đánh giá khả năng bảo hộ, độ an toàn của vaccine nhược độc upm93 trong chăn nuôi gà công nghiệp

66 670 1
đánh giá khả năng bảo hộ, độ an toàn của vaccine nhược độc upm93 trong chăn nuôi gà công nghiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA THÚ Y & KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG BẢO HỘ, ĐỘ AN TOÀN CỦA VACCINE NHƯỢC ĐỘC UPM93 TRONG CHĂN NUÔI GÀ CÔNG NGHIỆP Giáo viến hướng dẫn : ThS. PHẠM HỒNG TRANG Bộ môn : Giải phẫu - Tổ chức - Phôi thai Người thực hiện : PHẠM THỊ TRẦM Lớp : K55 – TYC Địa điểm thực tập : THANH BÌNH - CHƯƠNG MỸ - HÀ NỘI Thời gian : Từ 02/07 đến 01/10/2014 HÀ NỘI – 2014 LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập và rèn luyện tại trường tôi đã nhận được sự dạy bảo tận tình của các thầy cô giáo trong nhà trường. Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn ban giám đốc Học viện, các thầy cô giáo trong Học viện Nông nghiệp Việt Nam, ban chủ nhiệm khoa Khoa Thú Y và các thầy cô giáo trong khoa Thú y.Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới Cô giáo: Ths. Phạm Hồng Trang - giảng viên Bộ môn Giải phẫu - Tổ chức - Phôi thai, khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Ths. Nguyễn Thị Hải Đường - kĩ thuật viên Công Ty Cổ Phần Thú Y Xanh và các thầy cô trong bộ môn Giải phẫu - Tổ chức - Phôi thai đã dạy dỗ, chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Lời cảm ơn chân thành tôi cũng xin phép gửi tới cán bộ, công nhân viên chức của Trung Tâm Kiểm Nghiệm Thú Y Trung Ương I và Công Ty Cổ Phần Thú Y Xanh Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè. Những người đã luôn bên tôi, động viên, giúp đỡ tôi cả về vật chất và tinh thần để tôi có thể tự tin hoàn thành khóa luận này. Do hạn chế về mặt thời gian cũng như trình độ hiểu biết và kinh nghiệm thực tế nên khóa luận tốt nghiệp của tôi còn nhiều thiếu sót, kính mong thầy cô giáo thông cảm và đóng góp ý kiến để khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2014 Sinh viên Phạm Thị Trầm i MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v DANH MỤC BẢNG vi DANH MỤC HÌNH VÀ ẢNH vii PHẦN I 1 MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu đề tài 2 PHẨN 2: 3 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Lịch sử, tình hình nghiên cứu bệnh Gumboro trên thế giới và ở Việt Nam 3 2.1.1 Khái quát chung về bệnh Gumboro 3 2.1.2. Lịch sử, tình hình bệnh Gumboro trên thế giới và ở Việt Nam 3 2.2. Mầm bệnh Gumboro 8 2.2.1. Hình thái, cấu trúc và phân loại Gumboro 8 2.2.2. Cấu trúc và các type kháng nguyên của virus 9 2.2.3. Sức đề kháng của virus 10 2.2.4. Đặc tính gây bệnh của virus Gumboro: 11 2.3. Cơ chế sinh bệnh Gumboro 12 2.4. Triệu chứng bệnh tích bệnh Gumboro 14 2.4.1. Triệu chứng lâm sàng bệnh Gumboro 14 2.4.2. Bệnh tích bệnh Gumboro 15 2.5. Chẩn đoán bệnh Gumboro 19 2.5.1 Phương pháp dịch tễ học 19 ii 2.5.2. Phương pháp nghiên cứu triệu chứng lâm sàng 19 2.5.3. Phương pháp giải phẫu bệnh lý 20 2.5.4 Phương pháp phân lập xác định mầm bệnh 20 2.5.5 Phương pháp chẩn đoán phân biệt 20 2.5.6 Phương pháp huyết thanh học 21 2.6. Miễn dịch học bệnh Gumboro 22 2.6.1. Miễn dịch thụ động 24 2.6.2. Miễn dịch chủ động 26 2.7. Phòng và trị bệnh Gumboro 27 2.7.1. Phòng bệnh 27 2.7.2 Điều trị bệnh 30 PHẦN III 31 ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31 3.1. Đối tượng nghiên cứu 31 3.1.1 Vaccine 31 3.1.2 Gà thí nghiệm 31 3.2. Địa điểm nghiên cứu 31 3.3. Thời gian nghiên cứu 31 3.4. Nội dung nghiên cứu 31 3.4.1. Kiểm tra tính an toàn của vaccine UPM93 cho đàn gà con trên thực địa 31 3.4.2. Kiểm tra hiệu lực của vaccine UPM93 cho đàn gà con trên thực địa 31 3.5. Nguyên liệu dùng trong nghiên cứu 32 3.5.1. Virus Gumboro 32 3.5.2. Gà thí nghiệm 32 3.5.3. Trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất 32 iii 3.6. Phương pháp nghiên cứu 32 3.6.1. Kiểm tra kháng thể Gumboro tại thời điểm trước khi gây miễn dịch 32 3.6.2. Phương pháp kiểm tra chỉ tiêu an toàn của vaccine UPM93 trên thực địa 32 3.6.3. Phương pháp đánh giá hiệu lực của vaccine UPM93 bằng phản ứng ELISA 33 3.6.4 Phương pháp đánh giá hiệu lực của vaccine bằng phương pháp công cường độc 35 3. Phương pháp sử lý số liệu 36 PHẦN 4 36 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36 4.1. Kết quả kiểm tra hàm lượng kháng thể Gumboro thụ động tại thời điểm trước khi gây miễn dịch bằng phản ứng ELISA 36 4.2. Kết quả xác định chỉ tiêu an toàn của vaccine UPM93 khi thử nghiệm trên thực địa 39 4.3. Kết quả xác định chỉ tiệu hiệu lực của vaccine UPM93 khi sử dụng cho đàn gà bằng phản ứng ELISA 43 4.3.1. Kết quả xác định chỉ tiêu hiệu lực của vaccine UPM93 khi sử dụng cho đàn gà bằng phản ứng ELISA 43 4.3.2. Kết quả đánh giá hiệu lực của vaccine UPM93 bằng phương pháp công cường độc 46 PHẦN V 51 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 51 5.1. Kết luận 51 5.2. Kiến nghị 52 PHỤ LỤC 58 iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ELISA Enzyme Linked Immuno Sorbent Assay IBD Infectious Busal Disease IBDV Infectious Busal Disease Virus NXB Nhà xuất bản OIE Office International des Epizooties TCID 50 Tissue Culture Infectious Dose 50 v DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1. Kết quả xác định hàm lượng kháng thể Gumboro thụ động cho kết quả âm tính của gà con lúc 12 ngày tuổi bằng phản ứng ELISA 37 Bảng 4.2. Kết quả xác định hàm lượng kháng thể Gumboro thụ động cho kết quả dương tính của gà con lúc 12 ngày tuổi bằng phản ứng ELISA 37 Bảng 4.3. Kết quả kiểm tra phản ứng của đàn gà sau khi dùng vaccine 40 UPM93 trên thực địa 40 Bảng 4.4. Bảng theo dõi tỷ lệ chết của đàn gà trong quá trình sử dụng vaccine UPM93 41 Bảng 4.5. Kết quả kiểm tra khả năng tăng trọng của đàn gà sau khi sử dụng vaccine UPM93 trên thực địa 42 Bảng 4.6. Kết quả kiểm tra lượng kháng thể Gumboro của đàn gà lúc 40 ngày tuổi bằng phản ứng ELISA 44 Bảng 4.7. Kết quả kiểm tra lượng kháng thể Gumboro của đàn gà lúc 47 ngày tuổi bằng phản ứng ELISA 45 Bảng 4.8. Kết quả theo dõi triệu chứng lâm sàng của đàn gà sau khi công với virus Gumboro cường độc chủng CLV 52/70 47 Bảng 4.9. Bảng kết quả kiểm tra bệnh tích đại thể của đàn gà sau khi công với virus Gumboro cường độc chủng CLV 52/70 48 vi DANH MỤC HÌNH VÀ ẢNH Hình 4.1: Đường biểu diễn kết quả kiểm tra hàm lượng kháng thể Gumboro thụ động của gà con lúc 12 ngày tuổi bằng phản ứng ELISA 38 Ảnh 1: Xuất huyết cơ đùi, cơ ngực Ảnh 2: Túi Fabricius sưng to ở gà bị 58 ở gà bị bệnh Gumboro bệnh Gumboro 58 Ảnh 3: Niêm mạc túi Fabricius xuất Ảnh 4: Viêm ruột xuất huyết ở gà 58 huyết ở gà bị bệnh Gumboro bị bệnh Gumboro 58 vii PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Chăn nuôi gia cầm là nghề sản xuất truyền thống lâu đời, chiếm vị trí quan trọng thứ hai trong tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi nước ta. Trong cơ cấu tính từ ngành chăn nuôi của hộ gia đình, mức thu nhập từ chăn nuôi gia cầm chiếm 19,02%. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi gia cầm ở nước ta đang phải đối mặt với một số tồn tại và thách thức lớn. Gần 70% hộ gia đình nông thôn chăn nuôi gia cầm, trong đó có tới 65% hộ nuôi gia cầm theo phương thức phân tán, nhỏ lẻ trong nông hộ. Do phương thức chăn nuôi, gà hay mắc các bệnh truyền nhiễm gây tổn hại về kinh tế như: dịch cúm gia cầm type A/H5N1, Newcastle, Gumboro Để chăn nuôi đạt hiệu quả, vấn đề phòng dịch bệnh cho đàn gà là rất quan trọng, cấp thiết, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành bại của người chăn nuôi. Trong chăn nuôi gà công nghiệp, bệnh Gumboro hay còn gọi là bệnh viêm túi huyệt truyền nhiễm là một trong những bệnh quan trọng hay gặp nhất. Gumboro là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan nhanh ở gia cầm nhưng chủ yếu là gà con 3 - 6 tuần tuổi và gà tây. Bệnh do virus thuộc họ Birnaviridae gây ra. Virus cường độc tấn công vào túi Fabricius và các cơ quan có thẩm quyền miễn dịch, gây huỷ hoại tế bào lympho B và đại thực bào làm suy giảm miễn dịch ở gà. Bệnh có tỷ lệ nhiễm rất cao từ 80 - 100%, tỷ lệ chết của gà khi mắc bệnh Gumboro tới 30% (Lê Thanh Hòa, 1992). Nếu nhiễm kèm với các bệnh khác có thể lên tới 50 - 80% (Nguyễn Tiến Dũng, 1996; Lê Văn Năm, 1997). Ở cuối thập kỷ 70, bệnh Gumboro đã xuất hiện ở nước ta, gây tổn thất lớn cho chăn nuôi gia cầm. 1 Bệnh Gumboro gây thiệt hại nặng nề về kinh tế, làm giảm số lượng, số gà sống sót sinh trưởng kém, còi cọc, lượng thức ăn tiêu tốn cao và đàn gà giảm hoặc mất khả năng đáp ứng miễn dịch đối với các vaccine phòng bệnh khác. Do tính nguy hiểm của bệnh nên việc phòng ngừa để không tái nhiễm bệnh Gumboro trên các đàn gà là rất quan trọng. Để phòng Gumboro cho đàn gà có thể dùng nhiều biện pháp như: vệ sinh chuồng trại, áp dụng chế độ dinh dưỡng đặc biệt, nhưng biện pháp cơ bản để khống chế dịch bệnh chính là dùng vaccine tạo miễn dịch cho đàn gà. Trong quá trình sử dụng vaccine Gumboro phòng bệnh cho đàn gà, ngoài vaccine được sản xuất trong nước, còn có nhiều loại vaccine nhập khẩu với nhiều khuyến cáo lịch sử dụng vaccine khác nhau, như vaccine nhược độc dùng cho gà con: IBD-Blen của Canada, Bur-706 của Pháp, Gumbonal-CT của Pháp, Nobilis Gumboro 228E của Hà Lan Vaccine vô hoạt nhũ dầu dùng cho đàn gà sinh sản: Nobivac Gumboro của Hà Lan, Gumboriffa, Talovac của Pháp, Ở Malaysia, trường Đại học Putra Malaysia, đã nghiên cứu thành công vaccine UPM93 phòng bệnh Gumboro chủng UPM 93 nhược độc dạng đông khô. Để có thêm một loại vaccine phòng bệnh Gumboro trong chăn nuôi gà thịt ở Việt Nam, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Đánh giá khả năng bảo hộ, độ an toàn của vaccine nhược độc UPM93 trong chăn nuôi gà công nghiệp" 1.2. Mục tiêu đề tài - Đánh giá độ an toàn, khả năng bảo hộ đối với bệnh Gumboro (IBD) của UPM93 làm cơ sở để sử dụng vaccine này phòng bệnh Gumboro cho đàn gà thịt thương phẩm ở Việt Nam. - Đánh giá độ miễn dịch (hàm lượng kháng thể), thời gian đáp ứng miễn dịch và độ dài miễn dịch của vaccine UPM93. 2 [...]... giảm độc lực, độc lực ở mức trung gian giữa 2 loại trên - Vaccine vô hoạt có bổ trợ nhũ dầu: dùng cho gà bố mẹ Loại này chỉ được dùng cho gà bố mẹ bằng cách tiêm bắp hoặc tiêm dưới da, kháng thể tạo ra được truyền sang túi lòng đỏ Lượng kháng thể thụ động này có thể bảo vệ gà con trong những ngày đầu mới nở Virus nhược độc Gumboro có thể truyền ngang (qua tiếp xúc) trong đó vaccine nhược độc trung gian... nhà sản xuất vaccine sản xuất một cách thường xuyên và chỉ được dùng cho gà thịt thương phẩm ở những trại đã từng có bệnh Gumboro - Vaccine nhược độc hoàn toàn: Virus vaccine đã được mất hoàn toàn độc lực nhưng còn tính kháng nguyên mạnh Vaccine này không gây suy giảm hệ miễn dịch và không gây bệnh lâm sàng cho gà mẫn cảm, có thể dùng cho gà mọi lứa tuổi - Vaccine nhược độc trung gian: vaccine này được... Gumboro cho gà bố mẹ sẽ kích thích tạo ra lượng kháng thể thụ động ở gà con đủ bảo hộ chúng trong 4 đến 5 tuần đầu, trong khi nếu tiêm cho gà mẹ vaccine nhược độc thì kháng thể thụ động ở gà con chỉ tồn tại và bảo hộ cho chúng từ 1 đến 3 tuần đầu Theo Lucio và Hitchner, (1979) khi hiệu giá kháng thể trung hòa Gumboro nhỏ hơn 1 : 100 thì 100% gà mẫn cảm với virus Gumboro, nghĩa là đàn gà có khả năng nhiễm... dịch chủ động là miễn dịch thu được sau khi gà mắc bệnh khỏi hoặc sau khi gà được tiêm chủng bằng vaccine nhược độc hoặc vaccine vô hoạt Đối với gà con được dùng vaccine sống nhược độc để phòng bệnh Gumboro Miễn dịch đạt được sau 14 ngày ở một tỷ lệ nhất định, nhưng đến 21 ngày sau khi dùng vaccine thì 100% gà có miễn dịch Từ 20 - 30 ngày, miễn dịch đạt đến đỉnh cao, được duy trì một thời gian rồi giảm... Gumboro lại phát ra ồ ạt ở các trại chăn nuôi gà công nghiệp Năm 1987, bệnh xảy ra rất nghiêm trọng ở xí nghiệp gà Phúc Thịnh và xí nghiệp gà Cầu Diễn, liên hiệp gia cầm Hà Nội, xí nghiệp gà giống Tam Đảo và một số cơ sở khác Có thể nói, Việt Nam năm 1987 là năm khởi đầu của sự bùng nổ bệnh Gumboro Nhiều trại gà phải thanh lý hoàn toàn Theo Nguyễn Đăng Khải (1988) tại trại gà Phúc Thịnh - Hà Nội từ 1/9/1982... thụ động trong cơ thể gà con phụ thuộc vào khoảng thời gian từ khi dùng vaccine cho gà mẹ đến khi lấy trứng và hiệu giá kháng thể gà mẹ truyền cho gà con Theo Skeeles và cộng sự (1980), đàn gà bố mẹ được tiêm vaccine nhũ dầu có khả năng truyền cho gà con một lượng kháng thể tương đương với 90% lượng kháng thể ở gà mẹ tính theo hiệu giá kháng thể trung hòa Theo Baxendale và Lutticken (1981) dùng vaccine. .. Gumboro vô hoạt để tiêm phòng cho đàn gà giống trước khi vào đẻ ( khi gà được 18 tuần) và cứ sau 24 tuần thì nhắc lại nhằm nâng cao hàm lượng kháng thể đặc hiệu trong cơ thể gà mẹ, tạo kháng thể thụ động trong cơ thể gà con trong những ngày mới nở 25 Việc nghiên cứu kháng thể bị động của gà con cho phép xác định thời gian và số lần dùng vaccine thích hợp để bảo hộ được đàn gà không mắc bệnh Gumboro Cũng như... bị động trong bệnh Gumboro ở gà có thể gây trở ngại cho sự kích thích đáp ứng miễn dịch chủ động Vì vậy, việc lựa chọn thời điểm thích hợp để dùng vaccine cho gà tới nay vẫn là vấn đề phức tạp Để tiêm vaccine hiệu quả, hiệu giá kháng thể thụ động phải nhỏ hơn 1 : 64 (Skeeles, 1979) Theo Hafez, (1991) thời gian bán phân của kháng thể thụ động truyền từ gà mẹ sang là ± 4 ngày 2.6.2 Miễn dịch chủ động... khuyên các nhà chăn nuôi nên sử dụng loại vacine nhược độc cho gà con 1 ngày tuổi ngay tại nhà ấp, trước khi cho gà con tiếp xúc với môi trường (Rhone Merieux, 1992) Liều này không có ý nghĩa kích thích cơ thể sản sinh miễn dịch 24 chủ động phòng bệnh Gumboro, mà chỉ để đảm bảo cho túi Fabricius của gà con đều được virus vaccine chiếm lĩnh thay cho việc túi Fabricius bị virus cường độc tấn công Hàm lượng... có sức sống dẻo dai trong môi trường thiên nhiên Chúng có thể tồn tại trong chuồng gà tới 122 ngày, đây chính là nguồn bệnh tiềm tàng và nguy hiểm do đó phải thực hiện nghiêm túc các biện pháp vệ sinh thú y để ngăn chặn sự phát triển và lây lan của mầm bệnh: - Đảm bảo sự cách ly của khu chăn nuôi với các hoạt động khác, tránh sự tiếp xúc của khu vực chăn nuôi với xung quanh Khu nuôi cần có hàng rào . tài: " ;Đánh giá khả năng bảo hộ, độ an toàn của vaccine nhược độc UPM93 trong chăn nuôi gà công nghiệp& quot; 1.2. Mục tiêu đề tài - Đánh giá độ an toàn, khả năng bảo hộ đối với bệnh Gumboro (IBD) của. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA THÚ Y & KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG BẢO HỘ, ĐỘ AN TOÀN CỦA VACCINE NHƯỢC ĐỘC UPM93 TRONG CHĂN NUÔI GÀ CÔNG NGHIỆP Giáo viến hướng. tiêu an toàn của vaccine UPM93 trên thực địa 32 3.6.3. Phương pháp đánh giá hiệu lực của vaccine UPM93 bằng phản ứng ELISA 33 3.6.4 Phương pháp đánh giá hiệu lực của vaccine bằng phương pháp công

Ngày đăng: 25/12/2014, 20:52

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CẢM ƠN

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

  • DANH MỤC BẢNG

  • DANH MỤC HÌNH VÀ ẢNH

  • PHẦN I

  • MỞ ĐẦU

    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài

    • 1.2. Mục tiêu đề tài

    • PHẨN 2:

    • TỔNG QUAN TÀI LIỆU

      • 2.1. Lịch sử, tình hình nghiên cứu bệnh Gumboro trên thế giới và ở Việt Nam

        • 2.1.1 Khái quát chung về bệnh Gumboro

        • 2.1.2. Lịch sử, tình hình bệnh Gumboro trên thế giới và ở Việt Nam

          • 2.1.2.1. Lịch sử, tình hình bệnh Gumboro trên thế giới

          • 2.1.2.2. Tình hình bệnh Gumboro ở Việt Nam

          • 2.2. Mầm bệnh Gumboro

            • 2.2.1. Hình thái, cấu trúc và phân loại Gumboro

            • 2.2.2. Cấu trúc và các type kháng nguyên của virus

            • 2.2.3. Sức đề kháng của virus

            • 2.2.4. Đặc tính gây bệnh của virus Gumboro:

            • 2.3. Cơ chế sinh bệnh Gumboro

            • 2.4. Triệu chứng bệnh tích bệnh Gumboro

              • 2.4.1. Triệu chứng lâm sàng bệnh Gumboro

              • 2.4.2. Bệnh tích bệnh Gumboro

                • 2.4.2.1. Bệnh tích đại thể

                • 2.4.2.2. Bệnh tích vi thể

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan