tóm tắt luận án tiến sĩ nông nghiệp nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng phát triển và biện pháp kỹ thuật tăng năng suất khoai tây trên đất ruộng một vụ lúa tại tỉnh bắc kạn

27 503 0
tóm tắt luận án tiến sĩ nông nghiệp nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng phát triển và biện pháp kỹ thuật tăng năng suất khoai tây trên đất ruộng một vụ lúa tại tỉnh bắc kạn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN o0o LÊ SỸ LỢI NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TĂNG NĂNG SUẤT KHOAI TÂY TRÊN ĐẤT RUỘNG MỘT VỤ LÚA TẠI TỈNH BẮC KẠN Chuyên ngành: Trồng trọt Mã số: 62 62 01 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN – 2007 Công trình được hoàn thành tại Trường ĐHNL Thái Nguyên Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Trần Ngọc Ngoạn 2. PGS.TS. Nguyễn Văn Viết Phản biện 1: ………………………………………… ………………………………………… Phản biện 2: ………………………………………… ………………………………………… Phản biện 3: ………………………………………… ………………………………………… Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp nhà nước Họp tại ……………………………………………………………. …………………………………………………………………… vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện ………………………………… DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ TT Tên bài báo Tên tạp chí đăng báo Tác giả 1 Selection of suitable winter potato varieties from imported for summer rice- based field cultivation in Cho Don District, Bac Kan Province, Vietnam Korean Journal of Crope Science (Vol. 30 Suppl.1 - 2005), P. 138-139 Le Sy Loi Nguyen Thi Lan Tran Ngoc Ngoan Lee Byun – Woo 2 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và năng suất khoai tây vụ Đông năm 2003 – 2004 tại Bắc Kạn Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 9 năm 2006, Tr. 101-103 Lê Sỹ Lợi Nguyễn Thị Lân Trần Ngọc Ngoạn Nguyễn Văn Viết 3 Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống khoai tây Hà Lan nhập nội trồng vụ Xuân năm 2002 và 2003 tại Bắc Kạn Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 11 năm 2006, Tr. 89-91 Lê Sỹ Lợi Nguyễn Thị Lân Trần Ngọc Ngoạn Nguyễn Văn Viết 4 Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng và năng suất khoai tây vụ Đông tại Bắc Kạn Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 13 năm 2006, Tr. 75-77 Lê Sỹ Lợi Nguyễn Thị Lân Trần Ngọc Ngoạn Nguyễn Văn Viết 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Cây khoai tây (Solanum Tuberosum.L) là cây lương thực của nhiều nước châu Âu, một số nước sử dụng làm lương thực chính (Đường Hồng Dật, 2005). Củ khoai tây chứa 20% chất khô trong đó có 80 - 85% tinh bột, 3 - 5% protein và một số vitamin khác (Trần Như Nguyện và cs, 1990; Nguyễn Văn Thắng và cs, 1996). Nếu so sánh về năng suất chất khô trên một đơn vị trồng trọt thì khoai tây cao hơn lúa mì 3 lần, lúa nước là 1,3 lần và ngô là 2,2 lần (Leviel, 1986). Bắc Kạn là một tỉnh miền núi, thu nhập bình quân đầu người năm 2006 rất thấp là 337,2 nghìn đồng/tháng, ở khu vực nông thôn chỉ được 162,5 nghìn đồng/tháng, bình quân lương thực là 289,4 kg thóc/người/năm (Cục thống kê Bắc Kạn, 2006). Do thu nhập của người dân thấp nên tỷ lệ hộ đói nghèo rất cao là 41,42%, nhiều hộ thiếu ăn 2 - 6 tháng/năm (Sở Lao động và TBXH). Để nâng cao thu nhập tiến tới xóa đói giảm nghèo cho nông dân, cần có chiến lược chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đặc biệt là mở rộng diện tích cây vụ Đông. Khoai tây đã trồng ở Bắc Kạn một số năm gần đây và khẳng định được vị thế của mình nhưng việc mở rộng diện tích còn chậm. Nguyên nhân dẫn đến điều đó là do thiếu giống và chưa có bộ giống tốt, các giống khoai tây chủ yếu đang trồng đã bị thoái hoá, tỷ lệ nhiễm bệnh virus cao khoảng 53,2% - 59%, trình độ canh tác của nông dân thấp, chưa có quy trình kỹ thuật phù hợp với điều kiện của địa phương. Để mở rộng diện tích khoai tây thì vấn đề cấp thiết là phải có bộ giống cho năng suất cao, ổn định và biện pháp kỹ thuật phù hợp. Xuất phát từ thực tế đó chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng phát triển và biện pháp kỹ thuật tăng năng suất khoai tây trên đất ruộng một vụ lúa tại tỉnh Bắc Kạn”. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1- Đánh giá thực trạng sản xuất khoai tây nhằm xác định các yếu tố hạn chế năng suất khoai tây tại tỉnh Bắc Kạn. 2- Tuyển chọn giống khoai tây có năng suất cao, phẩm chất tốt đưa vào sản xuất thay thế giống cũ đã thoái hóa. 3- Xác định các biện pháp kỹ thuật trồng chủ yếu tăng năng suất khoai tây vụ Đông và sản xuất khoai tây củ giống vụ Xuân. 4- Trên cơ sở đó bổ sung và hoàn chỉnh quy trình kỹ thuật thâm canh khoai ở tỉnh Bắc Kạn góp phần mở rộng diện tích khoai tây trên đất ruộng 1 vụ lúa. 5- Xây dựng mô hình sản xuất thâm canh khoai tây. 2 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Một số nghiên cứu về giống khoai tây 1.1.1. Hiện tượng thoái hóa giống khoai tây Thoái hóa giống là hiện tượng khi sử dụng giống tại chỗ và trồng liên tiếp nhiều vụ cây sẽ sinh trưởng kém, cây thấp, lá xoăn, thân có vết loang lổ, dị dạng, củ nhỏ dẫn đến giảm năng suất (Vũ Triệu Mân, 1978). Có 2 nguyên nhân thoái hóa giống: Thoái hóa bệnh lý do nhiễm virus (Liviel, 1986) và thoái hóa sinh lý chủ yếu đo tác động của môi trường (Perenec, 1985). Khoai tây là ký chủ của 60 loại virus gây bệnh cho cây trồng, trong đó có 33 loại virus hại khoai tây. Ở Việt Nam, bệnh virus có mặt ở khắp các vùng trồng khoai tây. Tỷ lệ quan sát qua triệu chứng bên ngoài đã xác định được từ 14,6% đến gần 75% diện tích trồng khoai bị bệnh virus (Vũ Triệu Mân, 1986). 1.1.2. Nghiên cứu về chọn tạo, nhập nội giống khoai tây Năm 1971 Trung tâm khoai tây Quốc tế (CIP) ra đời, mục tiêu cơ bản của CIP là tăng năng suất, tính ổn định và tính hiệu quả trong sản suất khoai tây ở các vùng đang phát triển, cải tiến sản xuất khoai tây ở các vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới thấp. Ở Việt Nam, từ năm 1966 đến 1980 Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam đã nhập khoảng 220 giống của Liên Xô (cũ), Đức, Hà Lan và tiến hành khảo nghiệm, giới thiệu ra sản xuất giống Việt Đức 1 (Kardia của Đức) Việt Đức 2 (Mariella của Đức), giống Ackersegen của Pháp, giống Diamant, Nicola của Hà Lan (Trương Văn Hộ và cs, 2002) Từ năm 1982 – 1989, Trung tâm Nghiên cứu cây có củ (TTNCCCC), Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam đã nhập khẩu và đánh giá nhiều dòng giống, trong đó chọn ra giống VC38.6 được phép khu vực hoá năm 1989. Năm 1983 – 1990: Trung tâm Khảo nghiệm Giống cây trồng Trung ương đã tiến hành khảo nghiệm 25 giống, trong đó Lipsi là giống tốt được Hội đồng Khoa học Bộ Nông nghiệp công nhận là giống quốc gia năm 1990. Năm 1993 – 1996: Viện Nghiên cứu cây Lương thực và cây Thực phẩm đánh giá và chọn ra hai tổ hợp lai HPS2/67 và HPS/67 đã được Hội đồng Khoa học Bộ NN&PTNT công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật. Năm 1994 - 2000: Trên cơ sở hợp tác với CIP và một số cơ quan trong nước, TTNCCCC đã xây dựng công nghệ sản xuất gi ống khoai tây bằng hạt lai, trong đó chọn được 2 giống HH2 và HH7 đưa vào sản xuất. Năm 1996 - 2000, 3 chọn được giống khoai tây KT3 có TGST 80 ngày, năng suất 25 – 30 tấn/ha, chống chịu bệnh virus, thời gian ngủ dài 160 ngày (Đào Huy Chiên, 2002). Như vậy, Việt Nam chủ yếu nhập nội giống và dòng khoai tây từ các nước châu Âu, CIP để khảo sát đánh giá và xác định giống cho tốt sản xuất. Tuy nhiên, các giống nhập vào Việt Nam có thời gian sinh trưởng thường bị rút ngắn khoảng 30 – 50 ngày đã hạn chế đến năng suất và phẩm chất khoai tây. Mặt khác, củ giống qua thời gian bảo quản dài (9 tháng) trong điều kiện nóng ẩm đã biểu hiện già sinh lý, ngoài ra chúng còn bị lây nhiễm virus trên đồng ruộng. Do vậy, việc nhập nội theo chu kỳ 3 – 4 năm một lần cũng là một hướng giải quyết vấn để giống khoai tây ở nước ta (Trương Văn Hộ và cs, 1990). 1.2. Một số nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật trồng khoai tây 1.2.1. Một số nghiên cứ u về thời vụ trồng khoai tây Để xác định thời vụ có thể trồng trọt, Gzones dựa vào mô hình của Stol et al., (1991) và thấy rằng: Nhiệt độ bắt buộc hàng ngày là >5 0 C và <30 0 C, tổng tích ôn là 1500 0 C - 3000 0 C (Haverkort et al., 1997). Nơi có cường độ ánh sáng cao và nhiệt độ thích hợp thì thời vụ dài hơn và tiềm năng năng suất cao hơn. Vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Mỹ la tinh, châu Phi, châu Á đều có thể trồng được khoai tây (Van Keulen et al., 1995) tuy nhiên vùng này có nhiệt độ cao, ánh sáng ngày ngắn, vì vậy tỉ lệ giữa năng suất thực tế với tiềm năng năng suất là rất thấp và chỉ trồng được 1 đến 2 vụ/năm (Caldiz., et al., 2001). Ở các tỉnh đồng bằng phía Bắc Việt Nam khoai tây có thể trồng vào 2 thời vụ. Vụ 1 trồng từ cuối tháng 9 đến hết tháng 10, tốt nhất là từ 1/10 trở đi, vụ 2 trồng vào tháng 12 và tháng 1. Các tỉnh miền núi, vụ 1 được trồng từ 15/9, vụ 2 trồng từ 15/1 đến đầu tháng 2 (Đường Hồng Dật, 2005). Vùng núi khí hậu ôn hòa như Sapa, Đà Lạt có thể trồng được quanh năm (Đỗ thị Bích Nga và cs, 1990). 1.2.2. Một số nghiên cứu về mật độ gieo trồng Năng suất củ tương quan thuận với số thân, số nhánh, đường kính thân và độ che phủ (Trần Như Nguyện và cs, 1990). Khoảng cách giữa các hàng khoai tây thích hợp nhất là 60 - 75 cm, khoảng cách giữa các hàng nhỏ hơn 60 cm cho số lượng củ nhiều nhưng củ nhỏ, khối lượng củ tăng khi khoảng cách cây tăng từ 20 cm lên 35 cm (Endale Gebre et al., 2001). Theo Nguyễn Văn Viết và cs (1995), nếu trồng khoai tây để làm giống có thể trồng với mật độ dày 7 – 8 khóm/m 2 , năng suất khá cao (18,8 tấn/ha), hệ số nhân giống tăng và sự hao hụt trong bảo quản cũng thấp hơn. Trường hợp trồng 4 khoai tây thương phẩm, cần trồng với khoảng cách 50 x 25 cm hoặc 60 x 25-30 cm (Đường Hồng Dật, 2005). 1.2.3. Một số nghiên cứu về bón phân cho khoai tây Năng suất tối ưu của khoai tây đạt được khi bón ít nhất là 45 đến 400 kg N/ha (Porter et al., 1991). Ở California thường bón với lượng 162 – 267 kg N/ha (Timm et al., 1983), lượng đạm khuyến cáo ở Trung Quốc là 140 – 170 kg N/ha khi trồng khoai tây không tưới trong đất mùn và đất cát (Hong Li et al., 2003), ở Việt Nam là 120 – 150 kgN/ha (Nguyễn Văn Thắng và cs, 1996) Kali ảnh hưởng mạnh đến sự sinh trưởng và năng suất khoai tây. Nghiên cứu ở vùng châu thổ Ai cập cho thấy năng suất củ đạt cao nhất khi bón 72 kg K 2 O và 120 kg N/0,4 ha; 96 kg K 2 O + 180 kg N/0,4 ha hoặc 80 kg K 2 O + 150 kg N /0,4 ha (Rabie, 1996). Ở Việt Nam khoai tây cần bón kali với lượng 150 – 200 kg K 2 O/ha (Trịnh Khắc Quang, 2000). 1. 2.4. Nghiên cứu về tưới nước và tạo vồng, vun gốc cho cây khoai tây Tưới nước đầy đủ trong giai đoạn đầu và suốt thời kỳ làm củ dẫn đến tăng số lượng củ/cây (Meyer et al., 1998). Tưới nước sau khi hình thành củ sẽ làm tăng kích thước củ (Shock et al., 1998). Cung cấp nước thường xuyên duy trì chất lượng củ và sức chống đỡ sâu bệnh (Roth, 1990). Vun gốc làm tăng từ 10,5 – 47% khối lượng củ và 2,5 – 51,4% số lượng củ. Vun 2 lần vào thời kỳ 15 và 30 ngày sau mọc cho số lượng củ và năng suất cao nhất. Vun 2 lần vào 30 và 45 ngày sau mọc cho số củ cao tuy kích thước củ giảm thích hợp cho việc làm giống (Nguyễn Quang Thạch và cs, 2005) 1.3. Những kết luận rút ra từ phần tổng quan tài liệu Những công trình nghiên cứu trên chỉ rõ rằng khoai tây có tiềm năng năng suất cao nhưng giữa các vùng, các vụ… có nă ng suất biến động khá lớn do phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, khí hậu, đất đai, dinh dưỡng, biện pháp kỹ thuật…Để trồng khoai tây có hiệu quả kinh tế cao thì mỗi vùng sinh thái cần nghiên cứu để tìm ra bộ giống tốt và các biện pháp canh tác phù hợp. Tốc độ mở rộng diện tích khoai tây ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc còn chậm là do hầu hết các giống khoai tây trồng ở vùng này đều được chọn lọc từ Đồng bằng hoặc nhập từ Trung quốc có điều kiện sinh thái, đất đai khác với vùng miền núi. Tỉnh Bắc Kạn chưa có công trình nghiên cứu về chọn giống và các biện pháp kỹ thuật trồng khoai tây. Để khoai tây trở thành cây vụ Đông chủ lực, đề tài tập trung vào nghiên cứu nhằm tìm ra giống khoai tây có năng suất cao, chất lượng tốt và quy trình kỹ thuật thích h ợp cho việc sản xuất khoai tây thương phẩm trong vụ Đông và khoai tây củ giống trong vụ Xuân. 5 Chương 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU Đề tài nghiên cứu 7 giống khoai tây (Baraka, Sinora, Marlen, Redstar, Redone, Satana, Fontane) nhập nội từ Hà Lan và giống Diamant được dùng làm đối chứng. 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (1)- Đánh giá hiện trạng sản xuất khoai tây và xác định yếu tố hạn chế sản xuất khoai tây ở tỉnh Bắc Kạn. + Điều tra điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội và sự ảnh hưởng đến sản xuất khoai tây của tỉnh Bắc Kạn + Điều tra tình hình sản xuất khoai tây và xác định yếu tố hạn chế năng suất khoai tây tỉnh Bắc Kạn (2)- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và năng suất của 7 giống khoai tây nhập nội trong điều kiện vụ Đông và vụ Xuân tại tỉnh Bắc Kạn. + Thí nghiệm1: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển của các giống khoai tây nhập nội trong điều kiện vụ Đông + Thí nghiệm 2: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và năng suất của các giống khoai tây nhập nội trong điều kiện vụ Xuân. (3)- Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ Đông tại Bắc Kạn + Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và năng suất khoai tây vụ Đông. + Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng và năng suất khoai tây vụ Đông. + Thí nghiệm 5: Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến sinh trưởng và năng suất khoai tây vụ Đông. + Thí nghiệm 6: Ảnh hưởng của liều lượng lân đến sinh trưởng và năng suất khoai tây vụ Đông. + Thí nghiệm 7: Ảnh hưởng của liều lượng kali đến sinh trưởng và năng suất khoai tây vụ Đông. 6 + Thí nghiệm 8: Ảnh hưởng của số lần tưới nước đến sinh trưởng và năng suất khoai tây vụ Đông. + Thí nghiệm 9: Ảnh hưởng của vun tạo vồng đến sinh trưởng và năng suất khoai tây vụ Đông. (4)- Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây củ giống trong điều kiện vụ Xuân tại Bắc Kạn. + Thí nghiệm 10: Ảnh hưởng của mật độ đến số lượng củ giống và năng suất khoai tây vụ Xuân. + Thí nghiệm 11: Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến số lượng củ giống và năng suất khoai tây vụ Xuân. + Thí nghiệm 12: Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến số lượng củ giống và năng suất khoai tây vụ Xuân. + Thí nghiệm 13: Ảnh hưởng của liều lượng lân đến số lượng củ giống và năng suất khoai vụ Xuân. + Thí nghiệm 14: Ảnh hưởng của liều lượng kali đến số lượng củ giống và năng suất khoai tây vụ Xuân. + Thí nghiệm 15: Ảnh hưởng vun tạo vồng đến số lượng củ làm giống và năng suất khoai tây vụ Xuân. (5)- Xây dựng mô hình sản xuất khoai tây vụ Đông trên đất ruộng một vụ. 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1. Điều tra hiện trạng sản xuất khoai tây tại tỉnh Bắc Kạn Tiến hành theo phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân – PRA. 2.3.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển; chỉ tiêu sinh lý; tình hình bệnh hại; yếu tố cấu thành năng suất và năng suất; chất lượng củ và chỉ tiêu bảo quản củ giống được nghiên cứu theo quy phạm khảo nghiệm giống khoai tây c ủa Bộ NN&PTNT và Trung tâm Khoai tây quốc tế - CIP 7 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KHOAI TÂY Ở TỈNH BẮC KẠN 3.1.1. Điều kiện khí hậu, đất đai Bắc Kạn có điều kiện khí hậu tương đối thuận lợi cho cây khoai tây sinh trưởng và phát triển. Nhiệt độ trung bình năm đạt 20 – 22 0 C, tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất là 14 - 16 0 C. Ẩm độ dao động từ 77 - 89%, lượng mưa bình quân từ 1042,4 mm đến 1492,3 mm tập trung từ tháng 5 đến tháng 9. Đất ruộng của tỉnh Bắc Kạn chủ yếu là đất dốc tụ, đất phù sa ven sông suối có thành phần cơ giới cát pha và thịt nhẹ. Hàm lượng đạm tổng số từ 0,07 - 0,12%, lân tổng số từ 0,05 - 0,08%, kali tổng số từ 0,39 – 0,42%. Bảng 3.2. Tình hình sử dụng đất ruộng năm 2005 tại tỉnh Bắc Kạn Phân ra các loại đất Chủ động nước Bán chủ động nước Không chủ động nước Cơ cấu cây trồng Tổng diện tích (ha) Ha % Ha % Ha % Lúa Mùa 13.273 6.571 49,5 2.546 19,2 4.156 31,3 Lúa Xuân 7.155 6.571 91,8 584 8,2 0 0 Cây màu vụ Xuân 1.154 0 0 873 75,6 281 24,4 Cây màu vụ Đông 940 940 100 0 0 0 0 (Nguồn: Số liệu thống kê của Sở NN và PTNT tỉnh Bắc Kạn năm 2006) Số liệu bảng 3.2 cho thấy, khoai tây vụ Đông có thể trồng trên 5.631 ha đất chủ động nước (đã trừ 940 ha cây màu vụ Đông) và 2.546 ha đất bán chủ động nước. Khoai tây vụ Xuân có thể trồng trên 1.089 ha đất bán chủ động nước. Tuy nhiên nguồn nước đưa vào ruộng chủ yếu lấy từ khe suối, mùa Đông có lưu lượng thấp, vì vậy tỉnh cần hỗ trợ người dân đắp thêm đập chặn nước và củng cố hệ thống kênh mương nội đồng. 3.1.2. Hiện trạng sản xuất khoai tây ở Bắc Kạn 3.1.2.1. Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây Số liệu bảng 3.4 cho thấy diện tích khoai tây tăng lên hàng năm. Năm 2001 chỉ có 36,3 ha, đến năm 2005 đã có 53 ha tăng 16,7 ha. Năng suất khoai tây t ăng cũng tăng đáng kể, năm 2001 năng suất đạt 11,4 tấn/ha, năm 2005 là 15,2 tấn/ha, cao hơn năm 2001 là 3,8 tấn/ha. [...]... 2 vụ (đạt từ 36 – 38,7 củ/m2) Khối lượng củ và năng suất thực thu cũng có xu hướng tương tự 3.5 KẾT QUẢ XÂY DỰNG MÔ HÌNH VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHOAI TÂY VỤ ĐÔNG TẠI TỈNH BẮC KẠN 3.5.1 Kết quả trồng thử giống khoai tây mới và biện pháp kỹ thuật mới Bảng 3.65 Năng suất của mô hình trồng thử khoai tây trên đồng ruộng nông dân qua 2 vụ Đông 2005 - 2006 tại tỉnh Bắc Kạn So sánh với mô hình (%) Năng suất. .. 5,0 Fontane 18,6 12,4 31,4 25,4 117 85 6,5 7,5 6,5 5,5 3.3 NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG KHOAI TÂY VỤ ĐÔNG TRÊN ĐẤT RUỘNG 1 VỤ LÚA TẠI TỈNH BẮC KẠN 3.3.1 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất khoai tây vụ Đông Bảng 3.28 và 3.29 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến yếu tố cấu thành năng suất và năng suất khoai tây vụ Đông 2003 - 2004 tại Bắc Kạn Công thức 1 (4 khóm) 2 (6 khóm) 3 (8 khóm) 4 (10 khóm)... giống cao và không chủ động về giống - Mức sống của nông dân thấp nên việc mua củ giống, đầu tư phân bón không đủ và chưa kịp thời cho khoai tây sinh trưởng và phát triển - Chưa có công trình nghiên cứu để xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất khoai tây cho tỉnh Bắc Kạn - Khoai tây ở Bắc Kạn được trồng rất manh mún, không thuận lợi cho tiêu thụ sản phẩm 3.2 NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA... bổ sung cho khoai tây làm tăng số lượng củ/khóm, tăng khối lượng củ và năng suất Ở cả 2 vụ, công thức 3 và 4 có năng suất tương đương nhau và cao hơn công thức 1 một cách chắc chắn ở mức tin cậy 95% Như vậy để khoai tây đạt được năng suất cao cần tưới bổ sung nước 3 – 4 lần 3.3.5 Ảnh hưởng của biện pháp vun gốc khoai tây đến năng suất khoai tây vụ Đông Bảng 3.48 và 3.49 Ảnh hưởng của biện pháp vun gốc... kịp thời cho khoai tây sinh trưởng và phát triển - Quy trình kỹ thuật trồng khoai tây chưa thực sự phù hợp - Diện tích khoai tây manh mún, khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm 2- Bảy giống khoai tây có thời gian sinh trưởng ngắn từ 85 – 90 ngày cho phép bố trí trong cơ cấu: lúa Xuân – lúa Mùa sớm – Khoai tây đông, hoặc cây màu vụ Xuân (khoai tây vụ Xuân) – lúa Mùa sớm – khoai tây Đông (cây màu vụ Đông) -... NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÁC GIỐNG KHOAI TÂY THÍ NGHIỆM TẠI TỈNH BẮC KẠN 3.2.1 Nghiên cứu tình hình sinh trưởng và năng suất của các giống khoai tây thí nghiệm trong điều kiện vụ Đông tại tỉnh Bắc Kạn 3.2.1.1 Tình hình sinh trưởng của các giống khoai tây thí nghiệm Số liệu bảng 3.12 cho thấy các giống khoai tây có thời gian sinh trưởng từ 85 đến 90 ngày Số thân chính của giống Fontane... Khuyến Nông Bắc Kạn; ** : Kết quả của đề tài nghiên cứu) Số liệu bảng 3.65 cho thấy, sử dụng giống mới và áp dụng biện pháp kỹ thuật mới có năng suất cao hơn 63,6% so với sử dụng giống cũ và áp dụng biện pháp kỹ thuật cũ (mô hình 4 so với mô hình 1) 3.5.2 Hiệu quả kinh tế của trồng khoai tây vụ Đông Số liệu bảng 3.66 cho thấy, trong điều kiện vụ Đông ở Bắc Kạn trồng khoai tây giống Satana với kỹ thuật. .. sinh trưởng và năng suất của các giống khoai tây thí nghiệm trong điều kiện vụ Xuân tại tỉnh Bắc Kạn 3.2.2.1 Tình hình sinh trưởng của các giống khoai tây thí nghiệm Thời gian sinh trưởng của các giống khoai tây ở vụ Xuân dao động từ 85 đến 90 ngày Giống Satana có thân to, cây cứng và đồng đều nên sức sinh 11 trưởng trung bình 2 năm đạt 7,9 điểm cao hơn giống đối chứng, các giống khác có sức sinh trưởng. .. Vun tạo vồng cho khoai tây tác động không rõ ràng đến củ/khóm, nhưng làm tăng khối lượng củ và năng suất Công thức 3 có năng suất thực thu cao 17 nhất ở cả 2 vụ là 20,72 – 22,23 tấn/ha, công thức 1 chỉ thu được 15,33 – 16,15 tấn/ha, thấp hơn công thức 3 từ 5,37 – 5,74 tấn/ha 3.4 NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP KỸ THUẬT SẢN XUẤT KHOAI TÂY CỦ GIỐNG TRONG VỤ XUÂN TRÊN ĐẤT RUỘNG 1 VỤ LÚA TẠI BẮC KẠN 3.4.1 Ảnh hưởng... điểm) , Marlen (7,7 điểm) và Satana (7,9 điểm) là tốt nhất Năng suất thực thu của giống Baraka (17,07 tấn/ha), Marlen (16,88 tấn/ha) và Satana (16,90 tấn/ha) cũng cao hơn các giống khác 4- Về biện pháp kỹ thuật trồng khoai tây 23 * Biện pháp kỹ thuật trồng khoai tây vụ Đông - Mật độ trồng: Trồng 8 khóm/m2 có năng suất và lãi thuần cao nhất (21,2 tấn/ha và 21.000.000 đ/ha) Mật độ trồng 6 khóm/m2 có năng . DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN o0o LÊ SỸ LỢI NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TĂNG NĂNG SUẤT KHOAI TÂY TRÊN ĐẤT RUỘNG MỘT VỤ LÚA TẠI TỈNH. sinh trưởng phát triển và biện pháp kỹ thuật tăng năng suất khoai tây trên đất ruộng một vụ lúa tại tỉnh Bắc Kạn . 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1- Đánh giá thực trạng sản xuất khoai tây nhằm xác. 3 Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống khoai tây Hà Lan nhập nội trồng vụ Xuân năm 2002 và 2003 tại Bắc Kạn Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông

Ngày đăng: 25/12/2014, 17:15

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

  • MỞ ĐẦU

  • 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

  • 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

  • Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

  • Chương 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

  • Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

  • KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

  • 1. KẾT LUẬN

  • 2. ĐỀ NGHỊ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan