Chuyên đề quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước ở việt nam thực trạng và những giải pháp cơ bản

26 1.8K 17
Chuyên đề quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước ở việt nam   thực trạng và những giải pháp cơ bản

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM 1. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 1.1. Khái niệm doanh nghiệp nhà nước Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp là những tổ chức kinh tế độc lập hoạt động kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận. Hệ thống các doanh nghiệp tạo ra sức mạnh của nền kinh tế, là nơi tạo việc làm và thực hiện các chính sách kinh tế của Nhà nước. DNNN là một loại hình doanh nghiệp đặc thù do Nhà nước đầu tư vốn, trực tiếp quản lý với mục tiêu lợi nhuận hoặc thực hiện những nhiệm vụ có tính công ích do Nhà nước giao. Trên thế giới, DNNN có mặt ở tất cả các nước mặc dù chế độ chính trị, mô hình và cơ chế quản lý rất khác nhau. Tuy nhiên, quan niệm về DNNN có sự khác biệt rõ rệt. Ở nhiều nước, DNNN được quan niệm đồng nghĩa với sở hữu nhà nước, bao gồm cả các doanh nghiệp kinh doanh và các tổ chức sự nghiệp quản lý các tổ chức dịch vụ công và các tài sản sở hữu công cộng. Ở những nước khác lại chỉ coi các đơn vị sở hữu nhà nước hạch toán kinh doanh theo Luật Công ty (Luật Doanh nghiệp) mới là DNNN. Cho đến nay, khái niệm DNNN vẫn có sự khác nhau khá nhiều ở các nước khác nhau tùy theo cách tiếp cận rộng hay hẹp về khái niệm này. Tuy nhiên, điểm chung là các nước đều coi sự hiện diện của DNNN trong nền kinh tế là cần thiết, và tùy theo thể chế và quan điểm chính sách mà từng nước có quan niệm rộng hẹp khác nhau. Về tỷ trọng sức mạnh của DNNN cũng có sự khác biệt giữa các nước: ở những nước tỷ trọng thấp, các DNNN chỉ chiếm 3-10% GDP; ngược lại ở những nước có tỷ trọng cao, DNNN chiếm trên 20% GDP; những nước có tỷ trọng trung bình có DNNN chiếm từ 10-20% GDP. Việt Nam là một nước chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, DNNN là một bộ phận quan trọng trong hệ thống doanh nghiệp, chiếm giữ những vị trí kinh tế trọng yếu trong nền kinh tế quốc dân. Trước đây, DNNN được coi là một tổ chức kinh tế đặc thù của Nhà nước, chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối ở hầu hết các ngành công nghiệp, xây dựng và giao thông, sau chuyển sang thành các doanh nghiệp hoạt động có tư cách pháp nhân độc lập và tự chủ về tài chính theo Luật DNNN. Từ năm 2005, theo tinh thần Luật Doanh nghiệp 2005, đã chính thức coi DNNN là một loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam, hoạt động bình đẳng với các loại hình doanh nghiệp khác. Theo Luật Doanh nghiệp 2005, DNNN là doanh nghiệp mà Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ. Như vậy, DNNN không còn được coi là một tổ chức kinh tế riêng biệt của Nhà nước có cơ chế quản lý và quy chế hoạt động riêng, lệ thuộc vào tài chính nhà nước, DNNN phải được thành lập, phát triển và hoạt động theo khung khổ pháp luật chung về doanh nghiệp và kinh doanh. DNNN là một tổ chức kinh tế thuộc sở hữu nhà nước, do Nhà nước đầu tư thành lập 100% vốn hoặc chiếm giữ tỷ lệ cổ phần khống chế, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật về doanh nghiệp nhằm thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ do Nhà nước giao. Như vậy, DNNN vừa là một loại hình doanh nghiệp hoạt động bình đẳng với các loại hình doanh nghiệp khác, vừa là một loại hình doanh nghiệp đặc thù do Nhà nước sở hữu vốn và trực tiếp quản lý nhằm thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ do Nhà nước giao. Tính chất hai mặt này của DNNN quy định sự đặc thù trong quản lý, quản trị DNNN và cũng là căn nguyên của mọi sự phức tạp và tranh luận về cơ chế quản lý chúng trong quá trình phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng XHCN ở nước ta. DNNN ở Việt Nam đến nay sau nhiều lần tổ chức lại và đổi mới cơ chế quản lý mặc dù đã giảm mạnh về số lượng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu GDP, chiếm giữ nhiều lĩnh vực kinh tế quan trọng, có nhiều đặc quyền đặc lợi. DNNN cũng là nơi phát sinh nhiều vấn đề về quản lý, gây thất thoát và lãng phí lớn về vốn và tài nguyên, gây bất bình trong nhân dân. Trong suốt quá trình đổi mới DNNN luôn là trung tâm của các đợt đổi mới cơ chế quản lý, là tâm điểm chú ý của xã hội. Về mặt pháp lý, để nhận diện DNNN ở Việt Nam có 3 tiêu chí cơ bản sau đây: - DNNN trước hết phải là doanh nghiệp: DNNN phải được thành lập và hoạt động như một doanh nghiệp độc lập theo Luật Doanh nghiệp dưới hai hình thức pháp lý phù hợp: Công ty TNHH nhà nước một thành viên; Công ty cổ phần nhà nước. - Nhà nước sở hữu vốn điều lệ từ 51% trở lên. - Mục tiêu hoạt động: trên nguyên tắc tự chủ tài chính DNNN cũng theo đuổi mục tiêu bảo toàn vốn, đạt lợi nhuận cao, thực hiện các mục tiêu phát triển do Nhà nước giao. Riêng đối với các doanh nghiệp chuyên thực hiện các dịch vụ, nhiệm vụ mang tính công ích do Nhà nước giao, mục tiêu của doanh nghiệp là hoàn thành các nhiệm vụ công ích trên nguyên tắc hạch toán và tự chủ tài chính. Cần phân biệt DNNN với kinh tế nhà nước Trong lý luận cũng như thực tiễn, rất dễ nhầm lẫn và đánh đồng khái niệm DNNN với khái niệm kinh tế nhà nước là một khái niệm rất quan trọng trong lý luận kinh tế của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Cần phân định và hiểu rõ mối liên hệ giữa hai khái niệm này. Kinh tế nhà nước là một khái niệm kinh tế chính trị học để chỉ quan hệ và xác định vài trò của các thành phần (khu vực) kinh tế trong nền kinh tế nói chung. Trong khi đó DNNN là khái niệm để chỉ các tổ chức kinh tế (doanh nghiệp) hạch toán kinh doanh, tự chủ tài chính, tham gia vào các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh. DNNN chỉ là một bộ phận của kinh tế nhà nước. Kinh tế nhà nước có nội hàm rộng hơn, phản ánh sức mạnh và quy mô kinh tế của Nhà nước khi tham gia hoạt động, điều tiết nền kinh tế dưới nhiều hình thức, trong đó có hình thức thành lập các DNNN để kinh doanh. Kinh tế nhà nước có ít nhất bốn bộ phận cấu thành sau đây: - DNNN: những tổ chức kinh tế hạch toán độc lập tham gia vào lĩnh vực kinh doanh. - Dự trữ quốc gia: lực lượng kinh tế - tài chính được sử dụng với mục đích bình ổn thị trường và giữ an ninh kinh tế ở các lĩnh vực cần thiết như lương thực, vật tư chiến lược, hàng tiêu dùng ứng phó với thiên tai, ngoại tệ, vàng - Tài chính nhà nước 1 : lực lượng tài chính của Nhà nước tham gia hoạt động cấp vốn cho các doanh nghiệp dưới hình thức các quỹ tài chính (ngân hàng đặc biệt) chuyên cấp vốn có hoàn trả để thực hiện các mục tiêu đầu tư phát triển các ngành và lĩnh vực trọng điểm hoặc hỗ trợ phát triển các ngành, lĩnh vực ưu tiên. Hiện nay, tài chính nhà nước ở nước ta hoạt động thông qua 2 định chế tài chính cơ bản là Ngân hàng Phát triển và Ngân hàng Chính sách. - Vốn và tài sản của Nhà nước có tham gia vào hoạt động kinh doanh: bao gồm vốn của Nhà nước tham gia vào các công ty cổ phần dưới mức 50%, các tài sản của Nhà nước được sử dụng vào hoạt động kinh tế, kinh doanh. Nhận thức sự khác biệt giữa DNNN và kinh tế nhà nước có ý nghĩa rất quan trọng. Cần nhận thức rằng, trong nền kinh tế thị trường, kinh tế nhà nước có vai trò chủ đạo như Đảng và Nhà nước ta đã nhiều lần khẳng định, tuy nhiên sự chủ đạo của kinh tế nhà nước không đồng nghĩa với việc coi DNNN cũng phải có vai trò chủ đạo. DNNN chỉ là một bộ phận của kinh tế nhà nước, do vậy, nó không nhất thiết và thậm chí không cần thiết phải có vai trò chủ đạo (thể hiện ở tỷ trọng lớn và chiếm giữ các vị trí trọng yếu) ở tất cả các ngành, các lĩnh vực, các địa phương. Về tổng thể, do đặc điểm và khả năng của mình, DNNN chỉ cần có tỷ trọng cần thiết ở những ngành và lĩnh vực cần thiết. Ở các ngành và lĩnh vực cạnh tranh và ở cấp độ kinh tế địa phương, DNNN chỉ cần có một tỷ trọng vừa phải, thậm chí thấp. Tuy vậy DNNN không hoạt động biệt lập mà luôn hoạt động phối hợp với các bộ phận khác của kinh tế nhà nước, bảo đảm cho kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay, do lịch sử để lại, khu vực DNNN đang chiếm tỷ trọng quá cao ở cả những lĩnh vực không cần thiết. Do vậy, Nhà nước đang có biện pháp giảm mạnh các DNNN cả về số lượng và tỷ trọng. Điều đó không hề ảnh hưởng đến việc duy trì vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. 1.2. Vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 1 Tài chính nhà nước ở đây là thuật ngữ chỉ bộ phận của kinh tế nhà nước tham gia vào hoạt động kinh tế dưới hình thức cấp vốn cho các doanh nghiệp thông qua kênh tài chính – tín dụng quay vòng có hoàn trả. Khái niệm này khác với khái niệm tài chính nhà nước theo nghĩa rộng trong tiếp cận tài chính công như một hệ thống các quan hệ tài chính của Nhà nước với nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, DNNN là công cụ của Nhà nước trong kinh doanh, nó thường được gán cho quá nhiều kỳ vọng và vai trò. Chính vì vậy, trên thực tế, các DNNN thường không thực hiện đầy đủ vai trò mà xã hội và Nhà nước kỳ vọng. Đây là lý do tại sao DNNN luôn là tâm điểm chú ý của các cuộc tranh luận về đổi mới kinh tế. Ở các nước khác, dù là đang phát triển, đã phát triển hoặc chuyển đổi, vai trò của DNNN cũng là đề tài gây tranh luận. Từ khi lý thuyết can thiệp vào thị trường theo trường phái J. Keynes được chấp nhận rộng rãi và áp dụng vào điều hành kinh tế, các nước đều có xu hướng coi trọng các DNNN, gán cho nó rất nhiều sứ mệnh, vai trò về kinh tế, chính trị, xã hội. Hàng loạt biện pháp quốc hữu hóa rầm rộ ở những ngành mà tư nhân tỏ ra kém hiệu quả mà tập trung ở các ngành dịch vụ công, dịch vụ kết cấu hạ tầng. Tuy nhiên, qua nhiều năm thực hiện, khu vực DNNN ở các nước nói chung đều chứng tỏ rằng, DNNN hoạt động không hiệu quả bằng khu vực tư nhân. Do vậy, trong 30 năm trở lại đây, các nước lại có phong trào tư nhân hóa hàng loạt DNNN. Hệ quả là các nước thường có những biện pháp trái ngược nhau ở các giai đoạn khác nhau: lúc thì rầm rộ quốc hữu hóa, tăng tỷ trọng và vai trò của các DNNN; lúc thì tư nhân hóa hàng loạt, giảm mạnh tỷ trọng và vai trò của khu vực này. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay, DNNN có ba vai trò rõ rệt: - Vai trò kinh tế Vai trò kinh tế của DNNN thể hiện ở bốn nội dung sau: + Là bộ phận chủ lực của kinh tế nhà nước tham gia vào các lĩnh vực kinh doanh cần thiết, góp phần để kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Để thực hiện vai trò này, các DNNN được thành lập và phát triển với định hướng, quy mô đủ lớn ở những lĩnh vực kinh doanh cần thiết cho việc thực hiện vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. Đó là các lĩnh vực mũi nhọn về kinh tế mà khu vực tư nhân chưa có khả năng hoặc không muốn đầu tư như điện lực, viễn thông, khai thác dầu khí, khoáng sản, sản xuất dầu khí, hóa chất, phân bón, vận tải hàng không, đường sắt Ở những lĩnh vực này DNNN chiếm tỷ trọng tuyệt đối hoặc áp đảo nhằm khẳng định vai trò của kinh tế nhà nước trong các ngành chủ lực của nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, khi chiếm giữ vị trí chủ đạo ở những ngành chủ lực, DNNN vừa phải thể hiện tính hiệu quả của mình vừa phải đóng vai trò làm đầu mối liên kết các thành phần kinh tế khác cùng phát triển. Khi các doanh nghiệp thành phần khác đã phát triển tốt, các DNNN có thể rút vốn giảm dần tỷ trọng để tập trung sang các ngành khác quan trọng hơn. Vì vậy, danh mục các ngành, các lĩnh vực mà DNNN phải có vai trò chủ đạo luôn biến động và có xu hướng giảm dần về số lượng. Trước đây, khi mới chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, các DNNN phải chiếm tỷ trọng cao, giữ vai trò chủ đạo trong hầu hết các ngành của nền kinh tế. Đến nay, nhiều ngành đã có khu vực tư nhân đủ mạnh và có khả năng kinh doanh tốt hơn, Nhà nước thực hiện thoái vốn và các DNNN giảm mạnh tỷ trọng. Ví dụ, các ngành như kinh doanh xuất nhập khẩu, thương nghiệp bán buôn, kinh doanh lương thực, dệt may, điện tử, ngân hàng, xây dựng trước đây các DNNN giữ vị trí độc quyền, đến nay chỉ còn giữ vai trò thứ yếu. Điều đó hoàn toàn không làm thay đổi vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước nói chung và DNNN nói riêng ở các ngành cần thiết. + Chiếm giữ những vị trí kinh tế trọng yếu của nền kinh tế quốc dân liên quan đến an ninh kinh tế, chính trị, quân sự. Để thực hiện vai trò này, các DNNN phải đầu tư, phát triển và khẳng định hiệu quả ở những ngành và lĩnh vực trọng yếu về mặt kinh tế, an ninh, quốc phòng đối với quốc gia. Đó là các nhà máy có vị trí chiến lược như điện hạt nhân, chế biến dầu khí, sản xuất vũ khí, quản lý về khai thác cảng biển, sân bay, đường sắt, quản lý và khai thác hệ thống phân phối điện, mạng truyền thông, vận tải hàng không, sản xuất vũ khí, chất nổ Ở những lĩnh vực này, DNNN thường được Nhà nước giao cho quyền kinh doanh độc quyền và phải chịu trách nhiệm phát triển ngành, phát huy hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, khi giữ các vị trí trọng yếu và độc quyền, nhiều DNNN thường lơ là mục tiêu hiệu quả, chạy theo lợi ích riêng, xâm phạm lợi ích của người tiêu dùng và xã hội. Do vậy, Đảng và Nhà nước Việt Nam chủ trương không đồng nhất độc quyền nhà nước với độc quyền doanh nghiệp. Ở nhiều lĩnh vực độc quyền nhà nước, Nhà nước cho phép nhiều DNNN cùng tham gia kinh doanh cạnh tranh nhau, tạo môi trường cạnh tranh để các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả và phục vụ tốt hơn nhu cầu của thị trường. + Là lực lượng vật chất để Nhà nước thực hiện điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế. Thực hiện vai trò này, các DNNN ở những ngành liên quan đến các cân đối vĩ mô quan trọng của từng thời kỳ phải có quy mô và tiềm lực đủ lớn, khi cần thiết làm công cụ thực hiện mục tiêu điều tiết các cân đối vĩ mô của nền kinh tế. Các điều tiết vĩ mô quan trọng của Nhà nước cần có sự góp sức của các DNNN bao gồm: điều tiết tổng cung - tổng cầu, điều tiết về giá, điều tiết lãi suất, điều tiết cân đối tiền - hàng, điều tiết cung - cầu các mặt hàng chủ lực trong những thời điểm nhạy cảm hoặc tình huống thiên tai Khi thực hiện vai trò là lực lượng vật chất để Nhà nước điều tiết vĩ mô, các DNNN được Nhà nước hỗ trợ về các điều kiện vật chất, tài chính và cơ chế, nhưng các doanh nghiệp phải triệt để và nỗ lực phối hợp với Nhà nước để đạt mục tiêu về điều tiết vĩ mô. + DNNN là công cụ điều chỉnh dài hạn trong phát triển kinh tế. Thực hiện vai trò này, các DNNN được đầu tư, phát triển ở các ngành, các lĩnh vực mới có triển vọng chiến lược nhưng khu vực tư nhân chưa có đủ khả năng phát triển hoặc do hiệu quả ban đầu quá thấp. Đến khi phát triển tốt, hiệu quả cao, đủ sức hấp dẫn các thành phần khác đầu tư, DNNN lại chuyển giao cho khu vực tư nhân để đầu tư vào những lĩnh vực mới khác - Vai trò xã hội Vai trò xã hội của DNNN thể hiện ở hai nội dung sau: + Đảm nhận sản xuất, cung ứng dịch vụ ở một số lĩnh vực liên quan đến cung cấp hàng hóa công cộng, các hoạt động kinh tế gắn với an ninh - quốc phòng, gắn với chiến lược phát triển vùng của quốc gia. + Tham gia thực hiện một số chính sách xã hội mà Nhà nước cần có doanh nghiệp thực hiện như cung cấp nhu yếu phẩm cho đồng bào dân tộc, cung cấp vốn cho các chương trình chính sách xã hội, phát triển nông thôn - Vai trò chính trị Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, vai trò chính trị của các DNNN thể hiện ở chỗ toàn bộ hệ thống DNNN phải là lực lượng quan trọng góp phần củng cố và phát triển hệ thống chính trị, giúp Nhà nước thực hiện những mục tiêu chiến lược và bảo vệ chủ quyền quốc gia. 1.3. Đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước Bản thân DNNN có những đặc điểm rất riêng, trong đó đặc điểm sở hữu công vừa không rõ ràng vừa không phù hợp với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, dẫn đến cơ chế quản lý công ty (Cooporate Governance) của các DNNN rất đặc thù khác hẳn với khu vực kinh tế tư nhân, hệ quả là DNNN có một loạt đặc điểm về kết quả hoạt động khác biệt cần nhận thức rõ. Sau đây là năm đặc điểm quan trọng của DNNN liên quan đến quản lý: Thứ nhất, tính chất sở hữu của các DNNN không rõ ràng về chủ thể. DNNN có chủ sở hữu là Nhà nước hoặc toàn dân (sở hữu công), nhưng Nhà nước hoặc toàn dân là những chủ thể không rõ ràng về người đại diện pháp lý, càng không rõ ràng khi đảm nhận tư cách chủ sở hữu các doanh nghiệp hạch toán kinh doanh. Chính vì tính chất không rõ ràng về chủ sở hữu nhà nước nên cơ chế quản lý công ty đối với DNNN luôn có khiếm khuyết, không có mô hình tối ưu và phù hợp mang tính cạnh tranh. Đặc điểm không rõ ràng về sở hữu là nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn đến sự trì trệ, yếu kém về hiệu quả và năng lực của các DNNN. Thứ hai, cơ chế quản lý đối với DNNN mang tính hành chính, quan liêu, không ổn định. Đặc điểm này là hệ quả trực tiếp từ đặc điểm về chủ sở hữu đã nêu ở trên. Do Nhà nước là chủ thể sở hữu không rõ ràng, lại chuyên về thực hiện các chức năng quyền lực nhà nước đối với toàn xã hội theo nguyên tắc hành chính công quyền nên khi thực hiện quản lý các DNNN, tính chất hành chính, quan liêu vẫn không thể khắc phục được. Đã có rất nhiều cải cách (ở Việt Nam cũng như ở các nước) về mô hình quản lý đối với DNNN để khắc phục tình trạng hành chính, quan liêu nhưng đều không thể đi đến sự hoàn thiện cuối cùng. Cũng chính vì vậy, cơ chế quản lý đối với DNNN thường hay thay đổi để khắc phục những điểm yếu của cơ chế cũ. Đặc điểm này góp phần làm năng lực cạnh tranh của DNNN thường yếu kém hơn doanh nghiệp tư nhân cùng điều kiện. Thứ ba, sự chồng chéo, cồng kềnh trong quản lý của Nhà nước đối với các DNNN. Do Nhà nước là chủ thể bao gồm rất nhiều cơ quan khác nhau nên khi thực hiện quản lý các DNNN, thường phân công cho các cơ quan (chủ yếu thuộc ngành hành pháp) thực hiện quản lý theo chức năng của mình. Điều này làm cho các quan hệ quản lý đối với DNNN trở nên chồng chéo, cồng kềnh vừa có nguy cơ gây rối loạn quản lý, vừa làm kìm chế quyền tự chủ, sự năng động, sáng tạo của các doanh nghiệp. Thứ tư, dù thiết lập mô hình quản trị nào thì quản trị các DNNN cũng kém năng động do chế độ quyền hạn – trách nhiệm không rõ ràng, sòng phẳng, không có sự giám sát thiết thực và hiệu quả, do vậy trách nhiệm giải trình của lãnh đạo doanh nghiệp không rõ ràng. Đặc điểm này bắt nguồn từ ba đặc điểm đã nêu ở trên về quản lý của Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu và cơ quan quản lý nhà nước. Các DNNN trong bối cảnh không rõ về chủ sở hữu, quản lý chồng chéo, quan liêu, nên không thể có mô hình quản trị năng động, sáng tạo, rõ ràng về trách nhiệm như khu vực tư nhân. Các giám đốc (hoặc chủ tịch Hội đồng quản trị/ Hội đồng thành viên) ở các DNNN thường phải theo đuổi quá nhiều mục tiêu, chiều lòng quá nhiều cơ quan quản lý nhà nước và chủ quản, do vậy không thể toàn tâm toàn ý vào mục tiêu hiệu quả của doanh nghiệp, mặt khác, quyền chủ động về quản trị, quyết định kinh doanh luôn bị hạn chế, do vậy không phát huy hết khả năng sáng tạo trong kinh doanh. Mặt khác, giám đốc doanh nghiệp cũng không chịu áp lực và ràng buộc rõ ràng về trách nhiệm giải trình trước chủ sở hữu về kết quả sản xuất kinh doanh, dễ dẫn đến nguy cơ tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Thứ năm, các DNNN thường chậm đổi mới công nghệ, thiết bị máy móc, sử dụng tài nguyên, nhân lực kém hiệu quả, kết quả là hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả hơn các doanh nghiệp khác cùng điều kiện. Đặc điểm này là hệ quả trực tiếp từ các đặc điểm đã nêu. 1.4. Phân loại doanh nghiệp nhà nước DNNN ở Việt Nam hiện nay có nhiều loại. Phổ biến có các cách phân loại sau đây để nhận diện: - Phân theo tỷ trọng sở hữu của Nhà nước: Có hai loại: + DNNN 100% vốn nhà nước. Các doanh nghiệp loại này được đăng ký dưới hình thức pháp lý công ty TNHH nhà nước một thành viên. Loại này áp dụng cho các doanh nghiệp quy mô lớn, quan trọng, hoặc các doanh nghiệp đặc biệt mà Nhà nước có chủ trương nắm giữ sở hữu 100% lâu dài. + DNNN có vốn nhà nước từ 51% đến dưới 100%. Loại này được đăng ký dưới hình thức công ty cổ phần, trong đó vốn sở hữu của Nhà nước từ 51% trở lên, phần còn lại do các thể nhân và pháp nhân tư nhân sở hữu. Loại doanh nghiệp này áp dụng cho các doanh nghiệp mà Nhà nước chủ trương cổ phần hóa (thường ở các ngành cạnh tranh), nhưng Nhà nước vẫn phải giữ cổ phần chi phối hoặc các doanh nghiệp chưa bán được đủ tỷ lệ cổ phần để chuyển sang khu vực tư nhân. - Phân theo quy mô Việc phân loại theo quy mô rất quan trọng để áp dụng các mô hình tổ chức, mô hình quản trị, tiêu chuẩn và chế độ cán bộ lãnh đạo Tiêu chí để phân hạng doanh nghiệp theo quy mô bao gồm: quy mô vốn, doanh thu, lao động, trình độ công nghệ (áp dụng có phân biệt giữa các ngành). Có 4 loại quy mô sau: + DNNN hạng đặc biệt: đây là các doanh nghiệp có quy mô rất lớn, bao gồm các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty lớn, do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập và quản lý. + DNNN hạng A (hạng I): bao gồm các doanh nghiệp có quy mô vốn, doanh thu, lao động vào loại lớn, do cấp bộ hoặc UBND tỉnh quyết định thành lập và quản lý. + DNNN hạng B (hạng II): bao gồm các doanh nghiệp có quy mô vừa về vốn, doanh thu, lao động. + DNNN hạng C (hạng III): bao gồm các doanh nghiệp có quy mô nhỏ về vốn, doanh thu, lao động. Chủ trương của Nhà nước ta là chỉ giữ lại các DNNN quy mô đặc biệt và lớn. Các doanh nghiệp hạng B hoặc C chỉ tồn tại ở các lĩnh vực đặc biệt như in tiền, chế tạo vũ khí, chất nổ, sổ xố kiến thiết… - Phân theo mô hình tổ chức và quản trị Phân theo tiêu chí này có các loại DNNN sau: [...]... các doanh nghiệp khác Loại này lại gồm 2 loại nhỏ: cạnh tranh trong khuôn khổ độc quyền nhà nước (chỉ có các DNNN cạnh tranh với nhau) và cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp khu vực khác 2 QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 2.1 Phân định quản lý nhà nước và quản trị kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước Trước hết, cần phân định rõ chức năng quản lý nhà nước của Nhà nước và. .. quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước Quản lý nhà nước đối với các DNNN có hai nội dung chính, mỗi nội dung lại có các chức năng, nhiệm vụ cụ thể: 2.2.1 Thực hiện các chức năng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nói chung DNNN là một loại hình doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Vì vậy chúng phải chịu sự quản lý của Nhà nước theo thể chế quản lý chung đối với các doanh nghiệp nói... quả của doanh nghiệp, kịp thời phát hiện các lệch chuẩn về quản lý và vi phạm pháp luật Thứ ba, giám sát cán bộ do Nhà nước bổ nhiệm làm lãnh đạo doanh nghiệp phục vụ cho các nghiệp vụ quản lý cán bộ 3 GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1 Quá trình đổi mới quản lý doanh nghiệp nhà nước 3.1.1 Các giai đoạn đổi mới Đổi mới các DNNN ở Việt Nam bao gồm hai... cho doanh nghiệp, tiến hành nhanh chóng, chuyên nghiệp và hiệu quả Các cuộc kiểm tra phải được kết luận với những đánh giá rõ ràng, minh bạch, bảo đảm mục tiêu của kiểm tra và công bằng, dân chủ đối với doanh nghiệp 2.2.2 Thực hiện chức năng chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước Đối với DNNN, ngoài việc quản lý nhà nước với doanh nghiệp nói chung, Nhà nước còn phải thực hiện chức năng chủ sở hữu đối. .. phần (dù với tỷ lệ nhỏ) để có cơ sở pháp lý áp dụng mô hình quản trị hiện đại vào các công ty nhà nước 3.2.2 Xác lập cơ chế quản lý của Nhà nước rõ ràng, minh bạch, hiệu quả, thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước và chủ sở hữu của Nhà nước, tăng quyền tự chủ cho doanh nghiệp Các giải pháp thuộc nhóm này bao gồm: - Phân định rành mạch hơn hoạt động quản lý nhà nước với hoạt động quản trị kinh doanh. .. năng quản trị kinh doanh của bản thân doanh nghiệp Điều này xuất phát từ đặc điểm của DNNN vừa là một doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước vừa là một doanh nghiệp độc lập về tài chính, có quyền tự chủ trong kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh Các cơ quan quản lý nhà nước cũng có 2 chức năng là vừa quản lý nhà nước đối với các DNNN vừa là chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp này Trên thực. .. lập mới doanh nghiệp nhà nước và bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo quản lý doanh nghiệp Trong quá trình hoạt động, Nhà nước thực hiện các nghiệp vụ quản lý cán bộ lãnh đạo DNNN thuộc diện Nhà nước bổ nhiệm hoặc tuyển dụng, tiến hành các thủ tục về bổ nhiệm lại, bổ nhiệm mới, miễn nhiệm, kỷ luật đối với các cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp thuộc diện quản lý của cơ quan chủ quản Khi DNNN không còn cơ sở để tiếp... Chức năng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nói chung, trong đó có DNNN có các nội dung chính sau đây: - Ban hành khung khổ pháp lý để doanh nghiệp hoạt động Theo đó, Nhà nước ban hành khung khổ pháp lý chung tạo môi trường pháp lý cho doanh nghiệp hoạt động Hệ thống luật tạo môi trường pháp lý cho doanh nghiệp bao gồm bốn loại: Thứ nhất, luật pháp điều chỉnh quá trình thành lập, hoạt động, giải thể... tài chính với Nhà nước bao gồm các luật thuế liên quan đến doanh nghiệp là đối tượng nộp thuế Đối với riêng DNNN, mặc dù không có văn bản luật dành riêng nhưng Nhà nước ủy quyền cho Chính phủ ban hành các văn bản pháp quy dưới luật quy định về điều kiện thành lập, cơ chế quản lý, mô hình quản trị, cơ chế trả lương cho lãnh đạo doanh nghiệp - Ban hành và thực hiện các chính sách đối với doanh nghiệp Theo... lành nghề Công tác quản lý và giám sát cán bộ còn buông lỏng, không gắn kết chặt chẽ với kết quả kinh doanh, kết quả phát triển doanh nghiệp, hệ quả là tình trạng lạm dụng chức vụ, tham nhũng có nguy cơ phát triển ở các DNNN 3.2 Giải pháp đổi mới quản lý đối với doanh nghiệp nhà nước Đến nay, đổi mới quản lý DNNN vẫn là một nội dung rất phức tạp, nan giải cần phải có một hệ thống giải pháp đồng bộ, nhiều . bình đẳng với các doanh nghiệp khu vực khác. 2. QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 2.1. Phân định quản lý nhà nước và quản trị kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước Trước. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM 1. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 1.1. Khái niệm doanh nghiệp nhà nước Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp là những. dân chủ đối với doanh nghiệp. 2.2.2. Thực hiện chức năng chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước Đối với DNNN, ngoài việc quản lý nhà nước với doanh nghiệp nói chung, Nhà nước còn phải thực hiện

Ngày đăng: 26/12/2014, 10:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan