá thương thay! -Ôi thôi thôi! -Lời văn tế là lời tâm tình của tác giả: câu 20. -Lời văn tế nghe như là lời của người chết: câu 7, 22, 23, … 3.Những phẩm chất nổi bật của người nông dân nghĩa sĩ -Căm thù giặc sâu sắc. -Sẵn sàng đánh giặc bằng bất cứ phương tiện nào mình có. -Vượt qua gian khổ, hi sinh. Tuần 08, tiết 08 LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC I.Mục tiêu cần đạt Nắm được cách thức phân tích đề và cách lập dàn ý bài văn nghị luận văn học (về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi). 5 II.Tổ chức hoạt động dạy và học HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ Tìm hiểu và nêu hướng lập ý cho đề bài: (SNCV, tr 29-30) Đề: Phân tích những nét đặc sắc của hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu. -Những nét đặc sắc: +Hình tượng của những người nông dân yêu nước, căm thù giặc do thiếu vắng quân đội chính quy của triều đình, họ đã đứng lên đánh giặc bằng vũ khí thô sơ và hi sinh oanh liệt. +Nghĩa sĩ thể hiện một tinh thần tự giác cao độ, anh dũng vô song làm cho kẻ địch kinh hồn, bạt vía. -Nghệ thuật: +Thủ pháp so sánh thể hiện tâm lí của người nông dân. +Thủ pháp đặc tả cuộc chiến đấu với các chi tiết tả thực. +Thủ pháp đối lập (Đối ý, đối thanh) Tuần 09, tiết 09 VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH – Lê Hữu Trác CHIẾU CẦU HIỀN – Ngô Thì Nhậm I.Mục tiêu cần đạt Cảm nhận được giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm và vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Lê Hữu Trác qua ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo về cuộc sống trong phủ chúa Trịnh. Hiểu được chủ trương đúng đắn của vua Quang Trung trong việc tập hợp người hiền tài; nhận thức được vai trò và trách nhiệm của người trí thức đối với công cuộc xây dựng đất nước. Thấy được nghệ thuật lập luận và thể hiện cảm xúc của Ngô Thì Nhậm. Rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận. II.Tổ chức hoạt động dạy và học HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ -Cách viết kí của Lê Hữu Trác có gì đặc sắc? (SNCV, tr 7) -Dựng lại hình tượng nhân vật Lê Hữu Trác qua đoạn trích? (SBTC, tr 8) -Thái độ của vua trước ứng xử của sĩ phu Bắc Hà? Viết đoạn 2, tác giả nhằm mục đích gì? 1.Đặc sắc trong cách viết kí của Lê Hữu Trác -Quan sát tinh tế, bộc lộ thái độ một cách kín đáo, để sự vật tự nói. -Kết hợp giữa văn xuôi với thơ ca. -Tỏ thái độ mỉa mai, phê phán chúa Trịnh: “Mình vốn … khác hẳn người thường”. 2.Hình tượng nhân vật Lê Hữu Trác qua đoạn trích -Nhà văn, nhà thơ. -Nhà nho tính tình thâm trầm, hóm hỉnh. -Danh y từ tâm và lỗi lạc. 3.Thái độ của vua Quang Trung đối với hiền tài – trí thức Bắc Hà -Tế nhị, châm biếm nhẹ nhàng, vừa tỏ ra có kiến thức sâu rộng, có tài văn chương, khiến người nghe không tự ái, nể trọng và tự cười về thái độ ứng xử chưa đúng của chính mình. -Thuyết phục nho sĩ Bắc Hà hợp tác và phò tá triều Tây Sơn một cách thành tâm, nhiệt huyết để gánh vác công việc quốc gia. Tuần 10, tiết 10 HAI ĐỨA TRẺ - Thạch Lam I.Mục tiêu cần đạt Hiểu được sự cảm thông sâu sắc của Thạch Lam đối với cuộc sống quẩn quanh, buồn tẻ của những người nghèo phố huyện và sự trân trọng của nhà văn trước mong ước của họ về một cuộc sống tươi sáng hơn. Thấy được một vài nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của Thạch Lam. II.Tổ chức hoạt động dạy và học HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ -Nhận xét về cảm hứng thiên nhiên của Thạch Lam qua truyện ngắn “Hai đứa trẻ”? (SBT, tr 64) 1.Cảm hứng thiên nhiên của Thạch Lam qua truyện ngắn “Hai đứa trẻ” - Tác giả đã miêu tả khá thành công nhiều bức tranh thiên 6 - Ấn tượng của em về ánh sáng và bóng tối, tiếng trống thu không và tiếng còi tàu khi đọc truyện? (SBTC, tr 80) - Bình giảng đoạn văn tả hình ảnh đoàn tàu đêm đi qua phố huyện (“Trống cầm canh ở huyện đánh tung lên một tiếng ngắn khô khan, không vang động ra xa, rồi chìm ngay vào bong tối… tịch mịch và đầy bong tối”.) nhiên thơ mộng, đầy gợi cảm (những âm thanh, hình ảnh quen thuộc của mùa hạ lúc chiều tà, …). - Thiên nhiên và con người ở đây luân được khắc họa trong sự hòa hợp với nhau. - Qua cảm hứng về thiên nhiên, tác giả đã ít nhiều gợi được ở người đọc những tình cảm đối với quê hương xứ sở. 2.Ánh sáng và bóng tối, tiếng trống thu không và tiếng còi tàu Qua các chi tiết khá đặc biệt ấy, người đọc có ấn tượng về thiên nhiên, cuộc sống, tâm trạng con người nơi phố huyện mà nhà văn miêu tả trong tác phẩm. 3.Bình giảng đoạn văn tả hình ảnh đoàn tàu đêm đi qua phố huyện (SBTC, tr 82) Tuần 11, tiết 11 CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ – Nguyễn Tuân I.Mục tiêu cần đạt Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao; quan điểm thẩm mĩ và tình cảm yêu nước kín đáo của nhà văn Nguyễn Tuân. Thấy được những nét đặc sắc nghệ thuật của thiên truyện. Rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu một truyện ngắn hiện đại. Phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự. II.Tổ chức hoạt động dạy và học HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ -Tình huống truyện của tác phẩm là gì? Tác dụng của tình huống này đối với việc thể hiện tính cách nhân vật và kịch tính của truyện? -Phân tích cảnh cho chữ của Huấn Cao? (PTL, tr 146) -Chứng minh rằng trong truyện, tác giả đã bộc lộ thầm kín tấm lòng yêu nước? (Tác giả đã “phục chế” rất thành công không khí cổ xưa. SBT, tr 71 ) 1.Tình huống truyện Mối quan hệ đặc biệt éo le giữa những tâm hồn tri kỉ. Tác giả đặt họ trong tình thế đối địch. 2.Cảnh cho chữ của Huấn Cao trong nhà ngục -Trật tự kỉ cương trong nhà tù hoàn toàn bị đảo ngược -Những quan hệ đối lập kì lạ -Thủ pháp đối lập được sử dụng rất thành công 3.Tấm lòng yêu nước thầm kín của Tác giả -Nhà văn thể hiện tình cảm yêu mến, ca ngợi Huấn Cao đồng thời qua quản ngục, thầy thơ lại, gián tiếp thể hiện sự tiếc nuối những người như ông Huấn. Mà ông Huấn lại là người kết tinh, lưu giữ vẻ đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc, cho nên nhà văn đã kín đáo thể hiện tình cảm yêu mến, trân trọng đối với những giá trị văn hóa truyền thống. Đó chính là tinh thần dân tộc, long yêu nước kín đáo của tác giả. -Mấy người thưởng thức được mùi thơm của mực? Hãy biết tìm trong mực, trongchữ hương vị của thiên lương. Cái gốc của chữ chính là thiên lương đó thôi. Chơi chữ đâu chỉ là chuyện chữ nghĩa. Đó là chuyện của nhân cách của thiên lương, cách sống, của lối sống văn hóa. Tấm lòng yêu quý truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. -Thái độ tôn trọng tài năng, phẩm giá con người và vẻ đẹp của một tấm lòng trọng nghĩa, một cách ứng xử cao thượng, đầy tinh thần văn hóa. Tuần 12, tiết 12 HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA – Vũ Trọng Phụng NGỮ CẢNH I.Mục tiêu cần đạt Thấy được bản chất lố lăng, đồi bại của xã hội thượng lưu thành thị trước Cách mạng. Hiểu được những nét đặc sắc trong nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng: tạo dựng mâu thuẫn và nhiều tình huống hài hước; xây dựng chân dung biếm họa sắc sảo, giọng điệu châm biếm. Rèn kĩ năng đọc- hiểu văn bản tự sự được viết theo bút pháp trào phúng. 7 Nắm được khái niệm ngữ cảnh, các yếu tố của ngữ cảnh và vai trò của ngữ cảnh trong giao tiếp bằng ngôn ngữ. Biết nói và viết phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp, đồng thời có kĩ năng lĩnh hội, phân tích nội dung và hình thức ngôn ngữ của lời nói trong quan hệ với ngữ cảnh. Xác định ngữ cảnh đối với từ, câu, văn bản, … II.Tổ chức hoạt động dạy và học HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ - Phân tích cách miêu tả đám tang trong hai đoạn cuối: “Đám ma đưa đến đâu … của khổ chủ”. (SNCV, tr 167-168) - Lời văn của Vũ Trọng Phụng trong đoạn trích đậm đà chất trào phúng. Em hãy chọn một số dẫn chứng tiêu biểu để làm rõ điều đó. (SNCV, tr 168) - Tại sao khi tìm hiểu một tác phẩm cụ thể (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Chiếu cầu hiền, …) người ta thường tìm hiểu tiểu sử của tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm? (SBTC, tr 70) - Phân tích văn cảnh để thấy những nghĩa khác nhau của từ ăn trong những câu sau: - Cơm ăn mỗi bữa một lưng Nước uống cầm chừng để bụng thương anh. - Cá không ăn muối cá ươn Con cãi cha mẹ trăm đường con hư. (Ca dao) 1.Cách miêu tả đám tang trong hai đoạn cuối: “Đám ma đưa đến đâu … của khổ chủ”. Có sự kết hợp tài tình đầy dụng ý nghệ thuật giữa miêu tả toàn cảnh (viễn cảnh) và cận cảnh đám tang. Cách miêu tả như thế đã tạo được hiệu quả trào phúng rõ rệt: vạch trần cái giả tạo, thói đạo đcứ giả, thói hám lợi, thói chạy theo mốt, chuộng hư danh. Tác giả cố tình tạo ra sự lập lờ thật – giả để rồi vạch trần chân tướng cái giả. 2.Lời văn của Vũ Trọng Phụng trong đoạn trích đậm đà chất trào phúng - Cách dùng từ; - Cách so sánh, ví von hài hước; - Cách đặt câu; - Cách dựng đoạn; - Cách tạo giọng văn (lối xen vào những lời nhận xét, bình luận hài hước, những lối nói ngược thâm thúy; giọng văn hài hước sâu sắc, thú vị). 3. Khi tìm hiểu một tác phẩm cụ thể, việc tìm hiểu hoàn cảnh ra đời và tiểu sử của tác giả đóng vai trò quan trọng, bởi vì hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và tiểu sử tác giả là những yếu tố thuộc ngữ cảnh của cuộc giao tiếp TÁC GIẢ - TÁC PHẨM – NGƯỜI ĐỌC. 4. Hs tự làm Tuần 13, tiết 13 LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH I.Mục tiêu cần đạt Hiểu vai trò của thao tác lập luận so sánh. Biết vận dụng thao tác lập luận so sánh khi viết một đoạn văn, bài văn nghị luận. Nhận diện và chỉ ra sự hợp lí, nét đặc sắc của các cách so sánh trong các văn bản. Viết bài văn bàn về một vấn đề xã hội hoặc văn học có sử dụng thao tác chính là so sánh. II.Tổ chức hoạt động dạy và học HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ - Dùng thao tác so sánh để phát triển các ý kiến sau và viết thành đoạn văn: a) Đọc cuốn sách hay cũng như trò chuyện với người bạn thông minh. b) Đọc cuốn sách hay đối với trí tuệ giống như thể dục đối với cơ thể. (SNCV, tr 161) - Chọn một trong các đề sau, dùng thao tác so sánh viết đoạn văn trình bày luận điểm của mình về các hiện tượng trái ngược: a)Vị tha và ích kỉ b)Cho và nhận c)Tôn trọng pháp luật và bất chấp pháp luật 1.Viết đoạn văn theo thao tác lập luận so sánh tương đồng. Đối với câu a), câu b) tự nó đã có một so sánh tương đồng. Học sinh cần suy nghĩ để triển khai ý đó. 2.Viết đoạn văn theo thao tác so sánh tương phản a) So sánh hai tính cách vị tha và ích kỉ. Khai thác các yếu tố tương phản của mỗi loại tính cách để làm rõ sự khác biệt của chúng, nhằm khẳng định người vị tha. b) Đây là quan hệ so sánh giữa cống hiến và hưởng thụ, một quan hệ có ý nghĩa phổ biến trong đời sống. Cho là thế nào, nhận là thế nào, so sánh để thấy sự khác biệt của chúng và khẳng định quan điểm của mình đối với quan hệ đó. 8 Tuần 14, tiết 14 CHÍ PHÈO- Nam Cao I.Mục tiêu cần đạt Hiểu được giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm qua việc phân tích các nhân vật, đặc biệt là nhân vật Chí Phèo. Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện nhắn Nam Cao : điển hình hóa nhân vật, miêu tả tạm lí, nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ nghệ thuật, … Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho Hs (tài liệu, tr 34), giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu, tr 56, 57) II.Tổ chức hoạt động dạy và học HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ -Ý nghĩa chi tiết tiếng chửi của Chí Phèo? (SNCV, tr 178) -Bi kịch lớn nhất của Chí Phèo được thể hiện trong truyện là gì? (SNCV, tr )179 -Nhận xét khái quát về nội dung và nghệ thuật của truyện? (SNCV, tr 181) 1.Ý nghĩa chi tiết tiếng chửi của Chí Phèo -Tiếng chửi mở đầu truyện ngắn một cách bất ngờ và giới thiệu nhân vật một cách ấn tượng. -Đó là tiếng chửi của một kẻ say (vu vơ, mơ hồ), nhưng cũng có cái gì tỉnh táo (vì có văn vẻ, lớp lang trời-đời-cả làng Vũ Đại-cha đứa nào không chửi nhau với hắn-đứa chết mẹ nào đã đẻ ra Chí Phèo). Đối tượng của tiếng chửi vì vậy thực ra đã được xác định: cái xã hội đã sinh ra kiếp sống Chí Phèo. -Lời trần thuật nửa trực tiếp rất độc đáo. -Tiếng chửi ấy thể hiện tâm trạng bi phẫn cùng cực của Chí Phèo. 2.Số phận và tâm trạng bi kịch đau đớn của Chí Phèo Số phận của Chí Phèo là số phận bi kịch, rất đau đớn. Số phận ấy được tác giả miêu tả theo hai quá trình: bị tha hóa và bị cự tuyệt quyền làm người. Số phận ấy còn được thể hiện tập trung qua tâm trạng đầy bi kịch và kết cục bi thảm của Chí Phèo. 3.Khái quát về đặc điểm nội dung, nghệ thuật của truyện Hs tự trả lời Tuần 15, tiết 15 LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH I.Mục tiêu cần đạt Củng cố kiến thức, kĩ năng cơ bản về thao tác lập luận phân tích và so sánh. Vận dụng kết hợp thao tác phân tích và so sánh trong bài văn nghị luận xã hội hoặc văn học. Nhận ra và phân tích vai trò của sự kết hợp của thao tác phân tích và so sánh qua các văn bản. Vận dụng kết hợp thao tác phân tích và so sánh trong việc tạo lập đoạn văn, bài văn nghị luận. II.Tổ chức hoạt động dạy và học HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ Chọn một trong các nội dung sau để lập ý và viết đoạn văn (dùng ý trong đề làm luận điểm và viết đoạn văn triển khai luận điểm đó): a)Nhà thơ Ấn Độ Ta-go nói: Yêu là tên gọi khác của sự hiểu nhau. b)Con người không thể thiếu bạn. c)Tình cảm ruột thịt giữa cha mẹ và con cái là tình cảm tự nhiên nhất, chân thành nhất và thiêng liêng nhất. d)Lòng tự tin Hs chọn và luyện tập trên lớp một bài (vd bài d)) -Bài tập gồm hai khâu: lập ý và viết đoạn văn. -Học sinh trao đổi, lập ý, sau đó viết đoạn văn. -Yêu cầu là dùng ý trong đề làm luận điểm và viết đoạn văn triển khai ý đó. Chẳng hạn: giải thích, phân tích về lòng tự tin, vai trò, ý nghĩa của lòng tự tin. So sánh người có lòng tự tin và người không có lòng tự tin. Kết luận về lòng tự tin. -Hs viết một đoạn văn trong khoảng 10 phút. Sau đó thu lại kiểm tra, cho một số hs đọc để cả lớp nhận xét. GV đánh giá, nhận xét. Tuần 16, tiết 16 VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI – Nguyễn Huy Tưởng TÌNH YÊU VÀ THÙ HẬN - U. Sếch - xpia I.Mục tiêu cần đạt 9 Hiểu và phân tích được xung đột kịch, tính cách, diễn biến tâm trạng và bi kịch của Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong đoạn trích. Thái độ ngưỡng mộ, trân trọng của tác giả đối với những người nghệ sĩ có tâm huyết và tài năng nhưng chịu số phận bi thảm. Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của vở kịch. Rèn kĩ năng đọc- hiểu một đoạn trích kịch bản văn học theo đặc trưng thể loại. Cảm nhận được sức mạnh tình yêu lứa đôi chân chính và mãnh liệt của tuổi trẻ vượt lên thù hận dòng tộc. Hiểu được diễn biến tâm trạng nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại và đối thoại. Rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. Nhận biết được một vài đặc điểm cơ bản của thể loại kịch: ngôn ngữ, hành động, bố cục, xung đột kịch. II.Tổ chức hoạt động dạy và học HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ - Xung đột chính của hồi kịch? - Sự khác biệt trong cách nhìn của Vũ Như Tô và dân chúng về Cửu Trùng Đài? Điều gì tạo nên sự khác biệt đến đối lập khi nhìn nhận và đánh giá về công trình ấy? - Ý nghĩa của đoạn trích “Tình yêu và thù hận”? 1. Xung đột chính của hồi kịch - Xung đột giữa giai cấp thống trị thối nát, xa hoa, trụy lạc với nhân dân đau khổ, lầm than. Mâu thuẫn này được giải quyết theo quan điểm của nhân dân (Lê Tương Dực bị giết, Nguyễn Vũ tự sát, …) - Xung đột giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần túy của muôn đời với lợi ích trực tiếp, thiết thực của nhân dân. Mâu thuẫn này không thể giải quyết rạch ròi, dứt khoát. Chân lí vừa thuộc về Vũ Như Tô, vừa thuộc về nhân dân. 2. Sự khác biệt trong cách nhìn của Vũ Như Tô và dân chúng về Cửu Trùng Đài Lợi ích nghệ thuật mà Vũ theo đuổi đã mâu thuẫn với thực tế đời sống của nhân dân. Kết thúc trên chỉ ra tính bi kịch không thể điều hòa của mâu thuẫn. Trên thực tế, đó là mâu thuẫn muôn thuở. Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? chính tác giả cũng băn khoăn vì điều đó. Chân lí chỉ thuộc về Vũ một nửa, nửa kia lại thuộc về phía quần chúng nhân dân. Việc quần chúng giết Vũ có lí đúng: nếu Vũ không xây CTĐ thì chắc vua không thể xây được CTĐ, gây thiệt hại cho người dân. Nhưng quần chúng nhân dân trong cơn nông nổi giận dữ, có thể chưa hiểu hết Vũ. Quần chúng lúc đó cũng chưa nghĩ đến công sức của chính mình bỏ ra cho công trình nghệ thuật mà có thể lưu lại cho con cháu muôn đời sau. Việc nổi dậy giết vua là đúng, việc tạm hoãn xây CTĐ là đúng nhưng việc giết Vũ là quá tay và việc phá CTĐ là không nên! 3.Ý nghĩa của đoạn trích “Tình yêu và thù hận” -Ca ngợi tình yêu, khẳng định sự chiến thắng của tình yêu. Khi có tình yêu chân chính, tình người cao đẹp thì không có trở ngại nào con người không thể vượt qua. - Tình yêu chân thành, không vụ lợi và cũng rất hồn nhien trong trắng. Cái đẹp của bối cảnh (đêm khuya- trăng sáng, màn đêm thanh vắng với vầng trăng trên trời cao tạo ra chiều sâu cho sự bộc lộ tình cảm của đôi tình nhân; trăng đóng vai trò trang trí cho cảnh gặp gỡ tình tứ song rất mực đoan chính của đôi tình nhân: tường nhà giu- li-ét – trên cửa sổ) làm nền cho sự phát triển của tình yêu trong trắng. KIỂM TRA 15’ Nội dung ôn tập: -Hai đứa trẻ -Chữ người tử tù Đề: Câu 1(4,00 điểm): Vì sao chị em Liên và An cố thức để được nhìn chuyến tàu đêm đi qua phố huyện? Câu 2(6,00 điểm): Trong truyện “Chữ người tử tù”, nhân vật quản ngục có phẩm chất gì khiến Huấn Cao cảm kích coi là “một tấm lòng trong thiên hạ”, và tác giả coi đó là “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”? Theo anh/chị, qua nhân vật quản ngục, nhà văn Nguyễn Tuân quan niệm như thế nào về con người và cái đẹp? 10 [...]... Vậy thì ánh sáng cuối cùng của một ngày tàn chỉ có thể còn sót lại trên đỉnh trời Một cách tự nhiên, nhà thơ nhìn lên cao và nhận ra một chòm mây lững thững trôi và một cánh chim bay về tổ - Nhưng khi ánh trời tắt hẳn, màn đêm buông xuống, thì con mắt người tù- thi sĩ hướng về đâu? Cũng một cách tự nhiên, nhà thơ phải hướng về nơi có ánh sáng- không phải ánh sáng của thiên nhiên nữa mà ánh sáng của... nghệ thuật trong thơ Tố Hữu thường được soi chiếu bằng ánh sáng mặt trời Nhưng thường là ánh sáng dịu mát của buổi sáng mùa xuân, hoặc ánh sáng đẹp của buổi chiều mùa thu Ít khi có nắng hạ, nghĩa là nắng chói chang, rực rỡ Điều này cho thấy tâm trạng đặc biệt tác giả khi lần đầu gặp được lí tưởng cộng sản Theo Hoài Thanh, có một cái gì “choáng váng”, tựa như câu ca dao về tình yêu: “Thấy anh như thấy mặt... khởi ngữ: Tôi xem phim ấy rồi 3a Câu không có trạng ngữ tình huống: Nó xem xong thư, rất phấn khởi 1b Câu bị động: 2b Câu có khởi ngữ: 3b Câu có trạng ngữ chỉ tình huống: -Tác dụng của việc đặt câu theo các kiểu câu bị động, có khởi ngữ, có trạng ngữ chỉ tình huống? KẾT QUẢ 1 Vai trò, tác dụng của trật tự các bộ phận trong câu Mỗi cách sắp xếp từ ngữ trong câu phụ thuộc vào những điều kiện trong ngữ. .. gần gũi, quen thuộc trong đời sống hoặc trong văn học II.Tổ chức hoạt động dạy và học (Xem tài liệu đính kèm trong Giáo án) HỌC KÌ II Tuần 20, tiết 19 VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC I.Mục tiêu cần đạt Luyện tập viết đoạn văn nghị luận văn học (bài kiểm tra học kì I) II.Tổ chức hoạt động dạy và học HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ Đề: -Hs tìm hiểu đề và lập dàn ý cho đề văn Phân tích vẻ đẹp của (- Huấn Cao là người... chỉ cần học các môn khoa học tự nhiên là đủ” Em hãy viết đoạn văn bày tỏ quan điểm của mình - Lập dàn ý cho các đề sau: a)Nói về kinh nghiệm học giỏi môn Ngữ Văn, có hai quan niệm: + Chỉ cần đọc nhiều sách, học thuộc nhiều thơ văn + Không cần đọc nhiều sách, không cần học thuộc nhiều thơ văn, chỉ cần luyện nhiều về tư duy, về cách nói, cách viết là có thể học giỏi Ngữ Văn Em hãy bác bỏ một trong hai... trong một số văn bản nghị luận Vận dụng thao tác lập luận bình luận để viết đoạn văn, bài văn nghị luận xã hội hoặc văn học Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 62), bảo vệ môi trường sống (tài liệu tr 37) II.Tổ chức hoạt động dạy và học HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ Hãy chọn một trong các vấn đề sau để viết đoạn văn bình luận: Gợi ý: 1)Một sự nhịn, chín sự lành -Lập dàn ý cho vấn đề mình lựa chọn 2)Phụ... CÂU TRONG VĂN BẢN THỰC HÀNH LỰA CHỌN CÁC BỘ PHẬN TRONG CÂU I.Mục tiêu cần đạt Ôn luyện và nâng cao thêm một bước kiến thức cơ bản về một số kiểu câu (Câu bị động, câu có khởi ngữ, câu có trạng ngữ chỉ tình huống) và tác dụng của các kiểu câu đó trong sự liên kết ý ở văn bản Củng cố và nâng cao kĩ năng nhận diện và phân tích câu trong văn bản, kĩ năng đặt câu theo những kiểu câu thích hợp với ngữ cảnh... mà Tản Đà muốn khoe về cơ bản là cái tài thuộc phạm trù văn chương Tác giả đã rũ bỏ được khá nhiều gánh nặng trách nhiệm (mà thông thường các nhà nho vẫn đặt trên vai mình) để sống thoải mái hơn với cái tự do cá nhân mới mẻ mà thời đại đưa tới Tuần 22, tiết 21 VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC I.Mục tiêu cần đạt Luyện tập viết đoạn văn nghị luận văn học II.Tổ chức hoạt động dạy và học HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ... câu thích hợp với ngữ cảnh; phát hiện và sửa lỗi về nội dung ý nghĩa của câu Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 58) Nắm được nội dung các khái niệm ngôn ngữ chính luận, đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ chính luận Có kĩ năng nhận biết và phân tích được đặc điểm của phong cách ngôn ngữ chính luận, nâng cao một bước kĩ năng viết văn nghị luận Rèn kĩ năng viết văn nghị luận chính... tích tác dụng của trật tự sắp xếp các bộ phận trong câu, đồng thời biết sắp xếp trật tự trong câu khi nói, khi viết nhằm đạt được hiệu quả giao tiếp nhất định II.Tổ chức hoạt động dạy và học 11 HOẠT ĐỘNG - Vai trò, tác dụng của trật tự các bộ phận trong câu? - So sánh sự khác nhau về trọng tâm thông tin giữa hai cách nói: Nó xấu người nhưng đẹp nết/Nó đẹp nết nhưng xấu người (Hs tự làm) - Chuyển đổi . văn bản tự sự được viết theo bút pháp trào phúng. 7 Nắm được khái niệm ngữ cảnh, các yếu tố của ngữ cảnh và vai trò của ngữ cảnh trong giao tiếp bằng ngôn ngữ. Biết nói và viết phù hợp với ngữ. luận so sánh khi viết một đoạn văn, bài văn nghị luận. Nhận diện và chỉ ra sự hợp lí, nét đặc sắc của các cách so sánh trong các văn bản. Viết bài văn bàn về một vấn đề xã hội hoặc văn học có. khi ánh trời tắt hẳn, màn đêm buông xuống, thì con mắt người tù- thi sĩ hướng về đâu? Cũng một cách tự nhiên, nhà thơ phải hướng về nơi có ánh sáng- không phải ánh sáng của thiên nhiên nữa mà ánh

Ngày đăng: 27/12/2014, 07:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan