Giáo án tự chọn ngữ văn lớp 12

24 3.6K 4
Giáo án tự chọn ngữ văn lớp 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tuần 01, tiết 01 NGHỊ LUẬNVỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ I. Mục tiêu cần đạt Có kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. II. Tổ chức hoạt động dạy và học Tuần 02, tiết 02 NGHỊ LUẬNVỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ (Tiếp theo) I. Mục tiêu cần đạt Nắm được cách viết bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. II. Tổ chức hoạt động dạy và học NỘI DUNG KẾT QUẢ Đề bài: Trong cuộc gặp gỡ và trao đổi với hơn 500 học sinh, sinh viên thủ đô Hà Nội ngày 08/01/2007 về “Hội nhập- cơ hội và thách thức đối với sinh viên” nhân ngày truyền thống học sinh-sinh viên Việt Nam 09/01, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan nói: “Nhân ngày truyền thống của chúng ta, tôi xin tặng các bạn năm chữ H. Đó là học hành (học và thực hành, chứ không phải học để tập)- hành động- hăng hái- hiền thục và hữu ái”. (Theo báo “Tuổi trẻ”, số ra ngày thứ ba 09/01/2007, trang 8) Anh/chị nêu ý kiến của mình về một trong năm chữ H này. -Viết mở, kết bài và một đoạn văn trong phần thân bài cho đề GỢI Ý -Mở bài: - Giới thiệu ý có liên quan để dẫn vào tư tưởng, đạo lí. - Nêu vấn đề: Đề bài có câu trích thì ghi lại nguyên văn câu trích (cả xuất xứ nếu có) và nhận định đúng hay không đúng. Đề bài không có câu trích thì nêu ý của đề và nêu nhận định phù hợp với đề bài. - Kết bài: Kết luận chung về tư tưởng, 1 NỘI DUNG KẾT QUẢ Đề bài: Trong cuộc gặp gỡ và trao đổi với hơn 500 học sinh, sinh viên thủ đô Hà Nội ngày 08/01/2007 về “Hội nhập- cơ hội và thách thức đối với sinh viên” nhân ngày truyền thống học sinh-sinh viên Việt Nam 09/01, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan nói: “Nhân ngày truyền thống của chúng ta, tôi xin tặng các bạn năm chữ H. Đó là học hành (học và thực hành, chứ không phải học để tập)- hành động- hăng hái- hiền thục và hữu ái”. (Theo báo “Tuổi trẻ”, số ra ngày thứ ba 09/01/2007, trang 8) Anh/chị nêu ý kiến của mình về một trong năm chữ H này. -Tìm hiểu đề và lập dàn ý - Đề nêu lên vấn đề gì? - Bài viết cần có những ý cơ bản nào? - Cần vận dụng những thao tác lập luận nào để viết bài? - Cần sử dụng các tư liệu thuộc lĩnh vực nào trong cuộc sống? * Đề bài về nhà: Trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói: “Điều quan trọng trên đời không phải là ta đang đứng ở đâu, mà là ta đang đi về đâu”. (PLĐ, tr 44) GỢI Ý -Đề yêu cầu nêu ý kiến riêng về một trong năm chữ H (học hành, hành động, hăng hái, hiền thục, hữu ái). Lời phát biểu của Vũ Khoan vừa thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, nhà nước với học sinh-sinh viên vừa được coi như những yêu cầu, định hướng cho thế hệ trẻ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập hiện nay của đất nước. -Giải thích khái niệm: ngắn gọn,rõ ràng khái niệm có liên quan đến vấn đề mình chọn, đại thể: + Học hành: quá trình học hỏi, tích lũy kiến thức, rèn luyện kĩ năng thực hành, vận dụng. + Hành động: sự chủ động, làm việc một cách có ý thức, có mục đích, dám nghĩ dám làm. + Hăng hái: tinh thần, sự nhiệt tình, tích cực trong công việc. + Hiền thục: sự dịu dàng, hiền hậu. + Hữu ái: có tình cảm thương yêu nhau, tinh thần tương trợ, đoàn kết. -Bàn luận: Đây là những việc làm, phẩm chất, đức tính cần thiết của học sinh-sinh viên trong thời kì mới của đất nước: Vừa đáp ứng được yêu cầu của thời đại (năng động, có tri thức, chủ động sáng tạo, dám nghĩ dám làm) vừa giữ được nét đẹp truyền thống, đạo lí của con người, dân tộc Việt Nam. - Xác định được trách nhiệm, phương hướng hành động cho bản thân. bài trên. -Hs trình bày kết quả trước lớp, lớp rút kinh nghiệm. -Gv nhận xét, bổ sung. * Đề bài về nhà: Trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói: “Điều quan trọng trên đời không phải là ta đang đứng ở đâu, mà là ta đang đi về đâu”. (PLĐ, tr 44) đạo lí. Liên tưởng, liên hệ. -Viết một đoạn trong phần thân bài: hình thức đoạn văn, cách xây dựng đoạn (diễn dịch, qui nạp, móc xích, song hành), cấu trúc: luận điểm, luận cứ, luận chứng (dẫn chứng và phân tích dẫn chứng) Tuần 03, tiết 03 TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP – Hồ Chí Minh I. Mục tiêu cần đạt Hiểu được những nét khái quát về sự nghiệp văn học, quan điểm sáng tác và những đặc điểm cơ bản của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh. Thấy được ý nghĩa to lớn và giá trị nhiều mặt của bản Tuyên ngôn độc lập cùng vẻ đẹp của tư tưởng và tâm hồn tác giả. II. Tổ chức hoạt động dạy và học HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ 1. Những đặc điểm cơ bản của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh? 2. Mục đích và đối tượng của bản “Tuyên ngôn độc lập”? 3. Việc trích dẫn bản “Tuyên ngôn Độc lập” (1776) của nước Mĩ và bản “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” (1791) của Cách mạng Pháp trong phần mở đầu bản “Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh có ý nghĩa gì? 4. Vì sao “Tuyên ngôn Độc lập” là một tác phẩm chính luận đặc sắc? 1.Phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh độc đáo, đa dạng. Văn chính luận của Người thường ngắn gọn, súc tích, lập luận sắc sảo, chặt chẽ, bằng chứng giàu sức thuyết phục và đa dạng về bút pháp. Truyện và kí của Người rất hiện đại, có tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén. Thơ nghệ thuật của Hồ Chí Minh có sự hòa hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại; giữa chất trữ tình và chất “thép”; giữa sự trong sáng, giản dị và sự hàm súc, sâu sắc. 2. “Tuyên ngôn độc lập” là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn: là lời tuyên bố xóa bỏ chế độ thực dân, phong kiến, là sự khẳng định quyền tự chủ và vị thế bình đẳng của dân tộc ta trên toàn thế giới, là mốc son lịch sử mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do trên đất nước ta. Văn kiện lịch sử này không chỉ được đọc trước quốc dân đồng bào mà còn để công bố với toàn thế giới, đặc biệt là với những lực lượng thù địch và cơ hội quốc tế đang mang dã tâm một lần nữa nô dịch đất nước ta. 3.Trong “Tuyên ngôn Độc lập”, Hồ Chí Minh trích dẫn bản “Tuyên ngôn Độc lập” (1776) của nước Mĩ và bản “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” (1791) của Cách mạng Pháp để làm căn cứ cho bản tuyên ngôn của Việt Nam. Đó là những bản tuyên ngôn tiến bộ, được cả thế giới thừa nhận. Mặt khác, Hồ Chí Minh trích tuyên ngôn của Mĩ là để tranh thủ sự ủng hộ của Mĩ và phe Đồng minh. Hồ Chí Minh trích tuyên ngôn của Pháp, để sau đó buộc tội Pháp đã lợi dụng lá cờ “tự do, bình đẳng, bác ái” đến cướp nước ta, làm trái với tinh thần tiến bộ của chính bản “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” của cha ông họ. 4. Tác phẩm là một áng văn chính luận mẫu mực: lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, ngôn ngữ hùng hồn, vừa tố cáo mạnh mẽ tội ác của thực dân Pháp, ngăn chặn âm mưu tái chiếm nhước ta của các thế lực thù địch và các phe nhóm cơ hội quốc tế, vừa bộc lộ tình cảm yêu nước, thương dân và khát vọng độc lập, tự do cháy bỏng của tác giả và toàn dân tộc. Tuần 04, tiết 04 NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG I. Mục tiêu cần đạt Có kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống. 2 II. Tổ chức hoạt động dạy và học HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ Đề bài: Có một lần nào đó, đang đi trên đường, anh/chị chột nhìn thấy một cảnh tượng ngộ nghĩnh: hai người đàn ông đi xe đạp chẳng may đụng xe vào nhau, cả hai người ngã chổng kềnh. Sau đó, cả hai cùng đứng dậy, mỗi người nhìn thoáng vào cái xe của mình rồi cùng gật đầu chào và lên xe đi tiếp. Anh/chị nghĩ gì về câu chuyện nhỏ đó? -Tìm hiểu đề và lập dàn ý - Đề nêu lên vấn đề gì? - Bài viết cần có những ý cơ bản nào? - Cần vận dụng những thao tác lập luận nào để viết bài? - Cần sử dụng các tư liệu thuộc lĩnh vực nào trong cuộc sống? * Đề bài về nhà: Hiện nay, sau khi tốt nghiệp cấp Trung học phổ thông, có rất nhiều học sinh Việt Nam chọn con đường du học thay vì học tập ở các trường đại học trong nước. Anh/chị có ý kiến gì về hiện tượng trên. (PLĐ, tr 67) GỢI Ý -Đây là vấn đề liên quan đến tất cả mọi người trong đó có chính mình, cách viết tốt nhất là những lời bộc bạch chân thành, không nên sa vào những lời chỉ dạy hay răn đe. -Một chuyện tưởng buồn mà thành vui: + Tình huống được giải quyết một cách nhanh chóng và giản dị. + Tại sao không hề có một lời phân bua hay to tiếng nào từ hai con người ấy? Có lẽ họ đã nghĩ: Là một chuyện không may mà cả mình và người kia đều không muốn hoặc Người kia có lỗi mà cũng có thể là lỗi do mình, giá như mình cẩn thận hơn một chút. Hoặc Mình đang vội, mất thì giờ vào một chuyện như thế này thì có ích gì? + Họ là người lao động bình thường nhưng đã có cách xử sự thật văn hóa. Đấy mới là văn hóa đích thực, bởi nó đã trở thành thói quen, thành nếp ứng xử thường trực. -Từ câu chuyện nhỏ, nghĩ về những điều lớn hơn: Người ta sẵn sàng gây gổ, dùng bạo lực với nhau chỉ vì những va chạm nhỏ, những câu nói tình cờ, đôi khi chỉ vì một tiếng cười hay một ánh mắt… Đã có không ít trường hợp dẫn đến kết quả đáng buồn, thậm chí là bi kịch đáng tiếc. Chính mình cũng không xử sự đúng trong những trường hợp như vậy. - Văn hóa ứng xử: Con người sống trong xã hội, mỗi việc làm, mỗi cách ứng xử của mình đều có tác động đến người khác. Ứng xử như hai con người trong câu chuyện là cách ứng xử đẹp, đáng để nêu gương. Nhường nhau một bước chân, nhường nhau một lời nói, có thiệt gì đâu. Từ hành vi này mà suy rộng ra: biết nhường đường cho người khác, biết đứng lên nhường ghế cho người già, phụ nữ mang thai, trẻ em trên xe buýt, biết xin lỗi, biết nói “cảm ơn”, không xả rác, không gây ồn ào nơi công cộng,… Xã hội sẽ trở nên thân ái hơn, đẹp hơn chính vì những cách ứng xử văn hóa như vậy. Tuần 05, tiết 05 NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG I. Mục tiêu cần đạt Nắm được cách làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống. II. Tổ chức hoạt động dạy và học HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ Đề bài: Có một lần nào đó, đang đi trên đường, anh/chị chột nhìn thấy một cảnh tượng ngộ nghĩnh: hai người đàn ông đi xe đạp chẳng may đụng xe vào nhau, cả hai người ngã chổng kềnh. Sau đó, cả hai cùng đứng dậy, mỗi người nhìn thoáng vào cái xe của mình rồi cùng gật đầu chào và lên xe đi tiếp. Anh/chị nghĩ gì về câu chuyện nhỏ đó? -Viết mở, kết bài và một đoạn văn trong phần thân bài cho đề bài trên. -Hs trình bày kết quả trước lớp, lớp rút kinh nghiệm. -Mở bài: kể lại câu chuyện nhỏ theo đề bài; nên nghĩ như thế nào? - Giới thiệu ý có liên quan để dẫn vào hiện tượng. - Nêu vấn đề: Nêu hiện tượng và nhận định chung (là hiện tượng tốt, cần học tập, phát huy hay xấu, nhiều tác hại, cần khắc phục; hoặc từ ngữ phù hợp với đề bài). -Kết bài: Kết luận chung về hiện tượng. Cảm nghĩ cá nhân.(Trong mối giao lưu ngày càng mở rộng với thế giới, nếp ứng xử góp phần nâng cao vị trí của đất nước trước mắt mọi người.) -Viết một đoạn trong phần thân bài: hình thức đoạn văn, cách xây dựng đoạn (diễn dịch, qui nạp, 3 -Gv nhận xét, bổ sung. * Đề bài về nhà: Hiện nay, sau khi tốt nghiệp cấp Trung học phổ thông, có rất nhiều học sinh Việt Nam chọn con đường du học thay vì học tập ở các trường đại học trong nước. Anh/chị có ý kiến gì về hiện tượng trên. (PLĐ, tr 67) móc xích, song hành), cấu trúc: luận điểm, luận cứ, luận chứng (dẫn chứng và phân tích dẫn chứng) Tuần 06, tiết 06 NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGÔI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ CỦA DÂN TỘC Phạm Văn Đồng I. Mục tiêu cần đạt Nắm được những kiến giải sâu sắc của tác giả về những giá trị lớn lao của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu; thấy được vẻ đẹp của áng văn nghị luận: cách nêu vấn đề độc đáo, giọng văn hùng hồn, giàu sức biểu cảm. II. Tổ chức hoạt động dạy và học HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ 1. Tìm những luận điểm chính của bài viết “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc”. Anh (chị) thấy cách sắp xếp các luận điểm đó có gì khác với trật tự thông thường? 2. Mục đích Phạm Văn Đồng viết bài văn nghị luận “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc”? 3. Phạm Văn Đồng đã thấy những vẻ đẹp nào trong cuộc đời và quan niệm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu? 1.Ngoài những câu mở đầu và kết luận, bài văn được chia thành ba phần chính, được ngăn cách bằng các dấu (*) mà tác giả ghi trong bài: phần nói về con người và quan niệm văn chương của Nguyễn Đình Chiểu; phần nói về thơ văn yêu nước do Nguyễn Đình Chiểu sáng tác và cuối cùng là phần nói về truyện thơ “Truyện Lục Vân Tiên”. Bài viết không kết cấu theo trật tự thời gian. Nguyễn Đình Chiểu viết “Truyện Lục Vân Tiên” trước nhưng trong bài viết, tác giả lại nói đến sau; “Truyện Lục Vân Tiên” được xác định là “một tác phẩm lớn”, nhưng phần viết về cuốn truyện thơ đó lại không kĩ càng bằng phần viết về thơ văn yêu nước chống ngoại xâm. Từ cách sắp xếp các luận điểm trong bài văn, chúng ta có thể rút ra bài học: Trong văn nghị luận, mục đích nghị luận quyết định cách sắp xếp luận điểm và mức độ nặng nhẹ của từng luận điểm, việc “viết để làm gì” quyết định việc “viết thế nào”. 2. Kỉ niệm 75 năm ngày mất của nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu. Định hướng cách nhìn, cách đánh giá và chiếm lĩnh tác gia Nguyễn Đình Chiểu. Khẳng định và phát huy sức mạnh của văn học nghệ thuật, của thơ văn Đồ Chiểu đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc trong thời đại mới. Đánh giá đúng vẻ đẹp trong thơ văn của nhà thơ mù xứ Đồng Nai, đồng thời khôi phục giá trị đích thực của tác phẩm “Truyện Lục Vân Tiên”. Thể hiện mối quan hệ giữa văn nghệ và đời sống, giữa người nghệ sĩ chân chính với cuộc đời. Đặc biệt là khơi dậy tinh thần yêu nước và thương nòi của dân tộc từ cuộc đời và thơ văn của Đồ Chiểu. 3.Cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu là cuộc đời của một chiến sĩ hi sinh phấn đấu vì một nghĩa lớn: “đánh thẳng vào giặc ngoại xâm và tôi tớ của chúng”. Với Nguyễn Đình Chiểu, cầm bút viết văn là một thiên chức. Và thiên chức của thơ văn, của người nghệ sĩ là chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược và bọn tay sai, là vạch trần âm mưu và lên án những kẻ lợi dụng văn chương làm điều phi nghĩa. Bài học rút ra: Làm người phải có tâm hồn trong sáng, không vì lợi lộc hay quyền thế mà đánh mất mình, làm điều phi nghĩa. Làm người, phải phấn đấu vì nghĩa lớn, vì đất nước, dân tộc. Văn thơ phải là vủ khí chiến đấu cho nền độc lập của dân tộc, cho chính nghĩa. Nhà thơ phải là chiến sĩ, dùng ngòi bút của mình phục vụ sự nghiệp lớn của toàn dân tộc. Tuần 07, tiết 07 4 NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ I.Mục tiêu cần đạt Nắm được cách viết bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. Biết nêu luận điểm, nhận xét, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ, đoạn thơ. II.Tổ chức hoạt động dạy và học HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ -Một số yêu cầu cơ bản của bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ? -Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý cho đề: Bình luận đoạn thơ sau trong bài “Vội vàng” của Xuân Diệu: “Ta muốn ôm … cắn vào ngươi!” (SNCV, tr 82,83) 1.Một số yêu cầu cơ bản -Đọc kĩ bài/đoạn thơ, tìm những nét đặc sắc về nội dung và hình thức, làm cơ sở để nêu nhận xét, đánh giá. -Nêu nhận xét, đánh giá về bài/đoạn thơ (luận điểm). -Sử dụng luận cứ để thuyết phục người đọc về nhận xét của mình. -Lập dàn ý hợp lí. Chú ý mở bài cần giới thiệu bài/đoạn thơ và tác giả, trích dẫn các câu thơ phải chính xác đến từng dấu câu. -Thơ ca thuộc nghệ thuật ngôn từ, là sản phẩm của sáng tạo tưởng tượng và nhu cầu biểu cảm. Sự cảm nhận ý nghĩa và vẻ đẹp của thơ ca cũng mang đậm tính chất chủ quan. Vì thế, bài nghị luận này cho phép ghi nhận những ấn tượng và cảm xúc về ấn tượng đó, cho phép liên tưởng và tưởng tượng nhưng phải chân thật và trung thực. 2.Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý Đề: Bình luận đoạn thơ sau trong bài “Vội vàng” của Xuân Diệu: “Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn; Ta muốn riết mây đưa và gió lượn, Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng, Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng, Cho no nê thanh sắc của thời tươi; -Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!” Tuần 08, tiết 08 TÂY TIẾN – Quang Dũng I.Mục tiêu cần đạt Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên miền Tây Tổ quốc và hình ảnh người lính Tây Tiến. Nắm được những nét đặc sắc về: bút pháp lãng mạn, sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ và giọng điệu. II.Tổ chức hoạt động dạy và học HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ -Yếu tố liên kết, tổ chức các đoạn của bài thơ? -Phân tích hình ảnh, nghệ thuật phối hợp thanh điệu của tác giả trong bốn câu thơ được xem là tuyệt bút của Quang Dũng? (GA dạy dự giờ) -Khái quát những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: hình ảnh, ngôn ngữ, 1.Mạch liên kết giữa các đoạn thơ Bài thơ được hình thành và kết tinh từ một nỗi nhớ, nỗi nhớ da diết về những người đồng đội và những ngày tháng, những kỉ niệm không thể nào quên của chính tác giả trong đoàn quân Tây Tiến, gắn với vùng đất miền Tây hùng vĩ, hiểm trở và thơ mộng. Nỗi nhớ ấy đã đánh thức mọi ấn tượng, kí ức để kết tinh thành những hình ảnh sống động. Thường thì những hình ảnh trong kí ức được gợi ra khó mà có một trật tự rõ ràng, nó có thể xáo trộn trình tự thời gian, không gian, nhưng vẫn có một trình tự khác- đó là mạch cảm xúc của chủ thể. Ở đây, mạch cảm xúc hồi tưởng đã làm lần lượt hiện lên những hình ảnh về Tây Tiến: Khởi đầu là hình ảnh những cuộc hành quân dãi dầu gian khổ giữa một khung cảnh miền Tây hoang sơ, hùng vĩ, bí ẩn. Tiếp đó, nỗi nhớ gợi về những hình ảnh tươi đẹp, rực rỡ, mềm mại và thơ mộng. Nổi bật lên trong đó là hình ảnh những thiếu nữ miền Tây trong đêm lửa trại và vẻ đẹp huyền ảo trong sương khói buổi chiều tiễn biệt nơi Châu Mộc. Tiếp theo, nỗi nhớ được kết tinh lại trong sự khắc họa tập trung, cận cảnh 5 giọng điệu? (SNCV, 52-53) Tìm một số cụm từ thể hiện sự sáng tạo độc đáo của tác giả? (Vd: hoa đong đưa, dáng kiều thơm, …) bức chân dung người lính Tây Tiến và sự hi sinh của họ. Nỗi nhớ đã đi trọn mạch hồi tưởng của nhà thơ, và đến kết thúc, tác giả muốn gửi trọn hồn mình lên với Tây Tiến và mảnh đất miền Tây. 2.Phân tích bốn câu thơ đặc sắc tả về cuộc hành quân của người lính Tây Tiến 3.Đặc sắc của nghệ thuật sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ và giọng điệu trong bài thơ (Xem thêm SBTC, tr 26, bài tập 4) Tuần 09, tiết 09 KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX VIỆT BẮC (Phần một: Tác giả) (Tố Hữu) I.Mục tiêu cần đạt Nắm được đặc điểm của một nền văn học song hành cùng lịch sử đất nước; thấy được những thành tựu của nền văn học cách mạng Việt Nam; cảm nhận được ý nghĩa của văn học đối với đời sống. Nắm được những nét chính trong đường đời, đường cách mạng, đường thơ của Tố Hữu. Cảm nhận sâu sắc chất trữ tình chính trị về nội dung và tính dân tộc trong nghệ thuật biểu hiện của phong cách thơ Tố Hữu. II.Tổ chức hoạt động dạy và học HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ - Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975? -Nêu những đặc điểm nổi bật của cuộc đời Tố Hữu? (năm sinh, gia đình, quê hương, quá trình học tập và hoạt động cách mạng) (xem Tài liệu ôn thi TN) -Phân tích những biểu hiện của tính dân tộc trong thơ Tố Hữu? 1.Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975 (SNCV, tr 6-7) 2.Tập thơ “Việt Bắc” (SNCV, tr 75) 3.Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu (Tài liệu ôn thi TN) Những biểu hiện của tính dân tộc trong thơ Tố Hữu. (SNCV, tr 79) Tuần 10, tiết 10 VIỆT BẮC (Phần hai: Tác phẩm) Tố Hữu I.Mục tiêu cần đạt Cảm nhận được một thời kháng chiến gian khổ mà hào hùng, tình nghĩa thắm thiết của những người kháng chiến với Việt Bắc, với nhân dân, đất nước. Nhận thức được tính dân tộc đậm đà không chỉ trong nội dung mà còn ở hình thức nghệ thuật của tác phẩm. II.Tổ chức hoạt động dạy và học HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ -Sử dụng kết cấu đối đáp và sáng tạo hai nhân vật trữ tình mình, ta, tác giả đã đạt hiệu quả như thế nào trong việc biểu hiện tư tưởng, cảm xúc ở bài thơ? (SNCV, tr 67) -Tìm hiểu phong vị dân gian trong bài thơ? -Đoạn thơ từ câu 53-88, khí thế hào hùng của cuộc kháng chiến được 1.Cách sử dụng kết cấu đối đáp và sáng tạo hai nhân vật trữ tình trong bài thơ -Lối kết cấu đối đáp trong ca dao đã được vận dụng hết sức thích hợp vào bài thơ… -Tác giả vận dụng sáng tạo hai đại từ “mình” và “ta”… (SBTNC, tr 33) 2.Phong vị dân gian trong bài thơ -Cách kết cấu theo lối đối đáp. -Hình ảnh gần gũi với ca dao hoặc được gợi ra từ những hình ảnh của ca dao, với cách biểu đạt quen thuộc của dân gian, -Ngôn ngữ, cách miêu tả, biểu cảm ở nhiều chỗ phảng phất hoặc đậm chất ca dao. -Chiều sâu của tình cảm, cảm xúc, ở điệu tâm hồn nhà thơ. 6 tái hiện qua những hình ảnh, sự việc nào? Bút pháp và giọng điệu trong đoạn thơ? 3.Khí thế hào hùng của cuộc kháng chiến (câu 53-88) Nhớ khi giặc đến giặc lùng … Quê hương Cách mạng dựng nên Cộng hòa. -Khung cảnh Việt Bắc kháng chiến với những cảnh rộng lớn, những hoạt động tấp nập, sôi động của cuộc kháng chiến… -Bút pháp và giọng điệu: nhịp điệu sôi nổi, dồn dập, mạnh mẽ… (SNCV, tr 70) Tuần 11, tiết 11 ĐẤT NƯỚC – Nguyễn Khoa Điềm I.Mục tiêu cần đạt Cảm nhận được những suy tư sâu sắc của nhà thơ về đất nước (đất nước là của nhân dân, do nhân dân sáng tạo, gìn giữ) và trách nhiệm của mỗi người đối với quê hương, xứ sở. Hiểu được sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất chính luận và trữ tình, sự vận dụng các chất liệu của văn hóa và văn học dân gian, sự phong phú, linh hoạt của giọng điệu thơ. II.Tổ chức hoạt động dạy và học HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ -Cảm nhận của tác giả trong chín câu thơ mở đầu có gì độc đáo? (SBTC, tr 47) -Nhận xét và nêu ý nghĩa của việc sử dụng chất liệu văn học và văn hóa dân gian của tác giả trong đoạn trích? (SBTC, tr 49) -Nhận xét về sự kết hợp chất chính luận và trữ tình, suy tưởng và cảm xúc trong đoạn trích? (sncv, tr 113) 1.Sự độc đáo trong cách cảm nhận của tác giả ở 9 câu thơ đầu Làm cho khái niệm đất nước không còn là điều trừu tượng, trang trọng, mà được cảm nhận rất cụ thể, bình dị, gần gũi, thân thiết với mỗi người. Sự cảm nhận ấy cũng làm cho những điều bình dị, quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày của mỗi con người mang chứa ý nghĩa sâu xa, thiêng liêng. (SBTC, tr 47 ) 2.Chất liệu văn học và văn hóa dân gian trong đoạn trích -Đa dạng: phong tục, truyền thuyết, cổ tích, ca dao dân ca. -Sử dụng sáng tạo. -Tác dụng: tạo nên không gian nghệ thuật riêng của đoạn thơ, vừa bình dị, gần gũi, hiện thực, lại vừa giàu tưởng tượng, bay bổng, mơ mộng. 3.Sự kết hợp chất chính luận và trữ tình (SNCV, tr 113) Tuần 12, tiết 12 GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH MỘT SỐ PHÉP TU TỪ CÚ PHÁP I.Mục tiêu cần đạt Nắm được khái niệm sự trong sáng của tiếng Việt và những biểu hiện chủ yếu của sự trong sáng trong tiếng Việt. Thường xuyên có ý thức, có thói quen và có kĩ năng sử dụng tiếng việt đảm bảo được sự trong sáng. Nắm được một số phép tu từ cú pháp (lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen) và tác dụng nghệ thuật của chúng. Nhận biết và phân tích được các phép tu từ cú pháp trong văn bản. Có kĩ năng sử dụng các phép tu từ cú pháp khi cần thiết- trong bài làm văn. II.Tổ chức hoạt động dạy và học HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ -Bài tập 1: Gv đọc cho Hs chép để kiểm tra chính tả (SBTC, tr 27); bài tập 5 (SNC, tr 80 và SNCV, tr 59- 60) 1.Chỉ rõ lỗi và nêu cách chữa lỗi -Nguyệt là người phụ nữ hiện thân ở cầu Đá Xanh. -Xã em có mười người được bầu là Bà mẹ Việt Nam anh hùng. -Thanh niên phải tuyên chiến với tệ nạn mại dâm, ma túy, tội 7 - Bài tập II.2 SBT, tr 74 - Bài tập III.2a SBT, tr 74 phạm. 2.Câu phạm lỗi về cấu trúc -Chính anh, mà không phải tôi, đã nói như thế. -Chúng ta càng đoàn kết thì phong trào thi đua học tốt mỗi ngày một phát triển. -Được thầy cô khen khiến nó sung sướng đỏ bừng mặt. 3.Phân tích tác dụng của phép liệt kê và chêm xen (SBT, tr 74 bài tập: II.2, III.2a) Tuần 13, tiết 13 LUẬT THƠ I.Mục tiêu cần đạt Nắm được những nội dung cơ bản về luật thơ của những thể thơ tiêu biểu (thơ lục bát, thơ tự do). Có kĩ năng phân tích những biểu hiện của luật thơ ở một bài thơ cụ thể. II.Tổ chức hoạt động dạy và học HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ -Hs đọc các câu thơ và thực hiện nhiệm vụ nêu ở từng bài tập -So sánh luật thơ: +Trời thăm thẳm/xa vời khôn thấu, Nỗi nhớ chàng/đau đáu nào xong. (Chinh phụ ngâm) +Xiên ngang mặt đất/rêu từng đám, Đâm toạc chân mây/đá mấy hòn. (Tự tình, bài II) 1.Xác định nhịp, vần và sự phối hợp bằng – trắc Ta với mình, mình với ta, Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh. 2.Chuyển câu hát xẩm sau thành câu thơ lục bát nguyên mẫu Nước trong xanh lơ lửng cái con cá vàng, Cây ngô cành bích, con chim phượng hoàng nó đậu cao. 3.Tìm hiểu nhịp, vần và sự phối hợp bằng – trắc -Sóng bắt đầu từ gió Gió bắt đầu từ đâu? Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau. -Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi. KIỂM TRA 15’ Nội dung ôn tập: -Tây Tiến -Việt Bắc -Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng – Nguyễn Khoa Điềm) Đề: …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… Đáp án: …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… Tuần 14, tiết 14 8 LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN (hoặc) LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN I.Mục tiêu cần đạt Nắm vững những kiến thức, kĩ năng cơ bản về các thao tác lập luận. Biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận để viết bài văn nghị luận. Nhận diện được tính phù hợp và hiệu quả của việc vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong một số văn bản. Thấy được sự cần thiết phải vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận. Biết cách vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong một đoạn/bài văn nghị luận. Nhận diện được tính phù hợp và hiệu quả của việc vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong một số văn bản. Vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt để viết bài văn nghị luận xã hội, nghị luận văn học. II.Tổ chức hoạt động dạy và học HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ -Chọn ý kiến sau đây làm chủ đề, vận dụng kết hợp các thao tác lập luận để viết đoạn văn hoàn chỉnh: Yêu là tên gọi khác của sự hiểu nhau (Ta-go). -Viết một đoạn văn phân tích bốn câu thơ sau (khi viết, cần kết hợp được các phương thức biểu đạt): Rải rác biên cương mồ viễn xứ … Sông Mã gầm lên khúc độc hành (Quang Dũng – Tây Tiến) 1.Chọn ý kiến làm chủ đề để viết đoạn văn Hs không nhất thiết phải nói đủ mọi khía cạnh của vấn đề, chỉ cần nhấn mạnh một ý: Ta-go chỉ hiểu yêu ở khía cạnh hiểu nhau. Do đó, cần có thao tác giải thích, thao tác suy luận (suy í, diễn dịch từ một cái lí mà suy ra cái ý cụ thể) thao tác chứng minh, bình luận. 2.Hs viết đoạn văn: kết hợp các phương thức biểu đạt phù hợp và viết đoạn văn. Ít nhất là có sự kết hợp của các phương thức như biểu cảm, miêu tả. Tuần 15, tiết 15 SÓNG – Xuân Quỳnh ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA – Thanh Thảo I.Mục tiêu cần đạt Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn và niềm khát khao hạnh phúc của người phụ nữ đang yêu. Thấy được đặc sắc nghệ thuật trong cấu tứ, xây dựng hình ảnh, nhịp điệu, ngôn từ. Đọc- hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại. Rèn kĩ năng cảm thụ thơ. Hiểu được vẻ đẹp của hình tượng Lor-ca qua cách cảm nhận và tái hiện độc đáo của Thanh Thảo. Nắm được những nét đặc sắc trong kiểu tư duy thơ mới mẻ, hiện đại của tác giả. II.Tổ chức hoạt động dạy và học HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ - Hoàn cảnh sáng tác, đề tài, chủ đề bài thơ “Sóng”? Cảm nhận chung về âm điệu, cấu tứ bài thơ ? 1. Cảm nhận chung về bài thơ “Sóng” Hoàn cảnh sáng tác: được viết trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình) năm 1967. Bài thơ in trong tập “Hoa dọc chiến hào”. Đề tài: tình yêu. Chủ đề: Mượn hình tượng sóng để diễn tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người. Cảm nhận chung về âm điệu, cấu tứ bài thơ: - Âm điệu của những con sóng ngoài biển khơi, lúc ào ạt, dữ dội, lúc nhẹ nhàng, khoan thai. - Âm điệu của những con sóng lòng với nhiều cung bậc, cảm xúc khác nhau, đang rung lên đồng điệu, hòa nhập với sóng biển. 9 - Anh (chị) cảm nhận được điều gì về âm điệu, nhịp điệu của bài thơ “Sóng”? Âm điệu đó được tạo nên bởi những yếu tố nào? - Giải thích nhan đề và câu đề từ của bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca”? Qua đó, ta có thể thấy được tình yêu là một tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người. 2. Âm điệu, nhịp điệu của bài thơ “Sóng” - Âm điệu của những con sóng ngoài biển khơi, lúc ào ạt, dữ dội, lúc nhẹ nhàng, khoan thai. - Âm điệu của những con sóng lòng với nhiều cung bậc, cảm xúc khác nhau, đang rung lên đồng điệu, hòa nhập với sóng biển. Âm điệu của bài thơ được tạo nên bởi những yếu tố: - Thể ngũ ngôn với những câu thơ được ngắt nhịp linh hoạt, mô phỏng cái đa dạng của nhịp sóng: 2/3; 3/2; 3/1/1 - Các cặp câu đối xứng xuất hiện liên tiếp, câu sau thừa tiếp câu trước tựa như những đợt sóng xô bờ, sóng tiếp sóng dào dạt: “Dữ dội và dịu êm - Ồn ào và lặng lẽ”; “Dẫu xuôi về phương bắc - Dẫu ngược về phương nam”; … - Sự trở đi trở lại, hồi hoàn như một điệp khúc của hình tượng “sóng” trong các khổ thơ. Lor-ca (1898-1936): Nhà thơ thiên tài của Tây Ban Nha, người có khát vọng tự do và khát vọng cách tân nghệ thuật mãnh liệt, đã bị chế độ phản động cực quyền thân phát xít bắt giam và giết hại. 3. Giải thích nhan đề và câu đề từ của bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” Đàn ghi ta: được coi là nhạc cụ truyền thống của đất nước Tây Ban Nha, vì thế, ghi ta còn được gọi là Tây Ban cầm. Nhan đề đã hé mở hình tượng nghệ thuật trung tâm của bài thơ: Lor-ca. Và gắn liền với hình tượng ấy là biểu tượng nghệ thuật mang tính cách tân của Lor-ca: đàn ghi ta. Thanh Thảo đã lấy câu “khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”- được coi là di chúc của Lor-ca để làm đề từ cho bài thơ của mình. Câu thơ đề từ cho thấy Lor-ca là một người nghệ sĩ có tình yêu say đắm với nghệ thuật, với xứ sở Tây Ban cầm … Lor-ca là nhà cách tân nghệ thuật, Lor-ca biết thi ca của mình một ngày nào đó có thể sẽ án ngữ, ngăn cản những người đến sau trong sáng tạo nghệ thuật nên đã di chúc dặn lại các thế hệ sau cần phải biết chôn nghệ thuật của ông để đi tới, để tự do làm cái mới. Tuần 16, tiết 16 NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ – Nguyễn Tuân I.Mục tiêu cần đạt Cảm nhận được vẻ đẹp của con sông Đà và hình tượng người lái đò. Từ đó, hiểu được tình yêu, sự đắm say của Nguyễn Tuân đối với thiên nhiên và con người lao động ở niền Tây bắc Tổ quốc. Thấy được sự tài hoa, uyên bác của nhà văn và hiểu được những nét đặc sắc nghệ thuật của tiên tùy bút: vốn từ ngữ dồi dào biến hóa; câu văn đa dạng, nhiều tầng, giàu hình ảnh và nhịp điệu; những ví von so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ. II.Tổ chức hoạt động dạy và học HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ -Nêu những nét chính về cuộc đời Nguyễn Tuân? 1.Những nét chính về con người và sự nghiệp của Nguyễn Tuân - Nguyễn Tuân (1910- 1987) quê ở Thanh Xuân, Hà Nội. Ông sinh ra trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn. - Năm 1945, đến với cách mạng, tự nguyện dùng ngòi bút phục vụ hai cuộc kháng chiến của dân tộc. - Là nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Là người góp phần thúc đẩy thể tùy bút, bút kí văn học đạt tới trình độ nghệ thuật cao; làm phong phú thêm ngôn ngữ văn học dân tộc; đem đến cho nền văn xuôi hiện đại một phong cách tài hoa và độc đáo. - Những tác phẩm chính: “Vang bóng một thời” (1940), “Sông Đà” (1960), “Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi” (1972) … Năm 1996, ông được Nhà nước 10 [...]... Đồng đã phát hiện “ánh sáng khác thường” nào trong cuộc sống và quan niệm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu? - “Ánh sáng khác thường” trong cuộc sống: nêu cao khí tiết của người chí sĩ yêu nước, trọn đời phấn đấu hi sinh vì nghĩa lớn - “Ánh sáng khác thường” trong quan điểm thơ văn: coi trọng nhân cách và trách nhiệm của nhà văn với thời cuộc; trong thơ văn phải ngụ khen chê rõ ràng; thơ văn là vũ khí chiến... Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn - Lựa chọn giọng điệu nghệ của dân tộc – Phạm Văn Đồng) - Lập dàn ý chi tiết và tạo lập văn bản -Bài tập 2, SGK tr 158 Tuần 34, tiết 33 ÔN TẬP PHẦN ĐỌC VĂN HỌC KÌ II I.Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh nắm được một cách hệ thống các kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam và văn học nước ngoài trong SGK tập hai Biết vận dụng kiến thức về lí luận văn học vào việc phân tích... khít, lớp này lớp khác, như bánh chém hoặc chết tù trong bao nhà giàu ngày mừng thọ truyện “Thuốc” như thế Ý nghĩa: Tác giả dùng phép so sánh dựa trên kiểu liên tưởng kết hợp giữa nào? Sự miêu tả đó có ý tương đồng (hình dáng nấm mộ giống bánh bao) với tương phản (giữa 19 nghĩa gì? -Những vấn đề mà truyện “Số phận con người” đặt ra? -Anh/chị hiểu thế nào về nguyên lí “tảng băng trôi” trong sáng tác... gắm qua những hình tượng trong tác phẩm: sự lựa chọn con đường tự giải phóng của nhân dân các dân tộc Tây Nguyên trong cuộc chiến đấu chống lại kẻ thù Chất sử thi thể hiện qua cốt truyện, bút pháp xây dựng nhân vật, giọng điệu và vẻ đẹp ngôn ngữ của tác phẩm … Rèn kĩ năng đọc- hiểu văn bản tự sự Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 74), giáo dục bảo vệ môi trường cho Hs (tài liệu tr 39,... TẬP PHẦN ĐỌC VĂN HỌC KÌ I I.Mục tiêu cần đạt Nắm được những tri thức cơ bản về các tác giả và các tác phẩm văn học đã học, củng cố và hệ thống được những kiến thức đã học trên hai phương diện lịch sử và thể loại Hiểu được một cách cơ bản những kiến thức lí luận văn học về thể loại và phong cách văn học Trau dồi kĩ năng đọc- hiểu và viết văn nghị luận II.Tổ chức hoạt động dạy và học 1) Phạm Văn Đồng đã... Đặc tính ham ánh sáng của cây xà nu tượng trưng cho niềm khát khao tự do, lòng tin vào lí tưởng cách mạng của người dân Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến - Khả năng sinh sôi mãnh liệt của cây xà nu gợi nghĩ đến sự tiếp nối của nhiều thế hệ người dân Tây Nguyên đoàn kết bên nhau trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ 2 Tnú là người có tính gan góc, dũng cảm, mưu trí (Hs căn cứ vào tác phẩm tự trả lời)... tr 76) Rèn kĩ năng đọc- hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại (văn bản tự sự, truyện dịch) - Cảm nhận được vẻ đẹp của con người trong cuộc hành trình nhằn thực hiện khát vọng giản dị mà lớn lao Hiểu được một cách khái quát ý nghĩa hàm ẩn của truyện ngắn Hê-minh-uê Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 76) Rèn kĩ năng đọc- hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại (tự sự, dịch) Phân tích diễn... thuật của bài kí: lối hành văn uyển chuyển, ngôn ngữ gợi cảm, giàu hình ảnh và nhịp điệu; nhiều so sánh, liên tưởng mới mẻ, bất ngờ, thú vị, nhiều ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ được sử dụng tài tình II.Tổ chức hoạt động dạy và học HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ - Sông Hương trong đoạn trích “Ai 1.Sông Hương được so sánh với những hình ảnh đã đặt tên cho dòng sông”được - Sông Hương được tác giả so sánh với các hình ảnh về... tiết 32 DIỄN ĐẠT TRONG VĂN NGHỊ LUẬN 20 I.Mục tiêu cần đạt Nắm được các yêu cầu về diễn đạt trong bài văn nghị luận Có kĩ năng vận dụng những cách diễn đạt khác nhau để trình bày vấn đề linh hoạt, sáng tạo Rèn kĩ năng nhận diện các cách diễn đạt hay trong một số văn bản nghị luận Tránh các lỗi về dùng từ, đặt câu, sử dụng giọng điệu không phù hợp với chuẩn mực diễn đạt của bài văn nghị luận II.Tổ chức... chiến trường sông Đà, trên một quãng thủy chiến ở mặt trận sông Đà” (phần trích trong Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục) động mang vẻ đẹp bình thường: ung dung sau chiến thắng, không bận tâm đến chuyện vượt thác Nghệ thuật: liên tưởng, tưởng tượng độc đáo; ngôn ngữ giàu hình ảnh; vận dụng tri thức đa ngành sáng tạo.) Tuần 22, tiết 21 VỢ CHỒNG A PHỦ - Tô Hoài I.Mục tiêu cần đạt Thấy được cuộc . kiến thức lí luận văn học về thể loại và phong cách văn học. Trau dồi kĩ năng đọc- hiểu và viết văn nghị luận. II.Tổ chức hoạt động dạy và học 1) Phạm Văn Đồng đã phát hiện “ánh sáng khác thường”. mộ dày khít, lớp này lớp khác, như bánh bao nhà giàu ngày mừng thọ. Ý nghĩa: Tác giả dùng phép so sánh dựa trên kiểu liên tưởng kết hợp giữa tương đồng (hình dáng nấm mộ giống bánh bao) với tương. ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc”? 3. Phạm Văn Đồng đã thấy những vẻ đẹp nào trong cuộc đời và quan niệm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu? 1.Ngoài những câu mở đầu và kết luận, bài văn được

Ngày đăng: 26/12/2014, 13:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan